Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
143,8 KB
Nội dung
MỞ RỘNG XÃ HỘI HÓA MỘT SỐ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH PHÁP LÝ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH BÌNH Trường Cán bộ Thành phố HCM Trong mấy năm qua, nhà nước đã thực hiện chủ trương xã hội hóa một số lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, đạt được những thành tựu đáng kể như xã hội hóa y tế, xã hội hóa giáo dục đào tạo, xã hội hóa dịch vụ giới thiệu việc làm, xã hội hóa một số công tác tư pháp, hòa giải tranh chấp, khiếu kiện… Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn, tích cực của xã hội hóa những lĩnh vực quan trọng và cần thiết của đời sống nhân dân. Tính đúng đắn và tác dụng to lớn của xã hội hóa đã thúc đẩy đào tạo giáo dục phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của các trường dân lập, bán công, tư thục từ nhà trẻ mẫu giáo đến các trường phổ thông, dạy nghề chuyên nghiệp, đại học; hoặc xã hội hóa y tế bằng những chính sách mở rộng dịch vụ y tế, cửa hàng dược phẩm tư nhân, phòng khám miễn phí… đã nâng cao khả năng phục vụ y tế cho nhân dân; hay mạng lưới tổ hòa giải ở phường, xã được cũng cố, Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị cơ sở, phường, xã được hình thành, các văn phòng dịch vụ pháp lý của các Đoàn thể được hoạt động…đã góp phần rất lớn vào việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân, ổn định trật tự xã hội, giảm bớt đáng kể công sức, thời gian, tiền bạc của nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, những ưu điểm kể trên của xã hội hóa, một số lãnh vực hành chính pháp luật còn bộc lộ không ít những tiêu cực, sai sót, thậm chí có cả những hành vi lừa đảo, gian lận trong dịch vụ hành chính pháp lý xâm phạm lợi ích chính đánh của nhân dân, ảnh hưởng đến vai trò quản lý hành chính Nhà nước, gây bất bình trong nhân dân.nhưng khong vì thế mà chúng ta không mở rộng, xã hội hóa dịch vụ hành chính pháp lý công mà cần phải tiếp tục củng cố, tăng cường quản lý Nhà nước có hiệu quả đi đôi với mở rộng xã hội hóa các dịch vụ này, để giảm bớt việc cơ quan hành chính Nhà nước phải trực tiếp đảm nhận công việc mà đáng lẽ để xã hội tự giải quyết, vừa giảm được biên chế Nhà nước, tinh gọn bộ máy, giảm bớt ngân sách vừa phục vụ nhân dân nhanh chóng hơn. Trong bài này, chúng tôi xin nêu một số biện pháp thực hiện xã hội hóa các dịch vụ hành chính pháp lý ở Thành phố Hồ Chí Minh. 1. Tiếp tục mở rộng dịch vụ pháp lý: Chúng ta đều biết nhu cầu dịch vụ pháp lý ở thành phố Hồ Chí Minh với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và giao lưu quốc tế lớn nhất của cả nước với trên 5 triệu dân là rất cần thiết. Từ những năm cuối thập niên 80 với chính sách mở rộng hoạt động hổ trợ tư pháp, hàng chục văn phòng tư vấn pháp luật của Hội Luật gia thành phố, giúp đỡ hàng chục ngàn trường hợp về thủ tục hành chính pháp lý. Nhưng gần đây ngành tư pháp đã có chủ trương ngưng việc thành lập các văn phòng tư vấn pháp luật, văn phòng dịch vụ pháp lý làm cho nhiều tổ chức, đơn vị có khả năng hoạt động dịch vụ hành chính pháp lý không thể mở văn phòng hoạt động, nhiều người có đủ trình độ và năng lực pháp lý không thể tham gia dịch vụ cần thiết này của xã hội. Ngoài những văn phòng tư vấn pháp luật được cấp giấy phép hoạt động, các cơ quan, tổ chức, đơn vị muốn hoạt động dịch vụ pháp lý đành phải đứng nhìn các hoạt động dịch vụ pháp lý được thực hiện ở các văn phòng luật sư và gần như là công việc độc quyền của các văn phòng luật sư. Bên cạnh việc không mở các văn phòng tư vấn pháp luật dẫn đến “cầu lớn hơn cung” nên nhân dân phải tìm đến các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ pháp lý không chính thức, những hoạt động này vừa trốn chạy được thuế, vừa tự do lấy lệ phí dịch vụ ngoài vòng quản lý của cơ quan Nhà nước, thậm chí còn không ít những hiện tượng lừa đảo, gian lận, bất chính gây thiệt hại cho nhân dân, gây khó khăn cho hoạt động quản lý Nhà nước và các quá trình giải quyết các nhu cầu của nhân dân. Đã đến lúc (nếu không nói là đã muộn) Nhà nước cho phép cá nhân, tổ chức có trình độ mở các văn phòng tư vấn pháp luật dưới nhiều hình thức theo chế độ cấp phép và quản lý chặt chẽ để xã hội hóa dịch vụ hành chính pháp lý những thủ tục cần thiết phục vụ nhu cầu của nhân dân. Làm được như vậy thì dịch vụ pháp lý không còn là độc quyền của một số văn phòng tư vấn pháp lý và văn phòng luật sư hiện hữu, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, giảm giá lệ phí, ngăn chặn các dịch vụ pháp lý chui hay núp bóng ở các công ty tư vấn về lĩnh vực đầu tư, kinh tế. 2. Mở rộng các dịch vụ về hành chính xây dựng, nhà đất: Các quan hệ mua bán, trao đổi về nhà ở, giao dịch về quyền sử dụng đất ở một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc xây dựng hồ sơ giấy tờ, tiến hành các thủ tục về bản đồ địa chính các loại đất, thiết kế các công trình xây dựng, sửa chữa nhà ở, đo vẽ nhà đất khi thực hiện các giao dịch về nhà đất cũng như xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất là nhu cầu rất lớn và đã trở nên quá tải đối với các cơ quan quản lý nhà đất. Hiện nay ở thành phố đã hình thành một số tổ chức “trắc địa tư”, một số “nhà thiết kế xây dựng tư” phần nào làm giảm sự quá tải của các cơ quan Nhà nước nhưng so với nhu cầu thì cần phải mở rộng hơn nữa. Theo pháp luật hiện hành, mọi giao dịch dân sự về nhà đất như mua bán nhà, tặng cho nhà, thừa kế nhà hay chuyển quyền sử dụng đất đều phải được công chứng, tức là có cơ quan tư pháp của Nhà nước kiểm tra về mặt pháp lý xác nhận, còn việc xin phép xây dựng, sửa chữa nhà hay xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đều được cơ quan quản lý nhà đất thẩm tra, xét duyệt. Nếu tất cả các thủ tục về giấy tờ, hồ sơ giao cho cơ quan Nhà nước đảm nhận thì tất yếu không tránh khỏi quá tải, không tránh khỏi phiền hà cho nhân dân, làm hao tổn ngân sách, tăng biên chế Nhà nước. Vì vậy, theo chúng tôi nên cho phép ra đời nhiều “tổ chức trắc địa tư”, “tổ chức thiết kế xây dựng”, “tổ chức dịch vụ nhà đất tư” bên cạnh các tổ chức dịch vụ công do cơ quan Nhà nước thực hiện, giúp nhân dân tiến hành các công việc giao dịch về nhà đất hay hoàn tất các thủ tục nhà đất. Các tổ chức dịch vụ này thực hiện đặt dưới sự kiểm tra nghiêm ngặt, chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền với qui định giá các lệ phí dịch vụ hợp lý thì chúng ta mới tinh giảm được biên chế, giảm chi ngân sách, và cái được có ý nghĩa hơn là hạn chế được tệ tham nhũng, tệ gây phiền hà của công chức Nhà nước, bên cạnh đó áp dụng chế độ khai báo tài chính chính xác và chế độ thuế đúng mức thì tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 3. Thiết lập chế độ dịch vụ thừa phát lại: Thực tiễn xét xử dân sự của Tòa án, giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện của cơ quan Nhà nước gặp rất nhiều trở ngại, mất nhiều thời gian thẩm tra, xác minh thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các vụ việc bị ứ đọng, kéo dài quá thời hạn pháp luật qui định, nhân dân phải đi lại nhiều lần, nhiều vụ việc bị kiện đi kiện lại, xử đi xử lại hay ra quyết định giải quyết rồi nhưng người dân vẫn kháng cáo, khiếu nại. Muốn khắc phục được tình trạng này phải thực hiện một biện pháp xã hội hóa có hiệu quả cao là dịch vụ thừa phát lại. Ở thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ Mỹ – Ngụy đã có chế độ thừa phát lại. Nay chúng ta nên thành lập lại các tổ chức thừa phát lại với chức năng, nhiệm vụ được đổi mới cho phù hợp với nhu cầu của xã hội và phục vụ đúng đắn các thủ tục pháp lý cho từng loại công việc tư pháp. Tổ chức thừa phát lại là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự thu tự chi, Nhà nước không phải chi ngân sách mà chỉ quản lý hoạt động và kiểm tra, thanh tra hoạt động của họ để đảm bảo cho họ hoạt động đúng pháp luật và đóng thuế đầy đủ theo các chính sách thuế của Nhà nước. Thừa phát lại phải được tiêu chuẩn hóa về mặt năng lực pháp lý và phẩm chất đạo đức, được xét cấp giấy phép hoạt động theo chế độ thi tuyển cấp thẻ hành nghề thừa phát lại (giống như thi cấp thẻ trọng tài viên kinh tế), và thừa phát lại được cấp thẻ, được cấp giấy phép hành nghề để hoạt động. Chế độ dịch vụ thừa phát lại sẽ xã hội hóa được nhiều công việc pháp lý quan trọng như tống đạt giấy triệu tập của Tòa án khi cần thiết, lập biên bản khi nhận các sự kiện pháp lý có giá trị làm chứng, tài liệu để giải quyết các yêu cầu hợp thức hóa chủ quyền nhà, đất, giải quyết các khiếu nại, giải quyết tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động, tranh chấp hành chính, căn cứ để xử lý vi phạm hành chính, giải quyết tố cáo và xét xử hình sự. Trong thực tiễn đời sống diễn ra vô vàn các sự kiện có liên quan đến các quan hệ trao đổi, giao dịch tài sản, quan hệ dịch vụ, quan hệ vợ chồng, quan hệ lao động… nhưng lại thiếu một tổ chức với tư cách là “đệ tam nhân” ( người thứ ba ngoài hai bên) ghi nhận lại làm tài liệu, chứng cứ cho quá trình thực hiện các quan hệ đó hay làm chứng cứ để kiện tụng hoặc giải quyết một số yêu cầu cụ thể của cá nhân, tổ chức nào đó. Ví dụ người chủ cho thuê nhà muốn bán nhà cho thuê, theo luật dân sự họ thông báo cho bên thuê biết để hưởng quyền ưu tiên mua nhà, hết thời hạn mà bên thuê không có ý kiến thì chủ nhà mới được bán cho người khác, nếu có thừa phát lại ghi [...]... được khiếu nại vô lý, khiếu nại đông người Tóm lại bên cạnh xã hội hóa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, xóa đói giảm nghèo, nhà tình nghĩa, chăm sóc người già, trẻ em… cần phải xã hội hóa mạnh mẽ các dịch vụ hành chính pháp lý để thay thế cho Nhà nước hóa các công việc không cần thiết nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, xóa... nhận sự việc v.v… Chính vai trò đó của thừa phát lại đã xã hội hóa những yêu cầu thủ tục pháp lý của xã hội để thay thế cho “nhà nước hóa mà với bộ máy hiện hành không thể nào làm được Vai trò xã hội hóa của thừa phát lại sẽ giúp cho việc xét xử của Tòa án, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại của nhân dân được nhanh chóng chính xác, giảm bớt được việc khiếu nại nhiều lần, kháng cáo kháng nghị đặc...nhận việc thông báo này thì hai bên (nhất là bên thuê) không thể “đôi co” Hoặc khi bên này trao đổi với bên kia về biện pháp thực hiện hợp đồng đó, chắc chắn không thể mời được đại diện chính quyền chứng kiến nhưng có thể mời thừa phát lại đến chứng kiến… Hay người chồng có hành vi bạo hành với người vợ ở mức bình thường người dân cũng khó mời được chính quyền đến lập biên bản nhưng... việc không cần thiết nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, xóa bỏ điều kiện môi trường tham nhũng của công chức Nhà nước Đây là biện pháp tốt có hiệu quả và hợp lòng dân để cải cách hành chính triệt để . một số biện pháp thực hiện xã hội hóa các dịch vụ hành chính pháp lý ở Thành phố Hồ Chí Minh. 1. Tiếp tục mở rộng dịch vụ pháp lý: Chúng ta đều biết nhu cầu dịch vụ pháp lý ở thành phố Hồ. MỞ RỘNG XÃ HỘI HÓA MỘT SỐ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH PHÁP LÝ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH BÌNH Trường Cán bộ Thành phố HCM Trong mấy năm qua, nhà nước đã thực hiện chủ trương xã hội hóa. hóa một số lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, đạt được những thành tựu đáng kể như xã hội hóa y tế, xã hội hóa giáo dục đào tạo, xã hội hóa dịch vụ giới thiệu việc làm, xã hội hóa một số