Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thương mại VIC
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam Sự cạnh tranh mạnh mẽ với cácsản phẩm, hàng hoá của nước ngoài trên chính thị trường trong nước ngày càng trở nên khốc liệt Để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng.
Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương mại VIC, dưới sự hướng dẫn của TH.S Lê Thanh Ngọc, em xin phép được trình bày đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thương mại VIC”.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, báo cáo được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
NHHH thương mại VIC
Chương III: Phương hướng và mục tiêu hoạt động của Công ty TNHH
Thương mại VIC trong thời gian tới
Do trình độ có hạn nên báo cáo không tránh khỏi nhiều thiếu sót Emmong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và toàn thể công ty để báo cáo đượchoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤSẢN PHẨM
I Khái quát về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1 Khái niệm và các hình thức tiêu thụ sản phẩm1.1 Khái niệm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinhdoanh, nhưng lại là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Chỉ có tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp mới thu hồi được vốnkinh doanh, thực hiện mục tiêu lợi nhuận để tái mở rộng kinh doanh.
Thực tiễn cho thấy, tương ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế, công táctiêu thụ sản phẩm lại được thực hiện dưới các hình thức khác nhau Trong nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp chỉ phải quan tâm đến hoạtđộng sản xuất, còn hoạt động tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng cách giaonộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước quy định Tuynhiên trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải tự mình quyết định 3 vấnđề trung tâm là: Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? Cho nên tiêu thụ sảnphẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồmnhiều khâu, từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặthàng và tổ chức sản xuất đến thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến, yểm trợbán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả tiêu thụ cao nhất Nhận thức bán hànglà một quá trình đòi hỏi người quản trị phải có quan điểm tổng thể, quan điểm hệthống mới có thể giải quyết tốt tất cả các khâu trong quá trình đó.
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là sự chuyển giao quyền sở hữuhàng hoá của người bán cho người mua, trong đó người bán có nghĩa vụ giaohàng và nhận tiền, người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền theo thoảthuận của hai bên Với cách hiểu này, tiêu thụ sản phẩm được xem xét dưới
Trang 3góc độ là một hành vi, theo đó, doanh nghiệp sẽ chỉ chú trọng đến hoạt độngbán hàng đơn thuần và tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ củanhân viên bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm có thể được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Mô hình tiêu thụ sản phẩm
1.2 Các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay có nhiều hình thứctiêu thụ sản phẩm khác nhau, phản ánh mối quan hệ giữa người mua và ngườibán trong giao dịch mua bán, thanh toán, vận chuyển Một số hình thức tiêuthụ sản phẩm chủ yếu:
a, Căn cứ vào địa điểm giao hàng cho khách hàng có:
Quản lý lực lượng bán
Lập các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Phối hợp và tổ chức thực hiện
Giá, doanh số
Phân phối và giao tiếpNgân quỹThị trường
Sản phẩmThông tin
thị trườngNghiên cứu
thị trườngThị trường
Quản lý hệ thống phân phối
HànghoáDịch vụ
Quản lý dự trữ và hoàn thiện SP
Tổ chức bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 4_ Bán sản phẩm tại kho của người cung ứng Hình thức này thích hợpvới nhu cầu lớn, tiêu dùng ổn định và người mua có sẵn phương tiện vậnchuyển hàng hoá.
_ Bán sản phẩm tại quầy hàng, cửa hàng, thích hợp với nhu cầu nhỏ,danh mục hàng hoá nhiều, chu kỳ tiêu dùng không ổn định.
_ Bán tận đơn vị tiêu dùng, bán tại nhà theo yêu cầu của khách hàng.Hình thức này tạo thuận lợi cho người mua bởi việc nâng cao chất lượng phụcvụ khách hàng và cạnh tranh lẫn nhau giữa những người bán.
b, Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuốicùng, việc tiêu thụ sản phẩm có thể thực hiện thông qua 2 hình thức: tiêu thụtrực tiếp và tiêu thụ gián tiếp Tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệpxuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không quamột khâu trung gian nào Tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệpxuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trunggian.
c, Căn cứ theo khâu lưu chuyển hàng hoá có bán buôn và bán lẻ Bánbuôn là bán với khối lượng lớn, theo hợp đồng, thanh toán không dùng tiềnmặt và kết thúc quá trình bán buôn, hàng hoá vẫn nằm trong lưu thông chưabước vào tiêu dùng Bán lẻ là bán cho nhu cầu nhỏ lẻ của người tiêu dùngnhằm đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng, thanh toán ngay.
d, Căn cứ vào phạm vi tiêu thụ sản phẩm thì có tiêu thụ sản phẩm trongnước và tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài hay còn gọi là xuất khẩu.
Hình thức tiêu thụ ảnh hưởng lớn đên tốc độ lưu thông hàng hoá Vìvậy, doanh nghiệp cần xem xét, lựa chọn hình thức tiêu thụ phù hợp, thuậntiện cho cả người mua và người bán nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quátrình tiêu thụ sản phẩm.
Trang 52 Vai trò và đặc điểm của hoạt động tiêu thụ sản phẩm2.1 Vai trò
Bán hàng được coi là hoạt động cơ bản, quan trọng trong kinh doanh,có vai trò to lớn đối với xã hội và doanh nghiệp.
_ Đối với nền kinh tế quốc dân, tiêu thụ sản phẩm là nghiệp vụ kinhdoanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, phục vụ chosản xuất và đời sống của nhân dân, là khâu quan trọng nối liền sản xuất vớitiêu dùng, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu đối với từng mặt hàng cụ thể,góp phần ổn định giá cả thị trường.
_ Tiêu thụ sản phẩm là nghiệp vụ cơ bản thực hiện mục đích kinhdoanh của doanh nghiêp là lợi nhuận, vì vậy nó có vai trò quyết định và chiphối các hoạt động nghiệp vụ khác của doanh nghiệp như: nghiên cứu thịtrường, tạo nguồn và mua hàng, dự trữ, dịch vụ…
_ Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo chiến lược và kếhoạch kinh doanh đã vạch ra, hàng hoá của doanh nghiệp được khách hàngchấp nhận, uy tín của doanh nghiệp được giữ vững và nâng cao trên thươngtrường Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có quan hệ mật thiết với khách hàng, tạora lòng tin và sự tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng Vì vậy, đó cũng là vũkhí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
_ Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm phản ánh kết quả hoạt động kinhdoanh, phản ánh sự đúng đắn mục tiêu của chiến lược kinh doanh đồng thờiphản ánh sự nỗ lực của doanh nghiệp trên thị trường, thể hiện trình độ tổ chức,năng lực điều hành, tỏ rõ thế và lực của doanh nghiệp trên thương trường.
Trang 6_ Khách hàng chỉ quan tâm tới hàng hoá có chất lượng cao, giá cả phảichăng và được mua bán một cách thuận tiện Do đó, doanh nghiệp cần xemxét các thế mạnh, điểm yếu của mình để khai thác, sử dụng các công cụ cạnhtranh thích hợp: giá, quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ…
_ Khách hàng là người mua đòi hỏi người bán phải quan tâm tới lợi íchcủa mình vì họ giữ vai trò quyết định trong mua bán Nếu sản phẩm sản xuấtra không tiêu thụ được, nghĩa là không được sự chấp nhận của người tiêudùng thì doanh nghiệp không thể tồn tại hay phát triển Vì vậy doanh nghiệpcần nghĩ đến làm lợi cho khách hàng trước, rồi mới nghĩ đến làm lợi chochính mình, kết hợp hài hoà lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần để lôi kéokhách hàng.
_ Nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi, gây khó khăn đối vớihoạt động kinh doanh Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học công nghệphát triển như vũ bão, sản phẩm cần tiêu thụ có tới hàng ngàn, hàng vạn loạikhác nhau Có những sản phẩm vừa mới ra đời, thậm chí vẫn còn trong trứngnước thì đã có những sản phẩm khác ưu việt hơn xuất hiện, làm cho nhu cầutiêu dùng của khách hàng thường xuyên thay đổi Doanh nghiệp phải luôntheo sát những biến động của nhu cầu để có thể đưa ra những sản phẩm phùhợp
_ Hoạt động bán hàng diễn ra trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý,đòi hỏi các doanh nhân phải có phương thức kinh doanh, phương thức làmgiàu chính đáng, đúng pháp luật.
II Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Theo quan điểm coi tiêu thụ là một quá trình thì hoạt động tiêu thụ sảnphẩm thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên đối với mỗi doanhnghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mục đích của nghiên cứu thị
Trang 7trường là xác định khả năng tiêu thụ một loại hàng hoá nào đó trên một thịtrường nhất định, trong khoảng thời gian nhất định Khi nghiên cứu thịtrường, doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi: Doanh nghiệp nên hướngvào thị trường nào? Tiềm năng thị trường? Làm thế nào để nâng cao doanhsố? Sản phẩm, dịch vụ như thế nào? Giá cả bao nhiêu? Mạng lưới tiêu thụ nênđược tổ chức như thế nào?
Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là cơ sở đểxác định khối lượng bán, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụsản phẩm Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp nhận biết được xuhướng sự biến đổi nhu cầu của khách hàng; sự phản ứng của họ đối với sảnphẩm của doanh nghiệp; thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từđó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp
Dựa trên kết quả điều tra, nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp tiếnhành lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường về số lượng, chấtlượng, giá cả và thời gian; thực hiện đúng phương châm kinh doanh: bán cáithị trường cần chứ không bán cái mình đang có.
2 Lập kế hoạch tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu sống còn của doanhnghiệp Muốn có lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hoá haysản phẩm của doanh nghiệp phải phù hợp với nhu cầu thị trường Để tồn tạivà phát triển lâu dài mỗi doanh nghiệp cần xác định được chiến lược tiêu thụsản phẩm.
Chiến lược tiêu thụ sản phẩm là định hướng hoạt động có mục tiêu củadoanh nghiệp trong một thời gian dài và hệ thống các giải pháp nhằm thựchiện mục tiêu đề ra trong khoảng thời gian tương ứng Mục tiêu của chiếnlược tiêu thụ thường bao gồm: mặt hàng tiêu thụ, tăng doanh số, tối đa hoá lợinhuận, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín doanh nghiệp.
Trang 8Chiến lược tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầukhách hàng, từ đó chủ động đối phó với mọi diễn biến của thị trường Chiếnlược tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng và quyết định sự thành công haythất bại của chiến lược kinh doanh.
Xét một cách khái quát, chiến lược tiêu thụ sản phẩm được hoạch địnhtrải qua 3 bước:
_ Bước 1: Nghiên cứu thị trường và dự báo mức bán sản phẩm._ Bước 2: Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
_ Bước 3: Lựa chọn và quyết định chiến lược tiêu thụ.
Trên cơ sở chiến lược tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp tiến hành xâydựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Nội dung của kế hoạch tiêu thụ sản phẩmphải thể hiện được các chỉ tiêu cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm vềhiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấuthị trường tiêu thụ, giá cả tiêu thụ… Các chỉ tiêu này có thể tính theo hiện vậtvà giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sởquan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệptiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định Kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác củakế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xâydựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm như: phương pháp cân đối, phương phápquan hệ động, phương pháp tỷ lệ cố định… , trong đó, phương pháp cân đốiđược coi là phương pháp chủ yếu.
3 Chuẩn bị hàng để xuất bán
Chuẩn bị hàng để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quátrình sản xuất trong khâu lưu thông (kho phân xưởng hoặc kho thành phẩm).Các nghiệp vụ sản xuất ở các kho bao gồm: tiếp nhận, phân loại, đính nhãnhiệu hàng hoá, bao gói, sắp xếp hàng hoá ở kho, bảo quản và ghép đồng bộ để
Trang 9bán cho khách hàng Đối với nghiệp vụ tiếp nhận, doanh nghiệp cần đảm bảotiếp nhận đủ về số lượng, đúng về chất lượng và quy cách chủng loại hànghoá; nhanh chóng, kịp thời, an toàn sản phẩm và tiết kiệm chi phí lưu thông
4 Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Như đã trình bày ở trên, có nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm, theo đócác sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tận taycác hộ tiêu dùng cuối cùng Các doanh nghiệp thường căn cứ và mối quan hệgiữa doanh nghiệp và người tiêu dùng để lựa chọn kênh tiêu thụ trực tiếp,kênh tiêu thụ gián tiếp hoặc hỗn hợp cả hai kênh trên.
4.1 Kênh tiêu thụ trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp xuất bán thẳngsản phẩm của mình tới người tiêu dùng cuối cùng mà không qua bất kỳ khâutrung gian nào.
Ưu điểm của hình thức tiêu thụ này là:
_ Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêudùng, giảm chi phí lưu thông.
_ Gắn sản xuất với tiêu dùng do các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúctrực tiếp với người tiêu dùng, bảo đảm kịp thời giải quyết mâu thuẫn giữa sảnxuất và tiêu dùng.
_ Bảo đảm việc thâm nhập thị trường và phát triển thị trường một cáchtốt nhất.
Tuy nhiên, hình thức này cũng có những nhược điểm là: doanh nghiệpphải tiếp xúc với nhiều bạn hàng, phải dành nhiều thời gian, công sức vào quátrình tiêu thụ, nhiều khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn.
4.2 Kênh tiêu thụ gián tiếp: là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sảnphẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng phải qua khâu trung gian Sốkhâu trung gian nhiều hay ít sẽ quyết định độ dài, ngắn của kênh tiêu thụ.Người trung gian bao gồm: các tổ chức bán buôn, bán lẻ hay hệ thống đại lý.
Trang 10Có thể mô tả khái quát hình thức tiêu thụ này qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 Hình thức tiêu thụ gián tiếp
Sử dụng hình thức tiêu thụ này, doanh nghiệp có thể tiêu thụ khối lượnglớn hàng hoá trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chiphí bảo quản, giảm hao hụt Song nhược điểm của hình thức này là làm chothời gian lưu thông hàng hoá dài hơn, tăng chi phí và khó kiểm soát các khâutrung gian.
4.3 Kênh tiêu thụ hỗn hợp: là sự kết hợp của kênh tiêu thụ trực tiếp vàkênh tiêu thụ gián tiếp Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là có thể phát huyưu điểm và hạn chế nhược điểm của hai kênh trực tiếp và gián tiếp Nhờ đó,quá trình lưu thông hàng hoá sẽ linh hoạt, hiệu quả hơn.
Mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm đều có những ưu nhược điểm nhất định.Doanh nghiệp cần dựa trên tiềm lực và đặc điểm sản phẩm của mình để có sựlựa chọn phù hợp nhất.
5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng
Xúc tiến là một tham số của marketing hỗn hợp nhằm cung cấp chokhách hàng những thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về phương thứcphục vụ và những lợi ích mà họ có được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Trang 11Các hoạt động xúc tiến trong kinh doanh bao gồm xúc tiến bán hàng và xúctiến mua hàng.
Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm vàthúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm Xúc tiến bánhàng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng caosức cạnh tranh của hàng hoá trên thương trường, qua đó quá trình tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh về số lượng và thời gian.
Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợiđể thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Xúc tiến vàyểm trợ là những hoạt động rất quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy côngtác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện mởrộng các mối quan hệ với khách hàng, củng cố và phát triển thị trường.Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng phải kểđến là: quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, tham gia hội chợ triển lãm…
6 Tổ chức hoạt động bán hàng
Trong việc quyết định tổ chức bán hàng thì vấn đề trước hết là cần xemxét là doanh nghiệp sẽ bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, cho giacông tiếp tục (bán trực tiếp) hay thông qua các doanh nghiệp thương mại (bángián tiếp) Nếu doanh nghiệp tự đảm nhận việc bán hàng thì sẽ thêm phí tổnvề kho tàng và về việc bán hàng (nhân viên bán hàng) Trường hợp bán sảnphẩm gián tiếp thì doanh nghiệp thương mại phải được giảm giá.
Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinhdoanh Để bán được hàng, người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tácđộng vào tâm lý của khách hàng vì những bước tiến triển về tinh thần, tâm lý,tính chủ quan và khách quan diễn ra rất nhanh chóng trong khách hàng Ngoàira, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như: chất lượng,mẫu mã, giá cả, dịch vụ… và phải có hình thức bán hàng phù hợp Thực tế
Trang 12hoạt động bán hàng có rất nhiều hình thức khác nhau như: bán hàng trực tiếp,bán hàng thông qua mạng lưới đại lý, bán theo hợp đồng, bán thanh toánngay, bán trả góp, bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống thương mại điện tử…
7 Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phân tích hiệu quảhoạt động tiêu thụ sản phẩm, xác định những mặt làm được, chưa làm được,cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ nhằm kịp thời cónhững biện pháp thích hợp cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo Để đánh giá hiệuquả hoạt động tiêu thụ, có thể xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêuthụ sản phẩm theo khối lượng, trị giá mặt hàng, thị trường, giá cả và mặt hàngtiêu thụ
Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiệu thụ sản phẩm là căn cứđể doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thiện quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện Vì vậy, các doanh nghiệp phảitổ chức tốt công tác tiêu thụ đồng thời tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơhội, thách thức trong quá trình thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
III Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sảnphẩm nói riêng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường chịu tác độngcủa rất nhiều yếu tố Có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm chính là:nhóm các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các yếutố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp.
1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Đây là những
yếu tố khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp và có ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như công tác tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp, bao gồm:
Trang 13_ Nhóm yếu tố văn hoá – xã hội: Đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng rấtlớn đến nhu cầu và hành vi của con người từ đó ảnh hưởng đến sự hình thànhvà đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Doanhnghiệp cần tìm hiểu, đánh giá các yếu tố này ở nhiều mức độ (từ khái quátđến cụ thể) để có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phụcvụ khách hàng, bao gồm: dân số và xu hướng vận động của dân số, quy môdân số, quy mô hộ gia đình, văn hoá – tôn giáo, thu nhập và phân bố thunhập…
_ Nhóm yếu tố kinh tế: Đây là nhóm yếu tố có phạm vi rộng và ảnhhưởng to lớn đến kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Để thựchiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cẩn tập trung nghiên cứu vàlàm tốt công tác dự báo các yếu tố trên thị trường như: cung, cầu, giá cả, cạnhtranh…
_ Nhóm yếu tố chính trị – pháp luật: Hiện nay nhà nước sử dụng hệthống công cụ vĩ mô để diều tiết nền kinh tế thị trường Vì vậy, để thành côngtrong kinh doanh, các doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích, dự báo vềchính trị, pháp luật cùng với xu hướng vận động của nó bao gồm: sự ổn địnhvề chính trị, đường lối ngoại giao, chính sách ngoại thương, các luật về thuế,về bảo vệ môi trường; chiến lược, quy hoạch phát triển của nhà nước, của địaphương; các quy định về cạnh tranh, chống độc quyền; các quy định về bảovệ quyền lợi của các công ty, của người tiêu dùng…
_ Nhóm yếu tố khoa học – công nghệ: Khoa học – công nghệ là yếu tốphát triển nhanh chóng và ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động tiêu thụsản phẩm Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sảnxuất kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến hai yếu tố quan trọng tạo nên khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp là: chất lượng và giá bán sản phẩm, đồngthời làm rút ngắn chu kỳ sản phẩm và gia tăng các sản phẩm thay thế Do đó,các doanh nghiệp phải chú trọng ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất
Trang 14kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện cho việctiêu thụ ngày càng tốt hơn.
Ngoài các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ở trên, còn có các yếu tốkhách quan khác tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp,đó là các yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp, bao gồm: khách hàng, đối thủcạnh tranh, người cung ứng và sản phẩm hàng hoá thay thế.
_ Khách hàng: Khách hàng có tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vì nhu cầu của họ quyết định quymô, cơ cấu nhu cầu thị trường của doanh nghiệp Muốn bán được nhiều hàngdoanh nghiệp phải lôi kéo được nhiều khách hàng về phía mình và tạo đượcniềm tin đối với họ Vì vậy, doanh nghiệp cần phân tích mối quan tâm củakhách hàng để có những biện pháp đáp ứng nhu cầu một cách tối ưu nhất.
_ Đối thủ cạnh tranh: Đó là toàn bộ các doanh nghiệp cùng sản xuấtkinh doanh hàng hoá và dịch vụ hoặc hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế nhauđược cho cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng Đối thủ cạnh tranhgồm các các đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn Để thắng lợi trong cuộcchiến giành thị phần, doanh nghiệp cần tìm mọi cách để nắm bắt được điểmmạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, từ đó tìm ra được những đối sáchđúng đắn và hợp lý trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình.
_ Người cung ứng: Nguồn cung ứng và chất lượng của các yếu tố đầuvào quyết định trực tiếp đến chi phí kinh doanh và chất lượng sản phẩm đầura Do đó, doanh nghiệp cần phải đảm bảo ổn định nguồn hàng cả về sốlượng, chất lượng và giá cả để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hànhmột cách thường xuyên, liên tục và ổn định Theo đó, doanh nghiệp cần phảităng cường các mối quan hệ kinh tế tạo điều kiện lẫn nhau trong việc tạonguồn hàng như đầu tư, liên doanh, giúp đỡ về vốn, kỹ thuật,… hay đặt hàngtheo hợp đồng kinh tế ký trước để có nguồn cung ứng vững chắc, ổn định vàđáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Trang 15_ Sản phẩm, hàng hoá thay thế: Đây là các sản phẩm, hàng hoá có cùngchức năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giống nhau của khách hàng, nó làm hạnchế tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy để không bị mất thị phần,doanh nghiệp cần phải nắm bắt được giá cả của sản phẩm thay thế cũng nhưxu hướng biến động của nó trong tương lai, từ đó quyết định cho sản phẩmhàng hoá của mình một mức giá cạnh tranh đủ để duy trì và tiếp tục mở rộngthị trường.
2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp: Đây là những
yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được, bao gồm các yếu tố:sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm lực về lao động, hệthống thông tin, vốn, nghiên cứu và phát triển, uy tín và nề nếp văn hoá củadoanh nghiệp …
_ Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh và đặctính sản phẩm của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụsản phẩm Đặc tính của sản phẩm quyết định phương thức sản xuất, bảo quản,vận chuyển, các thức tổ chức kênh phân phối,… từ đó quyết định đến tốc độvà khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Bên cạnh đó, sản phẩm củadoanh nghiệp phải đáp ứng được một cách tốt nhất các nhu cầu của kháchhàng về mọi mặt: số lượng, chất lượng, mẫu mã, giá cả phải chăng, phù hợpxu thế tiêu dùng tiên tiến, hiện đại… Hiện nay, chất lượng sản phẩm luônđược đặt lên hàng đầu và là công cụ cạnh tranh đắc lực, vì vậy để tăng cườnghoạt động tiêu thụ, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến và nâng cao chấtlượng sản phẩm của mình Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải xây dựng mộtchính sách giá phù hợp, đây cũng là vấn đề quan trọng giúp nâng cao khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
_ Tiềm lực về lao động của doanh nghiệp: Gồm các yếu tố ảnh hưởngđến công tác tiêu thụ sản phẩm như: cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo, trình độ
Trang 16khả năng lãnh đạo, trình độ tay nghề công nhân trực tiếp sản xuất, trình độchuyên môn của đội ngũ cán bộ, tiềm lực tài chính, khả năng huy động vốn…
_ Hệ thống thông tin: Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thu thậpthông tin về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, về khách hàng, về đối thủcạnh tranh, về nguồn hàng,… Trên cơ sở đó, phân tích những mặt mạnh, mặtyếu, cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải để có thể đề ra hướng điđúng đắn từ khâu xây dựng kế hoạch tiêu thụ đến khâu tổ chức thực hiện hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải tiến hành bảomật những thông tin nội bộ quan trọng của mình.
_ Nghiên cứu và phát triển: Hiện nay, việc đầu tư vào nghiên cứu vàphát triển thường đem lại những kết quả rất to lớn vì nó giúp doanh nghiệpđổi mới sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm và phát triển việc sản xuất kinhdoanh những sản phẩm tiên tiến; hiện đại hoá dây chuyền công nghệ vàphương thức cung ứng sản phẩm phục vụ khách hàng; nâng cao trình độ laođộng… Từ những lợi ích đó, có thể thấy doanh nghiệp cần nắm được tầmquan trọng của các yếu tố này để đầu tư thích đáng và thu được thành côngtrong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
_ Uy tín và nề nếp văn hoá của doanh nghiệp: Đây là tài sản vô hình vôgiá của doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc tác động đến sự quantâm của khách hàng với doanh nghiệp Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải trải quacả một quá trình xây dựng và gìn giữ lâu dài Vì vậy trong hoạt động tiêu thụsản phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành xây dựngthương hiệu và củng cố uy tín, từ đó nâng cao được vị thế của mình trên thịtrường.
IV Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Để đánh giá toàn diện hoạt động tiêu thụ sản phẩm cần sử dụng đồngthời nhiều chỉ tiêu khác nhau, bao gồm các chỉ tiêu định tính và định lượng,
Trang 17các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối nhằm đánh giá về khối lượng, giá trị hànghoá, chi phí và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm
1.1 Tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ:
Đây là chỉ tiêu biểu hiện quy mô sản phẩm tiêu thụ được của doanhnghiệp, được tính theo mặt hàng, theo khu vực thị trường, theo khách hànghoặc theo thời gian… Chỉ tiêu này dùng thước đo hiện vật như: cái, chiếc, tấn,kg, bao, gói, m, m3…
1.2 Tổng doanh thu tiêu thụ: là phần còn lại của doanh số bán hàng
sau khi đã trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu, hàng bán bị trả lại,hao hụt hàng hoá mà không truy cứu được trách nhiệm cho ai và thuế VATtính theo phương pháp trực tiếp.
Doanh số bán hàng được tính theo công thức sau:DS = Σ Qi × Pi
Trong đó:
DS: Doanh số bán hàng trong kỳ
Qi: Khối lượng sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳPi: Đơn giá sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ
2 Các chỉ tiêu đánh giá chi phí hoạt động tiêu thụ sản phẩm: Chi
phí bán hàng gồm các khoản mục: chi tiền lương, chi khấu hao, chi lãi vayngân hàng Chi phí mua hàng, chi phí bảo hành hàng hoá, chi phí cố định, chiphí biến đổi Chi bảo quản, dự trữ hàng hoá, chi phí hàng tồn kho, hàng mất,không thu hồi Vốn lưu động bình quân, số vòng quay của vốn lưu động, sốngày của một vòng quay…
3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
3.1 Lợi nhuận
Trang 18Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận cao chứng tỏ hoạt động tiêu thụ sảnphẩm có hiệu quả cao Lợi nhuận là nguồn gốc của tái sản xuất mở rộng kinhdoanh và là đòn bẩy kinh tế quan trọng, khuyến khích người lao động nângcao hiệu quả hoạt động kinh doanh Lợi nhuận cơ bản được xác định như sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
3.2 Mức doanh lợi trên doanh thu
P1 = P
DT × 100%Trong đó:
P1 : M ức doanh lợi của doanh nghi ệp trong kỳP: Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện được trong kỳDT: Doanh thu thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thực hiện mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ Do đó, chúng có tác dụng trongviệc chỉ ra cho doanh nghiệp thấy kinh doanh những mặt hàng nào, thị trườngnào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
3.3 Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
3.4 Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh
P3 = P
CP× 100%
Trong đó:
Trang 19P3: Mức sinh lời của chi phí kinh doanh
CP: Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanhnghiệp trong kỳ: một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợinhuận cho doanh nghiệp.
I Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thương mại VIC
Công ty TNHH Thương mại VIC là một doanh nghiệp 100% vốn trongnước được chính thức thành lập ngày 27/4/1999 theo giấy phép thành lập số095/TLDN của UBND thành phố Hải Phòng, giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 070618 do Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng cấp với ngành nghề chínhlà sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc phục vụ người chăn nuôi Sau đây làmột vài nét chính về công ty:
Tên giao dich: Công ty TNHH Thương mại VIC
Địa chỉ liên hệ: Khu công nghiệp Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải PhòngĐiện thoại: 0313742976
Fax: 0313742978
Trang 20E-mail: buitiep_d@yahoo.com
Địa chỉ website: http://www.conheovang.com.vn
Ngành, nghề kinh doanh chính:
_ Sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi
_ Mua bán nguyên vật liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi _ Môi giới và xúc tiến thương mại
_ Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hoá
1 Sự hình thành và phát triển
Qua 8 năm hoạt động và trưởng thành, với phương châm “Con heovàng - Chất lượng vàng”, “Con heo vàng mong người chăn nuôi có lãi”,thương hiệu Con heo vàng đã nhanh chóng trở nên thân thiết với bà con chănnuôi Việt Nam.Có thể chia sự phát triển của công ty qua 3 giai đoạn như sau:
1 Giai đoạn 1 (Khởi nghiệp) từ năm 1999 – 2002
_ Địa điểm sản xuất: Công ty phải đi thuê mặt bằng, nhà xưởng củađơn vị khác
_ Công suất thiết bị: 10.000 tấn/năm
_ Nguyên liệu: Mua lại của các đơn vị nhập khẩu, giá không ổn định_ Sản lượng tiêu thụ: 300 – 500 tấn/tháng (4000 – 6000 tấn/năm)
_ Sản phẩm: Có 6 loại sản phẩm đậm đặc và 2 sản phẩm hỗn hợp cholợn và gà
_ Thị trường tiêu thụ chính: Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng sôngHồng.
Thành tựu:
+ Ổn định chất lượng sản phẩm.
+ Quảng bá hình ảnh thương hiệu Con Heo Vàng.
+ Xây dựng các kênh phân phối thông qua đại lý cấp 1 và bán hàng trựctiếp tại Hải Phòng và các tỉnh xung quanh.
Khó khăn:
Trang 21+ Mặt bằng nhà xưởng chật hẹp, xuống cấp.+ Môi trường ô nhiễm do khói bụi.
+ Sản phẩm mới, chưa có uy tín trên thị trường.
2 Giai đoạn 2 (Phát triển) từ 2003 – 2004
_ Công ty được Thành phố Hải Phòng cho thuê 12.500 m2 đất tại cụmcông nghiệp Vĩnh Niệm Công ty đã đầu tư 2 dây chuyền sản xuất thức ăn giasúc, công suất 90.000 tấn/năm và chính thức sản xuất từ tháng 10/2002.
_ Tuyển dụng thêm lao động, tập trung phát triển đội ngũ nhân viêntiếp thị, bán hàng, cán bộ kỹ thuật.
_ Nhập khẩu trực tiếp các lô nguyên liệu lớn với giá ưu đãi và ổn định._ Tăng cơ cấu sản phẩm lên 26 loại gồm các sản phẩm đậm đặc và hỗnhợp dùng cho các giai đoạn phát triển của lợn, gia cầm, đại gia súc.
_ Sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm mới mang thương hiệu ÔngTiên, gồm 6 loại sản phẩm, với công thức chế biến mới, sử dụng kháng sinhthảo dược.
_ Không ngừng nâng cấp chất lượng sản phẩm, tăng tỷ lệ các chất tạonạc như: Li-zin, Methionin, Triptofan… trong sản phẩm Từ đó tạo ra hìnhảnh sản phẩm Con Heo Vàng luôn có chất lượng cao.
Thành tựu:
_ Mở rộng thị trường tiêu thụ đến các tỉnh trung du, miền núi phía Bắcvà các tỉnh miền Trung từ Nghệ An trở ra.
_ Củng cố và hoàn thiện các kênh tiêu thụ sản phẩm, gồm:
+Kênh bán hàng trực tiếp (2.500 cửa hàng) do các nhân viên bánhàng của công ty thực hiện, bán hàng tại thị trường các tỉnh: Hải Phòng,Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tây, Phú Thọ, và một sốhuyện của các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh Sảnlượng tiêu thụ chiếm 40% toàn Công ty.
Trang 22+ Kênh đại lý cấp 1 (27 đại lý) phụ trách thị trường các tỉnh còn lại,tiêu thụ 60% sản lượng toàn Công ty.
_ Thị phần sản phẩm đậm đặc bình quân năm 2004 là 38%.
_ Quảng bá thương hiệu Con Heo Vàng và Ông Tiên bằng nhiều hìnhthức, tận dụng sự nổi tiếng của thương hiệu để mở rộng thị trường, nâng caosản lượng tiêu thụ.
_ Xây dựng chính sách bán hàng linh hoat nhằm kích thích các đại lývà các nhân viên tiếp thị, bán hàng tích cực, nâng cao sản lượng.
Khó khăn: Cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thức ăn chăn nuôi
+ Cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất lớn.
+ Cạnh tranh giữa các cơ sở sản cuất lớn và cơ sở sản xuất nhỏ.+ Hình thức cạnh tranh:
– Cạnh tranh bằng giá bán và hoa hồng đại lý.– Cạnh tranh băng khuyến mại.
– Cạnh tranh bằng dịch vụ sau bán hàng.– Cạnh tranh bằng quảng cáo.
– Sản xuất hàng nhái, hàng giả các sản phẩm uy tín.
3 Giai đoạn 3 (Tăng trưởng) từ năm 2005 đến nay
_ Mở rộng thị trường đến tất cả các tỉnh trong cả nước.
_ Sản xuất sản phẩm mới là thức ăn hỗn hợp viên cho cá tra và cá basa._ Công ty đầu tư thêm các nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu thị trườngtại chỗ
+ Nhà máy Con Heo Vàng Quy Nhơn, công suất 60.000 tấn/năm,cung cấp hàng cho các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào Tây Nguyên.
+ Nhà máy Con Heo Vàng Đồng Tháp, công suất 120.000 tấn/năm,cung cấp thức ăn heo và cá tra, cá basa cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
_ Xây dựng chi nhánh là các trung tâm phân phối sản phẩm khu vực:
Trang 23+ Chi nhánh Hải Phòng, gồm các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, TháiBình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh.
+ Chi nhánh Hà Nội, gồm các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, PhúThọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái,Lào Cai, Lai Châu.
+ Chi nhánh Nam Định, gồm các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình,Thanh Hoá, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu.
_ Duy trì phương thức bán hàng theo 2 kênh (cấp 1 và bán lẻ), chú ýtăng cường mở rộng kênh bán lẻ.
Thành tựu:
_ Sản lượng thức ăn đậm đặc cho lợn và gia cầm đạt 7.000 tấn/tháng._ Sản lượng thức ăn cho cá đạt 2.500 tấn/tháng.
_ Thị phần thức ăn đậm đặc bình quân đạt 25 - 35% năm 2006.
Với những nỗ lực phấn đấu của mình, công ty đã được thưởng nhiềubằng khen của UBND thành phố Hải Phòng, Bộ Thương mại, Bộ Khoa họccông nghệ, được tổ chức TUVCERT, Cộng hoà Liên bang Đức trao chứngnhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000; hai lần được tặng giảithưởng chất lượng Việt Nam, thương hiệu uy tín, giải thưởng Sao vàng ĐấtViệt và huy chương vì sự nghiệp giai cấp nông dân Việt Nam do TW hộiNông dân Việt Nam trao tặng.
2 Nhiệm vụ kinh doanh của công ty
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa, công ty TNHH Thương mại VIC có nhữngnhiệm vụ kinh doanh chủ yếu sau:
_ Tổ chức sản xuất – kinh doanh các loại sản phẩm đậm đặc, sản phẩmhỗn hợp, sản phẩm dạng viên… theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mụcđích thành lập doanh nghiệp.
_ Quản lý tốt tiền vốn, vật tư, lao động, không ngừng nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh
Trang 24_ Thực hiện phân phối theo lao động và chăm lo đời sống cho cán bộcông nhân viên.
_ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ với Nhà nước._ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật của của Nhànước.
3 Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng của các phòng ban
3.1 Bộ máy tổ chức quản lý
Bộ máy tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất hiện nay của công ty đượcbiểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
PhòngTC - KTPhòng tiêu thụ
Ghi chú:
TC-KT: Tài chính-kế toánKT : Kỹ thuật
KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm
HCNS : Hành chính nhân sựXưởng SX: Xưởng sản xuất
Trang 253.2 Chức năng của các phòng ban
3.2.1 Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc
Theo điều lệ thành lập công ty quy định Tổng giám đốc công ty TNHHThương mại VIC tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, đại diệncho toàn thể cán bộ công nhân viên, thay mặt công ty quan hệ pháp lý với cácđơn vị tổ chức bên ngoài; là người tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kinhdoanh trong công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả kinh doanh và làmnghĩa vụ với Nhà nước theo đúng luật định.
Giúp việc cho giám đốc là Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc làngười tham mưu trợ giúp cho tổng giám đốc trong mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty, tư vấn cho tổng giám đốc về các mặt: kinh doanh,quản lý, kỹ thuật, ký kết các hợp đồng và thay thế tổng giám đốc điều hànhcông ty khi tổng giám đốc đi vắng Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm cánhân trước tổng giám đốc và pháp luật nhưng tổng giám đốc công ty vẫn làngười chịu trách nhiệm chính.
Trang 26– Xây dựng các chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm của công ty._ Xây dựng kế hoạch về giá thành, số lượng sản phẩm sản xuất củacông ty hàng tháng, quý, năm.
_ Nghiên cứu, dự đoán các nhu cầu của thị trường, lên kế hoạch sảnxuất sản phẩm phù hợp.
_ Kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như toàn bộ máy móc thiết bị củacông ty.
3.2.3 Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán là phòng chức năng, giúp việc cho phó giámđốc, đứng đầu là giám đốc tài chính, ông Đỗ Tất Trung, giúp ban lãnh đạodoanh nghiệp trong tổ chức công tác hạch toán, kế toán, quản lý tài sản, tiềnvốn, xây dựng và thực hiên kế hoạch tài chính của công ty Phòng kế toán cócác nhiệm vụ sau:
_ Lập kế hoạch thu – chi tài chính dựa trên dự toán ngân sách hàng năm._ Xây dựng các định mức chi tiêu tài chính cho các bộ phận trong công ty,trình lãnh đạo xét duyệt và kiểm tra việc thực hiện chi tiêu khi đã được xét duyệt.
_ Tổng hợp ngân sách, báo cáo ban lãnh đạo theo đúng quy định.
3.2.4 Phòng vật tư.
Phòng vật tư có các nhiệm vụ sau:
_ Lập và trình kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về các trang thiết bị và vậttư dùng cho việc sản xuất.
_Xây dựng định mức sử dụng vật tư và phổ biến, thực hiện các địnhmức đó.
_ Bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị.
3.2.5 Phòng kỹ thuật và phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Phòng kỹ thuật và phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm có các nhiệmvụ chủ yếu sau:
Trang 27_ Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về kỹ thuật, về công nghệ, cùngphòng tiêu thụ thiết kế sản phẩm mới cho công ty.
_ Đánh giá thực trạng máy móc thiết bị, tiến hành sửa chữa khi cần thiết._ Tư vấn, hướng dẫn cho các công nhân thao tác sử dụng máy.
_ Kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ khi sản xuất đến khi xuất bán.
_ Quản lý tốt các tài sản của công ty
_ Nhận và lưu trữ công văn, hồ sơ; theo dõi việc giải quyết thực hiệncác công văn.
_ Phối kết hợp cùng các phòng ban khác để thực hiện các mục tiêu củacông ty, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
3.2.7 Xưởng sản xuất
Xưởng sản xuất có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
_ Sản xuất sản phẩm theo kế hoạch mà phòng tiêu thụ đưa ra và theođịnh mức đã quy định
_ Bảo quản các máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh._ Đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.
3.2.8 Phòng bảo vệ
Phòng bảo vệ có các nhiệm vụ chủ yếu sau:_ Kiểm tra, kiểm soát người ra, vào công ty._ Bảo vệ cơ sở vật chất của công ty.
3.2.9 Các chi nhánh
Hiện nay công ty có 4 chi nhánh trực thuộc công ty, đó là: