B. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Trị:
Vị trí địa lý: Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với diện tích tự nhiên là 4.746,9 km2, có tọa độ từ 16018' - 17010' vĩ độ Bắc và từ 106032' - 107024' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Quảng Trị có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện.
Dân số Quảng Trị có 605.583 người (Theo Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2011).
Địa hình phân bố đa dạng theo không gian và có sự đan xen giữa vùng gòđồi thung lũng, miền nội đồng và cồn cát ven biển. Quảng Trị có địa hình chia theo năm dạng: núi, đồi, đồng bằng châu thổ, cồn cát ven biển, biển và hải đảo.
Khí hậu, Quảng Trị nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, thiên tai, bão lũ, gió Tây Nam khô nóng... xảy ra nhiều nhất trong toàn quốc.
Đất tự nhiên của Quảng Trị có hai hệ thống: Hệ đất phù sa và hệ đất feralit. Đất phù sa gồm đất cát, đất cát biển và đất ven sông, ven thung lũng chiếm gần 20% diện tích tự nhiên. Đất phù sa đã tạo nên cho Quảng Trị các vùng đồng bằng khá phù hợp với trồng lúa nước, các loại cây rau màu, củ quả tương đối phong phú đáp ứng nhu cầu của người dân và có giá trị hàng hóa cao.
Đất feralit gồm: đất đỏ các vùng đồi cao, núi thấp và đất mùn trên các núi cao với 21.969 ha đất đỏ bazan và 91.249 ha đất lâm nghiệp rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị như: Cao su, cafê, hồ tiêu ...
Rừng núi chiếm hơn 80% diện tích đất tự nhiên ở Quảng Trị. Vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn gồm nhiều ngọn núi cao, nhiều hang động đẹp, lại gắn với tuyến đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại là điểm tham quan, du lịch hấp dẫn.
Sông ngòi phân bố đều từ Bắc đến Nam, Quảng Trị có 12 con sông lớn nhỏ tập trung thành ba hệ thống sông chính là sông Hiền Lương, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu cùng các con sông nhỏ và nhánh sông tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện. Quảng Trị có hai cửa biển là Cửa Việt và Cửa Tùng là những đầu mối giao thông đường thủy quan trọng đồng thời là danh thắng, địa điểm nghĩ mát lý tưởng cho khách du lịch và nhân dân địa phương.
Thủy sản: Bờ biển dài khoảng 75 km, ngư trường rộng 8.400 km2, có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, mực nang, cá cam, cá bống, hải sâm. Trữ lượng hải sản của tỉn h ước tính 120.000 - 150.000 tấn, hàng năm khai
khác khoảng 25.000 - 30.000 tấn. Ngoài ra, tỉnh có trên 4.000 ha mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản như: tôm, cua, cá.
Khoáng sản: Có đá vôi ở Tân Lâm, Tà Rùng với trữ lượng lớn (trên 3 tỷ tấn) chất lượng tốt; vàng ở Avao; titan ở Vĩnh Linh, Gio Linh và Hải Lăng; các mỏ cát silicở vùng Nam- Bắc Cửa Việt và ở huyện Hải Lăng với trữ lượng lớn có thể sản xuất thủy tinh cao cấp và các sản phẩm vật liệu xây dựng nhân tạo. Ngoài ra, các loại khoáng sản như đá granit, cao lanh và ăngtimoan đang trong quá trình thăm dò, xácđịnh vị trí và trữ lượng để đầu tư khai thác.
Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia như: Quốc lộ 1A và đường xe lửa xuyên việt chạy qua, Quốc lộ 9 nằm trên tuyến Hành la ng Kinh tế Đông – Tây (EWEC) qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư với các nước ASEAN.
1.1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị:
Trong những năm qua, vượt qua nhiều khó k hăn và thách thức, nền kinh tế Tỉnh Quảng Trị đạt tốc độ tăng trưởng khá, giai đoạn 1990 - 2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,2%; giai đoạn 2001 - 2011, GDP tăng trên 10%/năm. Năm 2011, GDP bình quânđầu người đạt mức 21,6 triệu đồng, bằng 79,7% so v ới GDP bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh tăng từ 8,9% năm 1990 lên 37,1% năm 2011; Thương mại, dịch vụ từ 25,4% lên 35,7%; Nông nghiệp giảm từ 65,7% xuống còn 27,2%. Các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều phát triển. Nông nghiệp phát triển toàn diện và theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu sản xuất chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, thâm canh, chuyên canh; vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Một số mô hình kinh tế nông lâm, thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hình thành và từng bước được triển khai, nhân rộng. Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 22 vạn tấn/năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, năng lực sản xuất của ngành không ngừng tăng lên. Nhiều sản phẩm đã duy trì được mức sản xuất ổn định, m ột số sản phẩm mới như: ván gỗ ép, giấy, săm lốp xe máy, tinh bột sắn... ra đời và bước được thị trường chấp nhận. Hạ tầng các khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang (Gio Linh); khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo và các cụm công nghiệp làng nghề đư ợc quan tâm đầu tư xây dựng đã thu hút được một số doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng trưởng của ngành
Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường, hạ tầng kỹ thuật và hiệu quả kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt trên 9%. Hàng hóa lưu thông thuận lợi trên tất cả các vùng.
Hệ thống giao thông được ưu tiên đầu tư; Đến năm 2010, 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm; chương trình kiên cố hoá giao thông nông thôn đã thực hiện được 35% tổng số km chiều dài đường giao thông nông thôn. Nhiều công trình giao thông quan trọng đã hoàn thànhđưa vào sử dụng.
Hệ thống nguồn điện được tăng cường đáng kể với việc xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động công trình thuỷ lợi - thủy điện Quảng Trị có công suất 64 MW, nâng cấp TBA Đông Hà và xây dựng mới các trạm Vĩnh Linh, Lao Bảo, Hải Lăng.... Chương trình điện khí hóa của tỉnh được tập trung đầu tư mở rộng, 100% xãđã cóđiện lưới Quốc gia, trên 99% số hộ sử dụng điện.
Hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh và rộng khắp. Toàn tỉnh có 63 tổng đài điện thoại với tổng dung lượng 82.791 số và 109 tuyến truyền dẫn nội tỉnh; 164 trạm thu phát sóng di động phủ sóng khắp toàn tỉnh; 190 điểm phục vụ bưu chính. Mật độ điện thoại đạt 66,5 máy/100 dân, tăng 6,7 lần so với năm 2005 và 3,8 thuê bao internet/100 dân.
Hệ thống thuỷ lợi được chú trọng đầu tư. Toàn tỉnh hiện có 237 công trình thủy lợi, so với năm 2005 năng lực tưới đã tăng thêm 1 .000 ha, năng lực tiêu tăng thêm 1.500 ha. Hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 37.000 ha lúa Đông Xuân và Hè Thu (đạt trên 70% diện tích canh tác 2 vụ), ngăn mặn và chống lũ tiểu mãn cho 10.000 ha.
Hệ thống đô thị gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 11 thị trấn với diện tích 17.557 ha. Dân số đô thị năm 2010 có 170 nghìn người, chiếm 28,3% dân số toàn tỉnh.
Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường được chú trọng đầu tư: Thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 10/11 thị trấn đã có hệ thống cấp nước máy và tiếp tục được nâng cấp. Các bãi xử lý rác thải tập trung, rác thải y tế; hệ thống thoát nước thải, nước mưa; chương trình nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đã vàđang được quan tâm đầu tư xây dựng.
Hoạt động xuất nhập khẩu có tiến bộ, thị trường xuất khẩu được củng cố và mở rộng hơn. Tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế sản xuất tại địa phương như: cà phê, cao su, lạc nhân, tinh bột sắn, titan, điện thương phẩm… Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 18,7 triệu USD năm 2006 lên đạt 44,5 triệu USD vào năm 2010 (tăng gấp 3 lần so với năm 2005). Hoạt động nhập khẩu được chú trọng đối với các mặt hàng nguyên liệu, thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu qua biên giới. Giá trị hàng hóa nhập khẩu trong 5 năm đạt 221,99 triệu USD, bình quânđạt 44,3 triệu USD/ năm, tăng bình quân 12,6% năm. Riêng năm 2010 đạt 60,6 triệu USD (KH là 45 triệu USD).
Trong những năm qua, nhờ phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, huy động tối đa mọi nguồn lực, tích cực phát triển, khuyến khích và khai thác tốt các nguồn thu nên thu ngân sách trên địa bàn và huy động vốn đầu tư phát triển tăng nhanh. Năm 1990, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh là 10 tỷ đồng, thìđến năm 2011 đạt gần 1.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 22%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm (2005 - 2010) đã huy động được 17.497 tỷ đồng, gấp 3,1 lần giai
đoạn 2000- 2005 và vượt rất nhiều lần so với giai đoạn 1990 - 1995.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm đầu tư phát triển toàn diện cả về cơ sở vật chất, cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học, ngành học. Mạng lưới trường học được phân bố hợp lý, phù hợp với điều kiện từng vùng, miền. Đến nay toàn tỉnh có 324 trường học phổ thông, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đã thành lập Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo được tăng cường, đặc biệt là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ trường học đư ợc cao tầng hoá và kiên cố hoá tăng nhanh so với giai đoạn trước; tỷ lệ phòng học mầm non được kiên cố hóa đạt 29,67%, phòng học phổ thông đạt 80% và đã cơ bản xoá được trường học tạm, tranh tre, nứa lá. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm, tính đến năm học 2009 - 2010, toàn tỉnh có 40 trường Mầm non, 132 trường Tiểu học, 37 trường THCS, 03 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
Chất lượng giáo dục được nâng cao. Đã thực hiện tốt việc duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm học 2009 - 2010, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT đạt 96,5% (năm học 2008-2009 chỉ đạt 82,5%), THCS đạt 98,8%; tiểu học đạt 100%. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn khá cao: giáo viên mầm non đạt 95%; tiểu học đạt 98,5%; THCS đạt 99%; THPT đạt 98,3%; cán bộ quản lý 99,9%.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm chỉ đạo và ngày càng được cải thiện. Mạng lưới y tế cơ sở bước đầu được củng cố và nâng cấp, cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị y tế được chú trọng đầu tư; 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; 76% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 56% xã, phường, thị trấn có bác sĩ.
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm. Chương trình mục tiêu việc làm giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh được triển khai thực hiện tích cực, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho hơn 8.500 người.
Chương trình mục tiêu Giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 được triển khai có hiệu quả. Thực hiện tốt chính sách cho hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi; miễn giảm viện phí cho người nghèo, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh nghèo; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo v à các chính sách hỗ trợ sản xuất cho các gia đình bị thiệt hại do thời tiết, dịch bệnh. Đặc biệt là tỉnh đã sớm hoàn thành Đề án xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số theo Nghị quyết của HĐND tỉnh với 5.385 nhà được xây dựng. Đây là một nỗ lực rất lớn của tỉnh trong điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu đói giáp hạt hàng năm đã cơ bản được giải quyết. Đời sống nhân dân cơ bản ổn định và từng bước được cải thiện; bộ mặt nông thôn, miền núi ngày càng khởi sắc. Đến nay, 100% số xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm xã (trừ mùa mưa); hơn 90% xã có công trình thuỷ lợi
học cơ sở; 58% xã có chợ xã /liên xã; 88% xã có bưu điện văn hoá xã; 99% hộ gia đình sử dụng điện và 81% số hộ gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.
Các chính sách hỗ trợ phát triển đối với miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được tỉnh ưu tiên thực hiện như chương trình 135, chương trình 134, chính sách trợ giá, trợ cước hàng thiết yếu miền núi, hỗ trợ đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ về y tế, giáo dục cho các xãđặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số.
Hoạt động văn hóa thông tin phát triển đa dạng, cải thiện đời sống văn hóa nhân dân, góp phần tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phổ biến pháp luật. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở được đẩy mạnh. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và đã thuđược kết quả đáng khích lệ.
Hoạt động báo chí được đổi mới, nâng cao chất lượng cả nội dung và hình thức, tăng số lượng phát hành; hoạt động phát thanh truyền hình tăng cả về thời lượng và chất lượng; thông ti n được phản ánh kịp thời, sinh động, đúng định hướng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Diện phủ sóng phát thanh, truyền hìnhđược mở rộng, đến nay đã có 95% số hộ được xem đài truyền hình Việt Nam và được nghe Đài tiếng nói Việt Nam.