1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực - Copy

93 339 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Võ Nhất TríLỜI MỞ ĐẦUNền kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài thích đầu tư vào nước có tiềm năng lớn về kinh tế và sự ổn định về chính trị như nước ta. Mặt khác, những công ty này lại có lượng vốn đầu tư lớn và cơ sở vật chất hiện đại. Nên dần dần đã chiếm lĩnh được thị trường của Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tìm cho mình hướng đi đúng đắn và chính xác nhất. Muốn làm được điều này trước tiên mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một nguồn nhân lực có trí tuệ và có sức khỏe tốt. Muốn phát huy được năng lực của người lao động thì các doanh nghiệp trong nước cần phải sử dụng các công cụ tạo động lực phù hợp để kích thích họ hăng hái làm việc, cống hiến mọi sức lực nhằm mang lại thành công cho các doanh nghiệp. Đây là xu hướng chung cho các doanh nghiệp cũng như cho công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực nói chung.Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực em đã thấy công ty đã quan tâm đến các giải pháp tạo động lực cho người lao động hơn trước. Vì họ nhận thấy được rõ tầm quan trọng của việc tạo động lực đối với hiệu quả của kinh doanh hiện nay của công ty. Tuy vậy, công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực vẫn còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động. Vì vậy, để công tác tạo động lực cho người lao độngcông ty sử dụng có hiệu quả nhất em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 chương:Chương 1:Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động.Chương 2:Thực trạng công tác tạo động lực tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực.SV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A11 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Võ Nhất TríChương 3:Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực.Do còn nhiều hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tế nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong thầy cô, bạn bè cùng các cán bộ công nhân viên trong công ty Đồng Lực bổ sung thêm ý kiến để chuyên đề của e hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn !SV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A22 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Võ Nhất TríCHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG1.1 Một số khái niệm cơ bản.1.1.1Động lực lao động.Động cơ lao động.Động cơ là mục đích chủ quan trong hoạt động của con người, là một hiện tượng, quá trình có trước hành động của con người và nó là sự thôi thúc con người hướng tới một hành động cụ thể nào đó nhằm để đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu đặt ra…Các nhà quản lý muốn thúc đẩy nhân viên của họ thì phải đáp ứng được mong muốn và nguyện vọng của người lao động và thúc đẩy hành động của họ theo cách thức mong muốn. Động cơ rất trừu tượng và khó xác định vì:+ Động cơ không thể hiện rõ bản chất của nó, điều đó là do nhiều lý do như : yếu tố tâm lý, quan điểm xã hội, xuất thân… + Động cơ biến đổi theo thời gian, nhu cầu và động cơ của con người luôn khác nhau tại mỗi thời điểm. Môi trường hoạt động của con người tác động lớn tới nhu cầu của con người. Bởi môi trường ảnh hưởng tới sự nhận thức của con người về các nhu cầu thứ cấp: ăn, uống, ở, mặc…Do vậy, phải xác định rõ không gian, thời gian và xác định rõ nhu cầu của từng người cụ thể thì mới xác định đúng động cơ để thúc đẩy người lao động làm việc,+ Động cơ rất đa dạng, phức tạp và thường đối ngược mâu thuẫn với nhau. Trong một thời gian con người luôn có những mong muốn khác nhau. Cùng một thời điểm họ muốn được mua sắm đồng thời cũng muốn tiết kiệm dành dụm ít tiền cho những lúc cần sử dụng. Những hai mong muốn này lại mâu thuẫn nhau vì nếu mua sắm thì sẽ không thể tiết kiệm được.Động lực lao động .Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau xoay quanh khái niệm này. Theo quan điểm của các nhà quản trị nhân lực thì : “ Động lực lao động là khao khát, tự nguyện của SV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A33 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Võ Nhất Trícá nhân nhằm tăng cường sự nỗ lực của cá nhân để đạt được mục tiêu hay kết quả nào đó.” 1 Động lực lao động xuất phát từ bên trong bản thân con người, nó kích thích con người làm việc hết mình để tạo ra hoạt động sản xuất kinh doanh cao và tăng năng suất lao động cá nhân.Động lực lao động được thể hiện rất rõ qua các đặc điểm sau:• Động lực lao động luôn gắn chặt với một công việc, một tổ chức và một môi trường làm việc cụ thể. Việc này có thể hiểu là không có động lực lao động chung chung. Thông qua thái độ của người lao động đối với tính chất, công việc cụ thể mà họ làm việc để tạo động lực lao động cho người lao động. Vậy muốn tạo cho người lao độngđộng lực làm việc thì cần phải hiểu công việc cụ thế, môi trường làm việc và mối quan hệ của họ trong tổ chức.• Động lực lao động luôn mang tính tự nguyện, người lao động sẽ làm việc một cách hăng say, có mục tiêu, họ tự nguyện làm việc mà không có cảm giác sức ép hay áp lực nào khi họ có động lực lao động. Bản thân mỗi người đều thích được làm việc tự nguyện, chủ động chứ không thích làm việc chịu sự giám sát chặt chẽ của bất cứ người nào trong tổ chức. Khi được làm việc trong môi trường chủ động, tự nguyện thì sẽ mang lại một kết quả ngoài ý muốn. Do vậy, là một nhà quản lý cần phải biết phát huy tính tự nguyện của người lao động, nghĩa là tạo ra động lực lao động.• Động lực lao động không phải là đặc điểm tính cách cá nhân. Nó luôn thay đổi chứ không cố định trong mỗi người. Không ai sinh ra mà đã có tính động lực lao động hoặc không có tinh động lực lao động. Mỗi cá nhân vào thời gian này thì họ có động lực lao động rất cao, nhưng vào thời gian khác động lực lao động lại không còn tồn tại. Qua đặc điểm này giúp nhà quản lý có những biện pháp tác động vào quá trình tạo động lực lao động cho người lao động.• Động lực lao động là nguồn gốc dẫn đến tăng năng suất lao động cá nhân và trong sản xuất có kết quả cao mặc dù các nhân tố khác không đổi. Động lực lao động là SV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A44 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Võ Nhất Trísự thôi thúc bên trong con người, đó là sức mạnh vô hình giúp người lao động làm việc nỗ lực hơn, miệt mài hơn, làm việc không biết mệt mỏi. Tuy nhiên, động lực lao động không phải là nhân tố tất yếu làm tăng năng suất lao động cá nhân và hiệu quả sản xuất, mà nó chỉ là nguồn gốc. Vì thế, nhà quản lý cần phải chú ý đến các yếu tố của mỗi người như: sức khỏe, trình độ, giới tính…để đưa ra các giải pháp phù hợp tạo động lực lao động cho mỗi người lao động.• Nếu một người lao động có sức khỏe, có trình độ, có bổn phận phải làm việc thì chongười đó không có động lực lao động thì họ vẫn có thể làm xong công việc được giao. Do đó, ta có thể kết luận rằng, người lao động không có động lực lao động vẫn có thể hoàn thành công việc. Nhưng nhược điểm của đặc điểm này là người lao động đó sẽ không cống hiến hết khả năng mà họ có cho công việc, họ cũng không phải là một người lao động trung thành để các tổ chức phải quan tâm, lo lắng cho đời sống của họ.Từ những định nghĩa, nội dung cơ bản của động cơ và động lực lao động giúp chúng ta phần nào tránh được sự hiểu lầm giữa hai khái niệm này. Nó giúp chúng ta có cái nhìn nhận sâu sắc hơn về động lực lao động. Mặc dù, động cơ và động lực lao động khác nhau nhưng giữa chúng cũng có những điểm chung như: chúng đều không thể nhìn thấy được; đều xuất phát từ bên trong bản thân mỗi người lao động; nó luôn biến đổi từ người này sang người khác và chúng đều chịu sự tác động mang tính chất quyết định từ phía người lao động.Mối quan hệ giữa động cơ và động lực lao động.Động cơ và động lực lao động có mối quan hệ rất chặt chẽ, chúng không thể tách rời nhau được. Động cơ là cơ sở tiền đề để hình thành động lực lao động. Độnglao động dẫn dắt con người đi tìm việc làm. Và trong quá trình làm việc, động lực lao động lại xuất hiện khi người lao động chịu sự tác động của một số yếu tố. Như vậy, nếu không có độnglao động thì cũng không có động lực lao động. Ngược lại, động lực lao động lại góp phần củng cố, hoàn thiện độnglao động.Mối quan hệ giữa nhu cầu, lợi ích với động cơ, động lực lao động.SV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A55 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Võ Nhất TríTừ khi con người xuất hiện thì nhu cầu của con người cũng xuất hiện theo. Nhu cầu đó là những đòi hỏi, mong muốn của con người xuất phát từ những lý do khác nhau như: ăn, ở, mặc, xã hội…để nhằm đạt được mục đích nào đó.Khi con người có những đòi hỏi về một nhu cầu nào đó, nếu nhu cầu đó được thỏa mãn về cơ bản thì sẽ dẫn đến sự thỏa mãn nhu cầu của con người. Không một nhu cầu nào là được thỏa mãn hoàn toàn mà nó chỉ thỏa mãn trong một giới hạn nào đó. Và cứ theo quy luật khi nhu cầu nào đó được thỏa mãn thì sẽ xuất hiện ngay một nhu cầu mới cao hơn. Do nhu cầu của con người ngày càng tăng lên nên hệ thống nhu cầu và sự thỏa mãn hệ thống nhu cầu của con người luôn có khoảng cách, buộc con người phải hoạt động để thu ngắn khoảng cách. Điều đó nói lên rằng nhu cầu đã sinh ra động cơ. Nhu cầu là yếu tố không thể thiếu trong mọi xã hội. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu không phải là động lực lao động quan trọng nhất thúc đẩy con người hoạt động mà lợi ích mới chính là động lực thôi thúc con người.Vậy “ lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người trong một điều kiện cụ thể, nhất định” 2 .Có rất nhiều loại lợi ích nhưng quan trọng nhất vẫn là lợi ích kinh tế bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích cá nhân. Lợi ích của người lao động càng lớn thì mức độ thỏa mãn càng cao, điều đó làm động lực lao động tăng lên. Chính lợi ích là động lực quan trọng kích thích người lao động làm việc.Giữa nhu cầu và lợi ích có mối quan hệ không thể tách rời nhau, cái này hỗ trợ cho cái kia: không có nhu cầu thì cũng không có lợi ích, lợi ích là hình thức còn nhu cầu là nội dung.1.1.2Tạo động lực trong lao động.Mọi hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức được tiến hành với người lao động để nhằm tác động đến khả năng làm việc, tinh thần và trách nhiệm đối với công việc để hiệu quả trong lao động cao hơn gọi là tạo động lực.Các doanh nghiệp, tổ chức muốn kinh doanh, sản xuất đạt được năng suất lao động cao thì đòi hỏi người lao động phải làm việc hết mình và sáng tạo. Để làm được SV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A66 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Võ Nhất Tríđiều này thì nhà quản lý cần phải đưa ra các phương pháp và hình thức quản lý sao cho phù hợp với điều kiện của công ty và môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty tham gia.Tạo động lực cho người lao động bắt nguồn từ việc thỏa mãn lợi ích của họ. Do vậy, mà nhà quản lý phải đưa ra được các chính sách mà lợi ích của người lao động luôn gắn liền với hoạt động của tổ chức. Để làm được điều đó thì người quản lý phải quan tâm đến các vấn đề như:+ Xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc một cách hợp lý, công bằng.+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia thực hiện công việc.+ Luôn làm cho người lao động thấy được sự quan tâm và tôn trọng của tổ chức đối với họ.+ Tạo ra tính thi đua, cạnh tranh lẫn nhau giữa mọi người trong tổ chức+ Khuyến khích người lao động tích cực sáng tạo trong công việc.+ Nghiên cứu và xây dựng các chương trình đào tạo động lực một cách có tính hệ thống, tính khoa học cho người lao động.Như vậy, việc tổ chức làm tốt việc tạo động lực cho người lao động không chỉ mang lại lợi ích đối với người lao động, đối với tổ chức mà còn đối với xã hội.• Đối với người lao động giúp họ: kích thích tính sáng tạo cho người lao động; làm cho người lao độngđộng lực đem hết sức lực, trí tuệ vào công việc, từ đó giúp họ tăng năng suất lao động dẫn đến thu nhập của họ cũng tăng theo; làm cho người lao động cảm thấy yêu thích công việc hiện tại; làm tăng sự gắn bó của người lao động đối với công ty; ngoài ra nó con giúp người lao động hoàn thiện bản thân, họ thấy được sự quan trọng của mình đối với công việc.• Đối với tổ chức giúp: tạo nên được một đội ngũ nhân viên có năng lực, có chuyên môn, tâm huyết, gắn bó với tổ chức. Đồng thời còn thu hút được những người giỏi vào làm việc; khai thác hiệu quả các khả năng của người lao động giúp tổ chức nâng SV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A77 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Võ Nhất Trícao hiệu quả sản xuất kinh doanh; làm cho bầu không khí trong tổ chức thoải mái, hăng say làm việc góp phần làm cho văn hóa trong doanh nghiệp càng được hoàn thiện hơn.• Đối với xã hội: mọi người trong xã hội có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có khả năng phát triển bản thân. Mặt khác, tạo động lực là yếu tố xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn bằng sự phát triển của các tổ chức.1.2 Những nội dung cơ bản của tạo động lực và các yếu tố ảnh hưởng.1.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động.Đây là nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới động lực lao động, nó xuất phát từ chính bản thân người lao động. Đó là động lực để kích thích người lao động làm việc. Nhóm này bao gồm các nhân tố sau:Mục tiêu của cá nhânMỗi người đều đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau, do đó hành động của họ cũng khác nhau. Cá nhân nào càng có mục tiêu cụ thể thì hành động của họ sẽ tốt hơn. Để tạo động lực cho người lao động thì người quản lý cần phải luôn quan tâm, tiếp cận, lắng nghe người lao động để nhằm giúp người lao động đạt được mục tiêu mà họ đề ra. Có như vậy mối tạo được động lực lao động cho họHệ thống nhu cấu Nhu cầu của con người rất đa dạng, phong phú nên khi nhu cầu này được thỏa mãn thì các nhu cầu khác có cấp cao hơn lại xuất hiện. Hệ thống nhu cầu của con người bao gồm.+ Nhu cầu cho cuộc sống của người lao động, nhu cầu này bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất giúp người lao động có thể tồn tại và phát triển, còn nhu cầu tinh thần có sau bổ sung vào hệ thống nhu cầu của con người.+ Nhu cầu học tập nhằm nâng cao học vấn, trình độ và ý thức.+ Nhu cầu thẩm mĩ và giao tiếp xã hội: nhu cầu thẩm mĩ giúp con người luôn hướng về cái đẹp, cái thiện và cuộc sống của con người sống có ý nghĩa hơn. SV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A88 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Võ Nhất TríCòn nhu cầu giao tiếp giúp người lao động có thêm nhiều thông tin trong cuộc sống.+ Nhu cầu công bằng xã hội: con người luôn tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu, đồng thời họ luôn đấu tranh để giành được sự công bằng.Trình độ, năng lực của người lao động.Trình độ, năng lực của người lao động khác nhau nên họ cũng có những động lực khác nhau. Những người có trình độ năng lực thấp thì nhu cầu mà họ mong muốn là hoàn thiện mình trong cuộc sống, nâng cao trình độ để họ có thể xác lập được địa vị của mình trong xã hội. Còn những người có trình độ cao thì động lực lao động của họ lại khác: họ làm việc để mong có cuộc sống tốt hơn nữa, có địa vị cao hơn hiện tại. Những người có trình độ, năng lực càng cao thì động lực lao động của họ càng lớn.Giới tính, độ tuổiMục tiêu và nhu cầu của con người cũng khác nhau ở mỗi độ tuổi. Khi còn trẻ thì nhu cầu quan trọng nhất là phấn đấu cho sự nghiệp, con khi tuổi càng về già thì họ mong muốn có cuộc sống ổn định. Còn nhu cầu giữa nam và nữ cũng khác nhau. Vì vậy, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp nhà quản lý quản lý tốt nhân viên của mình hơn.1.2.2 Các nhân tố thuộc về công ty. Chính sách nhân sựDù là doanh nghiệp lớn hay bé để nó đi vào hoạt động được thì cần phải xây dựng các chính sách nhân sự cho mỗi doanh nghiệp. Chính sách nhân sự này là một loạt các chính sách quy định về các hoạt động quản lý nhân sự trong công ty như: chính sách về tiền lương, các chính sách đãi ngộ để nhằm thu hút và giữ chân những người tài…Mặt khác, chính sách nhân sự còn thiết kế và xây dựng bản mô tả công việc, bản yêu cầu thực hiện công việc, xây dựng các quy định, nội quy về khen thưởng kỷ luật cho công ty. Chính sách nhân sự đóng vai trò quan trọng đối với mọi tổ chức. Môi trường làm việcSV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A99 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Võ Nhất TríMôi trường làm việc là yếu tố quan trọng đến động lực lao động trong doanh nghiệp. Nếu mối trường làm việc tốt sẽ giúp người lao động vui vẻ say mê khi làm việc để họ luôn suy nghĩ sáng tạo trong công việc. Nếu không tạo điều kiện môi trường làm việc tốt thì người lao động sẽ đánh mất động lực làm việc và dần mất đi năng lực tiềm tàng của bản thân họ.Môi trường làm việc có 2 dạng:+ Môi trường vật chất đó là các thiết bị, phương tiện làm việc, các phòng ban, tiện nghi sinh hoạt…tại nơi làm việc. Năng suất lao động sẽ càng cao khi cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ và hiện đại. Mặt khác, nó giúp nhân viên cảm thấy thoải mái nhất trong công việc. Môi trường này chủ yếu phụ thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp.+ Môi trường văn hóa: bao gồm văn hóa trong doanh nghiệp, không khí làm việc, phong cách lãnh đạo, mối quan hệ giữa mọi người trong tổ chức, cách ứng xử…Các yếu tố trên tác động trực tiếp đến tinh thần cũng như sự hăng say làm việc của nhân viên. Khi nói đến môi trường văn hóa thì có 2 yếu tố chúng ta cần quan tâm là văn hóa doanh nghiệp và phong cách lãnh đạo.•Văn hóa doanh nghiệp là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp.Khi nền kinh tế càng phát triển thì việc xây dựng cho doanh nghiệp của mình một nền văn hóa doanh nghiệp lại càng trở nên cần thiết và gặp nhiều khó khăn.Theo định nghĩa trong cuốn sách quản lý nhân sự đưa ra thì “ VHDN là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp”3. Sự thành công của các doanh nghiệp chính là do các yếu tố khác biệt và truyền thống riêng của VHDN tạo nên.SV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A1010 [...]... đã đặt ra Để tạo động lực lao động, người lao động cần xác định những mục tiêu cụ thể, mang tính thách thức cho người lao động để họ thực hiện tốt mục tiêu đó Mỗi học thuyết được đề cập đều có ý nghĩa vận dụng nhất định với việc tạo động lực cho người lao động Tuy nhiên, các học thuyết đó cũng có những ưu và nhược điểm Vì vậy, nhà quản lý muốn áp dụng vào để tạo động lực cho người lao động thì phải... hình thức tạo động lực cho người lao động • Thông qua hình thức tiền lương Theo quan điểm mới tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ quy định Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao độngngười sử dụng sức lao động SV: Võ... tới người lao động, giúp người lao động nắm rõ mục tiêu đó Đồng thời, khuyến khích sự đóng góp ý kiến của người lao động + Xác định nội dung và tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với người lao động Đồng thời phải tạo dựng được bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc + Cần đánh giá thường xuyên, công bằng kết quả làm việc của người lao động. .. thuyết này là tạo nên động lực cho người lao động hăng say, sử dụng hết khả năng của mình cho công việc Ý nghĩa của học thuyết này giúp nhà quản lý cần phải làm cho người lao động hiểu được mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực- thành tích, thành tích- kết quả, phần thưởng phải tạo được tính hấp dẫn Đồng thời nhà quản lý luôn phải động viên khuyến khích người lao động làm việc hăng say, nỗ lực hơn để giành... cho họ biết thông tin phản hồi để giúp họ làm việc tốt hơn  Để người lao động hoàn thành nhiệm vụ thì phải: + Đáp ứng đầy đủ, kịp thời các điều kiện cho kinh doanh sản xuất + Tuyển chọn và bố trí người lao động phù hợp với khả năng, sở trường của người lao động + Cần xem vấn đề thiết kế và thiết kế lại công việc là rất quan trọng Sử dụng các công cụ tạo động lực cho người lao động Các hình thức tạo. .. các nhân viên trong công ty đã mang lại kết quả hoạt động kinh doanh lớn Vì lợi ích của những thành viên đó luôn gắn liền với hiệu quả của công ty Ban lãnh đạo công ty đã có những thành công trong việc tạo động lực cho cán bộ công nhân viên, đã kích thích người lao động hăng say, tích cực làm việc để nhằm nâng cao hiệu quả, tăng năng suất lao động Tuy nhiên, các công cụ tạo động lực chưa được sử dụng... tranh của công ty Còn đối với người lao động thì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp họ: tạo tính chuyên nghiệp; gắn bó với tổ chức hơn; đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động; tạo cho người lao động có cách tư duy và nhìn nhận mới đối với công việc của họ Phát triển nguồn nhân lực có 3 loại hoạt động đó là: giáo dục, đào tạo và phát triển Có rất nhiều phương pháp đào tạo và... động vào việc tương ứng dựa vào chất lượng và số lượng lao động tại thời điểm hiện tại của doanh nghiệp nhằm đưa người lao động làm đúng công việc Mục đích của việc bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực là đáp ứng nhu cầu của công ty trong việc kinh doanh, đồng thời làm cho mỗi người lao động được hoàn thiện hơn đủ SV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A 17 Chuyên đề tốt nghiệp 18 GVHD: ThS.Võ Nhất... nhân viên GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực Tên giao dịch: DL LTD., CO Địa chỉ văn phòng: P1708 – T17, nhà số 27, đường Huỳnh Thúc Kháng – Đống Đa – Hà Nội - Việt Nam SV: Võ Thị Bích Phượng Lớp: Kinh tế lao động 46A 20 21 Chuyên đề tốt nghiệp Điện thoại: GVHD: ThS.Võ Nhất Trí 8 4-4 -8 35966 1-7 735394 8 4-4 -8 35901 1-7 735395 Fax: Email: 8 4-4 -7 735396 PHONG TV @ VNN.VN Giấy phép... doanh của công ty trong những năm qua còn được thể hiện rất rõ trên khía cạnh sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng lao động lại được thể hiện thông qua năng suất lao động Có hai cách để tính năng suất lao động đó là theo doanh thu kinh doanh và lợi nhuận mà công ty đạt được Tuy nhiên, dưới đây chỉ tính năng suất lao động theo doanh thu Doanh thu đạt được của công ty Năng suất lao động = Số lao động Bảng . các công cụ tạo động lực cho người lao động. Vì vậy, để công tác tạo động lực cho người lao động ở công ty sử dụng có hiệu quả nhất em đã chọn đề tài: Hoàn. chương:Chương 1:Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động. Chương 2:Thực trạng công tác tạo động lực tại công ty TNHH Thương Mại Đồng Lực. SV: Võ Thị Bích Phượng

Ngày đăng: 05/12/2012, 14:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w