Sản phẩm đã hoàn thành

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học Mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững cuộc vận động “toàn dân (Trang 25 - 102)

STT Tên sản phẩm Số

lượng Quy cách, chất lượng

1 Tài liệu, số liệu về đánh giá thực trạng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC

01 Số liệu trung thực, phản ánh chính xác thực trạng địa phương

2 Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học.

01 Đảm bảo tính khoa học, tính mới, tính thực tiễn.

3 Cuốn cẩm nang nghiệp vụ công tác Mặt trận trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” ở tỉnh Quảng Trị.

01 - Tổng kết lý luận và thực tiễn của công tác thực hiện cuộc vận động. - Rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện cuộc vận động tại địa phương.

4. Tài chính: Tổng kinh phí đã nhận theo hợp đồng: 100.000.000 đồng.

Đã sử dụng, đưa vào quyết toán: 100.000.000 đồng. Số kinh phí chưa sử dụng: 0

Tổng kinh phí thu hồi: 0 Tổng kinh phí phải nộp: 0

PHẦN THỨ HAI

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HỌC A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Công cuộc đổi mới đất nước ta đang đặt ra yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách là giải phóng sức sản xuất, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người trên cơ sở pháp luật hoá và xã hội hoá đời sống kinh tế xã hội, đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phấn đấu thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh đang trở thành “Ý Đảng – lòng dân” trong thời kỳ đổi mới.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với chức năng chủ yếu của mình là phối hợp thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên và phối hợp với các cơ quan Nhà nước phát huy truyền thống sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu cho “Ý

Đảng – lòng dân” sớm trở thành hiện thực, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, mọi gia đìnhở từng khu dân cư.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Uỷ ban TWMTTQVN phát động, đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng hưởng ứng tích cực, đem lại kết quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninhở địa phương; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác Mặt trận, đổi mới công tác vận động quần chúng hướng vào các phong trào thi đua yêu nước.

Đây là cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện và toàn quốc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm cùng Đảng và Nhà nước phát huy ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy mọi tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể và của cả cộng đồng, tạo thành sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tạo điều kiện và thúc đẩy các cấp Mặt trận, các tổ chức thành viên và cả hệ thống chính trị cùng chuyển động về một hướng, thực hiện khẩu hiệu hành động: Hướng mạnh về địa bàn dân cư và hộ gia đình, giúp cơ sở xây dựng địa bàn dân cư có cuộc sống ấm no, an toàn, văn minh và hạnh phúc. Thông qua cuộc vận động ở nhiều địa phương trong tỉnh, các khu dân cư đã xây dựng đời sống văn hoá vui tươi, lành mạnh, hạn chế và xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi, người trót sa ngã vào tệ nạn xã hội ngay tại gia đình và cộng đồng dân cư.

Cuộc vận động góp phần quan trọng vào thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ tự quản ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nhân dân bàn bạc xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước phù hợp, xây dựng cộng đồng dân cư tự quản, xây dựng các tổ hoà giải, tổ an ninh thôn, xóm,

khu phố, các Câu lạc bộ tự nguyện theo giới tính, lứa tuổi... Qua đó làm cho cuộc vận động ở khu dân cư thêm sinh động, phong phú được nhân dân đồng tìnhủng hộ và hưởng ứng tham gia.

Cuộc vận động có tác dụng thúc đẩy kiện toàn tổ chức khu dâ n cư: Chi bộ Đảng, Ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn có đủ sức tập hợp lực lượng, làm bật dậy các tiềm năng nội lực từ địa bàn dân cư, nhằm đưa sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc lên tầm cao mới, chiều sâu mới.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện cuộc vận động vẫn còn một số bất cập, hạn chế như Cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở một số địa phương trong tỉnh chưa nhận thức đầy đủ sâu sắc. Do vậy, việc triển khai các nội dung của cuộc vận động ở những nơi này còn lúng túng, không toàn diện, chất lượng cuộc vận động chưa đồng đều, kết quả bình xét, công nhận gia đình văn hoá, khu dân cư tiên tiến, khu dân cư văn hoá chưa phản ánh đúng hiệu quả cuộc vận động.

Việc tổ chức triển khai thực hiện cuộc vận động trên địa bàn dân cư một số nơi còn hình thức, mới dừng lại ở việc quán triệt văn bản cấp trên trong ban vận động, chưa cụ thể thành mục tiêu, kế hoạch cụ thể, công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức.

Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc ở một số địa phương chưa đi sâu vào từng loại hình khu dân cư, còn có tư tưởng cầu toàn về chỉ tiêu cuộc vận động, thiếu sự vận dụng linh hoạt trong chỉ đạo để động viên các khu dân cư còn nhiều khó khăn vươn lên.

Quy mô, mô hình khu dân cư từng địa phương trong tỉnh không đồng nhất, nơi thì quá lớn, nơi lại quá nhỏ, đặc điểm và điều kiện hoạt động cũng khác nhau, nhưng việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình ở các huyện, thị xã, thành phố chưa được quan tâm đúng m ức. Một số địa phương Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chưa được củng cố, kiện toàn, nên ảnh hưởng đến cuộc vận động.

Từ nghiên cứu thực tiễn thực hiện cuộc vận động, chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn vai trò to lớn của khu dân cư trong việc triển khai phong trào thi đua yêu nước thông qua các phong trào, các cuộc vận động. Đó là nơi thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong cuộc sống; nơi trực tiếp giải quyết có hiệu quả nhất các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngàyở cộng đồng dân cư. Xây dựng cuộc sống mới, đời sống văn hoá ở khu dân cư là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hoá ở khu dân cư” với 6 nội dung toàn diện, sâu sắc, hợp lòng dân, ý Đảng đãđược khẳng định cần tiếp tục được tổ chức thực hiện có hiệu quả cao hơn. Đó là nhiệm vụ đặt ra cho cả hệ thống chính trị, trong đó các cấp uỷ Đảng có vai trò lãnhđạo toàn diện và trực tiếp, các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo những điều kiện cần thiết cho cuộc vận động, Mặt trận Tổ quốc phát huy vai trò chủ trì, phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức thành viên vận động, động viên

nhân dân tham gia thực hiện. Mặt khác, trước yêu cầu nhiệm vụ tập trung thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện nay; Vì vậy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xây dựng đề tài nghiên cứu: Mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trên địa bàn tỉnh là một yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay.

2. Mục tiêu của đề tài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá đúng thực trạng của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tỉnh Quảng Trị, từ năm 1995 đến năm 2010, phát hiện những bất cập, hạn chế trong thực hiện cuộc vận động, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp của các cấp Chính quyền với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Xây dựng hệ thống giải pháp, nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tỉnh Quảng Trị thông qua đó để nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân.

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung chủ yếu xung quanh việc triển khai thực hiện Cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tỉnh Quảng Trị; những vấn đề thực tế trên địa bàn các khu dân cư, cộng đồng dân cư (thôn, bản, làng, khóm, khu phố…)

Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng cuộc vận động trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố (Trừ huyện Đảo Cồn Cỏ). Mỗi huyện chọn 10 khu dân cư có tỷ lệ dân số, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và một số hộ gia đìnhđể khảo sát. Thông qua đó, đánh giá chất lượng, hiệu quả cuộc vận động, đánh giá hiệu quả hoạt động của Ban vận động các cấp, kết quả tuyên truyền, giáo dục, kết quả về sự tham gia, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân đối với cuộc vận động.

Tiến hành khảo sát, kiểm tra lại tình hình công tác Mặt trận ở khu dân cư của địa phương. Xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động phối hợp với địa phương. Tổ chức trao đổi với chính quyền, các ngành có liên quan và các tổ chức thành viên về kế hoạch mở cuộc vận động của địa phương để phối hợp thống nhất chỉ đạo thực hiện.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối văn hóa của Đảng, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic, phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu tư liệu, điền dã và phân tích hệ thống trên cơ sở gắn lý luận với thực tiễn.

Ngoài ra, tổ chức hội thảo lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan chuyên môn phối hợp thực hiện cuộc vận động,tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà chuyên môn một số lĩnh vực liên quan đến đề tài.

5. Nội dung nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu những nội dung chính sau:

5.1. Đánh giá thực trạng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 1995 đến 2010:

5.2. Sự lãnh đạo của cấp uỷ, phối hợp của Chính quyền và các tổ chức thành viên trong việc phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trên địa bàn tỉnh.

5.3. Kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

5.4. Một số giải pháp và kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện chủ trương, cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong những năm tiếp theo.

B. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNGCHƯƠNG I CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị:1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên: 1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên:

Vị trí địa lý: Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với diện tích tự nhiên là 4.746,9 km2, có tọa độ từ 16018' - 17010' vĩ độ Bắc và từ 106032' - 107024' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Quảng Trị có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện.

Dân số Quảng Trị có 605.583 người (Theo Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2011).

Địa hình phân bố đa dạng theo không gian và có sự đan xen giữa vùng gòđồi thung lũng, miền nội đồng và cồn cát ven biển. Quảng Trị có địa hình chia theo năm dạng: núi, đồi, đồng bằng châu thổ, cồn cát ven biển, biển và hải đảo.

Khí hậu, Quảng Trị nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, thiên tai, bão lũ, gió Tây Nam khô nóng... xảy ra nhiều nhất trong toàn quốc.

Đất tự nhiên của Quảng Trị có hai hệ thống: Hệ đất phù sa và hệ đất feralit. Đất phù sa gồm đất cát, đất cát biển và đất ven sông, ven thung lũng chiếm gần 20% diện tích tự nhiên. Đất phù sa đã tạo nên cho Quảng Trị các vùng đồng bằng khá phù hợp với trồng lúa nước, các loại cây rau màu, củ quả tương đối phong phú đáp ứng nhu cầu của người dân và có giá trị hàng hóa cao.

Đất feralit gồm: đất đỏ các vùng đồi cao, núi thấp và đất mùn trên các núi cao với 21.969 ha đất đỏ bazan và 91.249 ha đất lâm nghiệp rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị như: Cao su, cafê, hồ tiêu ...

Rừng núi chiếm hơn 80% diện tích đất tự nhiên ở Quảng Trị. Vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn gồm nhiều ngọn núi cao, nhiều hang động đẹp, lại gắn với tuyến đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại là điểm tham quan, du lịch hấp dẫn.

Sông ngòi phân bố đều từ Bắc đến Nam, Quảng Trị có 12 con sông lớn nhỏ tập trung thành ba hệ thống sông chính là sông Hiền Lương, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu cùng các con sông nhỏ và nhánh sông tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện. Quảng Trị có hai cửa biển là Cửa Việt và Cửa Tùng là những đầu mối giao thông đường thủy quan trọng đồng thời là danh thắng, địa điểm nghĩ mát lý tưởng cho khách du lịch và nhân dân địa phương.

Thủy sản: Bờ biển dài khoảng 75 km, ngư trường rộng 8.400 km2, có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, mực nang, cá cam, cá bống, hải sâm. Trữ lượng hải sản của tỉn h ước tính 120.000 - 150.000 tấn, hàng năm khai

khác khoảng 25.000 - 30.000 tấn. Ngoài ra, tỉnh có trên 4.000 ha mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản như: tôm, cua, cá.

Khoáng sản: Có đá vôi ở Tân Lâm, Tà Rùng với trữ lượng lớn (trên 3 tỷ tấn) chất lượng tốt; vàng ở Avao; titan ở Vĩnh Linh, Gio Linh và Hải Lăng; các mỏ cát silicở vùng Nam- Bắc Cửa Việt và ở huyện Hải Lăng với trữ lượng lớn có thể sản xuất thủy tinh cao cấp và các sản phẩm vật liệu xây dựng nhân tạo. Ngoài ra, các loại khoáng sản như đá granit, cao lanh và ăngtimoan đang trong quá trình thăm dò, xácđịnh vị trí và trữ lượng để đầu tư khai thác.

Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia như: Quốc lộ 1A và đường xe lửa xuyên việt chạy qua, Quốc lộ 9 nằm trên tuyến Hành la ng Kinh tế Đông – Tây (EWEC) qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư với các nước ASEAN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị:

Trong những năm qua, vượt qua nhiều khó k hăn và thách thức, nền kinh tế Tỉnh Quảng Trị đạt tốc độ tăng trưởng khá, giai đoạn 1990 - 2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,2%; giai đoạn 2001 - 2011, GDP tăng trên 10%/năm. Năm 2011, GDP bình quânđầu người đạt mức 21,6 triệu đồng, bằng 79,7% so v ới

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học Mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững cuộc vận động “toàn dân (Trang 25 - 102)