Nghiên cứu về sức cạnh tranh của ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam so với ngành hàng không giá rẻ trên thế giới

56 5.2K 24
Nghiên cứu về sức cạnh tranh của ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam so với ngành hàng không giá rẻ trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 3 Chương 1 Tổng quan về chiến lược cạnh tranh 3 1. Cỏc quan niệm về cạnh tranh 3 2. Cỏc cấp độ cạnh tranh 4 2.1 Cạnh tranh mong muốn 4 2.2 Cạnh tranh ngành hàng 4 2.3 Cạnh tranh

LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiMô hình hàng không giá rẻ trên thế giới đã có lịch sử ra đời và phát triển hơn 30 năm với sự khởi nguồn từ hãng hàng không Mỹ Southwest Airlines vào năm 1971. Sau đó, mô hình này đã phát triển rầm rộ ở châu Âu rồi lan sang châu Á. Cho đến thời điểm hiện nay, hàng không giá rẻ đã chính thức xuất hiện ở Việt Nam mặc dù vẫn còn hết sức mới mẻ, với một số hãng hàng không giá rẻ quốc tế như: Tiger Airways, Air Asia . Một điều đặc biệt là Việt Nam đã hình thành được hàng loạt hãng hàng không giá rẻ của riêng mình, dẫn đầu là Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines). Thí điểm thực hiện mô hình hàng không giá rẻ từ năm 2004, đến đầu năm 2007, Pacific Airlines đã chính thức trở thành người tiên phong cho hàng không giá rẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng đứng trước một số hãng lớn như Tiger Airways, Air Asia… thì áp lực cạnh tranh cho Pacific Airlines và hãng nội địa khác là không hề nhỏ, đặc biệt là khi các doanh nghiệp Việt Nam đều có hạn chế chung khi đương đầu với các tập đoàn nước ngoài là thiếu vốn và kinh nghiệm. Vì vậy hiểu biết thị trường và xây dựng chiến lược cho các hãng hàng không giá rẻ trở thành vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Đứng trước tính cấp thiết như vậy, việc lựa chọn nghiên cứu chiến lược cạnh tranh, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp tham gia ngành để có những giải pháp phù hợp là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn, từ đó tìm hướng đi phù hợp cho Pacific Airlines giúp Pacific Airlines cạnh tranh thắng lợi và trở thành người tiên phong thành công cho hàng không giá rẻ Việt Nam.2. Câu hỏi nghiên cứuĐề tài nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:Thế nào là hàng không giá rẻ và kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này?Khả năng áp dụng mô hình hàng không giá rẻ trong điều kiện Việt Nam hiện nay như thế nào?Chiến lược cho các doanh nghiệp trẻ Việt Nam điển hình là Pacific Airlines?3. Mục đích nghiên cứu của đề tàiĐề tài nhằm mục đích nghiên cứu hệ thống những lí luận chung về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và các yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho hàng hoá, làm rõ sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong điều kiện cạnh tranh 1 toàn cầu. Dựa trênsở đó, đề tài đã phân tích và đánh giá một số hãng hàng không giá rẻ có mặt tại thị trường Việt Nam và Pacific Airlines, chỉ rõ một số những điểm mạnh, điểm yếu của hàng không Việt Nam nói chung và hàng không giá rẻ nói riêng. Kết hợp giữa lí luận và thực tiễn đề tài đã đưa ra một số đề xuất về các quan điểm và giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học và có tính khả thi nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng không giá rẻ Việt Nam.4. Đối tượng và phạm vi Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về sức cạnh tranh của hàng không giá rẻ Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là khi hàng không giá rẻ Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích mô hình hàng không giá rẻ của một số hãng hàng không giá rẻ trên thế giới và khu vực Đông Nam Á như: Southwest Airlines, Tiger Airways, Air Asia ., từ đó xem xét trong điều kiện cụ thểViệt Nam và hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ nội địa. Đề tài chỉ tập trung đưa ra một số giải pháp về kinh tế chứ không đưa ra các giải pháp kĩ thuật nhằm giúp tăng cường năng lực cạnh tranh cho hàng không giá rẻ Việt Nam.5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện đã sử dụng các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê.Trong điều kiện thực hiện chưa có khảo sát thực tế nên nhóm thực hiện chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê và phân tích kinh tế trênsở thông tin thứ cấp.6. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu chính của đề tài bao gồm bốn chương:Chương 1: Tổng quan về chiến lược cạnh tranh.Chương 2: Chiến lược cạnh tranh của một số hãng hàng không giá rẻ thế giới.Chương 3: Môi trường kinh doanh ngành hàng không giá rẻViệt Nam.Chương 4: Giải pháp chiến lược cho hàng không giá rẻ Việt Nam.Mặc dù nhóm thực hiện đã nỗ lực rất cao trong quá trình nghiên cứu song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được các ý kiến phê bình, góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn.NHÓM NGHIÊN CỨU2 PHẦN NỘI DUNGTrước tiên, để đánh giá được thực trạng môi trường ngành hàng không giá rẻ và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam, cần hiểu thế nào là cạnh tranh và những yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Chúng tôi xin khái lược một số lý thuyết về cạnh tranh ứng dụng trong bài nghiên cứu này.Chương 1 Tổng quan về chiến lược cạnh tranh1. Các quan niệm về cạnh tranhCạnh tranh là vấn đề được rất nhiều nhà kinh tế quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào thống nhất về cạnh tranh. Có rất nhiều quan điểm, định nghĩa được đưa ra, tuỳ theo cách tiếp cận.Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác. Như vậy, có thể hiểu rằng cạnh tranhthể khơi dậy được sự nỗ lực chủ quan của con người, làm tăng của cải của nền kinh tế quốc dân.Các Mác khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh, ông cho rằng: Cạnh tranh Tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Những cuộc ganh đua này diễn ra dưới ba góc độ: Cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tư bản nhằm thu được giá trị thặng dư siêu ngạch; cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hóa; cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lưu động của tư bản nhằm phân chia giá trị thặng dư. Ba góc độ cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoay quanh việc quyết định giá trị, thực hiện giá trị và phân phối giá trị thặng dư. Như vậy cạnh tranh kinh tế là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, là sự đối chọi giữa những người sản xuất hàng hóa dựa trên những thực lực kinh tế của họ. Như vậy, xét cho cùng, có thể coi khái niệm cạnh tranh là sự ganh đua, là sự giành giật giữa các cá nhân, tổ chức có liên hệ với nhau ít nhiều về mặt lợi ích nhằm giành giật khách hàng của nhau và mục đích cuối cùng là giành được lợi thế cạnh tranh bền vững. Nhìn chung mặc dù cạnh tranhthể đem đến sự thất bại của doanh nghiệp này hay thành công của doanh nghiệp khác, nhưng xét trên tổng thể nền kinh tế thì cạnh tranh giúp cho sản phẩm phát triển, thị trường phát triển. Thông qua đó sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nói riêng và toàn xã hội nói chung.3 2. Các cấp độ cạnh tranhTheo quan điểm Marketing, cạnh tranhthể chia ra làm 4 cấp độ sau đây:2.1 Cạnh tranh mong muốnCạnh tranh mong muốn hay còn gọi là cạnh tranh khác ngành. Đây là sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh có mong muốn thoả mãn các nhu cầu cụ thể khác nhau của khách hàng trênsở cùng một quĩ mua sắm nhất định. 2.2 Cạnh tranh ngành hàng Đối thủ cạnh tranh là những hàng hoá dịch vụ khác nhau cùng thoả mãn một nhu cầu cụ thể của khách hàng. Chúng chính là những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau trong tiêu dùng để thỏa mãn một nhu cầu, mong muốn cụ thể, nhất định, giống nhau của khách hàng. Tính chất và mức độ cạnh tranh giữa các ngành hàng này chủ yếu là do đặc thù về tính hữu ích, công dụng của sản phẩm tạo ra là chính.2.3 Cạnh tranh chủng loạiĐây chính là sự cạnh tranh giữa những kiểu hàng hóa khác nhau trong cùng một ngành hàng. Những sản phẩm hàng hóa khác nhau này có thể là do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất, cũng có thể do cùng một doanh nghiệp sản xuất.2.4 Cạnh tranh nhãn hiệuĐây chính là sự cạnh tranh giữa những kiểu, dạng hàng hoá giống nhau thoả mãn cùng một mong muốn cụ thể như nhau, nhưng có nhãn hiệu khác nhau. Thông thường, ở cấp độ cạnh tranh nhãn hiệu, qui mô khách hàng mục tiêu bị thu hẹp hơn do đó tính chất cạnh tranh khốc liệt hơn.3. Lợi thế cạnh tranh quốc giaLợi thế cạnh tranh quốc gia là vấn đề được nhiều nhà kinh tế học quan tâm, trong số đó lí luận về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter được coi là nền tảng lí thuyết cho lợi thế cạnh tranh quốc gia.Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, Porter vận dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước của mình vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đưa ra lý thuyết nổi tiếng là mô hình “Viên kim cương”1. Các yếu tố quyết định của mô hình là các điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có hai biến số bổ sung là vai trò của nhà nước và yếu tố thời cơ.1 Mô hình “Viên kim cương”: bốn nhân tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Điều kiện các yếu tố đầu vào; Điều kiện của cầu; Chiến lược, cấu trúc, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quốc gia; Các ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ.4 Lý luận của Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể. Sự thành công của các quốc giangành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào ba vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành.Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh quốc gia thường bị hiểu nhầm với lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó của một quốc gia hoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tự nhiên, tài nguyên hay con người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Tuy nhiên đây mới chỉ là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho sự thành công trên thị trường quốc tế. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan.Micheal Porter cho rằng: Sự thịnh vượng của một quốc gia được tạo ra chứ không phải kế thừa. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khăng khăng khẳng định. Khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó. Các công ty tạo ra được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức. Các công ty này hưởng lợi từ việc có những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa năng động, và những khách hàng trong nước có nhu cầu. Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia đã trở nên quan trọng hơn, chứ không phải kém quan trọng đi. Vì cơ sở của sự cạnh tranh đã dịch chuyển ngày càng nhiều sang sự tạo ra và mô phỏng kiến thức, cho nên vai trò của quốc gia đã tăng lên. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa phương hóa cao độ. Tất cả những khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh tế, định chế, và lịch sử của các nước đều đóng góp cho sự thành công về cạnh tranh. Đây là những khác biệt đáng kể trong các kiểu hình của khả năng cạnh tranh tại mọi quốc gia; không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả năng cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất và thách thức nhất. 5 4. Các yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững Lợi thế cạnh tranh là những lợi thế được doanh nghiệp tạo ra và sử dụng cho cạnh tranh. Ngày nay quá trình cạnh tranh đang có khuynh hướng chuyển mục đích của cạnh tranh từ phía cạnh tranh người tiêu dùng sang cạnh tranh với đối thủ. Cốt lõi của cạnh tranh hiện nay được quan niệm là tạo ra ưu thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.Lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp có thể được tạo ra thông qua một số yếu tố sau:4.1 Chất lượng sản phẩmCó thế nói chất lượng là một trong những yếu tố rất quan trọng nhằm tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp. Trên thương trường, đặc biệt là thương trường hiện đại ngày nay thì chất lượng lại càng đóng vai trò quan trọng hơn. Trong cạnh tranh, khi nhiều hàng hoá có cùng giá cả, công dụng như nhau thì tất yếu hàng hoá nào có chất lượng cao hơn sẽ được lựa chọn. Do đó, chất lượng là yếu tố quan trọng và đầu tiên mà các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh.4.2 Giá cả sản phẩmTrong cạnh tranh có ba yếu tố chủ yếu tạo ra lợi thế đó là: giá cả, sự khác biệt và tốc độ cung ứng. Thông thường thì đa số doanh nghiệp sử dụng công cụ giá cả để tạo ra lợi thế cho mình. Khi hai hàng hoá có cùng chất lượng, công dụng như nhau thì khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm nào có giá thấp hơn. 4.3 Sự khác biệt hoá sản phẩmMọi sản phẩm khi xuất hiện trên thương trường đều mang một chu kỳ sống nhất định, đặc biệt, vòng đời của sản phẩm sẽ rút ngắn hơn khi xuất hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ. Để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, các doanh nghiệp dùng nhiều biện pháp trong đó biện pháp thường được sử dụng đó là thường xuyên cải tiến mọi mặt sản phẩm, tạo ra nét độc đáo riêng, liên tiếp tung ra thị trường những sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ. Sự thay đổi thường xuyên về mẫu mã, nhãn hiệu hàng hoá cũng như việc không ngừng nâng cao chất lượng, tính năng hàng hoá sẽ tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.4.4 Phương thức phục vụ và thanh toánPhương thức phục vụ và thanh toán là công cụ cạnh tranh khá quan trọng. Ai nắm được công cụ này sẽ thắng trong cạnh tranh, bởi vì công cụ này tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng. Phương thức phục vụ và thanh toán trước hết được thể hiện ở ba giai đoạn của quá trình bán hàng: trước khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng.6 4.5 Thương hiệu của doanh nghiệpTrong kinh doanh hiện đại ngày nay thì thương hiệu là vấn đề sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Thương hiệu đã trở thành công cụ sắc bén trong cạnh tranh, giúp cho quá trình buôn bán diễn ra nhanh chóng tiện lợi. Một khi doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu cho mình thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tạo được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng, tạo ra một sự thừa nhận của xã hội đối với doanh nghiệp.4.6 Áp dụng khoa học kĩ thuật và quản lí hiện đạiSức cạnh tranh của hàng hoá sẽ tăng lên khi giá cả hàng hoá cá biệt của họ thấp hơn giá cả trung bình trên thị trường. Để có lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung các nguồn lực để tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng hàng hoá nhằm làm cho giá trị hàng hoá cá biệt của mình thấp hơn giá trị xã hội. Muốn vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến công cụ lao động, hợp lí hoá sản xuất, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật và quản lí hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh. 4.7 Lợi thế về thông tin Thông tin là một công cụ cạnh tranh lợi hại của doanh nghiệp. Thông tin về thị trường mua bán, thông tin về tâm lí, thị hiếu khách hàng, về giá cả, về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Đủ thông tin và xử lí đúng thông tin, một mặt giúp đỡ doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh, mặt khác qua thông tin có thể tìm ra và tạo ra "lợi thế so sánh" của doanh nghiệp trên thương trường, chuẩn bị và đưa ra đúng thời điểm những sản phẩm mới thay thế để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá. Thông tin đủ, đúng lúc hoặc bưng bít thông tin có thể thúc đẩy thị trường một cách tích cực hoặc tạo ra những nhu cầu giả tạo, hành vi cạnh tranh sai trái làm biến dạng thị trường.4.8 Lợi thế của những yếu tố mới sáng tạo và sự mạo hiểm, rủi roCác chủ thể kinh doanh có khuynh hướng đầu tư kinh doanh (kể cả đầu tư nghiên cứu khoa học) vào những mặt hàng mới, lĩnh vực mới mà rủi ro ở đó thường cao. Đây cũng là khuynh hướng khách quan vì nó hi vọng thu được lợi nhuận cao trong tương lai. Mặt khác, nó giảm được áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Sự mạo hiểm, chấp nhận rủi ro nhằm thu được lợi nhuận lớn bằng cách đi đầu trong kinh doanh là công cụ cạnh tranh cực kì hiệu quả nhưng cũng cực kì nguy hiểm trong quá trình cạnh tranh. Việc sử dụng hiệu quả công cụ này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tài năng và bản lĩnh.7 Những lý thuyết trên là tiền đề để nghiên cứu cụ thể về ngành hàng không giá rẻ của thế giớiViệt Nam. Các chương sau đây trình bày những phân tích sâu về môi trường kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của các hãng Hàng không giá rẻ trong và ngoài nước, từ đó nêu ra các chiến lược có khả năng áp dụng cao.Chương 2 Chiến lược cạnh tranh của một số hãng hàng không giá rẻ trên thế giới1. Sự ra đời và phát triển của hàng không giá rẻ trên thế giới1.1 Sự ra đời Những thập kỷ cuối thế kỷ XX cuộc chiến dành khách hàng diễn ra gay gắt giữa các hãng hàng không của Mỹ và giá cả được chọn là vũ khí mạnh nhất để lôi kéo khách hàng. Cuộc chiến giá cả này đã mang lại lợi ích cho khách hàng do giá máy bay hạ xuống thấp song lại không tạo ra được khách hàng trung thành hay lợi nhuận ổn định cho các hãng tham gia. Ngược lại giá thấp và chiến lược giá không hợp lí đã làm cho một số hãng hàng không lâm vào suy thoái (Eastern, Braniff) và buộc một số hãng khác phải đặt dưới sự bảo vệ phá sản (TWA, Continental, America West). Trong bối cảnh hỗn loạn đó có một hãng hàng không đã sử dụng thành công yếu tố giá để giữ được chân khách hàng và tạo ra lợi nhuận, đó là hãng Southwest Airlines, đây cũng là mô hình đầu tiên của hàng không giá rẻ (LCA) trên thế giới. Southwest Airlines đã đi tiên phong trong phương thức bay giá rẻ và đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển và lan rộng của hàng không giá rẻ thế giới.Hình 1 - Số lượng hãng hàng không giá rẻ các khu vực trên thế giới829894 74116 1.2 Sự phát triển lan rộngTừ thành công của Southwest Airlines, mô hình LCA nhanh chóng lan rộng sang Châu Âu, trong đó thành công nhất là hãng Ryanair của Ireland (bắt đầu hoạt động năm 1991) và EasyJet của Anh (thành lập năm 1995).Trong vòng 5 năm qua, hàng không giá rẻ ở thị trường Mỹ và Châu Âu phát triển rất mạnh mẽ cả về số lượng cũng như công suất hoạt động các hãng hàng không. Đồng thời số lượng đơn đặt hàng máy bay của các LCA tại hai khu vực này cũng ngày càng tăng. Năm 2003, 61% số lượng đơn đặt hàng máy bay phản lực thân hẹp (khoảng 385 chiếc) thuộc các LCA. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh chóng này có thể làm bão hòa thị trường hàng không giá rẻ, buộc các hãng hoạt động kém phải chấm dứt hoạt động trên thị trường này, đồng thời có thể làm thay đổi cơ cấu của ngành hàng không giá rẻ.Tuy xuất hiện muộn hơn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng các LCA đã có bước phát triển đáng kể. Chỉ riêng năm 2004 đã có thêm 8 LCA được thành lập tại đây, chiếm một nửa số LCA được thành lập trên thế giới trong năm, nâng tổng số LCA trong khu vực lên 20. Đi tiên phong trong khu vực này là AirAsia của Malaysia và Virgin Blue của Australlia. Sự xuất hiện của các LCA trở thành mối đe dọa thực sự đối với các hãng hàng không truyền thống. Với cơ cấu chi phí cao, các hãng hàng không truyền thống không thể cạnh tranh có hiệu quả về giá - một trong những nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng trong việc lựa chọn hãng chuyên chở - với các LCA.1.3 Mô hình và đặc điểm của hàng không giá rẻ 1.3.1 Mô hình hàng không giá rẻ Hiện tại có hai mô hình cùng tồn tại trong lĩnh vực hàng không dân dụng:Mô hình thứ nhất được coi là hàng không truyền thống, hình thành trênsở cấu trúc mạng lưới gồm một hoặc nhiều sân bay trung tâm. Mô hình này hoạt động dựa trênsở cung cấp cho khách hàng đầy đủ dịch vụ, cho phép họ có thể đi khắp nơi trên thế giới với thời gian di chuyển ngắn nhất, trênsở đa dạng giá và tối đa hóa doanh thu, có xu hướng thực hiện liên minh giữa các hãng hàng không lớn.Mô hình thứ hai là mô hình phát triển bởi các hãng hàng không giá rẻ dựa trên việc phát triển mạng bay đơn chặng, trên nguyên tắc là cung cấp một cách dễ dàng và thường xuyên những tuyến bay tầm ngắn hoặc trung với chi phí thấp, 9 giá rẻ, không có những điều kiện phức tạp về loại vé, không cung cấp đầy đủ dịch vụ như các hãng hàng không truyền thống.Cho tới thời điểm này các hãng hàng không giá rẻ đã và đang khai thác tối đa trên những chuyến bay ngắn, cạnh tranh ngày càng gay gắt với các hãng hàng không truyền thống. Bằng chiến lược cá biệt hóa sản phẩm của mình các hãng hàng không giá rẻ đã lôi kéo được những khách hàng có đặc thù phù hợp với khả năng cung ứng của hãng. Tuy nhiên không phải phải bất kì hãng hàng không nào bán giá thấp cũng được coi là hàng không giá rẻ. Theo tiêu chí của một trang web chuyên cung cấp thông tin về các hãng hàng không giá rẻ (lowcostairlines.org) thì một hãng hàng không được coi là giá rẻ khi 75% của hãng đó được bán ở mức giá thấp nhất mà hãng đã niêm yết.LCA không phải là một mô hình cố định mà cấu trúc và mục đích của nó thay đổi tùy theo thị trường và điều kiện địa lí. Nhưng tất cả các LCA đều cạnh tranh dựa trên mức giá thấp nhất do có lợi thế về chi phí. Có 3 loại mô hình LCA chung: LCA thuần túy, LCA kết hợp và LCA trực thuộc các hãng hàng không truyền thống.• Hàng không giá rẻ thuần túyĐây là những hãng thuộc sở hữu và hoạt động độc lập, không phụ thuộc một hãng hàng không quốc gia nào. Các hãng này duy trì chi phí thấp cổ điển trong đó chỉ có một hạng ghế khách hàng với giá rất thấp.Những hãng điển hình thuộc mô hình này: Southwest Airlines, AirAsia, Ryanair, Pacific Blue, Tiger Airways, ValuAir, the Fair, …• Hàng không giá rẻ kết hợpĐây là những hãngthể độc lập hoặc trực thuộc các hãng hàng không truyền thống, vừa cung cấp dịch vụ giá rẻ, vừa cung cấp dịch vụ truyền thống. Trong một số trường hợp, những hãng này cung cấp sản phẩm kiểu LCA trong cấu trúc dịch vụ truyền thống theo cách không làm cho các hãng hàng không quốc gia bị lẫn với các LCA trực thuộc.Những LCA điển hình thuộc mô hình này là Air One (Italia), AirTran, Frontier Airlines và JetBlue (Mỹ), Cebu Pacific Air, Lion Air…• Hàng không giá rẻ do các hãng hàng không truyền thống thành lậpSự phát triển rầm rộ của các LCA ở những tuyến đường bay ngắn đã buộc những hãng không truyền thống phải thành lập (có thể dưới hình thức liên doanh) các LCA trong nội địa và khu vực với thương hiệu độc lập. Đây một phần là chiến lược tự vệ phần khác là chiến thuật tận dụng cơ hội thị trường đang tăng trưởng 10 [...]... trường Việt Nam Với dân số hơn 84 triệu người, thu nhập của người dân ở mức trung bình, rõ ràng hàng không giá rẻ sẽ là một lựa chọn hết sức hợp lí 3 Môi trường ngành Cùng với sự thay đổi của môi trường quốc tế và trong nước, những năm trở lại đây, môi trường ngành hàng không Việt Nam nói chung và hàng không giá rẻ nói riêng đã có những biến chuyển sâu sắc Trong vòng 5 năm qua, hàng không Việt Nam đã... hãng máy bay giá rẻ mới được thành lập, nhiều sân bay quốc tế được xây dựng mới khiến thị trường đang trở nên vô cùng sôi động và hấp dẫn Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 6 trong ASEAN, thứ 42-43 trên thế giới về vận tải hàng không, với 4 hãng hàng không nội địa và 43 hãng hàng không nước ngoài khai thác đường bay đến Việt Nam, trong đó có 5 hãng hàng không giá rẻ Hệ thống sân bay gồm 22 cảng hàng không, trong... Tổng số tàu bay của các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam hiện có 71 chiếc 23 Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Là đơn vị dẫn đầu ngành, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1996, trênsở sáp nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng khôngHãng Hàng không Quốc gia Việt Nam là nòng cốt... thành lập hãng hàng không giá rẻ mới tại Việt Nam với tên gọi Vietnam AirAsia Đây là dấu ấn quan trọng trong lịch sử của AirAsia Berhad, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á Liên doanh giữa AirAsia và 29 Vinashin có tổng vốn pháp định ước tính 30 triệu USD, dựa trên mô hình mà AirAsia đang hoạt động Ngoài ra, hàng loạt hãng hàng không giá rẻ khu vực và thế giới sẽ mở đường bay đến Việt Nam trong thời... phòng đại diện Hàng không nước ngoài và SITA tại Việt nam, cho các liên doanh giữa Tổng công ty Hàng không Việt nam với nước ngoài; Tư vấn giới thiệu việc làm chuyên ngành hàng không cho người lao động; Đại lý bán máy bay cho các Hãng Hàng không 28 3.4 Các doanh nghiệp sắp tham gia ngành Hàng không giá rẻ tuy mới xuất hiện trong một số năm gần đây nhưng ngày càng có nhiều hãng hàng không lựa chọn... nhóm nghiên cứu phân tích môi trường ngành Hàng không giá rẻ theo mô hình năm lực lượng của Micheal Porter 3.1 Sản phẩm thay thế (các loại hình vận tải khác Hàng không giá rẻ) Hiện nay ngành giao thông vận tải Việt Nam gồm vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường sông, vận tải đường biển và vận tải đường hàng không cùng song song hoạt động Ngoài phương thức đi lại và vận chuyển bằng hàng không. .. hãng hàng không mới và mức cạnh tranh giữa các hãng sẽ trở nên gay gắt hơn Hiện nay tại Việt Nam sắp thành lập một số hãng hàng không giá rẻ sau:  Ngày 20/12/2007, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VietJetAir) Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tham gia thị trường vận tải hàng không Việt Nam và cũng là hãng hàng. .. khích tăng năng suất lao động 2 Mô hình của một số hãng hàng không giá rẻ thế giới 2.1 Ví dụ của Southwest Airlines (Mỹ) Mô hình hàng không giá rẻ đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, quốc gia có nền đại công nghiệp cũng như dịch vụ phát triển nhất trên thế giớihãng hàng không đầu tiên được biết tới cung cấp dịch vụ này là Pacific Southwest Chuyến bay giá rẻ đầu tiên của hãng này được thực hiện vào ngày 06/05/1949... khoảng 40 hãng hàng không nước ngoài đang khai thác các chuyến bay thường xuyên tại Việt Nam, nhiều hãng đang có kết hoạch tăng chuyến và mở đường bay mới tới Việt Nam Trong đó, Vietnam Airlines vẫn là hãng hàng không giữ thị phần lớn nhất Tuy nhiên trước sự bùng nổ của làn sóng hàng không giá rẻ và một số hạn chế của bản thân, VNA đang gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh, đặc biệt là về giá, yếu tố... hết khách hàng quan tâm khi chọn hãng hàng không 3.2 Khách hàng Thị trường hàng không Việt Nam có rất nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm Việt Nam gia nhập WTO, mức sống của người dân tăng lên, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, vận chuyển bằng đường hàng không giữa các vùng miền sẽ càng tăng mạnh Mặt khác, người dân Việt Nam nói chung có đặc điểm là nhạy cảm cao về giá nên đây . tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về sức cạnh tranh của hàng không giá rẻ Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là khi hàng. hàng không giá rẻ Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích mô hình hàng không giá rẻ của một số hãng hàng không giá

Ngày đăng: 04/12/2012, 15:36

Hình ảnh liên quan

Hình 1- Số lượng hãng hàng không giá rẻ các khu vực trên thế giới - Nghiên cứu về sức cạnh tranh của ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam so với ngành hàng không giá rẻ trên thế giới

Hình 1.

Số lượng hãng hàng không giá rẻ các khu vực trên thế giới Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 1- Khối lượng hành khách luân chuyển phân theo ngành vận tải 1 - Nghiên cứu về sức cạnh tranh của ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam so với ngành hàng không giá rẻ trên thế giới

Bảng 1.

Khối lượng hành khách luân chuyển phân theo ngành vận tải 1 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 2- Sơ đồ điểm đến hiện tại của Pacific Airlines - Nghiên cứu về sức cạnh tranh của ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam so với ngành hàng không giá rẻ trên thế giới

Hình 2.

Sơ đồ điểm đến hiện tại của Pacific Airlines Xem tại trang 34 của tài liệu.
2 Các mức giá hạng phổ thông, hạng thương gia - Nghiên cứu về sức cạnh tranh của ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam so với ngành hàng không giá rẻ trên thế giới

2.

Các mức giá hạng phổ thông, hạng thương gia Xem tại trang 37 của tài liệu.
1. Có mô hình hiệu quả 2. Lợi thế về giá - Nghiên cứu về sức cạnh tranh của ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam so với ngành hàng không giá rẻ trên thế giới

1..

Có mô hình hiệu quả 2. Lợi thế về giá Xem tại trang 40 của tài liệu.
1.2 Mô hình nhạy cảm về giá và sự khác biệt - Nghiên cứu về sức cạnh tranh của ngành hàng không giá rẻ tại Việt Nam so với ngành hàng không giá rẻ trên thế giới

1.2.

Mô hình nhạy cảm về giá và sự khác biệt Xem tại trang 41 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan