Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cuộc vận động " Toàn dân đoàn kết xây

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học Mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững cuộc vận động “toàn dân (Trang 50 - 102)

B. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

2.2.Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cuộc vận động " Toàn dân đoàn kết xây

kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư": 2.2.1. Ở Trung ương:

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 02/01/2002, Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư".

- Ngày 10-1-2002, Bộ Tài chính và Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BTC- MTTW hướng dẫn công tác quản lý tài chính thực hiện Cuộc vận động.

- Ngày 4/4/2002, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam có Thông tri về việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" trong thời kỳ mới.

- Ngày 24/4/2003, Bộ Văn hoá - Thông tin và Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có Thông báo số 18 về thống nhất một số vấn đề về phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa";

- Ngày 23/6/2006, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT/MTTW-BVHTT về hướng dẫn phối hợp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư".

- Ngày 28/8/2006, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có Hướng dẫn số 32/HD-MTTW về tiêu chuẩn bình xét, công nhận danh hiệu "Khu dân cư tiên tiến" trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư".

2.2.2.Ở địa phương:

Thực hiện hướng dẫn của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch);

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tham mưu cho Cấp uỷ và phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” :

- Ngày 27/3/2000, Tỉnh uỷ Quảng Trị đã ra Chỉ thị số 32-CT/TU về thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

- Ngày 17/7/2000, UBND tỉnh ra Quyết định số 1080/2000/QĐ-UB thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở” cấp tỉnh.

- Ngày 24/8/2000, UBND tỉnh ra Quyết định số 1349/2000/QĐ-UB về việc ban hành Quy định về xây dựng đơn vị văn hoá cơ sở.

- Ngày 6/5/2002, UBMTTQ Việt Nam tỉnh ban hành văn bản Hướng dẫn mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư".

- Ngày 16/01/2003, UBMTTQ Việt Nam tỉnh ban hành văn bản Hướng dẫn chỉ đạo, sử dụng kinh phí thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư".

- Ngày 7/7/2003, UBMTTQ Việt Nam tỉnh ban hành văn bản Hướng dẫn về triển khai thực hiện một số nội dung về danh hiệu thi đua và thẩm quyền công nhận.

2.3. Sự lãnhđạo của cấp uỷ Đảng, sự phối hợp của Chính quyền và các tổ chức thành viên trong việc phát động và thực hiện cuộc vận động “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trên địa bàn tỉnh: 2.3.1. Sự lãnhđạo của cấp uỷ Đảng:

Trong quá trình lãnh đạo đất nước, đảng và nhà nước ta luôn coi trọng việc tạo ra các CVĐ xã hội để xây dựng lực lượng cách mạng, tạo nền tảng dân chủ xã hội và động lực của sự phát triển với phương châm “Lấy dân làm gốc” bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, xây đắp những chuẩn mực mới phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại, hưởng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Đặc biệt từ khi có chủ trương đổi mới, mở cửa, hội nhập, thì yêu cầu bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường các cơ chế làm chủ cơ sở, phát huy nội lực trong cộng đồng dân cư càng có tính bức thiết, có tính quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Trên tinh thần định hướng của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đã triển khai hàng loạt cuộc vận động xã hội mang nội dung tích cực thúc đẩy mọi lực lượng trong xã hội đoàn kết, phấn đấu vì một mục tiêu chung, trong đó có cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, nay là CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do UBTWMTTQVN phát động và chủ trì triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn quốc từ năm 1995 đến nay.

Để lãnh đạo cuộc vận động, ngày 16/7/1998, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nghị quyết hội nghị lần thứ 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết nêu ra 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp lớn trong đó có giải pháp: “ phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong đảng, cơ quan Nhà nước, Mặt trận các đoàn thể ra ngoài xã hội tích cực tham gia phong trào”.

Thực hiện Nghị Quyết của Trung ương Đảng, ngày 27/3/2000, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị đã ra chỉ thị số 32-CT/TU về việc thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở”, Thường vụ Tỉnh uỷ đã yêu cầu các c ấp uỷ Đảng, Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, Mặt trận, các ban ngành đoàn thể phải xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện lồng ghép CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở KDC” và CVĐ xây dựng “Làng văn hoá, gia đình văn hoá

phù hợp với nhu cầu nguyện vọng và xu hướng phát triển của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các cấp uỷ Đảng đã tổ chức quán triệt chỉ thị đến Đảng viên của các chi, Đảng bộ, đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chỉ thị phù hợp với thực tế của các địa phương, đơn vị. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện CVĐ trên địa bàn khu dân cư và đến hộ gia đình. Các cấp uỷ cơ sở đã đưa yêu cầu thực hiện CVĐ vào tiêu chí đánh giá, phân loại chất lượng chi bộ, chất lượng đảng viên ở khu dân cư. Nhiều địa phương đồng chí Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nên hàng tháng Nghị quyết của Chi bộ lãnh đạo nhiệm vụ sát với thực tế hoạt động của Ban công tác Mặt trận. Do vậy mà 6 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân ” được các Chi bộ lãnh đạo thực hiện thường xuyên. Đến nay, 100% Chi bộ hàng tháng đều có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo khu dân cư thực hiện cuộc vận động.

2.3.2. Sựphối hợp của chính quyền:

Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh đã chủ động tích cực phối hợp với UBMT triển khai cuộc vận động sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Sau khi có chỉ thị số 32/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chủ trương lồng ghép 2 CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở KDC” và CVĐ xây dựng “làng văn hoá, gia đình văn hoá” thành một cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở” ngày 17/7/2000, UBND tỉnh đã ra quyế t định số 1080/2000/QĐ-UB thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh do đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, ngày 24/8/2000 UBND tỉnh cũng đã ra quyết định số 1349/2000/QĐ-UB về việc ban hành quy định về xây dựng đơn vị văn hoá cơ sở. Ngày 29/8/2000, tại T rung tâm Văn hoá thông tin tỉnh, Tỉnh uỷ, UBND, UBMTTQVN tỉnh đã chính thức tổ chức lễ phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

Sau lễ phát động của tỉnh, các ban chỉ đạo của các huyện, thị xã cũng đãđược thành lập lại và lần lượt tổ chức lễ phát động.

Để CVĐ triển khai rộng lớn trong các thành phần, lực lượng xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thị xã, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và công tác của mình, chủ động phối hợp với uỷ ban Mặt trận cùng cấp đẩy mạnh tuyền truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện cuộc vận động.

Thực hiện thông báo số 6100/VPCP-QHQH ngày 13 tháng 12 năm 2001của Chính phủ về việc đổi tên cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn chủ trì quản lý, nối tiếp cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” trước đây. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư trong việc tổ chức thực hiện cuộc vận động, từ năm 2002 đến nay, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tiếp tục ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tạo cơ chế để thực hiện cuộc vận động.

UBND tỉnh đã phối hợp với UBMT tỉnh xây dựng quy chế phối hợp hoạt động hàng năm trong đó tập trung phối hợp phát động các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Đảng, nhà nước, Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động. Chủ động trao đổi với UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên về những nội dung, chương trình, kế hoạch, chính sách, giải pháp cụ thể có quan hệ đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Tổ chức lồng ghép phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động ở địa bàn khu dân cư đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Đồng thời đánh giá, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào, các cuộc vận động nói chung và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” nói riêng.

Trên cơ sở các quy định của Chính phủ và hướng dẫn của liên bộ, UBND Tỉnh đã cấp kinh phí thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sống văn hoá ở khu dân cư” từ 1 triệu đồng (năm 2003) lê n 3 triệu đồng/năm/khu dân cư; 5 triệu đồng/năm cho UBMTTQVN các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh (năm 2011).

Nhiều Sở, ban, ngành cũng đã ký kết và phối hợp tổ chức thực hiện CVĐ với Ban thường trực Uỷ ban MTTQVN tỉnh thông qua các Nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp liên ngành và các chương trình đề án như: chương trình phối hợp với Sở Văn hoá – Thông tin (nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đề án xây dựng “làng văn hoá, gia đình văn hoá”; phong trào thực hiện “nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”; “phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Thực hiện chỉ thị số 32 – CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Uỷ ban MTTQVN tỉnh tiến

dân cư” do Uỷ ban TWMTTQVN phát động tháng 5/1995 và phong trào xây dựng “Làng văn hoá – gia đình văn hoá” do Bộ Văn hoá – Thông tin phát động tháng

6/1996 thành phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Để nâng cao chất lượng của phong trào, Sở Văn hoá - Thể thao và du lịch đã phối hợp với UBMT tỉnh tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp ban hành các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng đời sống văn hoá, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, đoàn thể quán triệt việc thực hiện đưa các nhiệm vụ, chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hoá vào nghị quyết của các Cấp uỷ Đảng, kế hoạch của Chính quyền. Công tác, kiểm tra đánh giá kết quả theo các tiêu chí làng, bản, thôn văn hoá, gia đình văn hoá, đơn vị văn hoá đã được phối hợp thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc. Việc thực hiện các thủ tục công nhận được tiến hành kịp thời, thường xuyên và đúng quy định. Định kỳ hàng năm, phối hợp với Mặt trận tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào. Do đó các phong trào ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Điển hình như phong trào “Xây dựng làng văn hoá – gia đình văn hoá” năm 1996 toàn tỉnh mới chỉ có 10 làng phát động xây dựng “Làng văn hoá” thì đến năm 2010 đã có 941/1032 làng văn hoá được phát động, chiếm: 91,1%.

Không chỉ dừng lại ở phong trào xây dựng “Làng văn hoá – gia đình văn hoá” mà hiện nay một số huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phát động phong trào xây dựng huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn điển hình văn hoá và đã có 3 huyện, thị xã được công nhận điển hình văn hoá là Hải Lăng, Thị Xã Quảng Trị và Vĩnh Linh.

Có thể nói, 15 năm qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tích cực, chủ động phối hợp với Uỷ ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận cụ thể hoá chương trình hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hoá” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng đạo đức và lối sống, gắn liền với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tạo được môi trường văn hoá lành mạnh ở cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn thuần phong mỹ tục, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của nhân dân Quảng Trị.

Sở Lao động – Thương binh và xã hội đã phối hợp với UBMTTQVN tỉnh thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” với 5 chương trình tình nghĩa đó là: chương trình xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; chương trình xây dựng nhà tình nghĩa; chương trình ổn định đời sống thương, bệnh binh nặng ở gia đình; chương trình tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; chương trình chăm sóc bố mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và đỡ đầu con liệt sỹ mồ côi. Cùng với những chính sách ưu đãi của đảng và Nhà nước, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh vận động cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động; Các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để chăm lo cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Năm 1997, năm đầu tiên phát động

phong trào xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” nguồn Quỹ của tỉnh mới huy động

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học Mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững cuộc vận động “toàn dân (Trang 50 - 102)