ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- ĐÀO PHƯƠNG CHÂM VẬN DỤNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO SỰ NGHIỆP BẢO
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
ĐÀO PHƯƠNG CHÂM
VẬN DỤNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG
TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC TA HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
ĐÀO PHƯƠNG CHÂM
VẬN DỤNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG
TƯ TƯỞNG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC TA HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG TUẤN
Hà Nội - 2017
Trang 3MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, nhà chiến lược thiên tài của chiến tranh cách mạng Việt Nam Cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hi sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ của Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một hệ thống tư tưởng có giá trị to lớn, trong đó có tư tưởng về quân sự
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa dân tộc lịch sử mà còn có ý nghĩa quốc tế và thời đại sâu sắc Nó bao gồm hệ thống những vấn đề
có tính quy luật nhằm phát huy sức mạnh toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù, góp phần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Một trong những nội dung quan trọng của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là tư tưởng về chiến tranh nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ Hồ Chí Minh, trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa tư tưởng quân sự của nhân loại mà đỉnh cao là học thuyết quân sự Mác – Lênin, truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam và sự nắm bắt sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, thực tiễn thế giới Một trong những nhân tố tiêu biểu làm cho Tư tưởng về chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh trở thành cơ sở nền tảng trực tiếp hình thành đường lối chiến tranh cách mạng của Đảng ta để lãnh đạo nhân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai đi đến thắng lợi cuối cùng là giá trị nhân văn cao cả
Trang 4Nói tới nhân văn là nói tới toàn bộ suy nghĩ và tình cảm đã chi phối suốt cuộc đời của Hồ Chí Minh, một cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập của dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, cho sự giải phóng của cả nhân loại và của mỗi một con người Nhân văn trong Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh là hạt nhân chỉ đạo quá trình xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội nhân dân nhằm lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc tàn bạo, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc Việt Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
Giá trị nhân văn trong Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong mục đích chính trị, trong lực lượng, phương thức tiến hành chiến tranh và trong nghệ thuật chỉ đạo và tổ chức chiến tranh của Người
Nó phản ánh khát vọng độc lập, tự do, hòa bình của dân tộc Việt Nam, nâng tư
tưởng nhân nghĩa, “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay
cường bạo” của dân tộc ta lên một tầm cao mới Chính nhờ có giá trị nhân văn
ấy soi sáng mà sự nghiệp chống thực dân, đế quốc của nhân dân ta phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tranh thủ được sự đồng lòng, giúp
đỡ to lớn của các nước anh em, của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh bại mọi kẻ thù giành lại độc lập, tự do cho nhân dân Thắng lợi của hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân ta mang đậm giá trị nhân văn Hồ Chí Minh góp phần làm phong phú thêm Chủ nghĩa Mác – Lênin và truyền thống dân tộc ta, đồng thời, đó là những cống hiến lớn lao vào sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ, cho hòa bình, hợp tác và hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Trang 5Hiện nay, trên thế giới và trong nước những xung đột, tranh chấp diễn ra
vô cùng phức tạp, đặc biệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ Thực tế đó đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải có những chiến lược đúng đắn nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền mà cha ông ta đã hi sinh bằng cả máu và nước mắt để giành lại Chính
vì lẽ đó việc vận dụng những giá trị nhân văn trong Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ta là điều vô cùng cần thiết
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa thấy có một nghiên cứu đầy đủ, trọn vẹn về giá trị nhân văn trong Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh nên việc vận dụng nó còn rất nhiều bất cập cần được giải quyết Với những lý do trên, tôi
chọn đề tài: “Vận dụng giá trị nhân văn trong Tư tưởng chiến tranh nhân dân
của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Hiện nay, có rất nhiều những công trình nghiên cứu về cuộc đời, tư tưởng,
sự nghiệp của Hồ Chí Minh ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau Với đề
tài “Vận dụng giá trị nhân văn trong tư tưởng chiến tranh nhân của Hồ Chí
Minh vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay” tôi chia thành ba nhóm tài liệu
như sau:
Nhóm 1: Các nghiên cứu về tư tưởng và giá trị nhân văn của Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng của Người có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, tiêu biểu như:
Trang 6Hội thảo khoa học quốc gia “Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giá trị nhân văn và
phát triển”, Hội thảo này do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp
với Văn phòng Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức nhằm kỷ niệm
125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và góp phần nhận thức sâu sắc hơn những nội dung và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh Tại Hội thảo, các ý kiến, các tham luận đã làm sáng tỏ các nhóm vấn đề cơ bản: Giá trị nhân văn và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xác định mục tiêu và con đường cách mạng Việt Nam, về động lực của cách mạng Việt Nam, về xây dựng và phát triển xã hội Giá trị nhân văn và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh có sức lay động hàng triệu con tim, khối óc không chỉ của những người Việt Nam mà còn với nhân dân yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới Tư tưởng của Người không chỉ là sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau, mất mát, sự nhọc nhằn của con người mà quan trọng hơn cả là đã thức tỉnh, tổ chức họ đứng lên đấu tranh chống
áp bức dân tộc, chống bất công xã hội, chống nghèo đói, lạc hậu, dốt nát, hướng tới độc lập, tự do, hạnh phúc bằng con đường thực sự cách mạng và khoa học, phản ánh mơ ước, nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với điều kiện thực tế của xã hội Việt Nam đồng thời phản ánh quy luật, xu hướng vận động của thời đại
Hội thảo khoa học với chủ đề “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” do Học
viện Báo chí và Tuyên truyền và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo đã nhận được 44 tham luận của các nhà khoa học đến từ các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học trên cả nước Nội dung tham luận đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong tư tưởng nhân văn, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh về vấn đề con người; tính nhân văn trong các tư tưởng chính trị, kinh tế, văn hóa, luật pháp, ngoại giao, môi trường của Hồ Chí Minh… và cách ứng xử tình nghĩa
Trang 7của Hồ Chí Minh đối với các tầng lớp nhân dân Từ đó, các tham luận tại hội thảo tập trung làm sáng tỏ hơn nữa những luận điểm sâu sắc, tư tưởng cốt lõi, những nội dung cụ thể trong chủ nghĩa nhân văn của Người, đồng thời thấy được
ý nghĩa to lớn của những tư tưởng, luận điểm đó đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới trong giai đoạn hiện nay
Trên tạp chí tuyên giáo số ra ngày 21/5/2015 trong bài viết “Giá trị nhân
văn Hồ Chí Minh là nền tảng phát triển của xã hội” PGS TS Phạm Ngọc Anh
đã làm rõ quan niệm về tư tưởng và giá trị nhân văn Hồ Chí Minh, một số đặc trưng chủ yếu của giá trị nhân văn Hồ Chí Minh như: giá trị nhân văn Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam, tinh hoa nhân văn của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác – Lênin, giá trị nhân văn Hồ Chí Minh mang tính khoa học, cách mạng và hiện thực sâu sắc, giá trị nhân văn Hồ Chí Minh mang bản chất giai cấp công nhân, thống nhất trong đó tính giai cấp công nhân với tính dân tộc và tính quốc tế, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa Khẳng định với bản chất và đặc trưng phổ quát, giá trị cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là nền tảng phát triển xã hội, kiến tạo hệ thống quan hệ xã hội mang đậm bản chất người và giá trị làm người chân chính, điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh quốc tế hiện nay
“Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay” của TS Hoàng Trang và TS Phạm Ngọc Anh đồng chủ biên đã trình bày cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam, quê hương, gia đình, tinh hoa văn hóa nhân loại về lòng nhân ái Chỉ ra đặc điểm, vị trí của tư tưởng nhân văn Hồ
Trang 8Chí Minh, những nội dung cơ bản của tư tưởng này như: tình yêu thương, quý trọng, quan tâm đến con người và quan niệm về bản chất tốt đẹp của con người; quan niệm về vai trò con người và sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong quá trình phát triển lịch sử; tin ở con người, tin ở nhân dân, đấu tranh giải phóng con người và vì hạnh phúc của nhân dân; tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh,… Ngoài những vấn đề mang tính lý luận nêu trên, cuốn sách còn khẳng định thế giới sẽ đổi thay nhưng Tư tưởng nhân văn của Người còn sống mãi và đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho cán bộ là yêu cầu bức thiết, nhất là trong điều kiện chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Nhóm 2: Các nghiên cứu về Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung và
Tư tưởng chiến tranh cách mạng của Người nói riêng
Quân sự cũng là một trong lĩnh vực được các nhà khoa học nghiên cứu Cho đến nay có nhiều công trình, nhiều tác phẩm tiêu biểu như:
“Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Viện lịch
sử quân sự Việt Nam, Nxb Thống kê, HN, 2001 Tác phẩm là công trình khoa học được biên soạn công phu, nghiêm túc, có nhiều tư liệu quý Cuốn sách tái hiện được những hoạt động lý luận và thực tiễn về quân sự phong phú của Người
“Nhà chiến lược quân sự Hồ Chí Minh” của Đại tá Phạm Chí Nhân, Nxb
CTQG, HN, 2004 Với bề dày tích lũy qua thực tiễn chiến đấu trên chiến trường
và thực tiễn công tác ở cơ quan chiến lược quân sự, bằng phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử và nhiều tư liệu quý, tác giả đã trình bày có hệ
Trang 9thống những quan điểm, luận điểm sáng tạo, độc đáo của lãnh tụ Hồ Chí Minh về: cách mạng bạo lực; đại đoàn kết trong chiến tranh; khởi nghĩa vũ trang toàn dân và chiến tranh nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hậu phương, xây dựng căn cứ địa; về chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật quân sự của một nước vốn là thuộc địa chống chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1930 – 1945”, Nxb CTQG, HN, 2005 của Tiến sĩ Lê Văn
Thái Cuốn sách góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc, quá trình hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang trong giai đoạn từ tháng 02/1930 đến tháng 08/1945 – giai đoạn hình thành những quan điểm rất cơ bản không chỉ soi sáng cho thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang lúc bấy giờ mà còn tiếp tục soi sáng cho các giai đoạn lịch sử kế tiếp nhằm tiếp tục củng cố nền tảng tư tưởng của quân đội và vận dụng, phát triển những quan điểm của Người vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và củng cố nền quốc phòng toàn dân hiện nay
“Về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng Đảng và xây dựng quân đội nhân dân về chính trị”, của PGS.TS Hồ Kiếm Việt, Nxb CTQG, HN, 2007 Cuốn
sách tập hợp trên 60 bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí và kỷ yếu các Hội thảo
khoa học trong khoảng 30 năm (1975 – 2005) Trong số đó có bài “Phát triển
kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng” in trên tạp chí quốc
phòng, số 1, 2002, bài viết này khẳng định vai trò của kinh tế đối với quốc phòng
và đặt ra yêu cầu gắn liền việc xây dựng tiềm lực kinh tế cho quốc phòng với quá
Trang 10trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
“Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” do Đại
tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, Nxb CTQG, HN, 2008 Đây là công trình lớn,
có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, đánh dấu một bước phát triển trong việc nghiên cứu tư tưởng của Người Tác phẩm đã trình bày một cách có căn cứ khoa học, toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, làm rõ và có những đóng góp mới về quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh Qua nội dung cuốn sách, bạn đọc được giới thiệu một cách hệ thống những luận điểm sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng quân sự Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm rõ tư tưởng dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng và sự thống nhất giữa tư tưởng bạo lực cách mạng với tư tưởng nhân đạo, hòa bình của Hồ Chí Minh; trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, lấy sức mình là chính,về nghệ thuật tiến hành chiến tranh, về xây dựng lực lượng, hậu phương và nền quốc phòng toàn dân.Cuối cùng, Đại tướng khẳng định tình hình thế giới đang có những biến chuyển sâu sắc và phức tạp, nước ta đang trên con đường đổi mới với nhiều cơ hội và thách thức Trước tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiêm cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, củng
cố nền quốc phòng và an ninh nhân dân một cách nghiêm túc và khoa học để đảm bảo lực lượng vũ trang của ta ngày càng vững mạnh, hoàn thành mọi nhiệm
vụ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 11“Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc” do
PGS.TS Nguyễn Khánh Bật chủ biên, Nxb CTQG, HN, 2010 Cuốn sách trình bày một cách có hệ thống sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc, qua đó đấu tranh phê phán những quan điểm chống đối, sai lầm
và rút ra một số bài học về cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có vận dụng
và phát triển sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam
“Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh” của Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Nxb Đại học quốc gia, HN, 2011 Cuốn sách được thực hiện bởi các giáo sư, tiến sĩ đã có quá trình nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh 13 bài của tác phẩm đã trình bày, phân tích, làm sáng tỏ nhiều vấn đề của
tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với yêu cầu đối tượng học tập trong đó có nội dung tư tưởng về quân sự của Người
Nhóm 3: Các nghiên cứu về giá trị nhân văn trong Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh
Trong nhóm này, hiện nay mới chỉ có tác phẩm “Tư tưởng nhân văn trong
di sản quân sự Hồ Chí Minh”, Nxb CTQG, HN, 1999 của Trần Đình Châu
Trong tác phẩm này, tác giả trình bày nguồn gốc và nội dung Tư tưởng nhân văn
Hồ Chí Minh và làm rõ Tư tưởng nhân văn của người thể hiện qua hệ thống lý luận và thực tiễn hoạt động quân sự của Hồ Chí Minh, khẳng định bạo lực cách mạng của Người thống nhất với chủ nghĩa nhân văn nhân đạo