1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học sư phạm thể dục thể thao hà nội tt

23 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 656,94 KB

Nội dung

Từ sự phân tích nêu trên, nhằm phân tích những hạn chế và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Trường Đại học Sư p

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng Trong công tác đào tạo đại học ở nước ta hiện nay, nghiên cứu khoa học (NCKH) được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành TW khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống"

Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển khoa học và công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, góp phần tăng nhanh sản xuất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trí thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế Sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước” [2, Tr.2]

Để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giảng viên tại các trường đại học phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Bởi vì, nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học và đó là con đường hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển năng lực sư phạm của mỗi người làm công tác giảng dạy và giáo dục Trong những năm vừa qua, ngành giáo dục và nền khoa học công nghệ nước ta

đã đạt được thành tích đáng kể là nhờ có những đóng góp không nhỏ từ hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng nói chung

Mặc dù vậy, hoạt động NCKH của đội ngũ giảng viên vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức nếu như không nói là còn “đối phó”, chứa đựng nhiều hạn chế, bất cập, chưa ngang tầm với nhiệm vụ chuyên môn của giảng viên

Tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, trong những năm vừa qua hoạt động NCKH của giảng viên đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ Tuy nhiên, công tác nghiên cứu khoa học vẫn chưa được các giảng viên quan tâm đúng mức, còn một bộ phận giảng viên trẻ còn chưa thực sự đầu tư nghiên cứu, tham gia theo hình thức “đối phó”, kết quả nghiên cứu hàm lượng khoa học không cao, tính ứng dụng của một số đề tài chưa thực sự có chất lượng

Trang 2

Từ sự phân tích nêu trên, nhằm phân tích những hạn chế và đề xuất một

số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, chúng

tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội”

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học như: Đặng Quốc Bảo (1997), Phạm Viết Vượng (2000), Đỗ Nguyên Phương (2003); Đỗ Thị Châu (2004); Văn Đình Đệ (2004); Nguyễn Hữu Châu (2004); Bùi Thị Nga (2015); Nguyễn Thị Hà (2014)… Các công trình nghiên cứu trên đây là cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của các đơn vị được nâng cao hơn về chất và lượng Từ đó làm cơ sở để các đơn vị xây dựng vàđánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của đơn vị mình

Qua những công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập ở trên, đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề Quản lý hoạt động NCKH của

giảng viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học tại nhà trường

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và cao đẳng

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Sư phạm TDT Hà Nội

- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội trong bối cảnh phát triển hiện nay và tiến hành đánh giá khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của biện pháp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học của giảng viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

4.2 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng

viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

4.3 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 3

+ Số lượng mẫu nghiên cứu: 150 giảng viên, 46 CBQL Trường Đại học

Sư phạm TDTT Hà Nội

+ Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2017

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận liên ngành, đa ngành 5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa), Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm, Phương pháp điều tra xã hội học, Phương pháp chuyên gia, Phương pháp tham chiếu các kinh nghiệm, thực tiễn, Phương pháp toán học thống kê

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn

Hệ thống hoá các lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học; Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Sư phạm TDTT

Hà Nội

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoạt động NCKH của trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cầu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong

các trường đại học sư phạm thể dục thể thao

Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường

Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Trang 4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGNGHIÊN CỨU KHOA HỌCTRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THỂ DỤC THỂ THAO

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan tình hình nước ngoài

Có rất nhiềutài liệu nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu về các phạm trù, vấn đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học như quản lý, quản lý giáo dục, phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học, phương pháp nghiên cứu xã hội học, phương pháp nghiên cứu trong thể dục thể tha như: các tác giả K.Bexle, E Delsen, Xlasinxki (1983), K.V Annitsep

1.1.2 Tổng quan tình hình trong nước

Về lý luận và thực tiễn đến nay đã có nhiều tác giả, nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu và xuất bản các tài liệu, giáo trình hướng dẫn nghiên cứu khoa học như: Phạm Minh Hạc (1981), Vũ Cao Đàm (2003), Phạm Viết Vượng (2001), Trần Kiểm (2004), Trần Mai Ước (2013), Võ Khánh Vinh (2016) …

Nhìn chung các tác giả đã đóng góp lý luận và hướng giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và cao đẳng Các tác giả đều đề cao ý nghĩa, vai trò của nghiên cứu khoa học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo trong các nhà trường

1.2 Các khái niệm về quản lý nghiên cứu khoa học

1.2.1 Khoa học:

Theo Luật khoa học và công nghệ của Việt nam (2000), khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy [29]

Đứng ở góc độ hoạt động, khoa học có thể được hiểu là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của loài người, giống lĩnh vực hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, công nghệ Mỗi loạt hình hoạt động có mục đích và phương thức riêng Khoa học là một loại hình hoạt động có mục đích khám phá bản chất và các qui luật vận động của thế giới để ứng dụng chúng vào sản xuất và đời sống

xã hội

1.2.2 Nghiên cứu khoa học:

Nghiên cứu khoa học: là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải phápnhằm ứng dụng vào thực tiễn [29]

Trang 5

Các loại hình nghiên cứu:

a) Nghiên cứu cơ bản

b) Nghiên cứu ứng dụng

c) Nghiên cứu triển khai

d) Nghiên cứu dự báo

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới nghiên cứu khoa học:

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH có thể là những yếu tố khách quan như cơ chế, chính sách, các nguồn lực phục vụ NCKH (kinh phí, CSVC ), đặc điểm giới tính, sự quản lý, điều hành hoạt động NCKH, tài liệu, trang thiết bị cho NCKH và cũng có thể là các yếu tố chủ quan như động lực tham gia NCKH, ý thức, thái độ đối với NCKH, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng NCKH, trình độ tin học, ngoại ngữ, khối lượng công việc giảng dạy và các nguyên nhân khác

Từ khái niệm quản lý và khoa học có thể định nghĩa Quản lý khoa học là

sự tác động có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của chủ thể quản lý khoa học lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý khoa học

1.3 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học

Sư phạm thể dục thể thao

1.3.1 Nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao

1.3.1.1 Các trường đại học Sư phạm thể dục thể thao

Các trường đại học sư phạm thể dục thể thao là các cơ sở giáo dục đặc thù trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ đào tạo giáo viên thể dục trình

độ cử nhân Đại học cho các cấp học, là trung tâm nghiên cứu khoa học về giáo dục thể chất và đào tạo chuẩn hóa giáo viên thể dục theo định chuẩn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo

1.3.1.2 Công tác NCKH trong các trường Đại học Sư phạm TDTT

* Hoạt động thể dục thể thao: là hoạt động vận động tích cực của con người nhằm giữ gìn và phát triển các tố chất thể lực 


* Hoạt động dạy học thể dục thể thao: là dạy học động tác và phát triển các tố chất vận động thông qua các bài tập thể chất

Trang 6

* Khoa học thể dục thể thao: là hệ thống tri thức chuyên ngành (lĩnh vực) văn hoá thể chất, về những quy luật khách quan của thể chất và phẩm chất của con người Hệ thống tri thức này được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển của xã hội

* Nghiên cứu khoa học thể dục thể thao:

Là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật quy luật của văn hoá thể chất và các hoạt động liên quan; sáng tạo ra các giải pháp nhằm ứng dụng phát triển năng lực thể chất cao nhất của con người và thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần trong thực tiễn xã hội [37]

1.3.2 Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao

Quản lý hoạt động NCKH trong các trường đại học sư phạm TDTT là những tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý và tất cả các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động nghiên cứu khoa họctrong lĩnh vực thể dục thể thao nhằm đem lại hiệu quả thiết thực

1.3.2.1 Nội dung quản lý hoạt động NCKH trong các trường Đại học Sư phạm TDTT

Nội dung của quản lý hoạt động NCKH của giảng viên là việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học sư phạm TDTT NCKH của giảng viên là những vấn đề thuộc lĩnh vực được đào tạo nhằm giúp họ áp dụng những tiến bộ KHCN vào thực tiễn trong giảng dạy, trong hoạt động giáo dục và đào tạo với các phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm hình thành nhu cầu, hứng thú, thói quen và kỹ năng nghiên cứu khoa học

1.3.2.2 Quy trình quản lý hoạt động NCKHcủa giảng viên trường ĐHSP TDTT

Bước 1: Xây dựng đề xuất đề tài

Bước 2: Triển khai thực hiện

Bước 3: Đánh giá nghiệm thu đề tài

Bước 4: Công bố kết quả đánh giá, nghiệm thu đề tài và chuyển giao công nghệ (nếu có)

1.3.3 Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao

Biện pháp, theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng thì biện pháp

là “cách làm, hành động, đối phó, lựa chọn để đi tới mục đích nhất định” [44, tr.66]

Biện pháp quản lý hoạt động NCKH là cách làm, cách giải quyết một nội dung quản lý trên đây trong thực tiễn cụ thể Từ khái niệm trên, chúng tôi xác

định "Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường Đại

Trang 7

học Sư phạm thể dục thể thao là cách làm cụ thể mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý để thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của các trường đại học sư phạm thể dục thể thao"

1.4 Yêu cầu của quản lý đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao

1.4.1 Kế hoạch hóa

1.4.2 Tổ chức

1.4.3 Nghiệm thu, đánh giá

1.4.4 Tổ chức ứng dụng và chuyển giao công nghệ

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao

Quản lý hoạt động KH&CN là một lĩnh vực quản lý chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng như các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài Một số yếu tố ảnh hưởng tới biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học sư phạm TDTT sau:

- Về Qui chế và phương thức tuyển dụng, sử dụng cán bộ khoa học hiện nay có nhiều bất cập với hoạt động của cơ quan, đơn vị nghiên cứu KHCN

- Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học

- Công tác tổ chức nghiên cứu KHCN

- Kinh phí nghiên cứu

- Đầu tư trang thiết bị

- Kết quả chuyển giao

- Vấn đề thương mại hoá các hoạt động KHCN

Tiểu kết chương 1

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM THỂ DỤC THẾ THAO HÀ NỘI

2.1 Sơ lược về trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2 Cơ cấu, tổ chức

2.1.3 Về công tác đào tạo

2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Sư

phạm thể dục thể thao Hà Nội

Trang 8

Kết quả nghiên cứu qua phương pháp điều tra cho thấy thực trạng hoạt động NCKH của GV trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội có những đặc điểm sau:

2.2.1 Nhận thức của cán bộ giảng viên về hoạt động NCKH

Từ kết quả tại bảng ta có nhận xét đa số giảng viên và cán bộ quản lý đều

có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường, còn bộ phận nhỏ giảng viên trẻ mới về trường công tác do chưa có điều kiện tham gia nghiên cứu còn cho rằng hoạt động này ít quan trọng

2.2.2 Động cơ, mục đích tham gia nghiên cứu:

Để đánh giá động cơ, mục đích tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, chúng tôi tiến hành khảo sát về động cơ Kết quả khảo sát về động cơ tham gia NCKH của giảng viên ở bảng 2.2 chỉ ra rằng, trong khi ý kiến của giảng viên về động cơ tham gia NCKH có sự phân hóa rõ rệt với tỷ lệ cao nhất là 130 ý kiến, tương đương 92,86% đối với nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu và thấp nhất là phục vụ công tác thi đua, xét chức danh (42

ý kiến, chiếm 30%) thì ý kiến của CBQL về động cơ tham gia NCKH có tỷ lệ gần như nhau, chênh lệch không đáng kể

Bảng 2.2 Động cơ tham gia NCKH của GV Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

Động cơ tham gia NCKH

Giảng viên (140)

Trang 9

nhóm các động cơ có tỷ lệ lớn (trên 65,71%) được chọn bao gồm lòng say mê, thể hiện năng lực nghiên cứu, thực hiện ý tưởng nghiên cứu, phục vụ công tác giảng dạy

2.2.3 Thực trạng NCKH của Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

* Số lượng các đề tài NCKH:

Bảng 2.3: So sánh số lượng đề tài được triển khai với đề tài nghiệm thu

Năm học

Đề tài được triển khai

Đề tài được nghiệm thu

Đề tài xin gia hạn

Tỉ lệ Đề tài TK / Đề tài NT

- Về hướng nghiên cứu của các đề tài khoa học, qua thống kê, chúng tôi

nhận thấy các đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực liên quan đến công tác giảng dạy trong nhà trường như (Đổi mới phương pháp giảng dạy

và học tập, một số đề tài nghiên cứu nâng cao năng lực tổ chức trọng tài, xây dựng chỉ tiêu đánh giá kỹ thuật và thể lực ở các môn thể thao, ứng dụng công nghệ vào hoạt động TDTT, Quản lý học sinh sinh viên ….về các mảng khác như nghiên cứu về tâm, sinh lý, và QL hầu như còn ít được nghiên cứu…) Các lĩnh vực nghiên cứu được tổng hợp trên bảng 2.4:

Bảng 2.4: Hướng nghiên cứu của các đề tài đã nghiệm thu và đang nghiên cứu

T

Số lượng đề tài

Tổng 2013-

Xây dựng chỉ tiêu KT, đánh giá 1 5 5 73

Ứng dụng các bài tập Nâng cao hiệu quả học tập… và phát triển thể lực…

Ứng dụng các phương pháp giảng dạy và giải pháp phù hợp vào giảng dạy các môn học

Nghiên cứu điều chỉnh nội dung kiểm tra đánh giá kỹ năng chuyên môn các môn thể thao

Xây dựng chương trình, tạo đề thi

Trang 10

Số lượng đề tài

Tổng 2013-

………

11

Các biện pháp quản lý hoạt động

tự học của sinh viên trong giai

đoạn hiện nay

3 Y

sinh

Nghiên cứu chỉ số VO2Max ảnh

hưởng tới hoạt động TDTT

5 QL Các giải pháp nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên các trường ĐHSP

Xếp loại Xuất sắc Khá T Bình Kh Đạt

Trang 11

tổng số 93 đề tài nghiệm thu, đề tài xuất sắc chiếm 9,7%, trung bình chiếm 25,8%, đạt chiếm 64,5%, không đạt chiếm 1,07%

- Về phong trào NCKH ở các đơn vị trong cơ quan

Thực tế qua 3 năm học cho thấy, phong trào tham gia NCKH diễn ra chưa đồng đều giữa các đơn vị trong cơ quan Nhiều đơn vị tham gia tích cực, nhưng cũng có nhiều đơn vị còn rất hạn chế Kết quả thống kê phong trào NCKH trong các đơn vị được thống kê trên bảng 2.6 (trang 43 trong luận văn)

2.2.4 Những thuận lợi và khó khăn đối với việc thực hiện hoạt động NCKH của giảng viên

Để đánh giá những thuận lợi và khó khan đối với việc thực hiện hoạt động nghiên cứu của giảng viên chúng tôi đưa ra 11 yếu tố và tiến hành khảo sát các giảng viên và cán bộ quản lý Kết qủa khảo sát được trình bày tại bảng 2.7

So sánh với những thuận lợi thì tỷ lệ các yếu tố được GV đánh giá khó khăn chiếm tỷ lệ cao hơn, chủ yếu là những yếu tố khách quan

Có đến 7 yếu tố được cho là khó khăn chiếm tỷ lệ trên 50% (kinh phí, cơ chế khuyến khích nghiên cứu, trang thiết bị phục vụ NC, môi trường nghiên cứu, tài liệu chuyên môn, quy trình đăng ký, tuyển chọn, quỹ thời gian dành cho NC), trong đó cao nhất là kinh phí với 89,3% và trang thiết bị phục vụ NC với 82,1%

2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động NCKH của giảng viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

Kết quả được trình bày tại bảng 2.8

Bảng 2.8:Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động NCKH của giảng viên

trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

Giá trị trung bình Giảng

5 Sự quản lý, điều hành hoạt động NCKH 4,0 4,1

6 Tài liệu, trang thiết bị cho NCKH 4,4 4,2

Ngày đăng: 17/05/2017, 11:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w