1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở đại học quân sự

196 489 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Nghiên cứu các công trình khoa học XH&NV của học viên ĐHQS thamgia giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” trong quân đội và giải thưởng khoa họctrẻ Vifotex; xe

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu khái quát về luận án

Hoạt động NCKH và hoạt động đào tạo ở ĐHQS luôn có quan hệ mậtthiết và thâm nhập vào nhau trong quá trình thực hiện sứ mệnh của trườngđại học Trong quá trình đào tạo, hoạt động NCKH của sinh viên, học viên làcon đường trọng yếu để nâng cao nhận thức, phát triển tư duy và năng lựcsáng tạo của người học, vì vậy nó được coi là kết quả, đồng thời là điều kiệncủa dạy học tích cực trong nhà trường

Các học viện, trường sĩ quan quân đội có nhiệm vụ đào tạo cán bộ lãnhđạo, chỉ huy các đơn vị có phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn sâu,học vấn cao; có năng lực lãnh đạo, chỉ huy và khả năng vận động, thuyếtphục cấp dưới thuộc quyền Vì vậy ở ĐHQS thường xuyên coi trọng nângcao chất lượng dạy học và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV

của học viên Tác giả công trình nghiên cứu “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở đại học quân sự” mong muốn sẽ luận giải

được cơ sở khoa học để tổ chức, chỉ đạo, điều hành có kết quả hoạt động đó,nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quân đội

Để đạt được mong muốn nêu trên, luận án tập trung làm rõ các kháiniệm: NCKH, nghiên cứu khoa học XH&NV, quản lý hoạt động nghiên cứukhoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS; tổ chức nghiên cứu thực tiễnnhằm đi sâu phân tích tình hình, thực trạng hoạt động nghiên cứu và quản lýhoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên Trên cơ sở đó để đềxuất phương hướng, biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa họcXH&NV của học viên ở ĐHQS

2 Lý do lựa chọn đề tài

Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 18 tháng 6 năm

Trang 2

2012 xác định mục tiêu đào tạo trình độ đại học là: “để sinh viên có kiếnthức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội,

có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giảiquyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo” [64] Chính vì vậy, dạy học ởđại học phải được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo và năng lực tự học của người học Theo đó, NCKH trở thànhmột trong những nhiệm vụ quan trọng mà sinh viên, học viên phải thực hiệntrong quá trình đào tạo “Quy định về hoạt động NCKH của sinh viên trongcác cơ sở giáo dục đại học” ban hành kèm theo Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ:

“Trách nhiệm của sinh viên, học viên ở các trường đại học phải thực hiệnnghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệvào thực tiễn theo kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của trường đạihọc” [13, tr.15] Để quy định này được thực hiện nghiêm túc đòi hỏi các chủthể quản lý giáo dục ở trường đại học phải coi trọng quản lý hoạt độngNCKH của sinh viên

Các học viện, trường sĩ quan quân đội là những cơ sở đào tạo đội ngũcán bộ có trình độ đại học, sau đại học và chức danh lãnh đạo, chỉ huy, có trithức chuyên sâu theo ngành đào tạo trong lĩnh vực quân sự, đồng thời có khảnăng tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, góp phần bảo vệ vàphát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quanđiểm của Đảng Vì vậy, học viên ở ĐHQS không chỉ được trang bị kiến thức,

kỹ năng nghề nghiệp và năng lực chuyên môn quân sự, mà còn được giáodục có hệ thống về khoa học XH&NV, nhất là về lý luận chính trị và khoahọc xây dựng Đảng Điều đó đòi hỏi học viên ở ĐHQS phải tham gia nghiêncứu khoa học XH&NV

Chiến lược phát triển GD&ĐT trong quân đội giai đoạn 2011- 2020xác định: “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kết hợp chặt chẽ giữa

Trang 3

GD&ĐT với nghiên cứu khoa học… Quan tâm và đầu tư thích đáng cho hoạtđộng nghiên cứu khoa học của học viên ở tất cả các cấp, nhất là học viên đàotạo cấp phân đội trình độ đại học Tổ chức và duy trì có hiệu quả Phong tràoTuổi trẻ sáng tạo ở các học viện, trường” [16, tr.48 - 49] Thực hiện chiếnlược đó, các nhà trường ĐHQS đã đẩy mạnh việc kết hợp giữa dạy học vàđịnh hướng, bồi dưỡng cho học viên nghiên cứu khoa học Nhiều học viên ởĐHQS đã có những công trình, đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm thamgia giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” trong quân đội và giải thưởng khoa họctrẻ Vifotex Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của họcviên ở ĐHQS thời gian vừa qua còn có những hạn chế cần khắc phục đó là:

số lượng đề tài, chuyên đề tuy tăng lên nhưng chất lượng chưa cao, cá biệtcòn có biểu hiện trùng lặp, sao chép và ít được ứng dụng triển khai trongthực tiễn Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trên là do côngtác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQScòn bất cập

Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hoạtđộng nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, trong

đó có một số công trình bàn về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa họcXH&NV trong quân đội, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vềquản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS

Xuất phát từ những lý do trên đây, NCS lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở đại học quân sự” làm đề

tài luận án của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất phương hướng, biện phápquản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên, góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo ở ĐHQS hiện nay

Trang 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa họcXH&NV của học viên ở ĐHQS

- Khảo sát, phân tích đặc điểm, thực trạng, nguyên nhân của quản lýhoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS

- Xác định phương hướng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt độngnghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS

- Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm kiểm chứng biện pháp đã đề xuất

4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

4.1 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lý giáo dục, đào tạo ở đại học quân sự

* Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS

4.2 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung làm rõ những vấn đề quản lý

hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên các ngành đào tạo đạihọc ở ĐHQS dưới góc độ của khoa học quản lý giáo dục

Phạm vi về khách thể khảo sát: Địa bàn khảo sát tập trung ở Học viện Chính

trị, Học viện Hậu cần, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1

Phạm vi về thời gian: Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong quá trình

nghiên cứu từ năm 2011 đến nay

4.3 Giả thuyết khoa học

Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của học viên ởĐHQS, được tiến hành trong quá trình dạy học nhằm nâng cao nhận thức,phát triển trí tuệ, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ lao động khoa họcnghiêm túc cho người học Nếu hiệu trưởng (giám đốc) trường ĐHQS chỉđạo bộ máy quản lý của nhà trường tiến hành tốt việc giáo dục nhận thức,

Trang 5

trách nhiệm của các lực lượng sư phạm; kế hoạch hóa hoạt động nghiên cứukhoa học XH&NV của học viên; hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy trìnhtriển khai nghiên cứu; phát triển các nguồn lực về thông tin, tư liệu, cơ sở vậtchất - kỹ thuật và tài chính; ban hành các quy định khuyến khích học viênnghiên cứu khoa học; tăng cường kiểm tra, đánh giá, phổ biến và ứng dụngkết quả nghiên cứu thì sẽ quản lý chặt chẽ được hoạt động nghiên cứu khoahọc XH&NV của học viên ở ĐHQS.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở tiếp cận từ thực tiễn hoạt độngnghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS và phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ,đồng thời vận dụng các quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgic và thựctiễn trong xem xét, giải quyết vấn đề quản lý hoạt động nghiên cứu khoa họcXH&NV của học viên

Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của khoa học quản lý giáo dục, giáodục học, tâm lý học về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV củahọc viên, sinh viên

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa họcchuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các văn bản quản lý giáo dục, quản

lý khoa học và các công trình khoa học về quản lý hoạt động nghiên cứukhoa học của học viên, sinh viên

Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ của đề tài,chúng tôi tập trung nghiên cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, của Đảng,

Trang 6

Nhà nước; của Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học, Công nghệ về các nội dung cóliên quan đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Sử dụng các mẫu phiếu điều tra, khảo sát 460 cán bộ, giảng viên, họcviên tại Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học việnHậu cần, Học viện Quân y về thực trạng, nguyên nhân và biện pháp quản lýhoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở các học viện,trường sĩ quan quân đội

+ Phương pháp tọa đàm, trao đổi

Tọa đàm, trao đổi với lãnh đạo, chỉ huy nhà trường và cán bộ quản lý cácphòng Khoa học quân sự của Học viện Chính trị, Học viện Hậu cần, Họcviện Quân y, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1 để tìmhiểu về kế hoạch, quy trình triển khai, hoạt động kiểm tra, đánh giá tiến trình,kết quả, chất lượng nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên

+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu các công trình khoa học XH&NV của học viên ĐHQS thamgia giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” trong quân đội và giải thưởng khoa họctrẻ Vifotex; xem xét nội dung của 130 đề tài, 99 chuyên đề khoa học mà họcviên đã thực hiện, gần 100 bài tiểu luận, thu hoạch, các bài hội thảo khoa họccủa học viên từ năm 2010 đến nay; cũng như các báo cáo của Cục Khoa học

và Công nghệ Bộ Quốc phòng, của Ban Thanh niên quân đội về tổng hợp kếtquả hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên; các bản tổng kếtcông tác khoa học, các kế hoạch triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa họccủa nhà trường, các khoa, các đơn vị học viên; các biên bản thẩm định,nghiệm thu các đề tài, chuyên đề và các sản phẩm nghiên cứu khoa họcXH&NV của học viên tại Học viện Chính trị, Trường Sĩ quan Chính trị,Trường Sĩ quan Lục quân 1

Trang 7

+ Phương pháp quan sát sư phạm

Tiến hành quan sát tại Học viện Chính trị, Trường Sĩ quan Chính trị,Trường Sĩ quan Lục quân 1 về các hoạt động chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đánhgiá, xếp loại các công trình khoa học XH&NV của học viên, cũng như các hìnhthức sinh hoạt khoa học của học viên về các chủ đề khoa học XH&NV

+ Phương pháp phân tích nhận định độc lập

Phân tích, tổng hợp các nhận định từ nhiều nguồn tài liệu, chủ yếu lànhận định của Cục Khoa học quân sự Bộ Quốc phòng và của Ban Thanhniên quân đội, Học viện Chính trị, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quanLục quân 1 về các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý hoạt độngnghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ĐHQS

+ Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

- Xin ý kiến của các cán bộ quản lý, nhà khoa học và và giảng viên Học việnChính trị, Trường Sĩ quan Chính trị nhằm xác định tính khả thi của các biện phápquản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS

+ Phương pháp thử nghiệm

Tổ chức thử nghiệm có đối chứng về một số biện pháp cơ bản mà luận

án đã đề xuất tại Trường Sĩ quan Chính trị với sự tham gia của 92 học viên(45 học viên thử nghiệm, 47 học viên đối chứng)

* Phương pháp thống kê toán học

Trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê toán học để

xử lý số liệu làm minh chứng cho những nhận định, đánh giá của đề tài vàthử nghiệm các giải pháp được đề xuất

6 Đóng góp mới của luận án

- Luận án góp phần làm rõ khái niệm quản lý hoạt động nghiên cứukhoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS

- Luận án đã khái quát được đặc điểm hoạt động nghiên cứu khoa họcXH&NV của học viên, làm rõ thực trạng và nguyên nhân quản lý hoạt độngnày ở ĐHQS

Trang 8

- Luận án đã góp phần đề xuất hệ thống biện pháp quản lý hoạt động nghiêncứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS hiện nay có tính khả thi cao.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án được nghiên cứu thành công sẽ góp phần bổ sung, phát triển lýluận về quản lý hoạt động khoa học nói chung, quản lý hoạt động nghiên cứukhoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS nói riêng Trên cơ sở đó góp phầntạo sự chuyển biến về mặt nhận thức và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoahọc XH&NV ở ĐHQS hiện nay

Luận án sẽ là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa họccủa các học viện, NTQĐ, đồng thời còn là tài liệu tham khảo phục vụ chocông tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa họcXH&NV của học viên, sinh viên trong các trường đại học

Kết quả nghiên cứu đề tài có thể vận dụng vào lãnh đạo, chỉ đạo, tổchức hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS trongbối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay

8 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 4 chương với

10 tiết, kết luận và kiến nghị, danh mục công trình khoa học đã công bố,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 9

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Quản lý hoạt động NCKH nói chung, hoạt động NCKH của sinh viêncác trường đại học nói riêng là vấn đề được các nhà giáo, nhà khoa học,chuyên gia quản lý giáo dục quan tâm nghiên cứu với những phương pháptiếp cận khác nhau Điều đó có thể nhận thấy qua tổng quan về vấn đề nghiêncứu được nêu dưới đây

1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Hướng nghiên cứu về quan hệ giữa hoạt động dạy học và hoạt động nghiên cứu khoa học trong quá trình đào tạo

Trong buổi sơ khai của xã hội loài người, những khái niệm về khoa học,NCKH còn khá xa lạ Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại,nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới của con người xuất hiện và khôngngừng tăng lên Nếu như khởi thuỷ, khoa học chỉ là mối quan tâm mang tính

cá nhân của những thiên tài, NCKH chỉ là công việc của số ít những nhàthông thái, có tài năng thiên bẩm thì ngày nay khoa học đã trở thành một lĩnhvực hoạt động được xã hội hoá cao, với sự tham gia của rất nhiều người, trênnhiều lĩnh vực, trong đó có cả những NCKH trong các nhà trường

Ngay từ thế kỷ thứ XVII, nhà giáo dục người Tiệp Khắc J A.Kômenxki (1592 - 1670) đã nêu ra vấn đề “Ban giám hiệu và thanh tra nhàtrường có thể kích thích lòng ham học của học sinh bằng cách trực tiếptham gia vào các hoạt động chung của lớp, chẳng hạn các buổi thảo luậnchuyên đề một hình thức nữa là tăng cường khen thưởng” [22, tr.89].Các nhà giáo dục khác thế kỷ XVIII - XIX như: Pétxtalôdi (Thuỵ sĩ 1746 -1827), Đixtécvéc (Đức, 1790 - 1866), Usinxki (Nga, 1824 - 1870 cũng đãnhấn mạnh sự cần thiết phải khuyến khích và tạo điều kiện để người họcchiếm lĩnh tri thức bằng con đường tự khám phá, tự tìm tòi nghiên cứu.Như vậy, các nhà giáo dục nêu trên rất coi trọng dạy học tích cực, dạyhọc mang tính chất NCKH

Trang 10

Bàn về mối quan hệ giữa giáo viên và sinh viên trong dạy học tích cực

và NCKH, Rojia Roi Sinh - nhà giáo dục học người Ấn Độ cho rằng: “Giáoviên là người cán bộ tri thức, người học suốt đời trong việc hoàn thiện quátrình dạy học, người dạy và người học là những người bạn cùng làm việc,cùng nhau tìm hiểu và khám phá” [76, tr.115, 116], vì thế, nhà giáo đồngthời phải là nhà khoa học, nhà quản lý, có kỹ năng NCKH và biết hướng dẫnsinh viên NCKH

Có nhiều nhà khoa học ở Mỹ và Châu Âu, tiêu biểu là các nhà giáo dục họcnhư: Các Rôgơ (Mỹ), Uôntơ (Cộng hoà Dân chủ Đức), Zinôviép (Liên xô cũ) đã

đề cập đến vấn đề NCKH của người học ở bậc học đại học Uôntơ cho rằng:

“Chúng ta có thể nâng cao khả năng NCKH nếu chúng ta được đào tạo một cuộcsống khoa học rất phong phú thông qua những cuộc trao đổi kinh nghiệm rất rộngrãi và những cuộc tranh luận trao đổi ý kiến, tổ chức các hội nghị khoa học ngay

cả trong các khoa của các trường đại học Để nâng cao hiệu suất NCKH, tăngcường cộng tác tập thể và giải quyết các vấn đề một cách toàn bộ, mỗi vấn đề làmột phạm vi nghiên cứu quan trọng, liên quan đến việc thu hút sinh viên vào trongcông tác nghiên cứu và nhiệm vụ gắn liền với công tác đó nhằm phát triển khảnăng sáng tạo của sinh viên” [14, tr.58]

Công trình nghiên cứu “Foundations of American higher education”

của nhiều tác giả Hoa Kỳ, bàn về nền giáo dục đại học và việc tổ chứcnghiên cứu khoa học trong các trường đại học đã cho rằng: Trong các trườngđại học ở Hoa Kỳ, nghiên cứu khoa học là một hình thức học tập tích cực,góp phần hình thành nên tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề; cótác dụng rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm việc theo nhóm Hơn thế nữa,nghiên cứu khoa học còn làm phong phú và tạo ra bối cảnh cho việc pháttriển nội dung dạy học Một môn học được dạy học dựa trên sự tìm tòi,nghiên cứu sẽ giúp cho sinh viên lĩnh hội một cách có kết quả hơn các trithức và kỹ năng cần thiết

Trang 11

Trong công trình vừa nêu, các tác giả cho rằng, ở các trường đại học Hoa

Kỳ giảng dạy và NCKH được tiến hành đồng thời Để thiết lập và tăng cườngmối liên hệ NCKH và đào tạo, phần lớn các đề tài nghiên cứu của trường đạihọc được tài trợ về kinh phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp cho giảng viênhướng dẫn sinh viên giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, hỗ trợ sinh viên,nghiên cứu sinh tiến hành các thí nghiệm Tổ chức hệ thống NCKH ở Hoa Kỳrất rộng, từ các tổ chức của chính phủ, của liên bang, các bang, của các ngànhcông nghiệp đến các tổ chức phi lợi nhuận và các trường đại học Trong số đó,các trường đại học luôn được ưu tiên đầu tư kinh phí cho các nghiên cứu cơ bảnchất lượng cao (High - Quality basic researchs)

Ở Việt Nam cũng có khá nhiều tác giả đề cập tới vấn đề quan hệ giữa

hoạt động dạy học và hoạt động NCKH, trong đó có thể kể đến các nhà khoahọc như Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường Trong

cuốn sách "Quá trình dạy tự học” các tác giả đã bàn về mối quan hệ giữa

truyền thụ kiến thức và bồi dưỡng cho người học phương pháp, kỹ năngnghiên cứu trong quá trình lĩnh hội [87] Tác giả Lê Khánh Bằng khẳng định:

“Để tạo ra sự chuyển biến từ lối học tập thụ động sang tự học chủ động, cầnlàm cho sinh viên có ý thức chủ động học tập; cần phải bồi dưỡng cho họnăng lực chủ động học tập bằng cách rèn luyện 4 kỹ năng cơ bản: Kỹ năngđịnh hướng trong học tập; kỹ năng thiết kế kế hoạch học tập; kỹ năng thựchiện kế hoạch đã vạch ra; kỹ năng tự kiểm tra quá trình học tập của bảnthân…” [87, tr.115] Các giáo trình “Phương pháp luận về nghiên cứu khoahọc” của các tác giả Thái Duy Tuyên (1997), Lưu Xuân Mới (2000), PhạmViết Vượng (2012) , trên cơ sở cung cấp những tri thức về phương phápluận nghiên cứu khoa học đã chỉ ra cho người học yêu cầu và cách thức tự tổchức, rèn luyện, thực hành tập dượt nghiên cứu khoa học có hiệu quả Trong

bài viết “Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên” tác giả Nguyễn

Thạc cho rằng: công tác NCKH của sinh viên là phương pháp có hiệu quả

Trang 12

nhất trong việc đào tạo những người chuyên gia có chất lượng ở đại học Tác

giả Phan Huy Lê, trong bài “Việc bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên đại học” đã đề xuất cách bồi dưỡng phương pháp nghiên

cứu cho sinh viên bằng kết hợp giảng kiến thức với chỉ dẫn phương pháptìm tòi, phát hiện các vấn đề lý luận, thực tiễn, thông qua đó rèn luyện tưduy, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên

Cùng với những nghiên cứu trên còn có một số công trình và bài viếtbàn về nâng cao chất lượng đào tạo bằng đẩy mạnh NCKH của sinh viên,trong đó có thể kể đến các công trình như: Bài viết “Tăng cường sự kết hợpgiữa NCKH và hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp”của tác giả Trương Tấn Đạt [35], bài viết “NCKH góp phần nâng cao chấtlượng giảng dạy ở các học viện trường đại học công an nhân dân” của tác giảVương Thị Ngọc Huệ [54], bài viết “Hoạt động nghiên cứu khoa học củasinh viên nhân tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo người học ở trườngđại học” của tác giả Ngô Thị Bích Thảo [84], bài viết “Các biện pháp pháthuy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội” của tác giả Đặng Thị Vân [99]

Tác giả Ngô Thị Bích Thảo trong bài viết “Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhân tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo người học ở trường đại học” đã cho rằng, hoạt động NCKH của sinh viên là nhân

tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực Tác giả đã chỉ

ra các đặc trưng của NCKH là: tính mới mẻ và sự kế thừa; tính khách quan,tin cậy về nguồn gốc, được thu thập, xử lí bằng phương pháp phù hợp; tínhmạnh dạn, mạo hiểm; sứ mệnh nhận thức và cải tạo thế giới; tính độc đáo cánhân và sự trung thực của người nghiên cứu Tác giả cũng xác định một sốbiện pháp tăng cường hoạt động NCKH của sinh viên các trường đại học baogồm: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường; đội ngũ

Trang 13

giảng viên tâm huyết; sự phối hợp giữa các phòng, khoa; làm tốt công tácbảo đảm; trang bị phương pháp NCKH cho sinh viên [84, tr.34-35].

Theo lý luận giáo dục hiện đại, nghiên cứu khoa học của người học làcách học sáng tạo ở bậc đại học, là con đường rèn luyện tư duy, tính độc lậpsuy nghĩ của người học, góp phần chuyển hóa quá trình đào tạo thành quátrình tự đào tạo Nghiên cứu khoa học của người học là bước đầu vận dụngmột cách tổng hợp những tri thức đã lĩnh hội để tiến hành hoạt động nhậnthức có tính chất nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề khoa học dođời sống thực tiễn đặt ra

* Hướng nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

- Về vấn đề nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học

Đề cập tới các hình thức NCKH của sinh viên, tác giả Zinôviev trong

tác phẩm: Quá trình dạy học ở trường đại học Xôviết, đã viết: “Khoá luận tốt

nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, độc đáo của sinhviên” Cũng theo tác giả khi thực hiện niên luận, khoá luận thì mức độ độclập và tập dượt NCKH của sinh viên được nâng dần lên qua đó giúp họ cónhững quan điểm, thái độ đối với những tác phẩm khoa học và những phẩmchất, năng lực của người NCKH cũng được hình thành Mặt khác để sinhviên thành công trong NCKH, tác giả cũng quan tâm đến các vấn đề giúp họgiải quyết khó khăn khi chọn đề tài, xây dựng cấu trúc của công trình nghiêncứu Ngoài ra tác giả còn đề cập tới phương pháp quản lý, hướng dẫn sinhviên trong việc NCKH có hiệu quả, đó là, phải tổ chức, tạo mọi điều kiện cầnthiết để sinh viên thể hiện tính tích cực, độc lập ở mức độ cao nhất Giảngviên chỉ giữ vai trò định hướng, tổ chức, theo dõi và giám sát sinh viênNCKH, qua đó giúp họ đạt tới mục đích, yêu cầu đã đặt ra [102, tr 86] Trong công trình nghiên cứu “The managetment of astudent researchprofect - Singapo” các tác giả Rieth Howard và John A Sharp đã nghiên cứu

Trang 14

về hoạt động và NCKH của sinh viên đại học ở Singapo Trong nghiên cứucủa mình các ông đã khái quát việc dạy học và NCKH của sinh viên cáctrường đại học ở Singapo và cho rằng: Việc dạy học ở Singapo được tổ chứcdựa trên cơ sở chủ động học tập - tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Giảngviên giảng dạy có tính chất gợi ý, hướng dẫn tài liệu để sinh viên tự đọc, tựnghiên cứu, tổ chức xêmina và viết thu hoạch theo từng chuyên đề Điềukiện đảm bảo cho học tập - nghiên cứu được cung cấp đầy đủ và phong phú.Thư viện có đầy đủ sách giáo khoa, sách tra cứu, thư viện điện tử, máyphotocopy, mở cửa phục vụ giảng viên và sinh viên từ sáng đến 10 giờ đêm.Giảng đường, phòng học có đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại Trongcông trình này các tác giả cũng cho rằng: giảng viên phải có trình độ và học

vị cao, thành công trong nghiên cứu khoa học thì mới có thể giảng dạy tốt.Nói một cách khác, chất lượng NCKH và chất lượng giảng dạy của giảngviên có liên quan mật thiết với nhau Trong công trình nghiên cứu của mìnhcác ông cũng biên soạn hệ thống tài liệu nhằm giúp các sinh viên đại học biếtcách quản lý kế hoạch nghiên cứu, trên cơ sở đó làm chủ được tiến độ nghiêncứu của mình Các tác giả cũng đã trình bày những vấn đề về việc lựa chọn

đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tập hợp phân tích, xứ lí và đánh giákết quả hoạt động NCKH của sinh viên

Ở Việt Nam hoạt động NCKH của sinh viên đại học đã thu hút được

sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà giáo, các nhà quản

lý giáo dục Đã có nhiều công trình nghiên cứu được biên soạn thành giáotrình, sách chuyên khảo, sách tham khảo phục vụ cho quá trình GD&ĐT

trong các trường đại học Tiêu biểu là các tác phẩm: “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” của tác giả Thái Duy Tuyên; “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” của tác giả Vũ Cao Đàm [25]; “Phương pháp luận

và các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục dành cho học viên cao học” của hai tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức [51]; “khoa học luận

Trang 15

và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” của tác giả Trần Khánh Đức [38]; “Đại cương về khoa học quản lý và quản lý giáo dục” của hai

tác giả Trần Kiểm và Nguyễn Xuân Thức [57]

Trong cuốn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” của Vũ Cao

Đàm được NXB Giáo dục ấn hành năm 2010, tác giả đã mang đến cho ngườiđọc những hiểu biết về những vấn đề cơ bản như: “Khoa học là gì”, trình tựlôgíc trong NCKH, các phương pháp thu thập và xử lí thông tin, những cơ sởcủa đạo đức khoa học Theo tác giả, trong NCKH bất kể là nghiên cứu khoahọc tự nhiên hay KH XH&NV, khoa học công nghệ thì đều phải tuân thủtheo một trật tự lôgíc xác định, bao gồm các bước đó là:

1 Lựa chọn chủ đề (topic) nghiên cứu và đặt tên của đề tài

2 Xác định mục tiêu (Obijective) nghiên cứu

3 Đặt câu hỏi (Question) nghiên cứu

4 Đưa luận điểm, giả thuyết (Hypothesis)

5 Nêu các luận cứ (evedence) để chứng minh giả thuyết

6 Lựa chọn các phương pháp (methods) chứng minh giảthuyết [25, tr.47]

Cùng với việc giúp người học, người nghiên cứu xây dựng trình tự lôgíccủa NCKH tác giả đã hướng dẫn cách xử lí thông tin; cách trình bày các luậnđiểm khoa học, phương pháp tổ chức thực hiện đề tài Đặc biệt tác giả đãquan tâm tới vấn đề đạo đức khoa học, ông cho rằng, dù bất cứ lĩnh vực hoạtđộng nào trong xã hội cũng cần có những chuẩn mực đạo đức, người làmkhoa học càng phải đề cao những chuẩn mực đạo đức, đó là: tính cộng đồng,tính phổ biến, tính không vi lợi, tính độc đáo, tính hoài nghi Các chuẩn mựcnày được viết tắt là CUDOS, đã trở thành tên gọi chung cho chuẩn mực đạođức khoa học của cộng đồng khoa học trên thế giới [25, tr.135]

Tác giả Lê Thạc Cán cùng các cộng sự ở Viện Nghiên cứu Đại học vàgiáo dục chuyên nghiệp đã nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số

Trang 16

60A “Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai trong các trường đại học phục

vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng” Trong công trình này, tác giả đã đánh giá

hiện trạng về tổ chức, quản lý, khai thác năng lực nghiên cứu - triển khai củacác trường đại học Việt Nam; hệ thống hoá những kinh nghiệm tổ chức khaithác tiềm lực nghiên cứu của các trường đại học nước ngoài Trên cơ sở đó, tácgiả đề xuất tăng cường mối quan hệ giữa các viện nghiên cứu, các trường đạihọc, cơ sở sản xuất nhằm hợp tác giải quyết những chương trình nghiên cứu vàcùng nhau khai thác các kết quả nghiên cứu đạt được [17, tr.86]

Đề tài trọng điểm cấp Bộ với mã số B2001-52-TĐ-19 “Đánh giá hiệu quả hoạt động NCKH trong các trường đại học giai đoạn 1996 - 2000”, do

tác giả Vũ Cao Đàm làm chủ nhiệm, đã làm rõ cơ sở lí luận của việc đánhgiá kết quả và hiệu quả nghiên cứu khoa học và nguyên tắc nghiên cứu cácyếu tố đầu vào, đầu ra của NCKH Theo tác giả, đánh giá các yếu tố đầu vàocần dựa vào tiêu chí về các nguồn lực và năng lực thực hiện các hoạt độngkhoa học công nghệ Đánh giá kết quả đầu ra cần dựa trên các yếu tố như:thông tin kết quả nghiên cứu, số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học, sốlượng và chất lượng vật mẫu, cũng như giá trị mà công trình đạt được.Những giá trị này bao gồm: Giá trị bên trong (thông tin chung, về nhận thức,

về hành động); giá trị bên ngoài được đánh giá sau khi áp dụng kết quảnghiên cứu (giá trị kinh tế, giá trị môi trường, giá trị văn hoá, giá trị xã hội,giá trị tri thức ) [26, tr.67]

Tác giả Vương Thị Ngọc Huệ với bài viết “NCKH góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các học viện trường đại học công an nhân dân” đã

đánh giá cao vai trò của NCKH trên các phương diện như: nâng cao chấtlượng giảng dạy; làm phong phú nội dung giảng dạy; góp phần đổi mớiphương pháp giảng dạy; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Tác giả đã

đề xuất một số biện pháp tăng cường NCKH của giảng viên, bao gồm: Nângcao nhận thức cho đội ngũ giảng viên về NCKH; Các hoạt động nghiên cứu

Trang 17

khoa học phải bám sát nhiệm vụ giáo dục đào tạo và NCKH của các học viện,trường đại học công an nhân dân; Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độchuyên môn giỏi, có kiến thức về NCKH và say mê nghiên cứu khoa học;Tăng cường công tác lưu trữ, thông tin khoa học và áp dụng kết quả NCKHvào trong giảng dạy [54, tr.49-50].

Đề tài “Phát triển năng lực NCKH cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục” của tác giả Ngô Viết Sơn đã khẳng định: NCKH là một hình thức tổ

chức dạy học bắt buộc ở bậc đại học, với hình thức nghiên cứu khoa học sinhviên bước đầu nhận thức những vấn đề mà xã hội đặt ra, đòi hỏi phải đượcgiải quyết, thông qua đó sinh viên rèn luyện được khả năng tư duy sáng tạo,từng bước hình thành những tố chất của người lao động tri thức [78, tr.22].Theo tác giả, thời gian qua Học viện Quản lý giáo dục đã quan tâm bồidưỡng năng lực NCKH cho sinh viên, tuy nhiên kết quả thu lại chưa đượcnhư mong đợi Điều đó thể hiện ở chỗ: một bộ phận lớn sinh viên còn bỡ ngỡ

và thờ ơ với các đề tài nghiên cứu; các khoa chưa sát sao, quan tâm đến hoạtđộng NCKH của sinh viên; các môn học trong nhà trường nhiều nhưng mônhọc thuộc lĩnh vực nghiên cứu lại ít và thời lượng không đủ cho sinh viên rènluyện hoàn thiện kỹ năng Từ đó tác giả đề xuất hệ thống biện pháp nângcao năng lực NCKH cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục hiện nay

- Về vấn đề quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trong công trình nghiên cứu: “Quản lý công tác nghiên cứu khoa học”

(năm 1983), K.Bexle, E.deisen, Xlasinxki, do Nguyễn Lân dịch từ bản tiếngNga, Nguyễn Xuân Khoa hiệu đính, đã chỉ ra rằng: Trong trường đại học,hoạt động NCKH của sinh viên cần nhận được sự quan tâm sâu sắc của cáccấp quản lý từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô trên các nội dung chủ yếu như sau:

Mục đích NCKH của sinh viên là nâng cao chất lượng GD&ĐT chuyên

gia có trình độ cao, có khả năng vận dụng vào hoạt động thực tiễn các thànhtựu mới nhất của tiến bộ khoa học - kĩ thuật và văn hoá

Trang 18

Các nhiệm vụ cơ bản của công tác NCKH của sinh viên là đào tạo cho

họ phương pháp, cách thức giải quyết độc lập các nhiệm vụ khoa học và kĩthuật, các kỹ năng làm việc trong tập thể khoa học

Tổ chức công tác NCKH của sinh viên là quá trình tác động có mục

đích, có kế hoạch để sinh viên tìm tòi, sáng tạo nhằm củng cố, mở rộng trithức đã lĩnh hội và tham gia giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn phù hợpvới nhiệm vụ học tập Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt độngNCKH cho sinh viên là đội ngũ cán bộ bộ môn, khoa; các giáo sư, giảngviên đại học; cũng có thể mời các cộng tác viên - cán bộ các cơ quan NCKH

và các nghiên cứu sinh tham gia hướng dẫn NCKH của sinh viên Hiệutrưởng, chủ nhiệm khoa, chủ nhiệm bộ môn, Hội đồng nhà trường chịu tráchnhiệm thiết lập và tổ chức NCKH cho sinh viên

Đảm bảo điều kiện vật lực cho công tác NCKH của sinh viên được thực

hiện theo phương thức: Các chi phí vật chất cần thiết về thiết bị, năng lượng,hoá chất, vật liệu được tính vào kinh phí ngân sách nhà nước hoặc do đốitác đặt hàng theo hợp đồng bảo đảm

Khen thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học: sinh viên đạt giải trong

các cuộc thi sáng tạo và thi sản phẩm khoa học có thể nhận được bằng khen,bằng chứng nhận danh dự cùng với tiền mặt; sinh viên có năng lực rõ rệt vềNCKH và thành tích học tốt được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh, ngoài racông trình đoạt giải còn được thay thế cho một số môn thi

Ở mảng vấn đề này có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoahọc Việt Nam, trong đó trước hết phải kể đến các tác phẩm như: Đề tài

nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp cải tiến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học” của tác giả Trần Thị Ninh Giang [40]; Đề tài “Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên Học viện quản lý giáo dục” của tác giả Ngô Viết Sơn [78]; Đề tài

“Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động

Trang 19

khoa học và công nghệ, lao động trong nhà trường” của tác giả Vũ Tiến Thành; Đề tài cấp Bộ “Điều tra đánh giá hiện trạng, tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam” của tác giả Thân

Đức Hiền

Trong cuốn “Đại cương về khoa học quản lý và quản lý giáo dục”, tác

giả Trần Kiểm và Nguyễn Xuân Thức đã khẳng định “Quản lý là một khoahọc” Với quan niệm như vây, các tác giả đã khái quát những vấn đề chung

về quản lý; quản lý giáo dục và chỉ rõ các chức năng quản lý bao gồm:

- Chức năng kế hoạch hoá;

- Chức năng tổ chức;

- Chức năng chỉ đạo thực hiện;

- Chức năng kiểm tra trong quản lý giáo dục

Bên cạnh đó, các tác giả đã xác định hệ thống nguyên tắc quản lý giáodục như: nhóm những nguyên tắc chính trị xã hội; nhóm những nguyên tắc

về hoạt động quản lý giáo dục; nhóm những nguyên tắc về hoạt động quản lýgiáo dục [57, tr.58]

Trong cuốn sách “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI” xuất bản năm 2014, tác giả Trần Khánh Đức đã dành một chương (hơn

100 trang) để viết về hoạt động NCKH và quản lý hoạt động này Tác giả đãchỉ ra các đặc trưng của hoạt động NCKH và công nghệ, các phương phápNCKH giáo dục; đánh giá trong NCKH; kinh nghiệm quốc tế về hoạt độngnghiên cứu triển khai Đồng thời tác giả cũng đã có những chỉ dẫn cần thiết

về xây dựng đề cương NCKH giáo dục Trong công trình nghiên cứu này,tác giả đã tổng kết kinh nghiệm đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động(hoặc đề tài) NCKH theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể, bao gồm:Chất lượng đầu vào (input); chất lượng quá trình (Prosection); chất lượngđầu ra (Output); chất lượng hiệu quả (effect)

Trang 20

Việc đánh giá, nghiệm thu các công trình NCKH chủ yếu là đánh giá hiệuquả nghiên cứu theo các mặt: Hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội; hiệu quả khoahọc công nghệ; hiệu quả thông tin; hiệu quả đào tạo [37, tr.698] Cùng với việcxác định các nội dung đánh giá, tác giả đã xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cụthể, được lượng hoá thành điểm số và mức độ đánh giá, giúp cho đội ngũ cán bộquản lý và các cơ quan quản lý khoa học dễ dàng sử dụng trong quản lý đánh giáhiệu quả NCKH của nhà trường, cơ quan, đơn vị mình.

Nghiên cứu khoa học và quản lý NCKH là vấn đề được nhiều học viêncao học và nghiên cứu sinh quan tâm nghiên cứu Những công trình của cácđối tượng kể trên cũng khá đa dạng, điều đó có thể nhận thấy qua các luận

văn, luận án đã bảo vệ thành công như: Luận án “Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành đa lĩnh vực” của tác giả Lê Yên Dung [23]; Luận án “Quản lý nghiên cứu khoa học ở các trường đại học sư phạm” của tác giả Hoàng Thị Nhị Hà [42]; Luận án “Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên đại học sư phạm” của tác giả Lê Thanh Chung [20].

Tác giả Lê Yên Dung năm 2010 đã bảo vệ thành công luận án “Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành đa lĩnh vực” tại Đại học Giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội Với quan điểm tiếp

cận hệ thống, tiếp cận phát triển và tiếp cận mục tiêu luận án đã tập trungnghiên cứu để tìm ra phương thức tổ chức, cơ chế vận hành, giải pháp tácđộng, cho mô hình quản lý NCKH ở các trường đại học đa ngành, đa lĩnhvực ở Việt Nam Cơ sở lí luận của luận án được xây dựng theo cách tiếp cậnquản lý chất lượng tổng thể, đó là xây dựng mô hình cấu trúc chức năngquản lý hoạt động NCKH ở đại học đa ngành đa lĩnh vực Trên cơ sở nghiêncứu đánh giá thực trạng mô hình và quy trình quản lý NCKH, qui trình quản

lý đề tài, quản lý nguồn nhân lực tác giả đề xuất mô hình quản lý và 4nhóm giải pháp theo các mặt: tổ chức, chính sách, tăng cường quản lý chất

Trang 21

lượng và phát triển nguồn nhân lực quản lý Kết quả nghiên cứu của tác giảcho thấy việc vận dụng mô hình quản lý hoạt động NCKH ở đại học đangành, đa lĩnh vực theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể là phù hợp[23, tr.68].

Đề tài“Thực trạng và giải pháp cải tiến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học” của Viện Chiến lược

và Chương trình giáo dục, với mã số B2003-52-31 được hoàn thành năm

2006, do tác giả Trần Thị Ninh Giang làm chủ nhiệm Các tác giả của đề tài

đã tập hợp kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động NCKH trong các nhàtrường đại học gồm: Kinh nghiệm của các nước thuộc Liên Xô (cũ); MôngCổ; Cộng hoà Dân chủ Đức; Cu Ba; Trung Quốc; Nhật Bản Trên cơ sởkinh nghiệm đó, các tác giả đã xây dựng hệ thống lí thuyết; đánh giá thựctrạng, đề xuất hệ thống biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viêncác trường đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [40, tr.31]

Ngoài các công trình khoa học nêu trên còn có một số tác giả và côngtrình trong nước nghiên cứu và khẳng định vai trò của hoạt động NCKH và

quản lý hoạt động NCKH như: Đề tài “Một số biện pháp cải tiến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An” (2006) của Trần Văn Phước; “Một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên”(2007) của Lê Thị Tuyết; “Một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng Sơn La” (2009) của

Nguyễn Văn Nho Các đề tài trên đã góp phát triển lý luận quản lý giáo dục

và giải quyết một cách thiết thực các vấn đề về quản lý hoạt động NCKH ởcác cơ sở đào tạo cụ thể

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết, năm 2007 đã hoàn thành luận án “Cơ sở lí luận và thực tiễn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam theo định hướng bình đẳng giới” tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 22

[98] Từ góc độ bình đẳng giới, luận án đã tập trung nghiên cứu vai trò và vịthế của cán bộ nữ trong hoạt động NCKH ở một số trường đại học Việt Nam.Trên cơ sở phân tích các vấn đề về lí luận quản lý, về giới và về hoạt độngnghiên cứu khoa học, luận án đã xây dựng luận cứ khoa học để nghiên cứu

về quản lý hoạt động NCKH theo hướng bình đẳng giới, đánh giá thực trạng

về quản lý hoạt động NCKH ở các trường đại học theo hướng tiếp cận bìnhđẳng giới Luận án đã xác định được những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng

và các điều kiện tăng cường tham gia NCKH của cán bộ nữ Luận án dự báođược các yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến hoạt động NCKH, tác giả đã chỉ

ra các yếu tố về giới, tuổi và đặc biệt là yếu tố về trình độ, học vị là nhữngyếu tố tác động, ảnh hưởng to lớn đến việc tham gia NCKH của cán bộ nữ.Luận án đã đề xuất ba nhóm giải pháp quản lý nhằm tăng cường bình đẳnggiới trong quản lý hoạt động NCKH ở các trường đại học Việt Nam đó là:Nhóm giải pháp tác động vào chính sách và cơ chế thực hiện; Nhóm giảipháp tác động vào chiến lược của các trường đại học và Nhóm giải pháp tácđộng vào việc tham gia và hỗ trợ tham gia NCKH Trong đó nhóm giải pháptác động vào chiến lược của các trường đại học được coi là nhóm giải phápmang tính đột phá Kết quả thu được của luận án có thể giúp cho các nhàquản lý, hoạch định chính sách của ngành, các trường đại học có một hìnhdung toàn cảnh về bức tranh NCKH của cán bộ nữ và hướng giải quyết nhằmnâng cao vai trò vị thế của cán bộ nữ trong hoạt động này

Trong những năm gần đây, Tạp chí Giáo dục đã công bố kết quả

nghiên cứu của khá nhiều tác giả về hoạt động nghiên cứu khoa học vàquản lý hoạt động NCKH với các góc độ tiếp cận khác nhau như: Bài viết

“Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng nghề du lịch - thương mại Nghệ An” của tác giả Đậu Chính Nghĩa [71], bài viết “Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học cho cán bộ trẻ trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của tác giả Cao

Trang 23

Tuấn Anh [1], bài viết “Tăng cường biện pháp quản lý đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học” của tác giả Nguyễn Quang Giao [41]; bài viết “Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Tâm [81], bài viết “Phân tích dữ liệu bước quan trọng trong nghiên cứu khao học” của tác giả Ngô Viết Sơn [79], bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn của GV các

trường đại học hiện nay” của tác giả Mai Văn Hoá [49], bài viết “Pháttriển kỹ năng NCKH của sinh viên trường Đại học Hồng Đức” của tác giảDương Thị Thoan [86]

Trong bài viết “Tăng cường biện pháp quản lý đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học” tác giả Nguyễn

Quang Giao đánh giá: Công tác NCKH của sinh viên thời gian qua ở cáctrường đại học đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên so với yêu cầuđặt ra vẫn còn nhiều bất cập như: Các công trình nghiên cứu còn hạn chế về số

và chất lượng, một số sinh viên thực hiện đề tài còn chiếu lệ, chưa nắm chắcphương pháp luận NCKH, còn lúng túng khi vận dụng các phương pháp vàothực tiễn nghiên cứu Để khắc phục những hạn chế đó, tác giả đề xuất áp dụngmột số biện pháp như: Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò quan trọngcủa hoạt động nghiên cứu khoa học; Xây dựng kế hoạch NCKH toàn khoá chosinh viên; Cải tiến tổ chức triển khai hoạt động NCKH của sinh viên theohướng tăng cường tính chủ động cho sinh viên; Tăng cường công tác kiểm trađánh giá khen thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học [41, tr 57-59]

Trong bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn của giảng viên các trường đại học hiện nay” tác

giả Mai Văn Hoá đã có nhận định đánh giá khái quát về chất lượng nghiêncứu khoa học XH&NV của giảng viên các trường đại học, trên cơ sở đó đềxuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học XH&NV bao

Trang 24

gồm: Tạo bước chuyển cơ bản trong nhận thức của giảng viên về hoạt độngnghiên cứu khoa học XH&NV; Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng nănglực NCKH xã hội nhân văn cho đội ngũ giảng viên; Tiếp tục đổi mới cơ chếquản lý, tổ chức và điều hành hoạt động NCKH của giảng viên; Đưa yếu tốkhoa học thâm nhập sâu vào hoạt động giảng dạy; Tăng cường các chính sáchđãi ngộ tạo động lực cho giảng viên NCKH [49, tr 11-12].

Bài viết “Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học cho cán bộ trẻ trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của tác giả Cao Tuấn Anh, hướng tới đối

tượng cán bộ dưới 35 tuổi, được tuyển chọn kĩ về phẩm chất, năng lực, đặcbiệt là năng lực NCKH Tác giả cho rằng, nguyên nhân ảnh hưởng đến mức

độ thành thạo các kỹ năng cơ bản trong NCKH của đội ngũ cán bộ trẻ do: ýthức tu dưỡng của cán bộ trẻ, các hoạt động bồi dưỡng nâng cao kỹ năngNCKH còn ít; cơ hội tham gia các đề tài khoa học chưa nhiều; khen thưởng,

kỉ luật trong hoạt động NCKH còn chưa hợp lí; sự quan tâm của các cấpquản lý chưa đúng mức Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng kỹ năng NCKHcho đội ngũ cán bộ trẻ, theo tác giả: các cấp quản lý cần phải chỉ đạo sát saohoạt động NCKH; thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng; tạo điềukiện cho đội ngũ cán bộ trẻ tham gia vào các đề tài; tăng cường giao lưu traođổi, toạ đàm [1, tr 57-59]

* Hướng nghiên cứu về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở đại học quân sự

Trong lĩnh vực quân sự đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến tổchức hoạt động NCKH của học viên như là một trong những nhiệm vụ quantrọng của đổi mới phương pháp dạy học ở các học viện, NTQĐ Bởi vì, tổchức hoạt động NCKH cho học viên là điều kiện cần thiết để nâng cao kỹnăng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo, đồng thời là một trong những hìnhthức tổ chức dạy học có hiệu quả về phát triển tư duy sáng tạo, tính độc lậpsuy nghĩ và chủ động học tập, nghiên cứu của người học Nhận thức được

Trang 25

vai trò to lớn của NCKH trong đào tạo ở ĐHQS, nhiều nhà khoa học đã dành

sự quan tâm đến vấn đề tổ chức, quản lý hoạt động này của học viên, tiêu

biểu là các tác giả: Lê Minh Vụ với công trình “Tổ chức quá trình dạy học các môn KH XH&NV các trường ĐHQS” [100], Trương Thành Trung với công trình “Nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học xã

hội và nhân văn quân sự hiện nay” [92], Phạm Văn Nhuận với công trình

“Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam” [72], Vũ Quang Lộc với công trình “Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học XH&NV ở ĐHQS” [61], Vũ Quang Đạo với công trình “Các giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” [33], Nguyễn Thanh Bình với công trình “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của học viên ở Học viện Chính trị hiện nay” [9], Nguyễn Phương Đông với công trình “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện Chính trị hiện nay” [36]

Tác giả Lê Minh Vụ với công trình“Tổ chức quá trình dạy học các môn

KH XH&NV ở đại học quân sự” đã đề cập những vấn đề cơ bản về lý luận,

thực tiễn tổ chức quá trình dạy - học các môn khoa học xã hội nhân văn ởĐHQS như: Đổi mới phương pháp dạy - học các môn khoa học XH&NV;kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại; tổ chức bài giảng theo chủ đề

Trang 26

xã hội nhân văn trong quân đội Trên cơ sở đó, đề tài này đã đề xuất nhữnggiải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trongQuân đội nhân dân Việt Nam.

Đề tài cấp ngành: “Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng giảng dạy

và nghiên cứu khoa học XH&NV ở đại học quân sự” do ông Vũ Quang Lộc

làm chủ nhiệm đã coi mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng giảng dạy vànghiên cứu khoa học XH&NV là mối quan hệ tương tác, thống nhất giữa haihoạt động cơ bản, chủ chốt của một nhà trường nhằm thực hiện tốt các mụctiêu, yêu cầu đào tạo Theo các tác giả của đề tài này, hoạt động NCKH vàcác hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường có tính độclập tương đối, song luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, hoạt động này tác độngđến chất lượng, hiệu quả của hoạt động kia

Tác giả Vũ Quang Đạo với đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay”, đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận

và thực tiễn về nghiên cứu khoa học của học viên thuộc các khóa đào tạocán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị Quân sự Trên cơ sở đó,

đề tài đã đề xuất giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh NCKH của học viên cáckhóa đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay

Tác giả Trương Thành Trung trong bài viết “Coi trọng yêu cầu nghiên

cứu khoa học trong hoạt động dạy - học sau đại học” đã chỉ rõ: Ở bậc đào

tạo đại học và sau đại học, hoạt động dạy - học dường như hoà quyện vớihoạt động NCKH Vì vậy, theo tác giả, dạy học trong NTQĐ phải kíchthích tính tích cực tìm tòi, khám phá của người học; tổ chức hoạt động tựhọc gần giống như hoạt động NCKH; tạo ra những điều kiện để học viêntrình bày, bảo vệ những chính kiến của mình, đồng thời biết phản bác, tranh

Trang 27

luận khoa học thông qua các hình thức học tập theo nhóm, tập thể và tích cựchuy động họ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học [ 91, tr.47-50].Theo tác giả Trương Thành Trung, để đẩy mạnh hoạt động NCKHtrong ở đại học quân sự thì các chủ thể quản lý giáo dục cần coi trọng: xâydựng động cơ, mục đích NCKH đúng đắn cho cán bộ, giảng viên, họcviên; nâng cao trình độ vận dụng phương pháp luận vào hoạt động NCKH;tăng cường các điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường; rènluyện tư duy độc lập, sáng tạo và kỹ năng làm việc tập thể của người làmkhoa học [90, tr 63-67], coi trọng việc quảng bá sản phẩm khoa học, triểnkhai xây dựng những đề án ứng dụng, hoặc kế hoạch thử nghiệm kết quảnghiên cứu vào thực tiễn [92, tr 65-67].

Tác giả Nguyễn Thanh Bình với đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của học viên ở Học viện Chính trị hiện nay”, đã làm rõ

một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng nghiên cứu khoa học củahọc viên và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứukhoa học của học viên ở Học viện Chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mớiGD&ĐT trong thời kỳ mới

Tác giả Nguyễn Phương Đông với đề tài nghiên cứu “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện Chính trị hiện nay”, đã tập trung làm rõ một số

vấn đề lý luận và thực tiễn; làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp cơ bảnnhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện Chính trị hiện nay

2 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết

* Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nghiêncứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của họcviên , sinh viên, bước đầu có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Trang 28

Ở nước ngoài, các nhà sư phạm, nhà khoa học rất quan tâm tới vấn đề

tổ chức, quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, coi đây là con đường trọngyếu để nâng cao nhận thức, phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho ngườihọc Hoạt động NCKH và hoạt động đào tạo luôn có quan hệ mật thiết vàthâm nhập vào nhau trong quá trình thực hiện sứ mệnh của trường đại học.Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là một bộ phận không tách rời củaquản lý giáo dục trong trường đại học Những công trình nghiên cứu vềnghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trên thế giớivừa chỉ ra được những vấn đề lý luận chung, vừa hướng vào giải quyếtnhững vấn đề cụ thể của đào tạo và NCKH ở trường đại học phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh của từng quốc gia Chúng ta cần và có thể tiếp thu có chọn lọcnhững tri thức, kinh nghiệm của thế giới để nghiên cứu vấn đề quản lý hoạtđộng NCKH của học viên, sinh viên các trường đại học ở Việt Nam trên cácphương diện như: Đề cao vị trí, vai trò của NCKH trong sự phát triển xã hội;Đặt hoạt động NCKH của sinh viên trong mối quan hệ biện chứng, thống nhấtvới hoạt đông dạy học; Tôn trọng nét đặc thù của công tác quản lý hoạt độngNCKH; Quan tâm đến các chính sách ưu tiên và chế độ đãi ngộ để động viêncác sinh viên, các nhà khoa học, đội ngũ nghiên cứu viên toàn tâm toàn ý choviệc nghiên cứu khoa học

Công trình khoa học của các tác giả trong nước đã phản ánh khá phong

phú, đa dạng về lý luận và thực tiễn hoạt động NCKH và quản lý hoạt độngNCKH của ở các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc Ở mỗi góc độ tiếpcận khác nhau, các tác giả đã biết dựa vào nguyên tắc phương pháp luậnnghiên cứu khoa học và thực tiễn đời sống để làm rõ những khái niệm cơ bảntrong lĩnh vực quản lý hoạt động NCKH, phân tích được thực trạng nghiêncứu khoa học và quản lý hoạt động NCKH trong những phạm vi nghiên cứu

cụ thể, với những đối tượng cụ thể, đồng thời đưa ra những biện pháp quản

lý có giá trị khoa học, cả về mặt lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, phần lớn các

Trang 29

công trình khoa học trên chưa đề cập cụ thể đến nghiên cứu khoa họcXH&NV và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của sinh viên,chưa làm rõ được những đặc điểm về nội dung, tiêu chí quản lý và nhữngyếu tố tác động, ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa họcXH&NV của sinh viên trong trường đại học Song những kết quả nghiêncứu của các các công trình nêu trên cũng có giá trị định hướng, gợi mở đểchúng tôi tiếp tục đi sâu khai thác, phát triển trong nghiên cứu về quản lýhoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS

Các nhà khoa học trong lĩnh vực quân sự đã có nhiều công trình khoa

học tập trung nghiên cứu về hoạt động NCKH nói chung, nghiên cứu khoahọc XH&NV của học viên ở đại học quân sự nói riêng Ở đây, các tác giả đãvận dụng thành tựu khoa học của thế giới vào thực tiễn giáo dục - đào tạotrong quân đội để nêu ra những quan điểm: Dạy học đại học trong ở đại họcquân sự phải mang tính tìm tòi, sáng tạo và gắn bó mật thiết với nghiên cứukhoa học; quản lý giáo dục trong NTQĐ phải bảo đảm tăng cường sự gắn kếtchặt chẽ giữa dạy học và tổ chức hoạt động NCKH của học viên Trong sốcác công trình nghiên cứu về hoạt động NCKH và quản lý hoạt động nghiêncứu khoa học trong quân đội có khá nhiều công trình đề cập tới vấn đề nângcao chất lượng nghiên cứu khoa học XH&NV tại Trường Sĩ quan Chính trị

và Học viện Chính trị và coi đây là một giải pháp nâng cao chất lượng đàotạo cán bộ chính trị và giảng viên khoa học XH&NV

* Những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết

Từ những khái quát trên đây, chúng tôi nhận thấy những vấn đề chủyếu đang đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết như sau:

Một là, làm rõ nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

XH&NV của sinh viên các trường đại học nói chung, của học viên ở đại học quân sự nói riêng Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải xem xét quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV trong mối quan hệ thống nhất với

Trang 30

quá trình dạy học các bộ môn khoa học XH&NV ở trường đại học, đồng thờitính đến những yêu cầu, điều kiện và đặc điểm của nghiên cứu khoa học

XH&NV ở Việt Nam, nhất là trong các trường ĐHQS Trên cơ sở làm rõ những nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV chúng ta

có thể xác định các tiêu chí đánh giá quá trình quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS Đây chính là cơ sở khoa học cho

việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NVcủa học viên ở ĐHQS hiện nay

Hai là, phân tích các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình quản lý

hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở đại học quân sự.

Trong việc này chúng ta có thể sử dụng cách tiếp cận hệ thống để phân tíchcác tác động tích cực, thuận chiều, cũng như các tác động tiêu cực, trái chiều

từ môi trường xã hội, từ chế độ, chính sách, quy chế đào tạo, từ hoạt động dạyhọc và phẩm chất, năng lực, mối quan hệ công việc của các chủ thể hoạt độngdạy học và nghiên cứu khoa học XH&NV ở ĐHQS Thừa nhận những tácđộng đa chiều, phức tạp của các nhân tố khách quan, chủ quan đối với quá

trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở đại học

quân sự, chúng ta có thể tiếp tục làm rõ những điều kiện đảm bảo chất lượng

nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên tại các nhà trường đó

Ba là, xác định phương hướng và biện pháp quản lý hoạt động nghiên

cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS cho phù hợp với sự phát triển

của tình hình, nhiệm vụ của quân đội trong bối cảnh hiện nay Thực tế giáodục, đào tạo ở ĐHQS đang đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xãhội hóa, dân chủ hóa, nâng cao chất lượng dạy học và NCKH nhằm đápứng nhu cầu đào tạo ra những con người có bản lĩnh chính trị cao, đạo đứctrong sáng, có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, khả năng thích ứng caovới những biến động của tình hình, nhiệm vụ Vì vậy, giải pháp quản lýhoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS phải bám

Trang 31

sát định hướng nêu trên Đó là một đòi hỏi khách quan, nhưng không dễgiải quyết.

1.1.1 Khái niệm khoa học và khoa học xã hội và nhân văn

Thuật ngữ “Khoa học” xuất hiện từ tiếng Latin “Scienta” nghĩa là trithức Điều đó đã tự nói lên mối quan hệ mật thiết giữa khoa học và tri thứccủa nhân loại về thế giới khách quan Theo Pierre Auger, khoa học đượchiểu là: Hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận độngcủa vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy Theo Webter’ NewCollegiste Dictionary, “khoa học” được định nghĩa là những tri thức đạtđược qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu Như vậy có thể hiểu rằng, khoahọc là hiểu biết có hệ thống của con người đạt được thông qua sự tìm tòi,phát hiện chân lý từ thực tiễn cuộc sống, là quá trình nghiên cứu nhằm khámphá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội Nhữngkiến thức mới hay học thuyết mới có thể thay thế dần những cái cũ, khôngcòn phù hợp Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luậtcủa vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội

và tư duy Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừngphát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội Quá trình nhận thức của con ngườiđược thực hiện với nhiều trình độ khác nhau và bằng các phương pháp khácnhau, tạo ra hệ thống tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học

Tri thức kinh nghiệm: Là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động

hàng ngày của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người và

Trang 32

giữa con người với thiên nhiên Quá trình này giúp con người hiểu biết về sựvật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa con ngườivới con người trong xã hội Tri thức kinh nghiệm được con người khôngngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế Tuy nhiên, tri thức kinhnghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tínhcủa sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người Vì vậy, trithức kinh nghiệm chỉ phát triển hiểu biết đến một giới hạn nhất định, nhưngtri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.

Tri thức khoa học: Là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ

thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêuxác định và được tiến hành bằng các phương pháp khoa học nhất định.Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quảquan sát, thu thập các sự kiện, chứng cứ khoa học qua những thí nghiệm vàqua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên để tìm ra bản chất, quy luật của các sự vật,hiện tượng Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và

bộ môn khoa học như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học…

Các quan điểm nêu trên đều cho rằng, khoa học là hệ thống tri thức về thế giới khách quan, trước hết là về các quy luật vận động của thế giới và sự vận dụng của các quy luật đó để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn Quá trình tìm tòi, phát hiện các tri thức đó diễn ra một cách có chủ đích, có tổ chức được gọi là hoạt động khoa học Đây là một dạng hoạt động xã hội đặc thù mang tính phức tạp cao, bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác nhau.

Việc phân định lĩnh vực hoạt động khoa học dựa trên các tiêu chí về đốitượng nhận thức, đối tượng phản ánh và phương pháp, quy trình tìm tòi, pháthiện tri thức khoa học Hình thức biểu hiện của tri thức khoa học là kháiniệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật và tính quy luật Cùng với sự phát triển

Trang 33

của xã hội loài người, nhận thức của con người về thế giới ngày càng được

mở rộng và chuyên sâu, do đó sự phân định lĩnh vực hoạt động khoa học,cũng như các môn khoa học cũng ngày càng phát triển

Thực tế, khoa học nói chung khi mới hình thành chưa có sự phân chiathành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà phải tới thời kỳ phục hưng điều

đó mới được phân định tương đối rõ Hiện nay, theo quan niệm phổ biển về cơcấu nhóm ngành khoa học chung nhất, khoa học được phân thành ba lĩnh vực

cơ bản là: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học XH&NV

Trong lịch sử phát triển của khoa học, một thời gian dài khoa học xã hộiđược quan niệm là khoa học nghiên cứu về quy luật hình thành, phát triểncủa xã hội trong đó có con người Khi xã hội ngày càng phát triển, vai tròcủa con người đối với sự vận động, phát triển của xã hội ngày càng tăng lên,thì vấn đề con người trở thành đối tượng nghiên cứu cấp thiết của chính conngười Điều đó đã trực tiếp dẫn tới sự phân tách của một số bộ môn thuộckhoa học xã hội để trở thành một ngành khoa học mới, đó là khoa học nhânvăn - khoa học nghiên cứu về con người và vì con người Tuy nhiên, do conngười vừa là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội, vừa là chủ thể của xã hội, nênkhi nghiên cứu con người thì không thể tách khỏi xã hội; ngược lại, khinghiên cứu xã hội thì không thể tách khỏi con người với tư cách là chủ thểcủa xã hội Chính dựa trên tiền đề đó mà trong sự phát triển của khoa học đãhình thành nên một liên ngành khoa học nhằm đáp ứng đòi hỏi sự vận độngphát triển của xã hội đó là khoa học XH&NV

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: khoa học XH&NV là hệ thốngnhững tri thức về xã hội và về con người hợp thành xã hội” Nếu tách bạch rathì khoa học xã hội nghiên cứu về xã hội còn khoa học nhân văn nghiên cứu

về con người Có những khoa học nghiên cứu về xã hội như một chỉnh thểphát triển qua thời gian: đó là sử dụng và những khoa học liên quan nhưkhảo cổ học, dân tộc học Có những khoa học nghiên cứu xã hội như một cấu

Trang 34

trúc gồm nhiều yếu tố hợp thành (kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội, ý thức

xã hội) cũng như những mặt khác của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị,pháp luật, đạo đức, tôn giáo, văn học nghệ thuật, tâm lý… Đó là khoa học xãhội theo nghĩa hẹp

Nếu lấy con người làm đối tượng nghiên cứu, coi con người là trungtâm của khái niệm khoa học nhân văn thì chưa đủ, bởi con người luôn gắnliền với xã hội Vì vậy, khoa học nhân văn còn gồm cả những khoa học theochuyên ngành và liên ngành nghiên cứu về xã hội loài người Thuật ngữkhoa học xã hội ở đây được dùng theo nghĩa rộng chỉ sự nghiên cứu về loàingười nói chung, tương phản với giới tự nhiên… Việc tách khoa học xã hộitheo nghĩa rộng ra thành khoa học xã hội và khoa học nhân văn để làm nổilên con người với tư cách là chủ thể của xã hội thành đối tượng nghiên cứu

rõ bản chất, quy luật, cơ chế vận động, biến đổi của các yếu tố cấu thành nên

xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của con người.

Khoa học XH&NV được cấu thành bởi nhiều ngành khoa học khácnhau như: triết học, xã hội học, tâm lý học, văn hóa học, đạo đức học…nhưng đều có chung một nhiệm vụ là nghiên cứu các quy luật hình thành,phát triển của xã hội và con người, nghiên cứu mối quan hệ giữa con ngườivới con người, giữa con người với tự nhiên, môi trường xã hội Trong xã hội,con người đóng vai trò vừa là khách thể, vừa là chủ thể của sự phát triển xãhội Đấu tranh để giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của áp bức, bất

Trang 35

công, phát triển con người một cách toàn diện theo hệ giá trị chân thiện

-mỹ phải được coi là trung tâm của sự phát triển xã hội Vì thế khoa học xãhội và khoa học nhân văn thâm nhập vào nhau để tạo nên lĩnh vực khoa họcXH&NV - một lĩnh vực khoa học có những đóng góp hết sức quan trọng vàotiến bộ xã hội của toàn nhân loại

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở đại học quân sự

1.1.2.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học xã hội

và nhân văn

* Nghiên cứu khoa học:

NCKH với mục đích đi tìm lời giải thích và thực hiện các dự báo chocác câu hỏi mà khoa học và thực tiễn chưa có đáp án, nhằm góp phần giatăng tri thức nhân loại Hoạt động NCKH là một dạng hoạt động đặc biệt củacon người Bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo của chủ thể, nhằmnhận thức thế giới khách quan, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị cải tạo chínhthế giới khách quan

Như vậy, hoạt động NCKH là hành động tìm hiểu, quan sát, thínghiệm… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện

ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thứcmới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ýnghĩa thực tiễn Do đó muốn NCKH phải có những kiến thức nhất định vềlĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc cóphương pháp khoa học

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, nghiên cứu khoa học được hiểu làquá trình hoạt động nhằm thu nhận tri thức khoa học Nghiên cứu khoa học

có hai mức độ: kinh nghiệm và lý luận, luôn tác động qua lại với nhau.nghiên cứu khoa học có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố: xây dựng cácnhiệm vụ nhận thức; nghiên cứu những phương pháp và tri thức đã có trong

Trang 36

lĩnh vực đang nghiên cứu; đưa ra và phân tích lý thuyết những giả thuyết;phân tích và khái quát hóa những kết quả đã nhận thức được; kiểm tra cácgiả thuyết có được trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các sự kiện; xây dựng các lýthuyết và hình thành những quy luật; nghiên cứu những dự báo khoa học,

Sự phát triển của hệ thống NCKH phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội Trongđiều kiện ngày nay, có sự gắn bó chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản và nghiêncứu ứng dụng, nghiên cứu theo từng ngành và nghiên cứu liên ngành.Nghiên cứu liên ngành là đặc trưng của giai đoạn cách mạng khoa học - kỹthuật hiện đại, nhằm giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp Để đạt được hiệuquả NCKH cao, cần phải có những hoạt động liên kết, phối hợp hành độngnhằm sử dụng những thành tựu tiến bộ khoa học - kỹ thuật

Từ những vấn đề trên đây, có thể quan niệm: nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động đặc biệt của con người, là hoạt động sáng tạo của các chủ thể nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị và ứng dụng chúng vào việc cải tạo thế giới khách quan.

Chủ thể của hoạt động NCKH là cá nhân và tập thể các nhà khoa học.

Đó là một đội ngũ những người được đào tạo cơ bản, có phẩm chất và khảnăng nghiên cứu sáng tạo Sự thành công hay thất bại trong NCKH phụthuộc rất lớn vào phẩm chất, tài năng sáng tạo và sự phối hợp của cá nhân vàtập thể nhà khoa học Trong đó, các cá nhân thường là khởi điểm đột phá, đềxuất ý tưởng sáng tạo khoa học và lôi cuốn những người khác tham gianghiên cứu, phát minh Tập thể các nhà khoa học có vai trò quan trọng trongviệc góp ý, phản biện, thẩm định và hợp tác nghiên cứu theo ý tưởng đề xuấtcủa cá nhân

Khách thể, đối tượng của hoạt động NCKH là thế giới tự nhiên và xã

hội, trong đó mỗi bộ môn khoa học có một lĩnh vực, một góc độ, một đốitượng nghiên cứu riêng của mình

Trang 37

Mục đích của NCKH là tìm tòi, khám phá ra bản chất và quy luật của

thế giới khách quan, trên cơ sở đó khái quát thành hệ thống tri thức khoa học

và vạch ra con đường ứng dụng chúng vào thực tiễn phục vụ cho cuộc sốngcủa con người

Phương pháp tiến hành nghiên cứu khoa học thực chất là phương pháp

nhận thức thế giới, bao gồm các quan điểm tiếp cận và các thao tác cụ thể tácđộng tới đối tượng nghiên cứu làm bộc lộ bản chất của đối tượng TrongNCKH, con người phải sử dụng cả những công cụ, phương tiện kỹ thuật đặcbiệt để thí nghiệm, thực nghiệm nhằm đo lường, kiểm định độ tin cậy củanhững kết quả nghiên cứu

Sản phẩm và giá trị của NCKH được đánh giá bởi cái mới của những tri

thức được khái quát và những giải pháp thực tiễn được đề xuất Những thôngtin đó phải có tính khách quan, độ tin cậy, tính ứng dụng, đáp ứng với nhucầu của thực tiễn

* Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở ĐHQS

Học viên ở ĐHQS là những người được tuyển chọn thông qua thi tuyển,xét tuyển (hoặc cử tuyển) để đào tạo trở thành sĩ quan Quân đội nhân dânViệt Nam, sau khi tốt nghiệp có trình độ đại học, sau đại học theo quy địnhcủa Bộ GD&ĐT; Bộ Quốc phòng Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diệnGD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, ở ĐHQS

đã và đang tập trung đổi mới mô hình, mục tiêu; nội dung, chương trình,phương pháp và phương tiện dạy học theo hướng phát triển năng lực vàphẩm chất người học… nhằm đào tạo ra những con người có phẩm chất tốt,

có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp yêu cầunhiệm vụ Do đó, ở ĐHQS rất coi trọng tổ chức cho học viên tham gia cáchoạt động NCKH, coi đây là một hình thức tổ chức dạy học, là hoạt độngnhận thức có tính chất nghiên cứu của người học dưới sự chỉ đạo, hướng dẫncủa người dạy Thông qua NCKH để rèn luyện phương pháp tự học, tự

Trang 38

nghiên cứu góp phần củng cố, mở rộng kiến thức, phát triển tư duy sáng tạocủa người học; chuyển hóa quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Do

đó NCKH nói chung, khoa học XH&NV nói riêng là nhiệm vụ của ngườihọc ở ĐHQS

Mục tiêu của giáo dục ở ĐHQS là đào tạo người quân nhân vừa có trình

độ học vấn, vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhândân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình

độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Do

đó các học viện, nhà trường quân đội phải giúp học viên nắm vững kiến thứcchuyên môn và có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng làm việc độclập, tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.Điều này có được không chỉ bằng con đường dạy học mà còn thông qua cácloại hình hoạt động để bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, xây dựng bản lĩnhchính trị vững vàng, lòng trung thành tuyệt đối trung thành với Đảng Cộngsản Việt Nam, với Tổ quốc và Nhân dân Trong số những loại hình hoạtđộng đó, nghiên cứu khoa học XH&NV có vai trò rất to lớn đối với quá trìnhhình thành, phát triển ở học viên nhận thức lý luận, ý thức chính trị, kỹ năngsống và năng lực xử lý các mối quan hệ xã hội của người cán bộ quân đội

Vì vậy, dù đào tạo theo bất kỳ ngành nào, quân sự, chính trị, hậu cần haychuyên môn kỹ thuật… học viên ở ĐHQS đều được học tập sâu về các bộmôn khoa học XH&NV, qua đó giúp họ có thể tham gia có hiệu quả vào hoạtđộng nghiên cứu khoa học XH&NV

Nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên là một hình thức đào tạo cóhiệu quả của người học về các môn khoa học XH&NV theo chương trình, kếhoạch của nhà trường Bởi vì, khi tham gia nghiên cứu khoa học học viên phảituân thủ các nguyên tắc phương pháp luận, huy động kiến thức đã lĩnh hội vàtìm tòi phương pháp khoa học để giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn, do

đó họ sẽ củng cố, mở rộng và phát triển những kiến thức, kỹ năng đã đượctích luỹ trong quá trình học tập Theo lôgic đó hoạt động học tập và nghiêncứu khoa học XH&NV của người học không ngừng được củng cố, hoàn thiện,

Trang 39

phát triển, thâm nhập vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau cùng thực hiện mục tiêu,nhiệm vụ học tập, củng cố phương pháp tự học Hoạt động nghiên cứu khoahọc là con đường giúp học viên rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng hợp,

hệ thống hóa, khái quát hóa những sự kiện góp phần nâng cao nhận thức,phát triển trí tuệ trong quá trình học tập

Như vậy, nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS là hoạt động tìm tòi, phát hiện và giải quyết các vấn đề khoa học XH&NV trong quá trình học tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên; nhằm nâng cao nhận thức, phát triển trí tuệ, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ lao động khoa học nghiêm túc, qua đó hình thành phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị của người sĩ quan quân đội

Như vậy, nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS là hoạtđộng học tập có tính chất nghiên cứu của người học dưới sự chỉ đạo củangười dạy, với những đặc trưng nổi bật sau đây:

Mục đích nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên nhằm củng cố,

mở rộng, khám phá, tìm kiếm kiến thức mới về môn học Giúp người họctừng bước tiếp cận với hoạt động NCKH; bước đầu hình thành một số kỹnăng cần thiết của người nghiên cứu, tạo cơ sở cho sự hình thành kỹ năng vàphương pháp NCKH sau này

Chủ thể nghiên cứu là học viên đào tạo ở trình độ cao (đại học, sau đại

học) Đó là những người được trang bị kiến thức cơ bản, hệ thống và chuyênsâu về một ngành, chuyên ngành nhất định Tuy nhiên, học viên là nhữngngười đang được đào tạo, chưa có kinh nghiệm, kỹ năng NCKH

Khách thể và đối tượng nghiên cứu là những sự vật, hiện tượng thuộc

lĩnh vực nghiên cứu của các bộ môn khoa học XH&NV Tùy từng chủ đềnghiên cứu, từng góc độ tiếp cận của mỗi bộ môn khoa học, học viên với tưcách là người nghiên cứu phải xác định được khách thể và đối tượng nghiêncứu của mình

Trang 40

Nội dung nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên thường gắn với

hệ thống kiến thức, kỹ năng đã lĩnh hội về một hoặc một số môn học nhấtđịnh, đồng thời có vận dụng tổng hợp tri thức chung về KH XH&NV mà nhàtrường đã trang bị Trong quá trình xác định nội dung nghiên cứu, học viên

có thể cần tới sự định hướng, chỉ đạo của người dạy

Phương pháp nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên được hình

thành trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học và hệ phương phápnghiên cứu chung của khoa học XH&NV, đồng thời vận dụng linh hoạtphương pháp khoa học của từng bộ môn Để học viên hoàn thành được cácnhiệm vụ nghiên cứu, các hình thức tổ chức nghiên cứu của họ thườngđược sắp xếp từ thấp đến cao, từ các hình thức đơn giản đến các hình thứcphức tạp, phù hợp lôgíc phát triển năng lực nhận thức và phù hợp vớichương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường

Sản phẩm nghiên cứu là cái mới có tính sáng tạo của người học Sản

phẩm đó được đánh giá xếp loại và được xem như một thành tích trong họctập của học viên Giá trị của sản phẩm đó chủ yếu có ý nghĩa trực tiếp đốivới sự phát triển trí tuệ và các phẩm chất của chính bản thân người học

1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở đại học quân sự

Hoạt động nghiên cứu khoa học XH&NV của học viên ở ĐHQS luôn tuânthủ quy trình, phương thức, chuẩn mực chung của hoạt động tìm tòi, phát hiệnnhững tri thức khoa học mới, nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễnthuộc lĩnh vực xã hội và con người Nhưng hoạt động này không phải là hoạtđộng chuyên biệt mà nó diễn ra trong quá trình đào tạo và được thực hiện bởinhững người đang tập làm khoa học Vì vậy, hoạt động nghiên cứu khoa họcXH&NV của học viên ở ĐHQS có một số đặc điểm cần được tính đến trong quátrình tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động này Qua nghiên cứu thực tế ở ĐHQS

có thể nhận thấy những đặc điểm nổi bật sau đây:

Ngày đăng: 11/05/2017, 17:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w