Tình hình đời sống văn hoá ở khu dân cư tỉnh Quảng Trị trước khi thực hiện

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học Mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững cuộc vận động “toàn dân (Trang 41 - 102)

B. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

1.3. Tình hình đời sống văn hoá ở khu dân cư tỉnh Quảng Trị trước khi thực hiện

thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”:

Cùng với những thành tựu của đất nước trong thời kỳ đổi mới, tỉnh Quảng Trị được tái lập (1989), trong điều kiện bộn bề khó khăn, kinh tế chậm phát triển, thu hút đầu tư kém hấp dẫn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Mặt khác, hậu quả chiến tranh để lại còn nặng nề, nhưng với sự nổ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, huy động tối đa mọi nguồn lực tại chỗ để xây dựng lại quê hương. Nhìn chung nền kinh tế những năm đầu tái lập tỉnh 1989- 1995 quy mô còn nhỏ bé và trong giai đoạn đầu tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh thời kỳ này mỗi năm tăng bình quân 6%, năm cao nhất (1995) đạt 8,7%.

Nông nghiệp: Đãđạt được một số kết quả đáng kể. Diện tích, năng xuất, trình độ thâm canh được nâng lên. Một số giống mới có năng xuất cao được đưa vào sản xuất có hiệu quả. Cây công nghiệp ngắn và dài ngày được phát triển. Đến thời điểm này, diện tích cây cao su có trên 5.000 ha, 1.100 ha cây cà phê, 700 ha cây hồ tiêu.

Ngư nghiệp: Phương tiện đánh bắt thủy sản tăng khá nhanh, từ 7.400 CV năm 1991 lên 17.000 CV năm 1995. Sản lượng đánh bắt hải sản năm 1995 đạt 7.500

tấn, tăng 50% so với năm 1990. Nghề nuôi tôm, cá nước lợ, nước ngọt, sông đầm tựnhiên và bán tự nhiên được mở ra ở một số địa phương.

Lâm nghiệp: Trồng mới 13.000 ha rừng tập trung, 8 triệu cây phân tán, tăng tỷ lệ che phủ từ 18% năm 1990 lên 23% năm 1995. Đã giao 136.000 ha rừng và đất cho các đơn vị quốc doanh, tập thể, hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sản xuất.

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tăng bình quân hàng năm 12%, trong đó giá trị công nghiệp quốc doanh chiếm 47%. Một số sản phẩm tăng khá như: xi măng, bia, gạch ngói, thủy sản đông lạnh ... Các lĩnh vực dịch vụ, cơ khí sữa chữa, sản xuất công cụ cầm tay.. được mở ra phục vụ một phần nhu cầu sản xuất, đời sống và giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động.

Thương mại dịch vụ; Tài chính – ngân hàng: Lưu thông hàng hóa thông thoáng, thị trường nông thôn mở rộng tạo môi trường thuận tiện để trao đổi hàng hóa. Ngân hàng chuyển đổi phương thức kinh doanh, có nhiều biện pháp thu hút vốn và đáp ứng nhu cầu vay vốn của xã hội.

Kết cấu hạ tầng cơ sở: Điện lưới đã được quan tâm đầu tư và phát tr iển. Đến năm 1995 đã có 91/136 xã, phường, thị trấn có điện. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống cầu cống được đầu tư sữa chữa, nâng cấp và xây dựng mới. Giao thông nông thôn được phát triển, trên cơ sở hỗ trợ một phần của Nhà nước, nhân dân đóng góp ngày công làm đường liên thôn, liên xã. Bưu chính viễn thông được đầu tư hiện đại hóa. Thủy lợi được chú ý đầu tư, nhiều công trình được củng cố, nâng cấp và xây dựng mới. Nhiều công trình phúc lợi công cộng và văn hóa xã hội như hệ thống đèn đường, cấp thoát nước nội thị ở Đông Hà và thị xã Quảng Trị được đầu tư. Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở trường học, bệnh viện tỉnh, bệnh viện khu vực, trạm xá, các công trình văn hóa, di tích, trung tâm thể thao, hệ thống phát thanh truyền hình...

Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần chuyển biến tích cực, bộ mặt đô thị và một số nơi ở nông thôn, miền núi, miền biển đã khởi sắc. Hoạt động văn hóa – văn nghệ, thông tin báo chí có nhiều tiến bộ. Các thiết chế văn hóa từng bước được hình thành. Một số loại hình văn hóa truyền thống lành mạnh được phục hồi. Phong trào văn hóa quần chúng phát triển khá. Báo chí phát triển nhanh, chất lương thông tin được cải tiến đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Mạng lưới truyền thanh ở các huyện, thị xã và một số địa phương được duy trì để cung cấp thông tin và tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đến với người dân ngày một tốt hơn.

Công tác giáo dục và đào tạo, chăm lo sức khỏe của nhân dân, thể dục thể thao có bước phát triển, ngày một đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội. Phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với cách mạng, phong trào “Xóa đói, giảm nghèo”, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người gặp rủi ro, hoạn nạn, những người cô đơn, tàn tật, mồ côi… được đông đảo nhân dân đồng tì nh

hưởng ứng, tạo nên nét đẹp của cuộc sống cộng đồng, góp phần giảm bớt những khó khăn cho nhiều gia đình và cá nhân.

Phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn trật tự xã hội được phát triển và duy trì, ngày càngđi vào chiều sâu, có nề nếp và có hiệu qu ả. Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thi hành pháp luật, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được coi trọng. Nhiều vụ vi phạm, các đơn thư tố cáo, khiếu nại của công dân cũng như mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân được quan tâm giải quyết

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đãđạt được, vẫn còn những bất cập, tồn tại do nhiều nguyên nhân đem lại: Sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, HTX nông nghiệp…bị giải thể, kinh tế mang đậm nét cung cách của nền sản xuất nhỏ là phổ biến, chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp chiếm tới 62,26%, hộ thuần nông chiếm trên 73%. Toàn tỉnh lúc này có 122 công ty, xí nghiệp, nông trường, trạm, trại trực thuộc…Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đình trệ, công nhân thất nghiệp, không có việc làm kéo dài, đời sống vô cùng khó khăn. Hộ đói nghèo chiếm tới trên 64,7%, số nhà tạm bợ chiếm tỷ lệ 53%. Cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn, hầu hết các cơ quan cấp tỉnh chưa có trụ trở làm việc, tạm bợ, lạc hậu, 50% các hộ gia đình ở nông thôn trong tỉnh không có điện thắp sáng, hạ tầng giao thông, đi lại vẫn còn khó khăn, toàn tỉnh chỉ có Quốc lộ 1A và đường 9 được thảm nhựa, còn lại giao thông liên tỉnh, liên huyện chủ yếu là đường cấp phối, đường liên xã, khu dân cư (Kể cả khu vực thị xã, thị trấn) chủ yếu đường đất nguyên sinh nên việc giao thông đi lại rất khó khăn, nhất là về mùa mưa bão.

Phương tiện nghe nhìn vẫn còn lạc hậu, chủ yếu qua hệ thống loa phát thanh công cộng, khoảng 30% hộ gia đình có rađiô, cát sét, 10% hộ gia đình có ti vi nhưng chủ yếu làở khu vực thị xã, thị trấn.

Về giáo dục – đào tạo: chất lượng dạy và học, mặt bằng dân trí, tỷ lệ lao động có tay nghề trong xã hội còn thấp. Các ngành học phát triển không đồng đều, giáo dục phổ thông phát triển mạnh nhưng giáo dục mầm non, dạy nghề còn yếu. Số trẻ em miền núi huy động vào lớp còn ít, bỏ học nhiều, số người mù chữ còn chiếm tỷ lệ cao. Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn chưa đáp ứng so với yêu cầu.

Việc chăm lo, bảo vệ sức khỏe nhân dân vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Hệ thống y tế ở cơ sở đặc biệt khó khăn, Bệnh viện y tế tuyến tỉnh là Bệnh viện Hà Lan xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị y tế hết sức sơ sài, thiếu thầy thuốc giỏi, chuyên gia đầu ngành và cán bộ y tế cơ sở dẫn đến việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế hoạch hóa gia đình. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em chưa được quan tâm nên tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao. Hoạt động y tế chậm đổi mới, chất lượng phục vụ các nhu cầu đa dạng của xã hội còn thấp; huy động nguồn lực xã hội cho phát triển triển y tế còn hạn chế . Thái độ phục vụ người bệnh của một số cán bộ y

Hoạt động bưu chính viễn thông yếu kém, mạng lưới và thiết bị cũ kỷ, lạc hậu, các dịch vụ thông tin nghèo nàn, kém chất lượng. các dịch vụ bưu chính viễn thông chủ yếu mới dừng ở mức phục vụ cho các cơ quan, các doanh nghiệp nhà nước và một số cơ sở sản xuất lớn…

Quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường đã đem lại những thay đổi rất tích cực cho đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, nhưng những lợi ích của nó đã kéo theo những hệ lụy trong quản lý kinh tế cũng như xã hội của tỉnh Quảng Trị trong giai đoàn này. Những hệ lụy kéo dài đó lại biến tướng trong thực tế dẫn đến những tiêu cực khó lường đối với toàn bộ đời sống xã hội: Các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, nghiện hút, cướp của, giết người… vẫn còn diễn biến phức tạp. Một số hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, nhiều sản phẩm văn hóa không phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc chưa được ngăn chặn tích cực. Những biểu hiện tiêu cực về nếp sống văn hóa, đạo đức trong quan hệ gia đình và xã hội vẫn còn tồn tại. Một số di tích lịch sử, văn hóa, nhất là di tích chiến tranh chưa được bảo vệ và trùng tu.

Các lễ hội văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, chưa chú trọng bảo tồn văn hóa các dân tộc, vùng, miền, các quy ước, hương ước chưa được nhân dân quan tâm thực hiện, chưa xây dựng được mô hình hoạt động văn hóa thông tin phù hợp với từng vùng, từng khu vực. Đa số các khu dân cư không có khu vui chơi, học tập cộng đồng, các thiết chế văn hóa chưa được đầu tư xây dựng....

Công tác bảo vệ tài nguyên môi trường trong thời gian dài từ 1989- 1995 chưa được quan tâm. Việc ô nhiễm môi trường ngày càng nhiêm trọng, ở nông thôn cũng như thành thị, thói ích kỷ đã làm cho không khí ( Theo nghĩa đen) ngột ngạt, khó thở bởi mùi hôi thối do nước thải bẩn, rác thải đ ược vứt ra bừa bãi không quan tâm đến xung quanh. Nhiều rác thải bẩn chưa được thu gom đúng chổ...

Thực trạng đời sống vật chất và tinh thần ở cơ sở địa bàn khu dân cư của tỉnh Quảng Trị thời kỳ trước khi thực hiện cuộc vận động ““Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã phản ánh được những nét cơ bản của đời sống văn hoá khu dân cư cả nước nói chung. Trước thực tế đó, UBTWMTTQVN với chức năng và nhiệm vụ của mình là cầu nối giữa ý Đảng lòng dânđã phátđộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư” nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Phong trào này đã kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm, kết quả đạt được từ các phong trào “Đời sống mới”(1961), xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa” (1996). Phong trào là sợi dây đan kết các phong trào hiện có về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Mục tiêu chung của phong trào là: Đoàn kết xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt đẹp, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội. Với 6 nội dung cơ bản của phong trào là: Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh, xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật, xây dựng môi trường văn hóa sạch- đẹp- an toàn, xây dựng các thiết chế văn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa cơ sở. Cuộc vận động

mang tính nhân văn sâu sắc với mục tiêu là huy động tối đa sức mạnh tại chổ để phục vụ cho cộng đồng, lấy sức dân lo cuộc sống cho dân. Cuộc vận động đãđược các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, được các ngành, các đoàn thể hưởng ứng, được các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đồng lòng, đồng sức quan tâm thực hiện . Do đó phong trào đã có tácđộng tích cực sâu sắc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực của đời sống, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhiều tầng lớp nhân dân

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY

DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở KHU DÂN CƯ” TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Quá trình ra đời Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hoá ở khu dân cư":

2.1.1. Sự ra đời của Cuộc vận động "Xây dựng Đời sống mới" và Cuộc vận động "Xây dựng nếp sống mới":

Sau cách mạng tháng tám thành công (1945), ngày 03/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 44 về "Đời sống mới", trong Sắc lệnh đã nêu rõ:

Thứ nhất: Lập Ban vận động đời sống mới ở Trung ương gồm 09 vị đại diện các thành phần rộng rãi của Chính phủ và các Đoàn thể;

Thứ hai: quy định nhiệm vụ cụ thể cũng như cơ chế hoạt động của Ban vận động Trung ương "Ban Trung ương vận động đời sống mới sẽ lập các tiểu ban vận động ở địa phương, đặt dưới quyền kiểm soát của Ban Trung ương. Ban Trung ương được phép trực tiếp liên lạc với các Bộ, các cơ quan hành chính đ ể được giúp đỡ về mọi phương tiện thực hành; chương trình hành động của Ban Trung ương trước khi đem thi hành phải được Hội đồng Chính phủ duyệt y và hành tháng Ban trung ương phải báo cáo công việc với Bộ trưởng Bộ Nội vụ";

Thứ ba: quy định đảm bảo kinh phí hoạt động của Ban vận động Trung ương "Ban Trung ương vận động đời sống mới được phép lập một cái quỹ riêng để nhận những món tiền trợ cấp của Chính phủ hay những món tiền do các tư nhân hay đoàn thể tự quy cho"

Sau khi Ban vận động Trung ương thành lập và ra mắt quốc dân đồng bào; để đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động xây dựng Đời sống mới trong nhân dân theo tư tưởng "Cần, kiệm, liêm, chính"; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm " Đời sống mới" và ngày 20/3/1947, Uỷ ban vận đồng Đời sống mới trung ương xuất bản tác phẩm này. Trong lời tựa tác phẩm "Đời sống mới", Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Tôi mong đồng bào ta mỗi người một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời sống mới".

Để cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và trên cơ sở kế thừa Cuộc vận động "Đời sống mới" do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng và Mặt trận Việt Minh chủ trì vận động từ năm 1946; Ban Bí thư đã ra Thông tư 113 về mở cuộc vận động "Xây dựng nếp sống mới" và giao cho Mặt trận chủ trì triển khai. Tháng 8/1980 nhân dịp 35 năm Cách mạng tháng 8 thành công, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động cuộc vận động "Xây dựng nếp sống mới" . Đặc trưng của của cuộc vận động "Xây dựng nếp sống mới" gồm:

+ Cuộc vận động có 4 nội dung sau: Xây dựng nếp sống trật tự, vệ sinh nơi công cộng; xây dựng phong tục tập quán mới trong việc cưới, việc tang, việc giỗ, ngày hội và bài trừ mê tín dị đoan; xây dựng gia đình văn hoá mới; đưa cái đẹp vào đời sống hằng ngày.

+ Cuộc vận động lấy địa bàn tổ chức thực hiện là cộng đồng khu dân cư nơi cư trú. Công tác vận động xây dựng nếp sống mới diễn ra linh hoạt với nhiều hình

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học Mở rộng và nâng cao chất lượng – duy trì tính bền vững cuộc vận động “toàn dân (Trang 41 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)