Vùng ĐNB là vùng đông dân, tổng dân số trung bình của vùng năm 2009 là 14.095.700 người, chiếm 16, 39% dân số cả nước (xem bảng 2.1) là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ cao đứng thứ hai toàn toàn quốc, sau đồng bằng sông Hồng (xem phụ lục 4). Vùng ĐNB có sức hút dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống, trong đó có 91,4% dân tộc kinh, 5% dân tộc Hoa còn lại là các dân tộc: Tày, Nùng, Khơme, Choro, Raglai. Dân số Đông Nam Bộ có cơ cấu trẻ, năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi cái mới, trong đó dân số ở độ tuổi lao động chiếm 67%, là nguồn lực quí giá nhất, góp phần vào sự phát triển sôi động của vùng. Tỉ lệ biết chữ của dân số Đông Nam Bộ là 98%. Đông Nam bộ là vùng có rất nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội, thực hiện CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó lợi thế về nguồn nhân lực được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển.
Bảng 2.1: Dân số chia theo vùng
(1.000 người)Dân số TB Diện tích(km2) (Người/kmMật độ DS 2) Tỷ lệ (%)
CẢ NƯỚC 86024,6 331051,4 260 100,00
Đồng bằng sông Hồng 19625,0 21063,1 932 22,81
Trung du và miền núi phía Bắc 11095,2 95338,8 116 12,90 BTB và Duyên hải miền Trung 18870,4 95885,1 197 21,94
Tây Nguyên 5124,9 54640,6 94 5,96
Đồng bằng sông Cửu Long 17213,4 40518,5 425 20,01
Nguồn: Niêm giám thống kê 2009
Vùng này nằm trong khu vực có mật độ dân số cao (mật độ trung bình 597 người/ km2), song dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam. TP.HCM chiếm tới 51,55% tổng dân số trong vùng thì tỷ lệ này của Đồng Nai là 17,85%, các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu khá đồng đều, khoảng từ 6,5 đến trên 8%. Mật độ dân cư các địa phương trong vùng cũng rất khác nhau. Các tỉnh và thành phố có mật độ dân số cao như TP.HCM (3.491 người/km2), Bà Rịa-Vũng Tàu (502 người/km2), Ðồng Nai (422người/km2). Nhìn chung, nguồn dân lực vùng Đông Nam bộ dồi dào có đức tính chịu khó trong lao động và kinh nghiệm sản xuất, lực lượng lao động chuyên môn cao.
Bảng 2.2: Mật độ dân số Vùng ĐNB Dân số TB (Nghìn người) Diện tích (Km2) Mật độ dân số (Người/km2) Đông Nam Bộ 14095,7 23605,2 597 Bình Phước 877,5 6874,4 128 Tây Ninh 1067,7 4049,2 264 Bình Dương 1497,1 2695,2 555 Đồng Nai 2491,3 5903,4 422 BR-VT 996,9 1987,4 502 TP.HCM 7165,2 2095,5 3419
Nguồn: Niêm giám thống kê 2009
Vùng ĐNB có tỷ lệ tăng dân số cao thứ hai cả nước, với mức tăng bình quân hàng năm khoảng 2,54%, tốc độ tăng dân số cao là nhân tố góp phần bổ sung về số lượng nguồn nhân lực, tuy nhiên chính nhân tố này lại tạo ra áp lực về giải quyết việc làm. Tỷ lệ tăng cơ học của vùng tương đối cao là do quá trình di dân từ các vùng khác đến. Chính từ lực hút này đã tác động đến thị trường lao động của Vùng này, tính cạnh tranh ngày càng cao trong việc tìm kiếm việc làm đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Trên địa bàn vùng có đủ các loại tôn giáo phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Trong đó chủ yếu là Phật giáo, có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần của người dân ở đây. Ðạo Thiên chúa tập trung ở khu vực Bà Rịa -
Vũng Tàu, TP.HCM, ven thành phố Biên Hòa, có liên quan đến số người di cư từ Miền Bắc vào Nam năm 1954. Ðạo Tin lành phát triển sau 1954 ở khu vực TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu. Ngoài ra còn có một số đạo khác như đạo Hồi, Cao Ðài, v.v.... Tài nguyên văn hóa, lịch sử với các di tích ở Đông Nam Bộ khá tập trung và có mật độ cao nhất so với các vùng phía Nam. Là nơi có nền kinh tế hàng hóa phát triển sớm nên người dân năng động và thích ứng nhanh với sự đổi mới kinh tế, đồng thời đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn của cả nước.
Đông Nam bộ là vùng có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh kết hợp với sự phát triển của mạng lưới đô thị. Do đó, đã hình thành nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất lớn. TP.HCM là trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông và hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất cả nước. Cảng sài Gòn là cửa khẩu xuất khẩu tốt trong khu vực. Tuy nhiên bên cạnh những nguồn lực cơ bản đó vẫn còn những hạn chế cần phải vượt qua: Dân cư tập trung quá nhiều ở TP.HCM gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội và môi trường. Còn hạn chế trong việc xử lí chất thải các khu công nghiệp trong địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận.
Là một trong những vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong cả nước, vùng Đông Nam bộ là lực hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đặc biệt là nguồn vốn FDI và khu vực kinh tế tư nhân, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người LĐ. Đó chính là yếu tố quan trọng để thu hút nguồn lao động từ các vùng miền khác trong cả nước. Thực tiễn phát triển kinh tế của Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM trong những năm qua cho thấy, tốc độ tăng trưởng sản phẩm nội địa (GDP) giai đoạn 2000-2008 luôn đạt hai con số, riêng giá trị sản lượng công nghiệp tỉnh Bình Dương luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% /năm. Đông Nam bộ là một vùng công nghiệp rộng lớn, có nhiều doanh nghiệp hoạt động, do đó nhu cầu về lao động rất lớn. Tình trạng khan hiếm lao động có kỹ thuật cao ở một số ngành nghề vẫn tiếp diễn. Đây là nền tảng quan trọng cho việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu lao động chất lượng cao, tiêu chuẩn hóa của các ngành kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, đáng chú ý là chất lượng lao động phân bố không đều, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp lao động qua đào tạo còn thấp so với yêu cầu. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế tiếp tục được đẩy nhanh, cạnh tranh kinh tế thương mại cũng sẽ rất gay gắt và đặc biệt khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.
Đồng thời, Vùng Đông Nam bộ chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - trở thành vùng kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, thực sự trở thành động lực của cả nước, giữ vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định, góp phần tăng trưởng kinh tế chung cả nước, đi đầu trong CNH, HĐH, trong việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Với tốc độ tăng GDP bình quân (2006 – 2010) đạt khoảng 1,2 lần tốc độ tăng bình quân của cả nước. Vùng này đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và GDP. Đa số các tỉnh thuộc Đông Nam bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chỉ tính riêng ba tỉnh: TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương cũng đã đóng góp tới 48,6% trong ngân sách quốc gia. Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế và khu vực Đông Nam Á.
Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn đầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM. Gần đây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án và vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2009, Vũng Tàu là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 6737,1 ngàn USD, đến Bình Dương là 2502,1 ngàn USD, Đồng Nai là 2368,3 ngàn USD và TP.HCM là 1385,6 ngàn USD. Trung tâm thương mại và kinh tế của vùng là TP.HCM. Trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng là tỉnh Đồng Nai với trung tâm là Thành phố Biên Hoà và các huyện như: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là ba huyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô. Bốn huyện thành này tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai, huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển trong tương lai của tỉnh Đồng Nai. Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút được nhiều vốn nước ngoài, với các huyện công nghiệp nổi bật như Dĩ An, Thuận An và Thị xã Thủ Dầu Một khiến cho tỉnh nhỏ bé này phát triển vào loại nhất nhì trong khu vực. Những phát triển của Bình Dương đang góp phần to lớn cho sự phát triển bền
vững và phát triển nhất của vùng Đông Nam bộ đối với cả nước. Cùng với TP.HCM và Đồng Nai, Bình Dương hợp chung thành tam giác phát triển nhất cả nước. Khu tam giác này góp 48,6% trong ngân sách quốc gia. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương.
Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển kinh tế cả nước phát triển. Sự phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Vùng đã đóng góp lớn vào thành tựu chung của cả nước. Tuy nhiên, những kết quả đạt được của Vùng trong những năm qua còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Vùng, trong đó nổi lên là chất lượng quy hoạch, khả năng cạnh tranh, kết cấu hạ tầng KT - XH, sự chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng chưa có bước đột phá, các ngành thu hút nhiều lao động vẫn chiếm tỷ trọng cao và ngược lại các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Đồng thời, sự phát triển công nghiệp chưa đồng đều, vẫn còn tập trung chủ yếu ở TP. HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu - Bình Dương. Trong định hướng, ĐNB xác định có 9 ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh của vùng, đó là ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (với tốc độ tăng trưởng 8-10%/năm, chủ yếu vẫn là ở "tứ giác" trọng điểm và đầu tư phát triển ngành này về phía Tây Ninh, Bình Phước); ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm và đồ uống (chiếm tỷ trọng 43,8% so với cả nước và chiếm 20,5% so với các ngành công nghiệp khác trong vùng và sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 14 -16%/năm); ngành dệt may - giày dép (với mức tăng trưởng bình quân 16 -18%/năm); ngành công nghiệp giấy, sản phẩm từ giấy (12-14%/năm); ngành công nghiệp hóa chất, cao su, plastic (20-22%/năm); ngành công nghiệp cơ khí (22-24%/năm); ngành điện - điện tử, công nghệ thông tin (ngành này đang đứng vị trí thứ 6 trong các ngành công nghiệp của vùng); ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ và ngành công nghiệp điện - nước.
Vùng có lợi thế so sánh hơn nhiều vùng khác trong cả nước, lại sớm nhận được chủ trương của Chính phủ phát triển khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng, do đó vùng có điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện KT - XH
phát triển hơn hẳn các vùng khác. Vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa điểm có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện nay vùng kinh tế Đông Nam bộ đã được thu gọn qui mô từ chín xuống còn sáu tỉnh, thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã được mở rộng từ bốn lên bảy tỉnh. Với đặc điểm “hai trong một”, một Đông Nam bộ tăng tốc phát triển càng trở nên có ý nghĩa lớn đối với cả nước. Trong hoàn cảnh mới, đổi mới cơ chế chính sách vẫn được xem là nhu cầu cấp thiết và là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy Đông Nam bộ phát triển nhanh và bền vững, nhất là cơ chế chính sách về huy động và sử dụng vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng và đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực để khai thác tốt các nguồn lực và tiềm năng thế mạnh của vùng.