0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Tình hình hiện tại

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TẠI VIỆT NAM SO VỚI NGÀNH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 32 -35 )

3. Môi trường ngành

3.4.5.3 Tình hình hiện tại

Năm 2005, Bộ Tài chính sau khi nắm giữ toàn bộ cổ phần của PA đã đặt mục tiêu tái cấu trúc bộ máy hoạt động của PA, ông Lương Hoài Nam được điều động về làm giám đốc công ty. Đến nay, công ty đã từ tình trạng thua lỗ với khoản nợ đọng hơn 200 tỷ đồng đã bắt đầu kinh có lãi và ngày càng thể hiện là một hãng hàng không giá rẻ có mô hình kinh doanh năng động, hiệu quả và đã có giá trị thị trường lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Cơ cấu tổ chức

Hội đồng quản trị

1. Ông Phạm Vũ Hiếu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị (Đại diện SCIC) 2. Ông Lương Hoài Nam

3. Ông Lê Song Lai (Phó Tổng giám đốc SCIC)

4. Ông Nguyễn Đức Vinh (Tổng giám đốc Ngân hàng Kỹ thương Techcombank) 5. Ông Alan Joyce (Tổng giám đốc Jetstar Airways)

Ban điều hành

1. Tổng giám đốc điều hành: ông Lương Hoài Nam

2. Phó tổng giám đốc điều hành: bà Daniela Marsilli (quốc tịch Úc)

Nhân lực

Tại nhiều hãng hàng không trên thế giới, chương trình tái cấu trúc thường dẫn đến việc sa thải hàng loạt nhân viên và cắt giảm lương để tiết kiệm chi phí. Nhưng ban lãnh đạo công ty chẳng những không chọn giải pháp đó mà còn đề nghị Bộ Tài chính ủng hộ phương án tăng lương cho cán bộ, công nhân viên, Pacific đồng thời tiến hành sắp xếp lại lực lượng lao động, giảm nhân sự trong bộ máy hành chính và đưa đi đào tạo lại để tái bố trí họ vào phòng vé, bộ phận lao động trực tiếp và các khâu dịch vụ mà trước đây Pacific Airlines phải thuê Vietnam Airlines làm thay. Cho đến nay, Pacific Airlines đã khép kín được dây chuyền phục vụ hành khách. Điều này giúp công ty kiểm soát tốt chất lượng dịch vụ, giảm thất lạc và mất mát hành lý, đồng thời góp phần tạo ra bản sắc riêng cho mình.

Về phi hành đoàn, hiện nay Pacific Airlines sử dụng 100% phi công nước ngoài với nhiều quốc tịch khác nhau và 100% tiếp viên người Việt Nam, được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng, có kỹ năng và ý thức nghề nghiệp tốt. Ngoài ra công ty có tổ chức tuyển dụng và đào tạo phi công theo chương trình học của Úc.

Công nghệ (khả năng cung ứng dịch vụ)

Đội bay

Đội máy bay Pacific Airlines gồm: 5 Boeing 737-400 (tháng 1 năm 2008).

Pacific Airlines khai thác dòng máy bay duy nhất là Boeing B737, có 168 ghế hạng phổ thông (economy class).

Sắp tới hãng chỉ khai thác máy bay Airbus A320 với biểu tượng mới, chiếc đầu tiên được giao vào tháng 8/2008.

Pacific Airlines đặt mục tiêu tăng số máy bay lên 30 chiếc trước năm 2014 so với 5 chiếc như hiện nay.

Thương mại điện tử

Trở thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên, PA phải có kế hoạch tiết giảm tối đa chi phí không cần thiết bằng cách chuyển sang hệ thống bán vé điện tử. Toàn bộ hoạt động đặt chỗ, mua/bán vé, in vé và thanh toán đều tự động hoàn toàn trên mạng Internet qua địa chỉ: www.pacificairlines.com.vn từ ngày 13/2/2007. Nhờ đó, chi phí cho một vé đã giảm từ 7-10USD khi còn sử dụng vé giấy xuống còn 1/10 khi sử dụng

thương mại điện tử. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống bán vé điện tử của PA vẫn hoạt động ổn định và chưa xảy ra bất kỳ

sự cố nào.

Trước đây, khi sử dụng vé giấy, chi phí cho hạ tầng công nghệ bán vé của PA tốn khoảng 1 triệu USD mỗi năm, trong đó riêng chi phí thuê đường truyền của hãng SITA đã chiếm tới 50%. Còn nay, chi phí cho toàn hệ thống bán vé điện tử của PA chỉ khoảng 500.000USD, trong đó, 300.000USD là đầu tư cho hạ tầng mạng. Trong thời gian tới, PA sẽ hợp tác với liên minh thẻ Việt Nam để chấp nhận thanh toán cả thẻ ghi nợ nội địa.

Những lợi ích cụ thể mà thương mại điện tử mang lại cho Pacific Airlines có thể thấy qua con số tăng trưởng về vận chuyển hành khách: trong 6 tháng đầu năm 2007 đã tăng 38% so với 6 tháng đầu năm 2006. Hệ số sử dụng ghế (lấp đầy) nếu như trước đây chỉ đạt 70-72% thì nay đã đạt con số 85%, cá biệt có những tháng mùa hè đạt 96%.

Hình 2 - Sơ đồ điểm đến hiện tại của Pacific Airlines

Tình hình tài chính

Khi bắt đầu tiến hành tái cơ cấu năm 2005, PA được định giá 167 triệu USD. Từ đó đến nay, tình hình tài chính của công ty khá khả quan. Với sự hỗ trợ của Bộ Tài chính và các bộ, ngành khác, công ty đã tiến hành đàm phán lại với đối tác nước

ngoài về hợp đồng thuê máy bay và dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật. Chỉ riêng phần việc này đã giúp PA tiết kiệm được hơn 100 tỉ đồng mỗi năm.

Theo tổng giám đốc Lương Hoài Nam, trước đây việc chọn lựa máy bay để thuê không phù hợp với điều kiện khai thác và nhu cầu thị trường. Đồng thời, hợp đồng dịch vụ kỹ thuật có nhiều điều kiện bất lợi, làm tăng chi phí. Các hợp đồng dịch vụ khác cũng được xem xét và đàm phán lại, từ mua sắm hàng hóa phục vụ cho hàng không, văn phòng phẩm, hoa hồng bán vé máy bay... giúp công ty tiết kiệm thêm 20-30 tỉ đồng mỗi năm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TẠI VIỆT NAM SO VỚI NGÀNH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 32 -35 )

×