Yêu cầu khách quan nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Miền Đông

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (Trang 41 - 44)

Miền Đông Nam bộ trong quá trình CNH, HĐH

Quá trình CNH, HĐH đặt ra đối với nguồn nhân lực Vùng ĐNB các yêu cầu chính sau đây:

- Nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức cùng với đòi hỏi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đang đặt ra những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực của cả nước nói chung và Vùng ĐNB nói riêng trong việc khai thác và phát huy tiềm năng tri thức con người. Do đó phải tăng cường đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật các cấp trình độ (công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học). Để thực hiện được yêu cầu này, giáo dục phổ thông có vai trò quan trọng trong tạo nguồn đầu vào cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn - kỹ thuật. Nhận thức được vai trò của giáo dục và đào tạo trong quá trình CNH, HĐH đất nước, Đảng ta xác định “Nâng cao giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”[13, tr 95]. Yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức của nước ta và phát triển nhanh của khoa học - công nghệ đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động xã hội theo hướng tăng tỷ trọng của lao động trí tuệ, làm cho lao động trí tuệ trở thành nhân tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế.

- Nguồn nhân lực trình độ cao, Vùng ĐNB với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, khả năng phát triển KT - XH của Vùng ĐNB có ảnh hưởng rất lớn

đến quá trình phát triển KT - XH nước ta. Quá trình đó đòi hỏi phải giải quyết các yêu cầu sau:

Thứ nhất, yêu cầu của mục tiêu hình thành một xã hội và một nền kinh tế phát triển, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có phẩm chất cao về kỹ năng và phong cách.

Thứ hai, yêu cầu của chính sự lựa chọn mô hình CNH, HĐH của Việt Nam theo phương thức phát triển rút ngắn, “đi tắt, đón đầu”, tạo vị thế vững chắc trong phân công lao động quốc tế và khu vực. Do vậy, điều kiện tiên quyết là phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đối với Vùng ĐNB, điều này càng đặt ra yêu cầu cao hơn nữa.

Thứ ba, yêu cầu vượt khỏi tình trạng kém phát triển về kinh tế hiện nay, mà trong đó, một tiềm năng lớn về nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và ở Vùng ĐNB nói riêng vẫn còn đang bị lãng phí nghiêm trọng.

Đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi Vùng ĐNB phải phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao. Nhân lực trình độ cao được hiểu là nhân lực có kiến thức, kỹ năng, ý tưởng chuyên môn, kỹ thuật, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có năng lực tổ chức, quản lý các quá trình lao động; có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm ở mức độ cao. Đối với Vùng ĐNB, việc phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho phép Vùng ĐNB khai thác hiệu quả lợi thế về KT - XH, điều kiện thiên nhiên,… trong quá trình CNH, HĐH. Quá trình này đòi hỏi lực lượng sản xuất phải phát triển ở trình độ cao hơn, trong đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định, nó trở thành nhân tố trung tâm trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và hiện đại của Vùng ĐNB, từ đó phát huy tiềm năng của mình trong cạnh tranh quốc tế cũng như việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Cơ cấu lao động hiện đại, phù hợp định hướng phát triển Vùng ĐNB hiện đại - trung tâm thương mại, tài chính, khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Trong chiến lược phát triển KT - XH, Vùng ĐNB phải chuyển dịch nhanh sang cơ cấu kinh tế hiện đại, tập trung vào 2 ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là một cơ cấu kinh tế tất yếu trong quá trình phát triển của vùng, nó đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành kinh tế hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao; cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế

trong từng giai đoạn phát triển. Cơ cấu lao động được xem xét trên nhiều phương diện: trong bản thân của nguồn nhân lực (cơ cấu trình độ - kỹ thuật, độ tuổi, giới,…), theo các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng kinh tế và trình độ công nghệ trong điều kiện đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trong sự nghiệp đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của vùng ĐNB, đội ngũ doanh nhân đóng vai trò động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ và năng lực phát triển kinh tế vùng, tiến đến xác lập một cơ cấu kinh tế hiện đại. Đây là lực lượng có đủ năng lực và tâm huyết trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có năng lực cạnh tranh toàn cầu phải được hun đúc, phải định vị những giá trị cho họ, do đó phải tìm cách vừa tôn vinh họ, vừa giúp họ xây dựng được những tiêu chí, chuẩn mực. Muốn thế, phải xây dựng một đội ngũ doanh nhân có văn hóa. Doanh nhân có văn hoá không chỉ là những người kinh doanh buôn bán bình thường mà phải có triết lý làm giàu, có lý tưởng cao rộng trong kinh doanh không chỉ dừng lại ở lợi nhuận mà còn gắn kết với vinh quang dòng họ, với quê hương, gắn kết với lợi ích của dân tộc. Điều này càng có ý nghĩa trọng trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường mà nòng cốt của nó chính là các nhà doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là vai trò của doanh nhân được đề cao trong xã hội, sứ mệnh phát triển kinh tế, ổn định xã hội một phần không nhỏ được đặt lên vai cộng đồng các doanh nghiệp. Để hoàn thành, khẳng định được vai trò của mình nhà doanh nghiệp cần phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định mà xã hội yêu cầu, trước tiên là phải có được văn hoá kinh doanh. Bởi văn hoá kinh doanh được đánh giá là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một xã hội, một quốc gia. Văn hoá kinh doanh của mỗi dân tộc được hình thành ngay từ khi xuất hiện hoạt động kinh doanh trong đời sống xã hội của dân tộc đó. Vì vậy, tự nó là một nhu cầu của văn minh thị trường và là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển.

Bác Hồ kính yêu đã gửi thư cho giới công thương động viên họ tham gia Công Thương cứu quốc đoàn. Trong bức thư lịch sử này - Người viết: “Việc nước việc nhà bao giờ cũng đi liền với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh

vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng".

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w