đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC TỈNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH

435 522 0
đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC TỈNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ********** BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC TỈNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH Cơ quan chủ trì: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC II Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Thành Khối Thư ký đề tài: Ths. Nguyễn Tấn Vinh 8100 TP.Hồ Chí Minh năm 2010 ii HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ********** BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC TỈNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Thành Khối Thành viên tham gia đề tài: 1. TS. Lê Anh Dũng 2. Ths. Nguyễn Tấn Vinh 3. TS. Hoàng Thị Ngọc Loan 4. Ths. Võ Hữu Phước 5. Ths. Hoàng Thị Hương 6. Ths. Nguyễn Thị Hằng 7. Ths. Ngô Quang Thành 8. Ths. Phan Thị Kim Phương 9. Ths. Đoàn Hùng Nam TP.Hồ Chí Minh năm 2010 i MỤC LỤC Phần mở đầu 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1. Lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 9  1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực 9 1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH 21 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực 24 1.2.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn nhân lực 24 1.2.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 27 1.3. Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, đào tạo và dạy nghề 34  1.3.1. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh 34 1.3.2. Lợi tức từ đầu tư vào giáo dục 35 1.3.3. Lợi tức phi tiền tệ từ đầu tư vào giáo dục 36 1.3.4. Giáo dục và vấn đề ngoại ứng 36 1.4. Yêu cầu khách quan nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Miền Đông Nam bộ trong quá trình CNH, HĐH 37  1.5. Kinh nghiệm các nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 40 Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 44  2.1. Đặc điểm tự nhiên, KT - XH có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực vùng ĐNB Error! Bookmark not defined.  2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 44 2.1.2. Về đặc điểm KT - XH 46 2.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực trong CNH, HĐH của Vùng ĐNB 51  2.2.1. Khả năng đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 51 2.2.2. Khả năng cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao 58 2.3. Nhận dạng lợi thế nguồn nhân lực của Vùng ĐNB 59 2.3.1. Về đội ngũ khoa học - kỹ thuật 59 ii 2.3.2. Đội ngũ doanh nhân 61  2.3.3. Khả năng thu hút nguồn nhân lực 62 2.4. Đánh giá nguồn nhân lực 63 2.4.1. Về số lượng nguồn lao động 63 2.4.2. Mô hình phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, đào tạo và dạy nghề Vùng ĐNB 68  2.4.3. Phân tích thực hiện chính sách cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn Đông Nam Bộ 81  2.4.4. Giáo dục - đào tạo và trình độ chuyên môn nguồn nhân lực 91 2.4.5. Vấn đề nghèo đói và phát triển con người 93 2.5. Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực ở Vùng Đông Nam bộ 101  Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020 108  3.1. Những yêu cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực trong hội nhập ở Vùng ĐNB 108  3.1.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực 108 3.1.2. Nội dung định hướng phát triển nguồn nhân lực ở Vùng ĐNB 110 3.1.3. Dự báo xu hướng biến đổi và nhu cầu sử dụng của nguồn nhân lực Vùng ĐNB 114  3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Vùng ĐNB trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập 122  3.2.1. Nhóm giải pháp tạo môi trường, điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 123  3.2.2. Nhóm giải pháp củng cố, phát huy các cấu thành của chất lượng nguồn nhân lực 137 Phần kết luận 151 Tài liệu tham khảo 153 iii DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ Bảng 2.1: Dân số chia theo vùng 46  Bảng 2.2: Mật độ dân số Vùng ĐNB 47 Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế Vùng ĐNB 51 Bảng 2.4: Dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo ngành Vùng ĐNB 52  Bảng 2.5: Tỷ lệ dân số thành thị phân theo vùng 55 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của TP.HCM 57 Bảng 2.7: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế 63 Bảng 2.9: Biến số và giải thích (mặt cầu giáo dục) 70 Bảng 2.10: Mô tả biến số của mô hình giáo dục 70 Bảng 2.11: Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai 72 Bảng 2.12: Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai 73 Bảng 2.13 Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai 73 Bảng 2.14: Giáo dục và nghèo cả nước 74 Bảng 2.15: Giáo dục và nghèo Đông Nam Bộ 75 Bảng 2.16: Thống kê mô tả 75 Bảng 2.18: Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật theo khu vực (%) 92 Bảng 2.19: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo ngành chính của nhóm từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 12 tháng qua (%), 2008 94  Bảng 2.20: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo nghề chính của nhóm từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 12 tháng qua (%), 2008 94  Bảng 2.21: Trình hộ học vấn và nghèo đói, 2008 95 Bảng 2.22: Trình độ học vấn cao nhất của thành viên năm 2008 96 Bảng 2.23: Quy mô hộ trung bình năm 2008 97 Bảng 2.24: Số con dưới 15 tuổi trung bình của một hộ gia đình, 2008 97 Bảng 2.25: Nhà cửa của hộ theo vùng, 2008 98 Bảng 2.26 Nhà cửa của hộ theo thành thị - nông thôn, dân tộc, 2008 98 Bảng 2.27: Tài sản của hộ theo vùng năm 2008 98 Bảng 2.28: Chỉ số phát triển con người HDI Vùng ĐNB 100 Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng lao động và năng suất lao động vùng ĐNB 111 Đồ thị 3.1: Dự báo tỷ trọng các ngành nghề có nhu cầu thu hút lao động trong các doanh nghiệp tại Vùng ĐNB (Đơn vị tính: %) 118  iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNKT: Công nhân kỹ thuật DN: Doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp nhà nước FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTGT: Giá trị gia tăng GTSXCN: Giá trị sản xuất công nghiệp KCX, KCN: Khu chế xuất, Khu công nghiệp KHKT: Khoa học - kỹ thuật KT - XH kinh tế - xã hội NSLĐ: năng suất lao động THCN: Trung học chuyên nghiệp TNCs: Các công ty xuyên quốc gia TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh VKTT ĐPN: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam CBYT Cán bộ y tế NVYT Nhân viên y tế TYT Trạm y tế XĐGN Xóa đói giảm nghèo CSBVSK Cơ sở bảo vệ sức khỏe CSSK Chăm sóc sức khỏe DVYT Dịch vụ y tế MLYTCS Mạng lưới y tế cơ sở CSYTCB Chăm sóc sức khỏe cơ bản CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu KCB Khám chữ a bệnh TTYT Trung tâm y tế PB Phòng bệnh PKĐK Phòng khám đa khoa BVSKBMTE Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em DSKHHGĐ Dân số kế hoạch hóa gia đình 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình CNH, HĐH hiện nay ở Việt Nam, vị trí và đặc điểm của các nguồn lực đang được đánh giá và nhìn nhận lại, trong đó con người được coi là nguồn lực nội tại, cơ bản, quyết định thành công của công cuộc phát triển KT - XH. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Có thể thấy rằng, quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội theo hướng phát triển bền vững trong đ ó nhân tố con người là trung tâm. Trong tiến trình đó, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang là những yêu cầu hết sức cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá. Trong nền kinh tế hiện đại, nguồn nhân lực đã trở thành động lực tăng năng suất lao độ ng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, đây chính là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bởi vì, chỉ có nguồn nhân lực mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác (vốn, khoa học - công ngh ệ, tài nguyên thiên nhiên) trở thành động lực trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, khi chuyển sang nền kinh tế phát triển theo chiều sâu dựa chủ yếu vào tri thức, chúng ta càng nhận thức rõ h ơn về vai trò quyết định của nguồn nhân lực trong phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây đã cho thấy rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất 3 trụ cột cơ bản: “áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chấ t lượng nguồn nhân lực”. Trong đó, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong một nền kinh tế toàn cầu, đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt, ưu thế cạnh 2 tranh sẽ nghiêng về các quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và xã hội ổn định. Một số nước ở khu vực châu Á đang điều chỉnh chiến lược cạnh tranh trong tương lai - khi phát triển nền kinh tế tri thức, đã xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất. Tầm quan trọng của nguồ n nhân lực không chỉ dừng lại ở nhận thức lý thuyết, ở tư duy của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà điều này được khẳng định trong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng ta đã khẳng định: “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển”, đồng thời Nhà nước đã có nhiều chính sách phát huy mọi nguồn l ực, nhất là nguồn nhân lực, đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức cao và ổn định. Trong quá trình phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực sẽ là nguồn nội lực, là yếu tố nội sinh và động lực to lớn để phát triển đất nước, đảm bảo đi tắt đón đầu, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạ ng kém phát triển. Trong điều kiện ngày nay, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyên của mọi tài nguyên. Nguồn nhân lực nếu được khai thác hiệu quả trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là giải pháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT - XH trong tương lai. Công cuộc đổi mới ở nước ta đã làm thay đổ i cơ bản KT - XH, các địa phương thuộc miền Đông Nam bộ cũng nằm trong xu thế vận động phát triển đó. Miền Đông Nam bộ gồm 6 tỉnh, thành: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhất của các tỉnh phía Nam và cả nước. Vùng ĐNB nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - đầu tàu trong phát triển của cả nước; là vùng duy nh ất hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triể n khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,… phát triển các ngành kinh tế hiện đại. 3 Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu, nhiều cơ hội mở ra thì song song đó cũng phải đối mặt với thách thức, nguy cơ. Trong đó, nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao sức mạnh cạnh tranh cũng là thách thức lớn. Phát triển Vùng ĐNB đến 10, 20 năm nữa chắc chắn s ẽ có thay đổi lớn như dân số phát triển, hạ tầng kinh tế kỹ thuật mở rộng, hình thành và phát triển các cụm kinh tế kỹ thuật và khoa học công nghệ… tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, Vùng ĐNB rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu này. Mặt khác, hiện nay nguồn nhân lực của Vùng ĐNB chưa được chu ẩn bị tương xứng với yêu cầu CNH, HĐH. Ngành giáo dục chưa chủ động gắn kết quy hoạch phát triển giữa các địa phương trong vùng; chưa dự báo được yêu cầu nhân lực cho từng ngành kinh tế trong chiến lược phát triển KT - XH của cả Vùng trong dài hạn. Tình trạng này cần phải khắc phục nhanh, vì nếu không nó sẽ không phát huy được tiềm năng to lớn và triển vọng tăng trưởng cao từ chấ t lượng nguồn nhân lực của Vùng. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu KT - XH của Vùng ĐNB trong giai đoạn tới. Các quyết sách cho những vấn đề còn tồn tại cần đặt trong một chỉnh thể chiến lược dài hơi hơn là những giải pháp rời rạc, tình huống. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân l ực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” để nghiên cứu lúc này có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH và hội nhập của nước ta, đặc biệt là đòi hỏi của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức. Các công trình nghiên cứu trong nước tập trung theo các vấn đề sau đây: 3.1. Quan niệm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. 4 - “Con người và phát triển con người”, Hồ Sĩ Quý, NXB Giáo dục, Hà Nội 2007. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác, cuốn sách nghiên cứu khả kỹ về khoa học con người, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nguồn nhân lực. - “Quan điểm của Đảng ta về: Bồi dưỡng, đào tạo và tôn vinh các doanh nhân có tài, có đức và thành đạt”, Vũ Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 12 (187) 12-2006. Bài viết tập trung luận giải sự đúng đắn quan điểm của Đảng ta về doanh nhân, là lực lượng đảm đương vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, tạo động lực và để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. 3.2. Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập. - “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệ p CNH, HĐH dựa trên tri thức của nước ta hiện nay”, Đặng Hữu, Tạp chí Cộng sản, số 4/2005. Công trình nghiên cứu khá kỹ về yêu cầu của CNH, HĐH và sự phát triển kinh tế tri thức, do đó cần phải có sự đổi mới trong giáo dục. Tác giả nêu ra 3 nhiệm vụ cơ bản của nền giáo dục nước ta là: Nâng cao mặt bằng dân trí; Đào nguồn nhân lực chất lượng cao thích nghi quá trình đổi mới và phát tri ển nhanh, đáp ứng được nhu cầu rút ngắn quá trình CNH, HĐH dựa vào tri thức; Phải chăm lo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân tài. - “Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Vũ Bá Thể, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2005. Cuốn sách phân tích vấn đề trên trong 3 chương. Chương 1, hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, phát triển ngu ồn nhân lực, vai trò,…. Chương 2, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta: ưu điểm, hạn chế, xu hướng phát triển,…. Chương 3, xuất phát từ quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp phát huy nguồn nhân lực ở nước ta. Các công trình nghiên cứu trên phân tích khá sâu những đặc điểm, yêu cầu của quá trình CNH, HĐ H, hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở tính khái quát, lý luận. [...]... cứ khoa học và căn cứ thực tiễn về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh miền Đông Nam bộ trong thời kỳ hội nhập (về khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, xu hướng phát triển của nguồn nhân lực) , những vấn đề đang đặt ra cần giải 8 quyết Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng. .. lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh Vùng ĐNB trong thời kỳ hội nhập Nhiệm vụ cụ thể của đề tài: - Hệ thống lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - Phân tích hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn miền Đông Nam bộ, xác định những hạn chế và nguyên nhân - Xây dựng những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh miền Đông. .. - Vấn đề nghèo đói và thu nhập Đề tài được trình bày trong ba chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và nâng cao nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập Chương 2: Phân tích hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực Vùng ĐNB trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực miền Đông Nam bộ trong quá trình CNH, HĐH và... lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh miền Đông Nam bộ trong thời kỳ hội nhập 4 Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề chất lượng nguồn nhân lực của Vùng ĐNB từ năm 2000 trở lại đây Về mặt lý luận, chất lượng nguồn nhân lực là tổng hòa của ba yếu tố: thể lực, trí lực và phẩm chất của người lao động Đề tài nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực trên 3 nội dung cơ bản: - Giáo dục -... một vấn đề trung tâm cần giải quyết cho quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “ Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH ” Nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực (Human... viên trong các doanh nghiệp - “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước , Lê Thị Ngân, Nguyễn Huy Oánh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 4/2004 Công trình nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước và nguyên nhân, từ đó xác định những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp này 6 - “Thực trạng lao động trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước. .. hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành động lực quan trong cho quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững Trong nền kinh tế toàn cầu, năng lực cạnh tranh quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực, đây là cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức Dưới góc độ phát triển bền vững (tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội... mỗi cá nhân sở hữu Nguồn lực con người được coi như là một nguồn vốn bên cạnh các nguồn vốn khác như tài chính, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên Ở nước ta, một số nhà khoa học tham gia chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước mang mã số KX - 07 cho rằng nguồn lực con người được hiểu là dân số và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, ... nước ngoài ở Việt Nam , Lê Thị Ngân, Tạp chí Lý luận chính trị số 12/2003 Tác giả phân tích những đặc điểm của lao động trong khu vực FDI ở Việt Nam, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng lao động góp phần thu hút FDI ở Việt Nam Các công trình nêu trên đề cập đến những nội dung phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ doanh nghiệp, chưa nghiên cứu đến sự phát triển nguồn nhân lực trong điều... về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển KT - XH Quá trình đó bao gồm phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, chuyên môn; nền văn hóa truyền thống lịch sử dân tộc, ý chí của con người trong lao động (quá trình nâng cao thể lực, trí lực và nhân cách) 1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH CNH, HĐH là . nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh miền Đông Nam bộ trong thời kỳ hội nhập. 4. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề chất lượng nguồn nhân lực của Vùng. tình huống. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân l ực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” để nghiên cứu lúc này có ý nghĩa rất. trạng chất lượng nguồn nhân lực Vùng ĐNB trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực miền Đông Nam bộ trong quá trình CNH,

Ngày đăng: 29/06/2015, 09:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan