1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học Mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững cuộc vận động “toàn dân

102 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 726,72 KB

Nội dung

NỘI DUNG KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: Mục tiêu của đề tài : Đánh giá đúng thực trạng của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phát hiện những bất cập, hạn c

Trang 1

I THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI:

Tên đề tài: Mở rộng và nâng cao chất lượng –

Duy trì tính bền vững cuộc vận động “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ”

- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 100.000.000 đ

- Từ nguồn của cơ quan : 0 đ

- Từ nguồn khác: 0 đ

Thuộc chương trình (ghi rõ tên chương trình, nếu có )

Đề tài độc lập

Chủ nhiệm đề tài

Họ và tên: Lương Trung Thông.

Năm sinh: 1954 Nam/Nữ: Nam

Học hàm:………… Năm được phong hàm: ……….

Học vị: Cử nhân Năm đạt học vị: 1988

Chức danh khoa học: ………

Chức vụ: UVTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh.

Điện thoại: Cơ quan 053.3851714 Nhà riêng: 053.3852863

Fax: ……… Email: ……….

Tên cơ quan đang công tác: UBMTTQVN tỉnh Quảng Trị

Địa chỉ cơ quan: 10A, Nguyễn Huệ, TP Đông Hà, Quảng Trị.

Địa chỉ nhà riêng: KP6, Phường 5, TP Đông Hà, Quảng Trị.

2 1

3

6

Trang 2

Cơ quan chủ trì đề tài:

Tên cơ quan chủ trì đề tài: Cơ quan UBMTTQVN tỉnh Quảng Trị.

Điện thoại: 053.3852519 Fax: 053.3852519

Email: Phongtraomtqt@gmail.com

Địa chỉ: 10A, Nguyễn Huệ, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Họ và Tên thủ trưởng cơ quan: Lương Trung Thông

Số Tài khoản: 3713.2.1039983 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị.

Mã số ĐVQHNS:

Tên cơ quan chủ quản đề tài: Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Quảng Trị

204, Hùng Vương- Đông Hà- Quảng Trị.

II NỘI DUNG KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:

Mục tiêu của đề tài :

Đánh giá đúng thực trạng của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phát hiện những bất cập, hạn chế trong thực

hiện cuộc vận động, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp của các cấp Chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Từ đó tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, từ trong cơ quan nhà nước đến ngoài xã hội, trong cán bộ, đảng viên tới các tầng lớp nhân dân về hiệu quả thiết thực của cuộc vận động đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước để thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” một cách có hiệu quả.

Xây dựng hệ thống giải pháp, nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng – duy

trì tính bền vững của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” thông qua đó để nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng

10.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài:

Chưa có công trình nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi chỉ nghiên cứu tham khảo, dựa vào các tài liệu chính:

Thông tri số 04TT/MTTW, ngày 03/5/1995 của Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam về Hướng dẫn cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới

ở khu dân cư”.

Công văn số 126/QHQH, ngày 06/1/1996 của Chính phủ về cu ộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.

8

9

10

Trang 3

Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/1/1998, của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Chỉ thị số 23/1998/CT-TTg, ngày 20/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh cuộc

vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”.

Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg, ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.

Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thông tri số 01/MTTW, ngày 15/1/1999 của Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Hướng dẫn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận

động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”.

Công văn số 6100/VPCP-QHQH, ngày 13/12/2001 của Văn phòng Chính

phủ về việc thống nhất tên gọi cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Thông tri số 04-TT/2002/MTTW, ngày 04/4/2002 của Uỷ ban TW Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam về việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW, ngày 01/8/2003 của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thông tri số 21/TT-MTTW, ngày 31/5/2006 của Uỷ ban TW Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam về việc mở rộng và nâng cao chất lượng cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT/MTTW-BVHTT, ngày 23/6/2006 của

Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ văn hoá – thông tin hướng dẫn

phối hợp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Hướng dẫn số 32/HD-MTTW, ngày 28/8/2006 của Uỷ ban TW Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam về tiêu chuẩn, bình xét, công nhận d anh hiệu “Khu dân cư tiên tiến” trong cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT, ngày 23/6/2006 của Bộ văn hoá –

thông tin về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”,

“Làng văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá”.

10.3 Tính cấp thiết của đề tài:

Công cuộc đổi mới đất nước ta đang đặt ra yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách là giải phóng sức sản xuất, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người trên cơ

sở pháp luật hoá và xã hội hoá đời sống kinh tế xã hội, nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đồng thời với thực trạng về nhu cầu và

Trang 4

nguyện vọng chung của các tầng lớp nhân dân là có cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, mọi người dân đều có đời sống ấm no, hạnh phúc Phấn đấu cho

dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh đang trở thành “Ý Đảng – lòng dân” trong thời kỳ đổi mới.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với chức năng chủ yếu của mình là phối hợp thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên và phối hợp với các cơ quan Nhà nước phát huy truyền thống sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu

cho “Ý Đảng – Lòng dân” sớm trở thành hiện thực, từng bước nâng cao chất

lượng cuộc sống của mọi người, mọi gia đình ở từng khu dân cư.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Uỷ ban TWMTTQVN phát động, đã được đông đảo các tầng lớp nhân

dân trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng hưởng ứng tích cực, đem lại kết quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở từng địa phương và trong cả nước; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác Mặt trận, đổi mới công tác vận động quần chúng hướng vào các phong trào thi đua yêu

nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đây là cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện và toàn quốc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm cùng Đảng v à Nhà nước phát huy ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy mọi tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể và của cả cộng đồng, tạo thành sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tạo điều kiện và thúc đẩy các cấp Mặt trận, các tổ chức thành viên và cả hệ

thống chính trị cùng chuyển động về một hướng, thực hiện khẩu hiệu hành động: Hướng mạnh về địa bàn dân cư và hộ gia đình, giúp cơ sở xây dựng địa bàn dân

cư có cuộc sống ấm no, an toàn, văn minh và hạnh phúc Thông qua cuộc vận động ở nhiều địa phương, các khu dân cư đã xây dựng đời sống văn hoá vui tươi, lành mạnh hạn chế và xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi, n gười trót sa ngã vào tệ nạn xã hội ngay tại gia đình và cộng đồng dân cư

Cuộc vận động góp phần quan trọng vào thực hiện dân chủ trực tiếp, dân

chủ tự quản ở cơ sở với phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Nhân dân bàn bạc xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước phù hợp,

xây dựng cộng đồng dân cư tự quản, xây dựng các tổ hoà giải, tổ an ninh thôn, xóm, khu phố, các Câu lạc bộ tự nguyện theo giới tính, lứa tuổi Qua đó làm cho cuộc vận động ở khu dân cư thêm sinh động, phong phú đ ược nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tham gia.

Cuộc vận động có tác dụng thúc đẩy kiện toàn tổ chức khu dân cư: Chi bộ Đảng, Ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn có đủ sức tập hợp lực lượng, làm bật dậy các tiềm năng nội lực từ địa bàn dân cư, nhằm đưa sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc lên tầm cao mới, chiều sâu mới.

Trang 5

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện cuộc vận động vẫn còn một số bất cập, hạn chế như Cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể kể cả trong cán bộ Mặt trận ở một số nơi chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc Do vậy, việc triển khai các nội dung của cuộc vận động ở những nơi này còn lúng túng, không toàn diện, chất lượng cuộc vận động chưa đồng đều, kết quả bình xét, công nhận gia đình văn hoá, khu dân cư tiê n tiến, khu dân cư văn hoá chưa phản ánh đúng hiệu quả cuộc vận động.

Việc tổ chức triển khai thực hiện cuộc vận động trên điạ bàn dân cư một số nơi còn hình thức, mới dừng lại ở việc quán triệt văn bản cấp trên trong ban vận động, chưa cụ thể thành mục ti êu, kế hoạch cụ thể, công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức.

Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc ở một số địa phương chưa đi sâu vào từng loại hình khu dân cư, còn có tư tưởng cầu toàn về chỉ tiêu cuộc vận động, thiếu sự vận dụng linh hoạt trong chỉ đạo để động viên các khu dân cư còn nhiều khó khăn vươn lên.

Quy mô, mô hình khu dân cư từng vùng, miền không đồng nhất, nơi thì quá lớn, nơi lại quá nhỏ, đặc điểm và điều kiện hoạt động cũng khác nhau, nhưng việc nghiên cứu, tổng kết thực ti ễn, xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình ở các vùng miền chưa được quan tâm đúng mức Một số địa phương Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chưa được cũng cố, kiện toàn, nên ảnh hưởng đến cuộc vận động.

Từ nghiên cứu thực tiễn kết quả thực hiện cuộc vận động, chúng ta sẽ nhận thức rỏ hơn vai trò to lớn của khu dân cư trong việc triển khai phong trào thi đua yêu nước thông qua các phong trào, các cuộc vận động Đó là nơi thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong cuộc sống; nơi trực tiếp giải quyết có hi ệu quả nhất các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày ở cộng đồng dân cư Xây dựng cuộc sống mới, đời sống văn hoá

ở khu dân cư là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” với 6 nội dung toàn diện, sâu sắc, hợp

lòng dân, ý Đảng đã được khẳng định cần tiếp tục được tổ chức thực hiện có hiệu quả cao hơn Đó là nhiệm vụ đặt ra cho cả hệ thống chính trị, trong đó các cấp uỷ Đảng có vai trò lãnh đạo t oàn diện và trực tiếp, các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo những điều kiện cần thiết cho cuộc vận động, Mặt trận Tổ quốc phát huy vai trò chủ trì, phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức thành viên vận động, động viên nhân dân tham gia thực hiện V ì vậy, việc mở rộng và nâng

cao chất lượng – duy trì tính bền vững Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong tình hình mới là một yêu cầu cấp

thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thông qua nghiên cứu đề tài để đánh giá chất lượng, hiệu quả cuộc vận động, đánh giá hiệu quả hoạt động của Ban vận động các cấp, kết quả tuyên truyền, giáo dục, kết quả về sự tham gia, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân đối với cuộc vận động.

Tiến hành khảo sát, kiểm tra lại tình hình công tác Mặt trận ở khu dân cư

Trang 6

của địa phương Xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động phối hợp với địa phương.

Tổ chức trao đổi với chính quyền, các ngành có liên quan và các tổ chức thành viên về kế hoạch mở cuộc vận động của địa phương để phối hợp thống nhất chỉ đạo thực hiện.

Rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, triển khai, tổ chức thực

hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Xây dựng hệ thống giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì

tính bền vững cuộc vận động động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thống nhất

trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện cuộc vận động Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận trong tham mưu cho cấp uỷ, phối hợp với chính quyền để mở rộng nội dung, tăng thêm nguồn lực, tổ chức thực hiện cuộc vận động, tháo gỡ những vướng mắc, nảy sinh đưa cuộc vận động phát triển có chất lượng.

Huy động sức mạnh của cộng đồng thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân ở cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở, củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

10.4 Những vấn đề mới (về lý luận và thực tiễn) đề tài đặt ra nghiên cứu

Tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn, các luận cứ khoa học để thực hiện cuộc

vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ” trong

thời gian tới.

Cách tiếp cận đề tài: (Luận cứ và làm rõ tính m ới, sáng tạo, độc đáo

trong cách tiếp cận đề tài; hướng giải quyết các vấn đề của đề tài):

Thông qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp ở cơ sở, Nghiên cứu các tài liệu, các hoạt động liên quan để t iếp cận về chức năng vận động, tập hợp nhân nhân dân của MTTQ theo Luật MTTQVN và Điều lệ MTTQVN; tài liệu của Trung ương và địa phương về thực hiện cuộc vận động.

Tiếp cận kinh nghiệm phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn tỉnh.

Học tập, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương trong cả nước

Từ đó, đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng

– duy trì tính bền vững Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong thời gian tới.

Nội dung nghiên cứu:

1 Nghiên cứu thực trạng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tỉnh Quảng Trị:

Tổ chức điều tra, phỏng vấn, tổng hợp phân tích, đánh giá thực trạng về kết

11

12

Trang 7

quả thực hiện cuộc vận động trong thời gian qua:

1.1 - Phong trào đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo:

a Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo ”.

b Hoạt động của các tổ chức thành viên của Mặt trận vận động nhân dân giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế.

1.2 - Phong trào đoàn kết phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “Tương thân tương ái”, “Đền ơn đáp nghĩa ”.

1.3 - Phong trào đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật.

1.4 - Phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

1.5 - Phong trào đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình.

1.6 - Phong trào đoàn kết xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.

2 Sự lãnh đạo của cấp uỷ, phối hợp của Chính quyền và các tổ chức thành viên, hoạt động của MTTQ trong việc phát động cuộc vận

động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trên

địa bàn tỉnh

3 Kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

4 Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện cuộc vận động từ 1995 2010.

-5 Giải pháp nâng cao chất lượng – Duy trì tính bền vững cuộc vận

động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ” tỉnh

Quảng Trị.

5.1 - Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức.

5.2 - Nhóm giải pháp về tổ chức và hoạt động của Mặt trận TQVN

- Quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc

- Kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác Mặt trận.

- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc 5.3 - Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách thực hiện cuộc vận động của Trung ương và tỉnh

5.4 - Nhóm giải pháp về sự lãnh đạo của Cấp uỷ, sự phối hợp của Chính quyền và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc

6- Biên soạn Cẩm nang nghiệp vụ công tác Mặt trận trong thực

hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở

khu dân cư” ở tỉnh Quảng Trị.

Nội dung cẩm nang:

6.1 - Tổng kết lý luận và thực tiễn của công tác thực hiện cuộc vận động.

Trang 8

6.2 - Rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện cuộc vận động tại địa phương.

6.3 - Cung cấp tài liệu cho cán bộ làm công tác Mặt trận, các đoàn thể và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư trong triển khai thực hiện cuộc vận động.

Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: (Luận cứ rõ việc lựa chọn

các phương pháp nghiên cứu, kỹ tuật sử dụng phù hợp với từng nội dung của đề tài; làm rõ tính mới, sáng tạo, độc đáo của các phương pháp nghiên cứu

kỹ thuật sử dụng).

- Phương pháp điều tra, khai thác các nguồn tài liệu.

- Phương pháp nghiên cứu, so sánh, xử lý, đối chiếu tư liệu.

- Phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp số liệu.

- Phương pháp điền dã, tư vấn trực tiếp.

- Phương pháp hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và toạ đàm rút kinh nghiệm.

- Phương pháp thẩm định thông qua các chuyên gia.

- Phương pháp thống kê toán học.

- Phương pháp tổng kết thực tiễn.

Hợp tác quốc tế (nếu có)

(Người và tổ chức khoa học và công nghệ)

Nội dung hợp tác

(Ghi rõ nội dung, lý

do, hình thức hợp tác, kết quả thực hiện hỗ trợ cho đề tài này).

(Người và tổ chức khoa học và công nghệ)

Nội dung hợp tác

(Ghi rõ nội dung cần hợp tác; hình thức thực hiện dự kiến kết qủa hợp tác đáp ứng yêu cầu của đề tài).

Tiến độ thực hiện (phù hợp với những nội dung đã nêu tại mục 12 )

Các nội dung, công việc

kết thúc)

Người, cơ quan thực hiện

Trang 9

liệu có liên quan 8/2011 nhiệm đề tài

3 Tổng hợp, phân tích, xử lý

các tài liệu

9/2011

nhiệm đề tài, các cộng tác viên

10-11/2011

nhiệm đề tài, các cộng tác viên

10 Nghiệm thu chính thức tại

Hội đồng khoa học tỉnh

và cơ quan chủ trì đề tài, thư ký, các cộng tác viên

III DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐỀ TÀI:

Dạng kết quả đề

tài

giảng dạy, đào tạo sau đại học

16

Trang 10

đề án, quy hoạch triển khai

Luận chứng kinh tế kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi

“Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hoá ở

khu dân cư”

Số liệu trung thực, phản ánh chính xác thực trạng kết quả thực hiện cuộc vận động trong thời gian qua

2 Báo cáo phân tích, đánh

giá hiện trạng của cuộc

Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm dự kiến tạo ra (dạng kết quả III)

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học dự kiến đạt

được

Nơi công

bố (Tạp chí, Nhà xuất bản)

Ghi chú

- Cung cấp tài liệu cho cán bộ làm công tác Mặt trận, các đoàn thể và Ban công tác Mặt trận ở khu dân

cư trong triển khai thực hiện cuộc vận động.

17

18

Trang 11

Các lợi ích mang lại và các tác động của kết quả nghiên cứu

20.1- Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật chính sách :

Từ những bài học kinh nghiệm quý báu của đề tài giúp cho Nhà nước có những cơ chế, chính sách sát hợp với tình hình thực tế tại địa phương, có biện pháp phù hợp để cuộc vận động ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực.

20.2- Đối với phát triển kinh tế- xã hội:

Xây dựng vững chắc khối Đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo dựng niềm tin, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

20.3- Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu :

Triển khai thực hiện cuộc vận động có hiệu quả thiết thực ở khu dân cư 20.4- Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan:

Là cơ sở khoa học để Mặt trận các cấp nghiên cứu sâu hơn về công tác vận động quần chúng tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong tình hình mới.

20.5- Đối với công tác đào tạo cán b ộ khoa học (kể cả việc nâng cao năng lực nghiên cứu của các cá nhân và tập thể khoa học thông qua việc thực hiện đề tài):

Sản phẩm của đề tài là tài liệu quý phục vụ các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác Mặt trận, đoàn thể các cấp và B an công tác Mặt trận

ở khu dân cư.

IV CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

Các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện đề tài

TT Tên tổ chức, cá

nhân

Địa chỉ Nội dung công

việc tham gia

Dự kiến kinh phí

Trang 12

Cán bộ thực hiện đề tài

việc cho đề tài (Số tháng quy đổi)

V KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ:

Đơn vị tính: Ngàn đồng

23 Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi

Trong đó Nguồn kinh phí Tổng

số Công lao

động

(khoa học, phổ thông)

Nguyên , vật liệu

Thiết bị, máy móc

Chi khác

70.000

70.000 70.000 - -

580

580 580 - -

- - -

-29.420

29.420 29.420 - -

Đông Hà, ngày 20 tháng 6 năm 2011

22

Trang 13

-Phụ lục 1: KH.QT.01/B.11/14.11.2008

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI (KHXH&NV)

(Theo nội dung chi)

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Nguồn vốn T

T

Nội dung các

khoản chi

Kinh phí

Tỉ lệ (%)

Tổng số

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Tự có

Trang 14

-GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI

Khoản 1 Công lao động (Khoa học, phổ thông)

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Nguồn vốn SNKH

TT Nội dung lao động

Tổng kinh phí Tổng số Năm thứ

nhất

Năm thứ hai

Tự có Khác

“Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hoá ở khu dân

cư”; Các tài liêu nghiên cứu

liên quan đến đề tài.

cuộc vận động “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống

văn hoá ở khu dân cư” tỉnh

Trang 15

dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hoá ở khu dân cư ”

trên địa bàn tỉnh Những chủ

trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước đối với thực hiện

cuộc vận động “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống

văn hoá ở khu dân cư”

7.000 7.000 7.000

Chuyên đề 5: Đánh giá hoạt

động của MTTQ các cấp

trong việc phát động cuộc vận

động “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hoá ở khu

dân cư” trên địa bàn tỉnh.

Chuyên đề 6: Một số kinh

nghiệm rút ra trong quá trình

thực hiện cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hoá ở khu dân

cuộc vận động “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống

văn hoá ở khu dân cư”

-+ Trả công điều tra thực tế 1.800 1.800 1.800 - -

-5 Nhập phiếu điều tra: 30 chỉ

Trang 16

-8 Báo cáo phân tích, đánh giá

hiện trạng qua số liệu điều tra 3.000 3.000 3.000 - -

-9 Báo cáo khoa học tổng kết đề

tài, dự án (bao gồm báo cáo

Đơn giá

Thành tiền Tổng

số

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Tự có Khác

Trang 17

Khoản 3 Thiết bị, máy móc

Đơn vị tính: đồng

Nguồn vốn SNKH

thứ nhất

Năm thứ hai

Tự có Khác

1 Mua thiết bị

2 Thuê thiết bị (ghi

tên thiết bị, thời

gian thuê) thời

phí Tổng

số

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Tự có Khác

1 Công tác trong nước

(Địa điểm, thời gian, số

Trang 18

-tra nội bộ, nghiệm thu

Báo cáo tham luận theo

đơn đặt hàng 02 báo cáo

Trang 19

Phụ lục 2: ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI:

MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG – DUY TRÌ TÍNH BỀN VỮNG

CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở KHU DÂN CƯ” TỈNH QUẢNG TRỊ

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I - Tổng quan nghiê n cứu đề tài:

1 - Tính cấp thiết của đề tài:

2 - Mục tiêu của đề tài:

3 - Phương pháp nghiên cứu:

4 - Phạm vi nghiên cứu:

5 - Nội dung nghiên cứu của đề tài:

II - Cơ sở lý luận về thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”

1 - Quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hoá và xây dựng đời sống văn hoá:

2 - Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá :

3 - Chỉ đạo, hướng dẫn của UBTWMTTQVN về triển khai thực hiện cuộc vận

động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”:

4 - Một số khái niệm liên quan đề tài:

THỰC TRẠNG CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG

ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở KHU DÂN CƯ” TỈNH QUẢNG TRỊ

I - Đặc điểm tự nhiên và xã hội tỉnh Quảng Trị:

1 - Đặc điểm địa lý tự nhiên:

2 - Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị từ 1995 đến 2010:

II - Thực trạng cuộc vận đông “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tỉnh Quảng Trị:

1 - Phong trào đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo:

a Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo ”:

b Hoạt động của các tổ chức thành viên của Mặt trận vận động nhân dân giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế:

2 - Phong trào đoàn kết phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn ”;

“Tương thân tương ái”, “Đền ơn đáp nghĩa ”:

3 - Phong trào đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật:

4 - Phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc:

Trang 20

5 - Phong trào đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình:

6 - Phong trào đoàn kết xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh:

III - Sự lãnh đạo của cấp uỷ, p hối hợp của Chính quyền và các tổ chức

thành viên, hoạt động của MTTQ trong việc phát động cuộc vận động “Toàn

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ” trên địa bàn tỉnh:

IV - Kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ”:

V - Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện cuộc vận động từ 1995 - 2010:

1 - Ưu điểm:

2 - Hạn chế:

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG – DUY TRÌ TÍNH BỀN VỮNG

CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN

HOÁ Ở KHU DÂN CƯ ” TỈNH QUẢNG TRỊ

I - Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức:

II - Nhóm giải pháp về tổ chức và hoạt động của Mặt trận TQVN

1 - Quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc:

2 - Kiên toàn, củng cố và nâng cao chất lư ợng hoạt động của Ban công tác Mặt trận:

3 - Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc:

III - Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách thực hiện cuộc vận động của Trung ương và tỉnh:

IV - Nhóm giải pháp về sự lãnh đạo của Cấp uỷ, sự phối h ợp của Chính quyền

và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc:

V - Kiến nghị và đề xuất:

KẾT LUẬN

Phụ lục

- Danh sách tài liệu tham khảo

- Một số hình ảnh hoạt động của khu dân cư

Trang 21

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI: 23

PHẦN THỨ NHẤT 23

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 23

1 Phân công nhiệm vụ thực hiện: 23

2 Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chính: 24

3 Sản phẩm đã hoàn thành 25

PHẦN THỨ HAI 26

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HỌC 26

A MỞ ĐẦU 26

1 Tính cấp thiết của đề tài: 26

2 Mục tiêu của đề tài: 28

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: 28

4 Phương pháp nghiên cứu: 28

5 Nội dung nghiên cứu của đề tài: 29

B CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG 30

CHƯƠNG I 30

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 30

1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị: 30

1.2 Cơ sở lý luận về văn hóa và thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”: 34

1.3 Tình hình đời sống văn hoá ở khu dân cư tỉnh Quảng Trị trước khi thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”: 41

CHƯƠNG 2 46

THỰC TRẠNG CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở KHU DÂN CƯ” TỈNH QUẢNG TRỊ 46

2.1 Quá trình ra đời Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư": 46

2.2 Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư": 50

Trang 22

2.3 Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự phối hợp của Chính quyền và các tổ chức

thành viên trong việc phát động và thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trên địa bàn tỉnh: 51 2.4 Kết quả thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" ở tỉnh Quảng Trị (giai đoạn 1995 - 2010): 63

2.5 Nhận xét, đánh giá: 73 2.6 Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong qua trình t hực hiện cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”: 78

CHƯƠNG 3 80 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG – DUY TRÌ TÍNH

BỀN VỮNG CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở KHU DÂN CƯ” TỈNH QUẢNG TRỊ 80

3.1 Nội dung mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững cuộc vận

động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”: 80

3.2 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức: 82 3.3 Nhóm giải pháp về tổ chức và hoạt động của Mặt trận TQVN 84 3.4 Nhóm giải pháp về sự lãnh đạo của Cấp uỷ, sự phối hợp của Chính quyền và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc: 92 3.5 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách thực hiện cuộc vận động của Trung ương và tỉnh: 94 KẾT LUẬN 78

* Kiến nghị và đề xuất: 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 23

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI:

Tên đề tài: Mở rộng và nâng cao chất lượng – Duy trì tính bền vững cuộc

vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tỉnh

Quảng Trị.

Thuộc chương trình khoa học công nghệ năm 2011.

Chủ nhiệm đề tài: Ông Lương Trung Thông

Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh.

Đơn vị chủ trì: Uỷ ban Mặt trận TQVN tỉnh Quảng Trị.

Số 10A, Nguyễn Huệ - thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị.

Cơ quan quản lý: Sở khoa học và công nghệ Quảng Trị.

Hợp đồng số: 20/HĐ-SKHCN, ký ngày 11 tháng 8 năm 2011, giữa Sở khoa

học và công nghệ với Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh Quảng Trị.

Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2012.

Tổng kinh phí: 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng), trong đó Ngân sách

sự nghiệp khoa học cấp: 100.000.000 đồng.

Nguồn khác: không

PHẦN THỨ NHẤT

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1 Phân công nhiệm vụ thực hiện:

1 Xây dựng đề cương

nghiên cứu

UBMTTQVN tỉnh Lương Trung Thông

2 Sưu tập, phân loại các tài

liệu có liên quan

UBMTTQVN tỉnh Lương Trung Thông

Trang 24

Các cán bộ tham gia khác:

1 Bà: Nguyễn Thị Tuyết - Phó chủ tịch UBMTTQVN tỉnh.

2 Bà: Trần Thị Hồng - UVTT, Trưởng Ban phong trào UBMTTQVN tỉnh.

3 Ông: Lê Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban phong trào UBMTTQVN tỉnh.

4 Ông: Lê Văn Phi - Phó Trưởng Ban phong trào UBMTTQVN tỉnh.

5 Bà: Nguyễn Thị Thủy Thanh - Chuyên viên Ban phong trào UBMTTQVN tỉnh.

Các đơn vị phối hợp:

1 Sở khoa học và công nghệ

2 UBMTTQVN các huyện, thị xã, thành phố.

2 Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chính:

STT Nội dung nhiệm vụ chính Thời gian Kết quả chính

1 Xây dựng đề cương

nghiên cứu

(nghiên cứu, chi tiết)

2 Sưu tập, phân loại các tài

liệu có liên quan

08/2011 Tài liệu được hệ thống hoá phục

6 Viết dự thảo đề tài bước 1 11-12/2011 Dự thảo báo cáo tổng kết đề tài

7 Tổ chức hội thảo khoa học 1-2/2012 Đóng góp bổ sung cho các

chuyên đề

8 Bổ sung, hoàn chỉnh báo

cáo tổng kết đề tài

03-04/2012 Báo cáo tổng kết đề tài

9 Nghiệm thu bước 1 04-05/2012 Biên bản nghiệm thu nội bộ

Trang 25

3 Sản phẩm đã hoàn thành

lượng Quy cách, chất lượng

1 Tài liệu, số liệu về đánh giá

thực trạng Cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hoá ở KDC”

hiện cuộc vận động “Toàn

dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hoá ở khu dân cư”

ở tỉnh Quảng Trị.

01 - Tổng kết lý luận và thực tiễn của

công tác thực hiện cuộc vận động.

- Rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện cuộc vận động tại địa phương.

4 Tài chính: Tổng kinh phí đã nhận theo hợp đồng: 100.000.000 đồng.

Đã sử dụng, đưa vào quyết toán: 100.000.000 đồng.

Số kinh phí chưa sử dụng: 0

Tổng kinh phí thu hồi: 0

Tổng kinh phí phải nộp: 0

Trang 26

PHẦN THỨ HAI BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HỌC

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Công cuộc đổi mới đất nước ta đang đặt ra yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách

là giải phóng sức sản xuất, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người trên cơ sở pháp luật hoá và xã hội hoá đời sống kinh tế xã hội, đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Phấn đấu thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã

hội dân chủ, công bằng, văn minh đang trở thành “Ý Đảng – lòng dân” trong thời

sống của mọi người, mọi gia đình ở từng khu dân cư

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”

do Uỷ ban TWMTTQVN phát động, đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng hưởng ứng tích cực, đem lại kết quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác Mặt trận, đổi mới công tác vận động quần chúng hướng vào các phong trào thi đua yêu nước.

Đây là cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện và toàn quốc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm cùng Đảng và Nhà nước phát huy ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy mọi tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể và của cả cộng đồng, tạo thành sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”

tạo điều kiện và thúc đẩy các cấp Mặt trận, các tổ chức thành viên và cả hệ thống chính trị cùng chuyển động về một hướng, thực hiện khẩu hiệu hành động: Hướng mạnh về địa bàn dân cư và hộ gia đình, giúp cơ sở xây dựng địa bàn dân cư có cuộc sống ấm no, an toàn, văn minh và hạnh phúc Thông qua cuộc vận động ở nhiều địa phương trong tỉnh, các khu dân cư đã xây dựng đời sống văn hoá vui tươi, lành mạnh, hạn chế và xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, cảm hoá, giáo dục, giúp

đỡ những người lầm lỗi, người trót sa ngã vào tệ nạn xã hội ngay tại gia đình và cộng đồng dân cư.

Cuộc vận động góp phần quan trọng vào thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ

tự quản ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Nhân dân bàn bạc xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước phù hợp, xây dựng cộng đồng dân cư tự quản, xây dựng các tổ hoà giải, tổ an nin h thôn, xóm,

Trang 27

khu phố, các Câu lạc bộ tự nguyện theo giới tính, lứa tuổi Qua đó làm cho cuộc vận động ở khu dân cư thêm sinh động, phong phú được nhân dân đồng tình ủng

hộ và hưởng ứng tham gia.

Cuộc vận động có tác dụng thúc đẩy kiện toàn tổ chức khu dâ n cư: Chi bộ Đảng, Ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn có đủ sức tập hợp lực lượng, làm bật dậy các tiềm năng nội lực từ địa bàn dân cư, nhằm đưa sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc lên tầm cao mới, chiều sâu mới.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, tron g quá trình thực hiện cuộc vận động vẫn còn một số bất cập, hạn chế như Cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở một số địa phương trong tỉnh chưa nhận thức đầy đủ sâu sắc Do vậy, việc triển khai các nội dung của cuộc vận động ở những nơi này còn lúng túng, không toàn diện, chất lượng cuộc vận động chưa đồng đều, kết quả bình xét, công nhận gia đình văn hoá, khu dân cư tiên tiến, khu dân cư văn hoá chưa phản ánh đúng hiệu quả cuộc vận động.

Việc tổ chức triển khai thực hiện cuộc vận động trên địa bàn dân cư một số nơi còn hình thức, mới dừng lại ở việc quán triệt văn bản cấp trên trong ban vận động, chưa cụ thể thành mục tiêu, kế hoạch cụ thể, công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức.

Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc ở một số địa phương chưa đi sâu vào từng loại hình khu dân cư, còn có tư tưởng cầu toàn về chỉ tiêu cuộc vận động, thiếu sự vận dụng linh hoạt trong chỉ đạo để động viên các khu dân cư còn nhiều khó khăn vươn lên.

Quy mô, mô hình khu dân cư từng địa phương trong tỉnh không đồng nhất, nơi thì quá lớn, nơi lại quá nhỏ, đặc điểm và điều kiện hoạt động cũng khác nhau, nhưng việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình ở các huyện, thị xã, thành phố chưa được quan tâm đúng m ức Một số địa phương Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chưa được củng cố, kiện toàn, nên ảnh hưởng đến cuộc vận động.

Từ nghiên cứu thực tiễn thực hiện cuộc vận động, chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn vai trò to lớn của khu dân cư trong việc triển khai phong trào thi đua yêu nước thông qua các phong trào, các cuộc vận động Đó là nơi thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong cuộc sống; nơi trực tiếp giải quyết có hiệu quả nhất các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày ở cộng đồng dân cư Xây dựng cuộc sống mới, đời sống văn hoá ở khu dân cư là

nhiệm vụ quan trọng, lâu dài Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ” với 6 nội dung toàn diện, sâu sắc, hợp lòng dân, ý

Đảng đã được khẳng định cần tiếp tục được tổ chức thực hiện có hiệu quả cao hơn.

Đó là nhiệm vụ đặt ra cho cả hệ thống chính trị, trong đó các cấp uỷ Đảng có vai trò lãnh đạo toàn diện và trực tiếp, các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo những điều kiện cần thiết cho cuộc vận động, Mặt trận Tổ quốc phát huy vai trò chủ trì, phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức thành viên vận động, động viên

Trang 28

nhân dân tham gia thực hiện Mặt khác, trước yêu cầu nhiệm vụ tập trung thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện nay; Vì vậy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xây dựng đề tài nghiên cứu:

Mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trên địa bàn tỉnh là một yêu cầu

có tính cấp thiết hiện nay.

2 Mục tiêu của đề tài:

Đánh giá đúng thực trạng của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tỉnh Quảng Trị, từ năm 1995 đến năm 2010, phát

hiện những bất cập, hạn chế trong thực hiện cuộc vận động, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp của các cấp Chính quyền với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Xây dựng hệ thống giải pháp, nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì

tính bền vững của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

ở khu dân cư” tỉnh Quảng Trị thông qua đó để nâng cao chất lượng cuộc sống của

các tầng lớp nhân dân.

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung chủ yếu xung quanh việc triển khai

thực hiện Cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tỉnh Quảng Trị; những vấn đề thực tế trên địa bàn các khu dân cư, cộng

đồng dân cư (thôn, bản, làng, khóm, khu ph ố…)

Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng cuộc vận động trên địa bàn 9

huyện, thị xã, thành phố (Trừ huyện Đảo Cồn Cỏ) Mỗi huyện chọn 10 khu dân cư

có tỷ lệ dân số, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và một số hộ gia đình để khảo sát Thông qua đó, đánh giá chất lượng, hiệu quả cuộc vận động, đánh giá hiệu quả hoạt động của Ban vận động các cấp, kết quả tuyên truyền, giáo dục, kết quả về sự tham gia, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân đối với cuộc vận động.

Tiến hành khảo sát, kiểm tra lại tình hình công tác Mặt trận ở khu dân cư của địa phương Xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động phối hợp với địa phương.

Tổ chức trao đổi với chính quyền, các ngành có liên quan và các tổ chức thành viên về kế hoạch mở cuộc vận động của địa phương để phối hợp t hống nhất chỉ đạo thực hiện.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối văn hóa của Đảng, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic, phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu tư liệu, điền dã và phân tích hệ thống trên

cơ sở gắn lý luận với thực tiễn.

Trang 29

Ngoài ra, tổ chức hội thảo lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan chuyên môn phối hợp thực hiện cuộc vận động, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà chuyên môn một số lĩnh vực liên quan đến đề tài.

5 Nội dung nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu những nội dung chính sau:

5.1 Đánh giá thực trạng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 1995 đến 2010:

5.2 Sự lãnh đạo của cấp uỷ, phối hợp của Chính quyền và các tổ chức thành

viên trong việc phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trên địa bàn tỉnh.

5.3 Kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

5.4 Một số giải pháp và kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện chủ trương, cơ

chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong những năm tiếp theo.

Trang 30

B CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị:

1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên:

Vị trí địa lý: Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với diện tích tự nhiên

là 4.746,9 km2, có tọa độ từ 16018' - 17010' vĩ độ Bắc và từ 106032' - 107024' kinh

độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông Quảng Trị có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện.

Dân số Quảng Trị có 605.583 người (Theo Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2011).

Địa hình phân bố đa dạng theo không gian và có sự đ an xen giữa vùng gò đồi thung lũng, miền nội đồng và cồn cát ven biển Quảng Trị có địa hình chia theo năm dạng: núi, đồi, đồng bằng châu thổ, cồn cát ven biển, biển và hải đảo.

Khí hậu, Quảng Trị nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, thiên tai, bão lũ, gió Tây Nam khô nóng xảy ra nhiều nhất trong toàn quốc.

Đất tự nhiên của Quảng Trị có hai hệ thống: Hệ đất phù sa và hệ đất feralit Đất phù sa gồm đất cát, đất cát biển và đất ven sông, ven thung lũng chiếm gần 20% diện tích tự nhiên Đất phù sa đã tạo nên cho Quảng Trị các vùng đồng bằng khá phù hợp với trồng lúa nước, các loại cây rau màu, củ quả tương đối phong phú đáp ứng nhu cầu của người dân và có giá trị hàng hóa cao.

Đất feralit gồm: đất đỏ các vùng đồi cao, núi thấp và đất mùn trên các núi cao với 21.969 ha đất đỏ bazan và 91.249 ha đất lâm nghiệp rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị như: Cao su, cafê, hồ tiêu

Rừng núi chiếm hơn 80% diện tích đất tự nhiên ở Quảng Trị Vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn gồm nhiều ngọn núi cao, nhiều hang động đẹp, lại gắn với tuyến đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại là điểm tham quan, du lịch hấp dẫn Sông ngòi phân bố đều từ Bắc đến Nam, Quảng Trị có 12 con sông lớn nhỏ tập trung thành ba hệ thống sông chính là sông Hiền Lương, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu cùng các con sông nhỏ và nhánh sông tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện Quảng Trị có hai cửa biển là Cửa Việt và Cửa Tùng là những đầu mối giao thông đường thủy quan trọng đồng thời là danh thắng, địa điểm nghĩ mát lý tưởng cho khách du lịch và nhân dân địa phương.

Thủy sản: Bờ biển dài khoảng 75 km, ngư trường rộng 8.400 km2, có nhiều

loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, mực nang, cá cam, cá bống, hải sâm Trữ lượng hải sản của tỉn h ước tính 120.000 - 150.000 tấn, hàng năm khai

Trang 31

khác khoảng 25.000 - 30.000 tấn Ngoài ra, tỉnh có trên 4.000 ha mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản như: tôm, cua, cá.

Khoáng sản: Có đá vôi ở Tân Lâm, Tà Rùng với trữ lượng lớn (trên 3 tỷ tấn)

chất lượng tốt; vàng ở Avao; titan ở Vĩnh Linh, Gio Linh và Hải Lăng; các mỏ cát silic ở vùng Nam- Bắc Cửa Việt và ở huyện Hải Lăng với trữ lượng lớn có thể sản xuất thủy tinh cao cấp và các sản phẩm vật liệu xây dựng nhân tạo Ngoài ra, các loại khoáng sản như đá granit, cao lanh và ăngtimoan đang trong quá trình thăm

dò, xác định vị trí và trữ lượng để đầu tư khai thác.

Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia như: Quốc lộ 1A và đường xe lửa xuyên việt chạy qua, Quốc lộ 9 nằm trên tuyến Hành la ng Kinh tế Đông – Tây (EWEC) qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư với các nước ASEAN.

1.1.2 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị:

Trong những năm qua, vượt qua nhiều khó k hăn và thách thức, nền kinh tế Tỉnh Quảng Trị đạt tốc độ tăng trưởng khá, giai đoạn 1990 - 2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,2%; giai đoạn 2001 - 2011, GDP tăng trên 10%/năm Năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt mức 21,6 triệu đồng, bằng 79,7% so v ới GDP bình quân chung cả nước Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh tăng từ 8,9% năm 1990 lên 37,1% năm 2011; Thương mại, dịch vụ từ 25,4% lên 35,7%; Nông nghiệp giảm từ 65,7% xuống còn 27,2% Các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều phát triển Nông nghiệp phát triển toàn diện và theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cơ cấu sản xuất chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; từng bước hình thành các vùng sản xuấ t tập trung, thâm canh, chuyên canh; vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh

tế trên một đơn vị diện tích Một số mô hình kinh tế nông lâm, thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hình thành và từng bước được triển k hai, nhân rộng Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 22 vạn tấn/năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, năng lực sản xuất của ngành không ngừng tăng lên Nhiều sản phẩm đã duy trì được mức sản xuất ổn định, m ột số sản phẩm mới như: ván gỗ ép, giấy, săm lốp xe máy, tinh bột sắn ra đời và bước được thị trường chấp nhận Hạ tầng các khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang (Gio Linh); khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo và các cụm công nghiệp làng nghề đư ợc quan tâm đầu tư xây dựng đã thu hút được một số doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng trưởng của ngành

Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường, hạ tầng kỹ thuật và hiệu quả kinh doanh Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt trên 9% Hàng hóa lưu thông thuận lợi trên tất cả các vùng.

Trang 32

Hệ thống giao thông được ưu tiên đầu tư; Đến năm 2010, 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm; chươ ng trình kiên cố hoá giao thông nông thôn đã thực hiện được 35% tổng số km chiều dài đường giao thông nông thôn Nhiều công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Hệ thống nguồn điện được tăng cường đáng kể với việc xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động công trình thuỷ lợi - thủy điện Quảng Trị có công suất 64 MW, nâng cấp TBA Đông Hà và xây dựng mới các trạm Vĩnh Linh, Lao Bảo, Hải Lăng Chương trình điện khí hóa của tỉnh được tập trung đầu tư mở rộng, 100%

xã đã có điện lưới Quốc gi a, trên 99% số hộ sử dụng điện.

Hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh và rộng khắp Toàn tỉnh có

63 tổng đài điện thoại với tổng dung lượng 82.791 số và 109 tuyến truyền dẫn nội tỉnh; 164 trạm thu phát sóng di động phủ sóng khắp toàn tỉnh; 190 điểm phục vụ bưu chính Mật độ điện thoại đạt 66,5 máy/100 dân, tăng 6,7 lần so với năm 2005

và 3,8 thuê bao internet/100 dân.

Hệ thống thuỷ lợi được chú trọng đầu tư Toàn tỉnh hiện có 237 công trình thủy lợi, so với năm 2005 năng lực tưới đã tăng thêm 1 000 ha, năng lực tiêu tăng thêm 1.500 ha Hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 37.000 ha lúa Đông Xuân và Hè Thu (đạt trên 70% diện tích canh tác 2 vụ), ngăn mặn và chống

lũ tiểu mãn cho 10.000 ha.

Hệ thống đô thị gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 11 thị trấn với diện tích 17.557

ha Dân số đô thị năm 2010 có 170 nghìn người, chiếm 28,3% dân số toàn tỉnh Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường được chú trọng đầu tư: Thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 10/11 thị trấn đã có hệ thống cấp nước máy và tiếp tục được nâng cấp Các bãi xử lý rác thải tập trung, rác thải y tế; hệ thống thoát nước thải, nước mưa; chương trình nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đã và đang được quan tâm đầu tư xây dựng.

Hoạt động xuất nhập khẩu có tiến bộ, thị trường xuất khẩu được củng cố và

mở rộng hơn Tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế sản xuất tại địa phương như: cà phê, cao su, lạc nhân, tinh bột sắn, titan, điện thương phẩm… Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 18,7 triệu USD năm 2006 lên đạt 44,5 triệu USD vào năm 2010 (tăng gấp 3 lần so với năm 2005) Hoạt động nhập khẩu được chú trọng đối với các mặt hàng nguyên liệu, thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu qua biên giới Giá trị hàng hóa nhập khẩu trong 5 năm đạt 221,99 triệu USD, bình quân đạt 44,3 triệu USD/ năm, tăng bình quân 12,6% năm Riêng năm 2010 đạt 60,6 triệu USD (KH là 45 triệu USD) Trong những năm qua, nhờ phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, huy động tối

đa mọi nguồn lực, tích cực phát triển, khuyến khích và khai thác tốt các nguồn thu nên thu ngân sách trên địa bàn và huy động vốn đầu tư phát triển tăng nhanh Năm

1990, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh là 10 tỷ đồng, thì đến năm 2011 đạt gần 1.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng b ình quân 22%/năm Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm (2005 - 2010) đã huy động được 17.497 tỷ đồng, gấp 3,1 lần giai

Trang 33

đoạn 2000 - 2005 và vượt rất nhiều lần so với giai đoạn 1990 - 1995.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm đầu tư phát triển toàn diện cả về

cơ sở vật chất, cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học, ngành học Mạng lưới trường học được phân bố hợp lý, phù hợp với điều kiện từng vùng, miền Đến nay toàn tỉnh có 324 trường học phổ thông, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Đã thành lập Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị Việc đầu tư cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo được tăng cường, đặc biệt là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tỷ

lệ trường học đư ợc cao tầng hoá và kiên cố hoá tăng nhanh so với giai đoạn trước ;

tỷ lệ phòng học mầm non được kiên cố hóa đạt 29,67%, phòng học phổ thông đạt 80% và đã cơ bản xoá được trường học tạm, tranh tre, nứa lá Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm, tính đến năm học 2009 - 2010, toàn tỉnh

có 40 trường Mầm non, 132 trường Tiểu học, 37 trường THCS, 03 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

Chất lượng giáo dục được nâng cao Đã thực hiện tốt việc duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở Năm học 2009 - 2010, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT đạt 96,5% (năm học 2008-2009 chỉ đạt 82,5%), THCS đạt 98,8%; tiểu học đạt 100%.

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn khá cao: giáo viên mầm non đạ t 95%; tiểu học đạt 98,5%; THCS đạt 99%; THPT đạt 98,3%; cán bộ quản lý 99,9%.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm chỉ đạo và ngày càng được cải thiện Mạng lưới y tế cơ sở bước đầu được củng cố và nâng cấp, cơ

sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị y tế được chú trọng đầu tư; 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; 76% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 56% xã, phường, thị trấn có bác sĩ.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm Chương trình mục tiêu việc làm giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh được triển khai thực hiện tích cực, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho hơn 8.500 người.

Chương trình mục tiêu Giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 được triển khai có hiệu quả Thực hiện tốt chính sách cho hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi; miễn giảm viện phí cho người nghèo, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh nghèo; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo v à các chính sách hỗ trợ sản xuất cho các gia đình

bị thiệt hại do thời tiết, dịch bệnh Đặc biệt là tỉnh đã sớm hoàn thành Đề án xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số theo Nghị quyết của HĐND tỉnh với 5.385 nhà được xây dựng Đây là một nỗ lực rất lớn của tỉnh trong điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn Tình trạng thiếu đói giáp hạt hàng năm đã cơ bản được giải quyết Đời sống nhân dân cơ bản ổn định và từng bước được cải thiện; bộ mặt nông thôn, miền núi ngày càng khởi sắc Đến nay, 1 00% số xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã (trừ mùa mưa); hơn 90% xã có công trình thuỷ lợi nhỏ; 100% xã có trạm y tế; 100% xã có trường tiểu học; 81,3% xã có trường trung

Trang 34

học cơ sở; 58% xã có chợ xã /liên xã; 88% xã có bưu điện văn hoá xã; 99% hộ gia đình sử dụng điện và 81% số hộ gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng nước hợp

vệ sinh.

Các chính sách hỗ trợ phát triển đối với miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được tỉnh ưu tiên thực hiện như chương trình 135, chương trình 134, chính sách trợ giá, trợ cước hàng thiết yếu miền núi, hỗ trợ đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ về y tế, giáo dục cho các xã đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số.

Hoạt động văn hóa thông tin phát triển đa dạng, cải thiện đời sống văn hóa nhân dân, góp phần tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phổ biến pháp luật Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ

sở được đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và đã thu được kết quả đáng khích lệ.

Hoạt động báo chí được đổi mới, nâng cao chất lượng cả nội dung và hình thức, tăng số lượng phát hành; hoạt động phát thanh truyền hình tăng cả về thời lượng và chất lượng; thông ti n được phản ánh kịp thời, sinh động, đúng định hướng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân Diện phủ sóng phát thanh, truyền hình được mở rộng, đến nay đã có 95% số hộ được xem đài truyền hình Việt Nam và được nghe Đài tiếng nói Việt Nam.

1.2 Cơ sở lý luận về văn hóa và thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”:

1.2.1 Một số khái niệm:

1.2.1.1 Đoàn kết:

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng của tác giả Nguyễn Như Ý do N hà xuất bản Giáo dục phát hành: Đoàn kết là thống nhất ý chí, không mâu thuẫn, chống đối lẫn nhau, đoàn kết với nhau.

Đoàn kết là một trong những nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã khơi nguồn và phát huy thành công sức mạnh vô địch của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc Trong kháng chiến chống đế quốc xâm lược, người đã nhấn mạnh: "Nhờ đại đoàn kết mà trong bao thế kỷ, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chủ nghĩa thực dân, làm cách mạng tháng tám thành công và kháng chiến đến thắng lợi"1.

Dưới ngọn cờ của Đảng, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận dân tộc thống nhất trước đây, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhằm động viên toàn dâ n phát

1

Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr.53.

Trang 35

huy lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Để không ngừng thực hiện tốt chức năng cơ bản là đoàn kết dân tộc, tạo nên động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Mặt trận chủ trương thông qua các tổ chức, các cuộc vận động, các phong trào và nhiều hình thức đa dạng khác để tập hợp ngày càng đông đảo mọi tầng lớp nhân dân thành khối Đại đoàn kết vững chắc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côn g bằng, văn minh Nét nổi bật trong những hoạt động đa dạng, phong phú đó là cuộc

vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” Cuộc vận

động đã trở thành phong trào rộng lớn mang tính toàn dân, thực hiện tư tưởng của

Hồ Chí Minh "Lấy sức dân mà xây dựng cuộc sống cho dân ", phát huy truyền thống "Đoàn kết, tương thân, tương ái", "Nhiều điều phủ lấy giá gương" của dân

tộc, góp sức vận động các tầng lớp nhân dân ở cơ sở giúp nhau xây dựng gia đình

ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và khu dân cư giàu mạnh, văn minh, góp phần ổn định tình hình xã hội.

Thông qua cuộc vận động để tăng cường và mở rộng việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, làm cho khối Đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn của nhân dân, từ mỗi địa bàn khu dân cư.

1.2.1.2 Văn hoá:

"Văn hóa" là một danh từ được sử dụng khá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, song là một từ ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau, đôi khi chúng được đồng nhất hóa với trình độ h ọc vấn, cách thức ứng xử, lối sống, sinh hoạt tập thể Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa xuất phát

từ những cách tiếp cận khác nhau.

Ngay từ thời xa xưa hai chữ văn hóa đã sớm xuất hiện trong ngôn ngữ loài người Ở phương Đông, từ "văn hóa" xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ Trung Quốc Ngay từ trước công nguyên, ở đời Tây Hán trong bài "Chi vũ" sách "Thuyết Uyển", Lưu Hương đã viết "Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực" Phàm dùng vũ lực để đối phó với người bất phục tùng, dùng văn hóa không thay đổi được thì sau đó sẽ "trừng phạt" Như vậy văn hóa dùng để đối lập với vũ lực.

Ở phương Tây, trong nền văn minh cổ đại Hy La, từ văn hóa (cultus) có nghĩa

là trồng trọt Từ nghĩa trồng trọt dần dần biến nghĩa thành gieo trồng trí tuệ, tinh thần Như vậy, trong quan niệm của người cổ đại, dù ở phương Đông hay phương Tây, văn hóa đã mang ý nghĩa giáo hóa con người.

Định nghĩa văn hóa của UNESO như sau: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại hình thành một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - văn hóa giúp xác định đặc tính riêng biệt của từng dân tộc".

Trang 36

Theo từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học Hà Nội do tác giả Hoàng Phê biên soạn nêu: Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phá p luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,

ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng với yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"2.

1.2.1.3 Khu dân cư:

Hiện nay, chưa có quy chuẩn của Nhà nước về khu dân cư Khái niệm khu dân

cư được hiểu chỉ tương đối Thông thường khu dân cư bằng một thôn, bản, khu phố, nhưng có khi một thôn, bản, khu phố lại có từ 2 hay nhiều khu dân cư, việc xác định quy mô và tính chất, đặc điểm của từng loại hình khu dân cư ở từng vùng,

miền có khác nhau, do đặc trưng và hoàn cảnh từng nơi quy định ( Như khu dân cư trung du, đồng bằng, miền núi, ven biển, đô thị, vùng có đông đồng bào theo tôn giáo ).

Khái niệm của khu dân cư:

Khu dân cư được hiểu là một cộng đồng cư dân thường có mối quan hệ về gia tộc, tập quán sinh hoạt và cách làm ăn, sinh sống trong một phạm vi địa lý và không gian nhất định Thông thường mỗi khu dân cư tương ứng với một thôn hoặc làng, bản, khu phố, khối phố, khóm…

Những đặc trưng của khu dân cư:

- Khu dân cư có tính cộng đồng Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong khu với nhau trên cơ sở các mối quan tâm chung của họ đối với các vấn đề

có liên quan đến đời sống; cuộc sống về kinh tế, văn hóa, xã hội Sự liên kết giữa các thành viên trong khu dân cư là sự liên kết của những người cùng cư trú trên một địa bàn liền kề, gần nhau theo khô ng gian, không phân biệt giới tính, lứa tuổi, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị, xã hội Tính cộng đồng là nền tảng cho các quan hệ dân chủ, bình đẳng, là cái gốc của “tình làng, nghĩa xóm”, “tối lửa tắt đèn có nhau”, là “bán anh em xa mua láng giềng gần”.

- Khu dân cư vừa có tính tự quản vừa có tính hành chính:

+ Tính tự quản của khu dân cư được hình thành do yêu cầu khách quan của cuộc sống cộng đồng trong khu dân cư vì không phải bất kỳ hành vi nào của con người, bất kỳ quan hệ xã hội nào cũng do pháp luật đ iều chỉnh Khu dân cư tự quản một số công việc như: tự giúp nhau việc cưới, việc tang và tự điều chỉnh những quan hệ ứng xử hàng xóm, láng giềng; tự hoà giải những mâu thuẫn, tranh chấp

Trang 37

nhỏ trong nội bộ khu; tự bàn biện pháp bảo vệ các công trình, cơ sở hạ tầng ở khu như: hố ga, cống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm,

+ Khu dân cư không phải là một cấp hành chính, nhưng có tính hành chính vì mỗi khu dân cư thông thường có một người đóng vai là cánh tay vươn dài của Chính quyền cơ sở (Trưởng thôn, Trưởng bản, Trưởng khu phố ) vì là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức tự quản, có nhiệm vụ tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao

- Khu dân cư thay đổi, phát triển theo ba hình thức vận động cơ bản: vận động

tự nhiên (sinh, tử, cơ cấu nam nữ, tuổi, ); vận động cơ học (di dân); vận động xã hội (học vấn, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội ).

1.2.1.4 Làng văn hoá (Khu dân cư văn hóa):

Trong gần 20 năm trở lại đây khi phong trào xây dựng nông thôn mới được hình thành sau ngày đất nước thực hiện công cuộc đổi mới Đồng thời với đổi mới trên mọi mặt từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục…trên lĩnh vực v ăn hóa cũng được Đảng và Nhà nước thực hiện đổi mới cả ở nông thôn lẫn thành thị Trong đó

có phong trào xây dựng đời sống mới ở làng xã, còn gọi là xây dựng làng văn hóa.

Chính từ thời điểm này thuật ngữ “Làng văn hóa” được người ta làm thước đo cho

công cuộc xây dựng nông thôn mới Nhưng cũng chính từ đây người ta lại đặt ra câu hỏi “Làng văn hóa” là gì?

Văn hóa làng nó mang tính chất tự nhiên, phổ biến Văn hóa làng gắn với sự hình thành và phát triển của làng trong lịch sử với những bản sắc chung và r iêng do môi trường địa lý, tự nhiên và con người làng đó chi phối.

Còn làng văn hóa khơi thủy có ít nhiều mang tính tự nhiên nhưng không đầy

đủ, không phổ biến Trong cách hiểu hiện nay làng văn hóa được hiểu đó là một

mô hình mang tính chủ quan, gắn bó với tính chủ quan của con người mà nội dung của nó là sự toàn vẹn về mọi mặt trên cơ sở nhưng đặc điểm tích cực nhất Về mặt

lý thuyết, nếu văn hóa làng còn có thể tồn tại những mặt yếu kém thì làng văn hóa phải được hiểu hoàn toàn ngược lại Nghĩa là “Làng văn hóa” là làng vươn lên để

đạt đến những giá trị văn hóa của thời đại, mà nội dung của nó là “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc ” như

nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa VI II đã đề ra.

1.2.1.5 Ban công tác Mặt trận:

Ban công tác Mặt trận là một tổ chức Mặt trận, được thành lập ở thôn, làng, bản, khu phố (gọi chung là khu dân cư), do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn ra quyết định thành lập Ban công tác Mặt trận không phải là một cấp, nhưng là mắt xích quan trọng trong hệ thống Mặt trận, trực tiếp hoạt động ở khu dân cư.

1.2.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá:

Trang 38

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam, của phương Đông và phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc

và quốc tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê Nin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc được hình thà nh từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc Trước hết: văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng Văn hóa là kiến trúc thượng tầng của xã hội, vì vậy việc lật đổ chế độ xã hội củ, xã hội thực dân phong kiến và xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa tốt đẹp là mục tiêu của văn hóa Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, theo Hồ Chí Minh là phải

"thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiế n có gốc rễ sâu xa hàng nghìn năm Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc" Khi chỉ rỏ "văn hóa soi đường cho quốc dân đi", Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò động lực của văn hóa Theo người: tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là quyết định; để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ

con người lại chính là văn hóa Vì vậy, người chỉ ra rằng: " Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến; cùng phải cọi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội " Vì thế, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn

hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa - xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, người cho rằng: văn hóa có

tác dụng "Sữa đổi tham những, lười biếng, phù hoa, xa xĩ, sữa xã hội củ xây xã hội mới" Người đã từng nói "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết " Con người có đạo đức trí tuệ, văn hóa, sức khỏe vừa là

động lực xây dựng xã hội chủ n ghĩa, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc Người cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc

của văn hóa Hồ Chí Minh thường nhắc nhở phải " chăm lo đặc tính dân tộc", "phát huy cốt cách dân tộc", "lột cho hết tinh thần dân tộc" trong xây dựng văn hóa, trong sáng tác nghệ thuật Với văn hóa Việt Nam người tự hào: " Nghệ thuật của cha ông ta hay lắm", "âm nhạc dân tộc của ta rất độc đáo" và "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải biết giữ gìn

nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp " Từ đó Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam", "cần phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, " phương Đông hay phương Tây có cái gì hay, cái gì tốt ta phải học lấy"; song điều cốt yếu là "đừng biến ta thành kẻ bắt chước " và đừng chịu vay mà không trả - "cái gốc của văn hóa mới là dân tộc ".

Trang 39

Như vậy, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, của cả cổ kim Đông Tây là một vấn đề lớn trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh Nhưng đây không phải là sự tiếp thu xô bồ mọi thứ của thiên hạ, mà chọn lọc những cái hay, cái tốt, cái đẹp

mang "tinh thần thuần túy Việt Nam" Đó chính là bảo tồn và phát triển văn hóa

của dân tộc đồng thời cần triệt để, tẩy trừ mọi di hại của văn hóa ngoại lai không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam.

Hiện nay, Chúng ta đang sống trong một thời đại mà khoa học, kỷ thuật và công nghệ đã đem lại những biến đổi cực kỳ lớn lao cho cuộc sống của con người; trở thành động lực vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Tuy vậy, cũng chính thời điểm này, nhiều vấn đề tiêu cực và khủng hoảng về xã hội đã nảy sinh trong đời sống, buộc chúng ta phải nhìn lại yêu cầu phát triển bền vững với vị trí, vai trò đặc biệt của văn hóa, càng khẳng định quan điểm văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển đất nước là một vấn đề vừa

có ý nghĩa chiến lược, vừa mang ý nghĩa thời sự quan trọng.

1.2.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hoá và xây dựng đời sống văn hoá:

Văn hóa, theo định nghĩa chung nhất là những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo nên trong tiến trình lịch sử Còn theo cách hiểu thông thường nhất, đó là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm cả tư tưởng xã hội, tri thức xã hội, đạo đức xã hội, đời sống và lối sống xã hội

Ngay từ khi Đảng ta mới thành lập và khi nhà nước cách mạng mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,

"Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", "Phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dâ n".

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rỏ: Xã hội chủ nghĩa là xã hội do nhân dân lao động làm chủ, có nền kinh tế phát triển trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có điều kiện phát triển toàn diện và hài hòa về nhân cách Như vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đồng thời xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Từ Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội3 Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nhấn mạnh "Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc".

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb CTQG,

Trang 40

Tại hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, lần đầu tiên Đảng cộng sản Việt Nam ra nghị quyết riêng về Xây dựng và phát triển nền

văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Nghị quyết vạch ra " Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn khu dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo nên trên đất nước ta đời sống tinh thầ n cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội "4.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đản g ta phát triển quan điểm Nghị

quyết Trung ương năm khóa VIII, đã khẳng định: " Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ".

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định: Phải đặt chiến lược con người ở vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội Điều đó có nghĩa

là các chiến lược kinh tế - xã hội phải xuất phát từ con người, từ việc phát huy các nguồn lực con người, đồng thời chiến lược kinh tế - xã hội phải hướng vào các mục tiêu phát triển con người, lấy đó làm thước đo hiệu quả của sự phát triển kinh

tế - xã hội Đó là đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại trên cơ sở bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.

Để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 235/1999/QĐ-TTg, ngày 23/12/1999 về việc thành lập Ban chỉ đạo

cuộc vận động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" Chỉ thị

số: 1869/CT-TTg, ngày 10/10/2010 của Chính phủ về việc tăng cường phối hợp

với Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong giai đoạn mới.

1.2.4 Chỉ đạo, hướng dẫn của UBTWMTTQVN về triển khai thực hiện

cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”:

Hội nghị lần thứ II, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa IV)

đã quyết định mở cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở

khu dân cư, nay là CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” Để cụ thể hóa, ngày 03/5/1995, Ban Thường trực UBTWMTTQVN đã ban

hành Thông tri số 04/TT-MTTW về Hướng dẫn cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư".

4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Sđd, tr.54-55.

Ngày đăng: 08/11/2014, 10:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Văn hóa - Thông tin (2001), Công văn số 5332/VHTT-VHTTCS, ngày 10/12/2001 về việc thống nhất tên gọi Cuộc vận động động “Toàn dân đoàn kết xây d ựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Năm: 2001
16. Sở lao động thương binh và x ã hội (2011), Báo cáo tổng kết 14 năm thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” số 333 /BC-LĐTBXH, ngày 30/3/2011, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đền ơn đáp nghĩa
Tác giả: Sở lao động thương binh và x ã hội
Năm: 2011
18. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2005), Các văn bản về cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và Toàn dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư
Tác giả: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Năm: 2005
20. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2007), Tài liệu Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Thông tri số 21/TT-MTTW về việc mở rộng v à nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khudân cư
Tác giả: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Năm: 2007
21. Uỷ ban MTTQVN tỉnh Quảng Trị (2010), Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”từ 1995 – 2010, số 51/BC-MT, ngày 30/8/2010, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư
Tác giả: Uỷ ban MTTQVN tỉnh Quảng Trị
Năm: 2010
22. Uỷ ban MTTQVN - Ban vận động “Ng ày vì người nghèo” tỉnh Quảng Trị (2010), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”giai đoạn 2001 – 2010, s ố 45/BC-BVĐ, ngày 21/5/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngày vì người nghèo” tỉnh Quảng Trị(2010), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo
Tác giả: Uỷ ban MTTQVN - Ban vận động “Ng ày vì người nghèo” tỉnh Quảng Trị
Năm: 2010
23. Uỷ ban MTTQVN tỉnh Quảng Trị - Ban vận động “Ngày vì ng ười nghèo” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngày vì người nghèo
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, tập 1 (1930 – 1954), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
3. Cục Thống k ê Quảng Trị (2009), Quảng Trị 20 năm xây dựng và phát triển (1/7/1989 - 1/7/2009), Đông Hà Khác
4. Cục Thống k ê Quảng Trị (2012), Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Khác
5. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (1996-2000), Quảng Trị Khác
6. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà N ội Khác
7. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu to àn quốc lần thứ VIII, Nhà xu ất bản Chính trị Quốc gia, Hà N ội Khác
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, H à N ội Khác
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, H à N ội Khác
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nh à xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu to àn quốc lần thứ X, Nhà xu ất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
12. Trần Hậu (2008), Góp phần nghi ên cứu Đại đoàn kết dân tộc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà N ội Khác
13. Hồ Chí Minh Toàn t ập (1995), Tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
14. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản lý luận chính trị, H à Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w