Cơ sở lý luận về văn hóa và thực hiện cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học Mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững cuộc vận động “toàn dân (Trang 34 - 41)

B. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

1.2. Cơ sở lý luận về văn hóa và thực hiện cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây

kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”: 1.2.1. Một số khái niệm:

1.2.1.1. Đoàn kết:

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng của tác giả Nguyễn NhưÝ do N hà xuất bản Giáo dục phát hành: Đoàn kết là thống nhất ý chí, không mâu thuẫn, chống đối lẫn nhau, đoàn kết với nhau.

Đoàn kết là một trong những nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã khơi nguồn và phát huy thành công sức mạnh vô địch của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong kháng chiến chống đế quốc xâm lược, người đã nhấn mạnh: "Nhờ đại đoàn kết mà trong bao thế kỷ, nhân dân Việt Nam đãđánh thắng chủ nghĩa thực dân, làm cách mạng tháng tám thành công và kháng chiến đến thắng lợi"1.

Dưới ngọn cờ của Đảng, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận dân tộc thống nhất trước đây, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhằm động viên toàn dâ n phát

1

huy lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnhđạo.

Để không ngừng thực hiện tốt chức năng cơ bản là đoàn kết dân tộc, tạo nên động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Mặt trận chủ trương thông qua các tổ chức, các cuộc vận động, các phong trào và nhiều hình thức đa dạng khác để tập hợp ngày càng đông đảo mọi tầng lớp nhân dân thành khối Đại đoàn kết vững chắc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nét nổi bật trong những hoạt động đa dạng, phong phú đó là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Cuộc vận động đã trở thành phong trào rộng lớn mang tính toàn dân, thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh "Lấy sức dân mà xây dựng cuộc sống cho dân", phát huy truyền thống "Đoàn kết, tương thân, tương ái", "Nhiều điều phủ lấy giá gương" của dân tộc, góp sức vận động các tầng lớp nhân dân ở cơ sở giúp nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và khu dân cư giàu mạnh, văn minh, góp phần ổn định tình hình xã hội.

Thông qua cuộc vận động để tăng cường và mở rộng việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, làm cho khối Đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn của nhân dân, từ mỗi địa bàn khu dân cư.

1.2.1.2. Văn hoá:

"Văn hóa" là một danh từ được sử dụng khá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, song là một từ ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau, đôi khi chúng được đồng nhất hóa với trìnhđộ h ọc vấn, cách thức ứng xử, lối sống, sinh hoạt tập thể... Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau.

Ngay từ thời xa xưa hai chữ văn hóa đã sớm xuất hiện trong ngôn ngữ loài người. Ở phương Đông, từ "văn hóa" xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ Trung Quốc. Ngay từ trước công nguyên,ở đời Tây Hán trong bài "Chi vũ" sách "Thuyết Uyển", Lưu Hương đã viết "Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực". Phàm dùng vũ lực để đối phó với người bất phục tùng, dùng văn hóa không thay đổi được thì sauđó sẽ "trừng phạt". Như vậy văn hóa dùng để đối lập với vũ lực.

Ở phương Tây, trong nền văn minh cổ đại Hy La, từ văn hóa (cultus) có nghĩa là trồng trọt. Từ nghĩa trồng trọt dần dần biến nghĩa thành gieo trồng trí tuệ, tinh thần. Như vậy, trong quan niệm của người cổ đại, dùở phương Đông hay phương Tây, văn hóa đã mang ý nghĩa giáo hóa con người.

Định nghĩa văn hóa của UNESO như sau: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại... hình thành một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - văn hóa giúp xác định đặc tính riêng biệt của từng dân tộc".

Theo từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học Hà Nội do tác giả Hoàng Phê biên soạn nêu: Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng với yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"2.

1.2.1.3. Khu dân cư:

Hiện nay, chưa có quy chuẩn của Nhà nước về khu dân cư. Khái niệm khu dân cư được hiểu chỉ tương đối. Thông thường khu dân cư bằng một thôn, bản, khu phố, nhưng có khi một thôn, bản, khu phố lại có từ 2 hay nhiều khu dân cư, việc xác định quy mô và tính chất, đặc điểm của từng loại hình khu dân cư ở từng vùng, miền có khác nhau, do đặc trưng và hoàn cảnh từng nơi quy định. (Như khu dân cư trung du, đồng bằng, miền núi, ven biển, đô thị, vùng có đông đồng bào theo tôn giáo...).

Khái niệm của khu dân cư:

Khu dân cư được hiểu là một cộng đồng cư dân thường có mối quan hệ về gia tộc, tập quán sinh hoạt và cách làm ăn, sinh sống trong một phạm vi địa lý và không gian nhất định. Thông thường mỗi khu dân cư tương ứng với một thôn hoặc làng, bản, khu phố, khối phố, khóm…

Những đặc trưng của khu dân cư:

- Khu dân cư có tính cộng đồng. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong khu với nhau trên cơ sở các mối quan tâm chung của họ đối với các vấn đề có liên quan đến đời sống; cuộc sống về kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự liên kết giữa các thành viên trong khu dân cư là sự liên kết của những người cùng cư trú trên một địa bàn liền kề, gần nhau theo không gian, không phân biệt giới tính, lứa tuổi, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị, xã hội. Tính cộng đồng là nền tảng cho các quan hệ dân chủ, bình đẳng, là cái gốc của “tình làng, nghĩa xóm”, “tối lửa tắt đèn có nhau”, là “bán anh em xa mua láng giềng gần”.

- Khu dân cư vừa có tính tự quản vừa có tính hành chính:

+ Tính tự quản của khu dân cư được hình thành do yêu cầu khách quan của cuộc sống cộng đồng trong khu dân cư vì không phải bất kỳ hành vi nào của con người, bất kỳ quan hệ xã hội nào cũng do pháp luật đ iều chỉnh. Khu dân cư tự quản một số công việc như: tự giúp nhau việc cưới, việc tang và tự điều chỉnh những quan hệ ứng xử hàng xóm, láng giềng; tự hoà giải những mâu thuẫn, tranh chấp

nhỏ trong nội bộ khu; tự bàn biện pháp bảo vệ các công trình, cơ sở hạ tầng ở khu như: hố ga, cống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm,..

+ Khu dân cư không phải là một cấp hành chính, nhưng có tính hành chính vì mỗi khu dân cư thông thường có một người đóng vai là cánh tay vươn dài của Chính quyền cơ sở (Trưởng thôn, Trưởng bản, Trưởng khu phố...) vì là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức tự quản, có nhiệm vụ tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao .

- Khu dân cư thay đổi, phát triển theo ba hình thức vận động cơ bản: vận động tự nhiên (sinh, tử, cơ cấu nam nữ, tuổi,...); vận động cơ học (di dân); vận động xã hội (học vấn, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội...).

1.2.1.4. Làng văn hoá (Khu dân cư văn hóa):

Trong gần 20 năm trở lại đây khi phong trào xây dựng nông thôn mới được hình thành sau ngàyđất nước thực hiện công cuộc đổi mới. Đồng thời với đổi mới trên mọi mặt từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục…trên lĩnh vực v ăn hóa cũng được Đảng và Nhà nước thực hiện đổi mới cả ở nông thôn lẫn thành thị. Trong đó có phong trào xây dựng đời sống mới ở làng xã, còn gọi là xây dựng làng văn hóa. Chính từ thời điểm này thuật ngữ “Làng văn hóa” được người ta làm thước đo cho công cuộc xây dựng nông thôn mới. Nhưng cũng chính từ đây người ta lại đặt ra câu hỏi “Làng văn hóa” là gì?

Văn hóa làng nó mang tính chất tự nhiên, phổ biến. Văn hóa làng gắn với sự hình thành và phát triển của làng trong lịch sử với những bản sắc chung và r iêng do môi trường địa lý, tự nhiên và con người làng đó chi phối.

Còn làng văn hóa khơi thủy có ít nhiều mang tính tự nhiên nhưng không đầy đủ, không phổ biến. Trong cách hiểu hiện nay làng văn hóa được hiểu đó là một mô hình mang tính chủ quan, gắn bó với tính chủ quan của con người mà nội dung của nó là sự toàn vẹn về mọi mặt trên cơ sở nhưng đặc điểm tích cực nhất. Về mặt lý thuyết, nếu văn hóa làng còn có thể tồn tại những mặt yếu kém thì làng văn hóa phải được hiểu hoàn toàn ngược lại. Nghĩa là “Làng văn hóa” là làng vươn lên để đạt đến những giá trị văn hóa của thời đại, mà nội dung của nó là “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” như

nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa VI II đãđề ra.

1.2.1.5. Ban công tác Mặt trận:

Ban công tác Mặt trận là một tổ chức Mặt trận, được thành lập ở thôn, làng, bản, khu phố (gọi chung là khu dân cư), do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn ra quyết định thành lập. Ban công tác Mặt trận không phải là một cấp, nhưng là mắt xích quan trọng trong hệ thống Mặt trận, trực tiếp hoạt động ở khu dân cư.

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam, của phương Đông và phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê Nin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc được hình thà nh từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Trước hết: văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng. Văn hóa là kiến trúc thượng tầng của xã hội, vì vậy việc lật đổ chế độ xã hội củ, xã hội thực dân phong kiến và xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa tốt đẹp là mục tiêu của văn hóa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, theo Hồ Chí Minh là phải "thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng nghìn năm... Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc". Khi chỉ rỏ "văn hóa soi đường cho quốc dân đi", Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò động lực của văn hóa. Theo người: tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là quyết định; để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trìnhđộ con người lại chính là văn hóa. Vì vậy, người chỉ ra rằng: "Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến; cùng phải cọi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội". Vì thế, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa - xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, người cho rằng: văn hóa có tác dụng "Sữa đổi tham những, lười biếng, phù hoa, xa xĩ, sữa xã hội củ xây xã hội mới". Người đã từng nói "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". Con người có đạo đức trí tuệ, văn hóa, sức khỏe vừa là động lực xây dựng xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Người cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của văn hóa. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở phải "chăm lo đặc tính dân tộc", "phát huy cốt cách dân tộc", "lột cho hết tinh thần dân tộc" trong xây dựng văn hóa, trong sáng tác nghệ thuật. Với văn hóa Việt Nam người tự hào: " Nghệ thuật của cha ông ta hay lắm", "âm nhạc dân tộc của ta rất độc đáo" và "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải biết giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". Từ đó Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam", "cần phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, "phương Đông hay phương Tây có cái gì hay, cái gì tốt ta phải học lấy"; song điều cốt yếu là "đừng biến ta thành kẻ bắt chước " và đừng chịu vay mà không trả - "cái gốc của văn hóa mới là dân tộc".

Như vậy, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, của cả cổ kim Đông Tây là một vấn đề lớn trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Nhưng đây không phải là sự tiếp thu xô bồ mọi thứ của thiên hạ, mà chọn lọc những cái hay, cái tốt, cái đẹp

mang "tinh thần thuần túy Việt Nam". Đó chính là bảo tồn và phát triển văn hóa của dân tộc đồng thời cần triệt để, tẩy trừ mọi di hại của văn hóa ngoại lai không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam.

Hiện nay, Chúng ta đang sống trong một thời đại mà khoa học, kỷ thuật và công nghệ đãđem lại những biến đổi cực kỳ lớn lao cho cuộc sống của con người; trở thành động lực vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Tuy vậy, cũng chính thời điểm này, nhiều vấn đề tiêu cực và khủng hoảng về xã hội đã nảy sinh trong đời sống, buộc chúng ta phải nhìn lại yêu cầu phát triển bền vững với vị trí, vai trò đặc biệt của văn hóa, càng khẳng định quan điểm văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển đất nước là một vấn đề vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa mang ý nghĩa thời sự quan trọng.

1.2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hoá và xây dựng đời sống

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học Mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững cuộc vận động “toàn dân (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)