0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Các hãng máy bay

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TẠI VIỆT NAM SO VỚI NGÀNH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 26 -27 )

3. Môi trường ngành

3.3.1 Các hãng máy bay

Hiện nay hai hãng máy bay dân dụng lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus đang cạnh tranh về sản xuất máy bay phục vụ các LCA.

Boeing đi tiên phong với loại máy bay B737, là loại máy bay được sử dụng rất rộng rãi trên khắp thế giới. Đây là loại máy bay thân hẹp, một lối đi giữa, tầm ngắn đến trung. Với hơn 7000 chiếc đã được đặt hàng và hơn 5000 chiếc được giao, đây là máy bay phản lực thương mại được sản xuất và được giao hàng nhiều nhất từ trước

đến nay, nó đã được Boeing sản xuất liên tục kể từ 1967 và nhiều phiên bản cải tiến như 737NG.

Dòng máy bay Airbus A320 vận tải hành khách thương mại tầm ngắn đến tầm trung, xuất xưởng lần đầu vào năm 1988, đi đầu trong việc sử dụng các hệ thống kiểm soát bay điều khiển bằng điện kết hợp máy tính (fly-by-wire) kỹ thuật số. Với hơn 3000 chiếc thuộc dòng A320 đã được chế tạo, đây là dòng máy bay phản lực bán chạy thứ hai từ trước đến nay. So với các loại tàu bay cùng hạng khác, A320 nổi trội với cabin một lối đi ở giữa, các hộc để hành lý trên đầu rộng và một khoang chứa hàng rộng rãi được trang bị bằng các cửa rộng để giúp việc bốc dỡ hàng hóa thuận lợi. Chi phí bảo dưỡng và vận hành thấp của A320 cũng đã thu hút sự chú ý của các hãng hàng không giá rẻ.

Như vậy, là khách hàng của hai hãng máy bay này, các LCA luôn được đảm bảo về chất lượng, sự hiện đại và giá cả. Mặt khác, do cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực sản xuất máy bay, hai tập đoàn trên đều có những chiến lược cải thiện chất lượng, công nghệ chế tạo sản phẩm và nhiều ưu đãi hơn với khách hàng, đây cũng là một thuận lợi cho các LCA mới thành lập.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TẠI VIỆT NAM SO VỚI NGÀNH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 26 -27 )

×