1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

182 62 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Mặt Hàng Da Giày Vào Thị Trường EU Trong Tiến Trình Thực Hiện Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam - EU (EVFTA)
Tác giả Phạm Hồng Nhung
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, TS. Lê Huy Khôi
Trường học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, Chính Sách Công Thương
Chuyên ngành Kinh doanh thương mại
Thể loại Luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 5,46 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Da giầy là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàng năm đem về khoản thu ngoại tệ đáng kể phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho hàng triệu lao động, đồng thời đóng góp thiết thực vào việc thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Trên thực tế, xuất khẩu da giầy của Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượng trong thời gian qua. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam năm 2020 đạt 16,75 tỷ USD, chiếm gần 6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước và luôn nằm trong Tóp 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu giầy dép tăng nhanh là nhờ vào thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng và đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu, đặc biệt là phát triển sang các thị trường cao cấp gồm cả Mỹ, EU, Nhật Bản. Giá xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam cũng liên tục tăng trong thời gian qua, hiện nay giá xuất khẩu da giày của Việt Nam cao gấp khoảng 1,6 lần giá xuất khẩu trung bình của thế giới, điều này cho thấy, Việt Nam có khả năng sản xuất các mặt hàng giày da cao cấp, chất lượng sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Có thể nói, kết quả đạt được của ngành da giày thời gian qua là kết quả của các nỗ lực vượt bậc không chỉ của Đảng và Chính phủ mà còn là sự vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, ký kết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA… đã tạo ra nhiều tiềm năng và cơ hội mới cho xuất khẩu giầy da của Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành da giày Việt Nam, EU luôn là 1 trong 2 thị trường xuất khẩu giày dép chủ lực của Việt Nam. Hiệp định Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 được coi là bước ngoặt quan trọng để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước EU nói chung và đối với xuất khẩu da giầy nói riêng cũng như là có tác động sâu rộng tới xuất khẩu và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam. Theo cam kết trong EVFTA, EU cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho 37% số dòng thuế ngành giầy dép (các loại giầy chống thống cao su/nhựa, dép lê và dép đi trong nhà, nguyên phụ liệu ngành giầy dép…), số còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm đối với phần lớn các loại giầy dép mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu thuộc nhóm hàng này. Tuy nhiên, lợi ích trong thương mại da giầy Việt Nam - EU khi thực hiện Hiệp định không chỉ dừng ở giá trị kim ngạch tăng thêm mà còn thể hiện trên các khía cạnh về tính ổn định bền vững trong phát triển và xu hướng mở rộng thị trường các nước thành viên EU trong tương lai. Kết quả sau 2 năm thực thi EVFTA cho thấy, Hiệp định đã có những ảnh hưởng nhất định với xuất khẩu giày dép Việt Nam, tạo cơ hội tăng trưởng xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh cho hàng da giầy tại thị trường EU. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu giầy dép các loại của Việt Nam năm 2021 đã tăng gần 6% so với năm 2020, từ mức 16,79 tỉ USD năm 2020 lên 17,75 tỉ USD năm 2021, trong đó xuất khẩu sang EU đạt 4,64 tỉ USD, tăng 6,1% so với năm trước. Xuất khẩu giày dép của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2022 cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 16,37 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất khẩu sang thị trường EU đạt 3,96 tỉ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh những kết quả và thành tựu đạt được, xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần phải giải quyết như: - Xuất khẩu vẫn chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng doanh nghiệp (trên 10%) nhưng đóng góp lớn về kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành (70 - 80%). Trong khi các doanh nghiệp da giày trong nước hầu hết năng lực sản xuất còn hạn chế, công nghệ chậm được đổi mới, do đó tỷ trọng đóng góp còn rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. - Sản xuất của ngành da giày vẫn chủ yếu theo hình thức gia công (có tới 60 - 70% là hình thức gia công), phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu đầu nhập khẩu, do đó giá trị gia tăng thấp. - Công nghiệp hỗ trợ ngành da giày chậm phát triển, dẫn đến phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu do thiếu các chính sách khuyến khích, khả năng liên kết và tham gia vào chuỗi giá trị ngành da giày của doanh nghiệp còn hạn chế. - Do chủ yếu là xuất khẩu theo hình thức gia công nên mặt hàng da giày của Việt Nam đa phần chưa có thương hiệu. Các mặt hàng da giày Việt Nam hiện vẫn bị đánh giá yếu về mặt thiết kế cũng như tiếp cận thị trường, do chưa phát triển được thương hiệu mạnh và đội ngũ thiết kế trong nước, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu và yếu; thiếu các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D) cho ngành da giày. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, bối cảnh kinh tế thế giới sẽ tiếp tục có những thay đổi, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa sẽ ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn, cùng với việc mở rộng tự do hóa thương mại và thực thi các FTAs thế hệ mới, ngành da giày sẽ ngày càng phải tuân thủ các điều kiện khắt khe hơn, môi trường cạnh tranh hơn, điều này đồng nghĩa với đó là những khó khăn, thách thức ngày càng lớn hơn đòi hỏi phải có những giải pháp và sự nỗ lực ngày càng lớn hơn đối với ngành da giày. Song song với đó, việc thực thi các FTAs thế hệ mới, đặc biệt là EVFTA, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội, thuận lợi lớn, cụ thể: - Khi EVFTA có hiệu lực, ngành da giày và túi xách sẽ được hưởng lợi nhiều từ việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu (phần lớn giảm gần 70% thuế suất), tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan. Đây là những cơ hội, thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu da giầy sang EU so với các đối thủ cạnh tranh chưa có FTA với EU. - Khi thuế quan giảm về 0%, các thương hiệu lớn trên thị trường EU sẽ chuyển đơn hàng về Việt Nam nhiều hơn, từ đó các doanh nghiệp trong nước có thể tranh thủ cơ hội làm việc với các đối tác nước ngoài có trình độ quản lý cao để học hỏi, cải thiện năng lực quản lý, đồng thời, nâng cao trình độ công nghệ, thiết bị theo hướng mới hiện đại, bảo đảm sản lượng và chất lượng sản phẩm cao hơn, đáp ứng tiêu chuẩn của từng khách hàng nhập khẩu với những yêu cầu cụ thể. - Bên cạnh những cam kết về thuế quan, một hiệp định toàn diện với mức độ cam kết cao như EVFTA hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp hai bên khai thác tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên EU trong thời gian tới, đặc biệt Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực da giày để đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi, xuất khẩu hàng da giầy của Việt Nam thời gian tới cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ: - Trước hết, một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam khi thực thi các cam kết trong Hiệp định EVFTA chính là phải nhanh chóng cải thiện quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng sản phẩm da giày để đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU, cũng như các điều kiện về tuân thủ quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan của EVFTA. Trong khi đó, việc chứng minh xuất xứ nguyên liệu đầu vào cho ngành da giày cũng là một trở ngại đối với xuất khẩu mặt hàng này sang EU. Mặc dù da giày là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng giá trị gia tăng xuất khẩu mặt hàng da giày còn chưa cao do phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Trong khi hầu hết các FTA thế hệ mới đều có quy định nguồn gốc xuất xứ với giá trị nguyên phụ liệu sản xuất nội địa là 55%, ngành da giày Việt Nam mới tự chủ được khoảng 50% nguyên phụ liệu. Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA đặt ra các quy định, tiêu chuẩn ngày càng cao và khắt khe hơn đối với các vấn đề về môi trường, cũng như các vấn đề về lao động và trách nhiệm xã hội liên, áp lực cạnh tranh do đó cũng sẽ ngày càng tăng trên thị trường xuất khẩu. - Thứ hai, mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với xu hướng tăng cường các rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn sản phẩm rất khắt khe từ các nước nhập khẩu lớn thuộc EU. Các tiêu chuẩn, quy định về an toàn sản phẩm da giày của EU chủ yếu liên quan tới các vấn đề bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và bảo tồn động thực vật, gồm các quy định bắt buộc về cấm hoặc hạn chế sử dụng các hóa chất, vật liệu nghi là có hại cho sức khỏe con người trong thành phần sản phẩm (hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất) và các quy định tự nguyện về thiết kế, ghi nhãn mác, tiêu chuẩn thân thiện môi trường, nhãn sinh thái, các tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn khác… - Thứ ba, ngay cơ tiềm ẩn đối với vấn đề gian lận thương mại và làm giả quy tắc xuất xứ có thể gây tổn hại đến cả cộng đồng doanh nghiệp trong ngành da giày nếu chúng ta không. Đồng nghĩa với việc nếu một doanh nghiệp làm giả quy tắc xuất xứ thì EU có thể áp đặt gian lận thương mại cho cả ngành công nghiệp da giày. Đây là một thách thức lớn không chỉ đối với ngành da giày mà còn đối với cả nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam. Thách thức này đòi hỏi những nỗ lực của cả nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hải quan về xuất xứ hàng hóa, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư chất lượng cao, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để đảm bảo tuân thủ quy định xuất xứ; đồng thời, cũng đòi hỏi doanh nghiệp da giầy nỗ lực nâng cao năng lực tự thân, nâng cao ý thức và trách nhiệm tuân thủ pháp luật, trau dồi đạo đức kinh doanh… Ngoài ra, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức do thị trường thế giới có nhiều biến động và nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu. Đặc biệt từ năm 2020 đến nay, do đại dịch Covid 19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất da giày trên toàn thế giới. Chi phí đầu vào tăng nhiều trong thời gian gần đây như mức lương ngày càng tăng ở trong nước và những thách thức đến từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu trước xu hướng gia tăng bảo hộ và cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục khai thác tốt các lợi thế và cơ hội xuất khẩu mặt hàng da giầy vào thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA, cần nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện ở cả cơ sở lý thuyết và thực tiễn để có những giải pháp khoa học nhằm thúc đẩy xuất khẩu da giầy của Việt Nam sang thị trường EU. Do đó, việc thực hiện đề tài luận án: "Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)" là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. - Về mặt lý luận, trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường đã ký FTA như lý thuyết về hiệu ứng tạo lập thương mại do tác động của FTA, lý thuyết về hiệu ứng chuyển dịch thương mại do tác động của FTA của Viner (1987),… nghiên cứu này sẽ góp phần luận giải rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy của một quốc gia vào một thị trường đã ký kết FTA song phương. Cụ thể là xác định được các bên tham gia và vai trò của mỗi bên khi tham gia đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy; các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy, nội dung vai trò và các chỉ tiêu đánh giá thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giầy cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu da giầy của một nước sang thị trường đã ký FTA làm cơ sở, căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA. - Về mặt thực tiễn, trên cơ sở khung lý thuyết được xác lập, luận án đã phân tích, đánh giá được bức tranh về thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường EU theo các nội dung và tiêu chí; phân tích các nhân tố trong và ngoài nước tác động đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường EU, làm rõ được những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy sang thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)". Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh co sản phẩm và doanh nghiệp da giầy xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian tới, trên cơ sở khai thác tốt nhất các cơ hội và ứng phó có hiệu quả với những thách thức từ thực thi EVFTA. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: (1) Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý thuyết về đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày, cụ thể: là làm rõ khái niệm và nội hàm; xác lập khung khổ lý thuyết, xác định các nội dung và chỉ tiêu đánh giá đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày; các nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày, đặc biệt trong tiến trình thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). (2) Phân tích, đánh giá thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu da giày Việt Nam sang EU theo các nội dung và tiêu chí đã được xác định trong khung khổ lý thuyết; đánh giá các nhân tố tác động đến xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2021, trên cơ sở đó đưa ra nhận định về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, cũng như các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị. (3) Phân tích, dự báo về bối cảnh và triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam thời kỳ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong bói cảnh thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). (4) Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam trong tiến trình thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thời kỳ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện EVFTA. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Thuật ngữ “da giày”, “giày dép” hay “giày da” bao gồm 03 nhóm mặt hàng chính là: giày dép (HS 64), cặp - túi - ví các loại (HS 42) và da thuộc (HS 41). Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá về thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu nhóm mặt hàng giày dép (HS 64) theo các nội dung và tiêu chí đã được xác định trong khung khổ lý thuyết. - Về thời gian + Luận án đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày trước khi gia nhập EVFTA từ năm 2014 đến tháng 7/2020 và sau khi gia nhập EVFTA từ tháng 8/2020 đến năm 2021. + Xây dựng hệ thống các quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày trong tiến trình thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thời kỳ đến năm 2030. - Về không gian: Xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường EU. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm các phương pháp: - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận này nhằm làm rõ bản chất của đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố: Làm rõ cơ sở lý luận, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cam kết và các yêu cầu đặt ra trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); thu thập thông tin và phân tích dữ liệu thứ cấp nhằm đánh giá thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường EU. Trong luận án, tác giả kế thừa kết quả nghiên cứu: Tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU, của tác giả Nguyễn Tiến Hoàng, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đại học Ngoại Thương. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan thống kê, cơ quan chuyên ngành và các cơ quan truyền thông cả trong và ngoài nước như Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê Việt Nam, các số liệu từ Ủy ban Thương mại quốc tế (USITC), Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) của UNCTAD, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat)… Quy trình thu thập thông tin và phân tích dữ liệu như sau: + Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin, các Bộ/ngành, cơ quan quản lý Nhà nước, Viện Nghiên cứu nhằm nhận được sự hỗ trợ, tư vấn thông tin và tiến thu thập tài liệu. + Thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu thông qua các báo cáo thường niên của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), Hiệp hội da - giày - túi xách (LEFASO), các tạp chí chuyên ngành và kỷ yếu các hội thảo khoa học,… + Kiểm tra thông tin, dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau, đảm bảo các tiêu chí về tính chính xác, thời sự, cập nhật và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Các thông tin, dữ liệu, số liệu được kiểm tra, đối chiếu và so sánh để đảm bảo tính nhất quán và có độ tin cậy cao. - Phương pháp thống kê, tổng hợp: Nhằm xử lý, thống kê, tổng hợp các thông tin, số liệu thu thập được về thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày, xây dựng báo cáo tổng hợp luận án. - Phương pháp phân tích: Phân tích và xử lý thông tin, dữ liệu thu thập được, thông qua phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng để làm rõ bản chất các khái niệm và vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Trong đó, phương pháp phân tích định tính nhằm làm rõ bản chất và phân tích sâu các vấn đề liên quan đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày. - Phương pháp so sánh, đối chứng: Được sử dụng để tiến hành đánh giá thực trạng, so sánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu da giày của Việt Nam và các nước, so sánh giữa các thời kỳ phát triển khác nhau; đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam so với các nước. - Phương pháp dự báo: Chủ yếu dựa trên các báo cáo và dự báo của các tổ chức quốc tế có uy tín như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), qua đó đưa ra những dự báo về bối cảnh và các nhân tố trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu da giày, cũng như định hướng đẩy mạnh xuất khẩu da giày của Việt Nam trong giai đoạn tới. - Phương pháp phân tích SWOT (ma trận SWOT): Sử dụng phương pháp phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) để chỉ ra những mặt mạnh, tiềm năng, những điểm yếu, hạn chế, tồn tại trong xuất khẩu da giày, nhận định những cơ hội và thách thức hay các nguy cơ đe dọa đối với đẩy mạnh xuất khẩu da giày của Việt Nam vào thị trường EU trong tiến trình tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). - Phương pháp điều tra, khảo sát: Nhằm củng cố, cập nhật thêm những thông tin, số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU, luận án sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, phỏng vấn các doanh nghiệp , chuyên gia và thu thập thông tin bằng các phiếu điều tra. + Đối tượng điều tra, khảo sát: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất khẩu da giày và các chuyên gia. + Nội dung điều tra, khảo sát: Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn nhập khẩu đối với mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU; Thu thập các kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ, ngành về các chính sách và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam. + Thời gian và địa điểm: Từ tháng 2/2020 đến tháng 6/2020, trên địa bàn một số tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh. + Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu da giày và chuyên gia. Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu, thu về 135 phiếu, trong đó có 125 phiếu sạch. + Tổng hợp, xử lý kết quả điều tra, khảo sát: Tổng hợp, xử lý các thông tin, số liệu điều tra thu thập được, xây dựng bảng, biểu, số liệu điều tra để phân tích, đánh giá, xử lý và chọn lọc đưa vào báo cáo tổng hợp đề tài luận án. - Tham khảo và lấy ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến chủ đề nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, nghiên cứu sinh đã tham khảo và xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nhằm chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện nội dung của luận án.

PHẠM HỒNG NHUNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CƠNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CƠNG THƯƠNG PHẠM HỒNG NHUNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – Năm 2022 Hà Nội - Năm 2022 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CƠNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG PHẠM HỒNG NHUNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA) Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 62.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1: PGS.TS Nguyễn Văn Nam 2: TS Lê Huy Khôi Hà Nội - Năm 2022 iv LỜI CAM ĐOAN Tôi nghiên cứu sinh Phạm Hồng Nhung cam đoan Luận án: “Đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày vào thị trường EU tiến trình thực Hiệp định thương mại tự Việt Nam - EU (EVFTA)” cơng trình khoa học tơi độc lập nghiên cứu hoàn thành với kết nghiên cứu chưa cơng bố cơng trình khác Các số liệu trung thực, có nguồn gốc rõ ràng từ tài liệu tham khảo trích dẫn luận án nêu rõ danh mục tài liệu tham khảo Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Phạm Hồng Nhung i LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn sâu sắc hướng dẫn tận tình PGS.TS Nguyễn Văn Nam TS Lê Huy Khơi suốt q trình nghiên cứu, hoàn thành luận án Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo Viện, Phòng Quản lý Khoa học Đào tạo sau đại hộc Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, thầy cô giáo, nhà khoa học, đơn vị chức Viện tạo điều kiện, góp ý chun mơn q trình thực hoàn thành luận án Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, quan đồng nghiệp ủng hộ, tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ thời gian thực luận án Nghiên cứu sinh Phạm Hồng Nhung ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG x DANH MỤC HÌNH xi MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ VÀ XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12 1.1 Tổng quan cơng trình nghiên cứu công bố liên quan đến đề tài luận án 12 1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết thương mại song phương quốc gia FTA 12 1.1.2 Nghiên cứu lý luận, thực tiễn giải pháp đẩy mạnh xuất hàng hóa nước - nước .13 1.1.3 Nghiên cứu giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất da giày Việt Nam 17 1.1.4 Các cơng trình nghiên cứu liên quan sách thương mại Việt Nam EU mặt hàng xuất .20 1.1.5 Các cơng trình nghiên cứu liên quan nội dung Hiệp định thương mại tự Việt Nam - EU đánh giá tác động FTA tới thị trường hàng hóa Việt Nam 21 1.2 Khoảng trống nghiên cứu đề tài luận án 22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA MỘT QUỐC GIA VÀO MỘT KHU VỰC THỊ TRƯỜNG ĐÃ KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO .25 2.1 Một số vấn đề lý luận đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày quốc gia vào thị trường ký kết FTA 25 2.1.1 Khái niệm xuất 25 2.1.2 Xuất mặt hàng da giày 26 2.1.3 Khái niệm vai trò đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày 27 iii 2.2 Nội dung tiêu chí đánh giá đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày 30 2.2.1 Nội dung đẩy mạnh xuất 30 2.2.2 Các tiêu chí đánh khả đẩy mạnh xuất 32 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày vào thị trường EU 35 2.3.1 Nhân tố nước 35 2.3.2 Nhân tố từ thị trường nước nhập 39 2.3.3 Nhân tố quốc tế 40 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN EVFTA 47 3.1 Khái quát xuất mặt hàng da giầy Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021 .47 3.1.1 Quy mô kim ngạch xuất .47 3.1.2 Cơ cấu thị trường mặt hàng da giày xuất 50 3.2 Thực trạng xuất mặt hàng da giầy Việt Nam sang thị trường EU trước sau thực thi EVFTA 53 3.2.1 Giai đoạn trước thực thi EVFTA (2014 - 7/2020) .53 3.2.2 Giai đoạn sau thực thi EVFTA (8/2020 - 8/2022) .56 3.2.3 Thực trạng tiêu chí đánh giá khả đẩy xuất mặt hàng da giày Việt Nam .60 3.3 Thực trạng nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày Việt Nam sang EU .63 3.3.1 Nhân tố nước 63 3.3.2 Nhân từ phía nước nhập 77 3.3.3 Yếu tố quốc tế 86 3.4 Đánh giá chung thực trạng đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2014 - 8/2022 89 3.4.1 Những thành tựu, kết đạt 89 3.4.2 Đánh giá khả tận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa EVFTA mặt hàng da giày 93 3.4.3 Những hạn chế, tồn .99 3.4.4 Nguyên nhân hạn chế 101 iv CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM VÀO EU TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EU (EVFTA) 104 4.1 Bối cảnh yêu cầu đặt đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày Việt Nam sang thị trường EU thời gian tới 104 4.1.1 Bối cảnh 104 4.1.2 Yêu cầu đặt 114 4.2 Quan điểm, định hướng đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày Việt Nam vào thị trường EU tiến trình thực thi EVFTA 117 4.2.1 Quan điểm .117 4.2.2 Định hướng 119 4.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày Việt Nam vào thị trường EU .121 4.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mơ 121 4.3.2 Nhóm giải pháp doanh nghiệp 129 4.3.3 Giải pháp từ phía Hiệp hội da giày - túi xách 135 4.4 Một số khuyến nghị 135 4.4.1 Đối với quan quản lý nhà nước 135 4.4.2 Đối với doanh nghiệp 136 4.4.3 Đối với ngành da giày (Viện, Hiệp hội) 138 KẾT LUẬN 140 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Viết tắt BCT BTC BVMT CMCN CNH, HĐH CNHT CNTTMT DNNVV DNVVN GTGT HNKTQT KH&CN KNXK NĐ-CP SL SXCN TB TCHQ TCTK TNHH VSAT XHCN XNK NPL Giải nghĩa tiếng Việt Bộ Cơng Thương Bộ Tài Bảo vệ mơi trường Cách mạng cơng nghiệp Cơng nghiệp hóa, đại hóa Công nghiệp hỗ trợ Công nghệ thân thiện môi trường Doanh nghiệp vừa nhỏ Doanh nghiệp vừa nhỏ Giá trị gia tăng Hội nhập kinh tế quốc tế Khoa học & Công nghệ Kim ngạch xuất Nghị định Chính phủ Sản lượng Sản xuất cơng nghiệp Trung bình Tổng cục Hải quan Tổng cục Thống kê Trách nhiệm hữu hạn Vệ sinh an toàn Xã hội chủ nghĩa Xuất nhập Nguyên phụ liệu vi 111 Leontief Walras (1870), General Equilibrium Theory 112 Marshal (1980), Principles of Economics, The Online Library Of Liberty 113 Nguyễn Tiến Trung, “Vietnam’s trade liberalization in the context of ASEAN: Vietnam’s trade regim”, Centre for ASEAN Studies, 2002 114 Tinbergen Jan, Suggesstions for an International Economy Policy, 1962 115 UN Comtrade (2020), The United Nations Commodity Trade Statistics Database, 114 WEF (2019), World Economic Forum, website: https://www.weforum.org/work for development”, World Bank 116 World Trade Insstitute (2016), Vietnam - EU FTA: Impact and Policy Implications for Vietnam PHỤ LỤC PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA Để thực luận án:“Đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày vào thị trường EU tiến trình thực Hiệp định Thương mại tự Việt Nam - EU (EVFTA), tiến hành điều tra, khảo sát số doanh nghiệp hoạt động ngành da giày Xin Ông/Bà bớt chút thời gian điền thông tin phiếu khảo sát Tôi cam kết giữ bí mật thơng tin q Ơng/Bà cung cấp Thơng tin q Ơng/Bà sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài này, ngồi không sử dụng cho mục đích khác Xin trân trọng cảm ơn! A THƠNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………… Địa trụ sở chính: Người trả lời khảo sát: Chức danh: Điện thoại: Email: Xin Ơng/bà cho biết thơng tin doanh nghiệp (Đánh dấu (X) vào ô thích hợp) Loại hình doanh nghiệp  Doanh nghiệp Nhà nước  Doanh nghiệp tư nhân  DN có vốn đầu tư nước ngồi  Cơng ty cổ phần  Loại hình khác………… Tổng giá trị tài sản nguồn vốn  Dưới tỷ đồng  Từ đến tỷ đồng  Từ đến tỷ đồng  Từ đến 10 tỷ đồng  Trên 10 tỷ đồng Hình thức kinh doanh Doanh nghiệp sản xuất da loại Doanh nghiệp sản xuât giày dép loại Doanh nghiệp nguyên phụ liệu    Loại hình khác……………  Về số lượng lao động Dưới 20 người Từ 20 đến 50 người Từ 50 đến 100 người Từ 100 đến 150 người Trên 150 người      B HIỂU BIẾT CỦA DOANH NGHIỆP CAM KẾT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DA GIÀY TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA Ơng/Bà có biết Hiệp định Thương mại tự Việt Nam - EU (EVFTA) khụng? (ỏnh du X vo ụ vuụng) ă Cú ă Khụng ễng/B cú tỡm hiu v bit nội dung cam kết Hiệp định Thương mại tự EVFTA? (Đánh dấu X vào ô vuông) ¨ Có ¨ Khơng Ơng/Bà tìm hiểu cam kết sản phẩm da giày EVFTA cha? (ỏnh du X vo ụ vuụng) ă Cú ă Khơng Ơng/Bà cho biết nước thành viên EVFTA viện dẫn cam kết sản phẩm da giày để xây dựng biện pháp kỹ thuật nhằm mục đích hạn chế nhập sản phẩm da giày Việt Nam hay không? (Đánh du X vo ụ vuụng) ă Cú kh nng ă Khơng có khả DN có chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng tối đa hội hạn chế thách thức hoạt động DN hay chưa? (đánh dấu X vào ụ vuụng) ă ó chun b ă Cha chun b C THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIY Hỡnh thc xut khu ca doanh nghip ă Gia cụng ă Xut khu trc tip Theo ễng/B để tăng tính cạnh tranh sản phẩm da giày xuất Việt Nam sang thị trường EU, doanh nghiệp có chuyển dịch theo hướng ?(Có thể chọn nhiều tiêu chí) Tiêu chí Chọn Nâng cao hàm lng khoa hc - cụng ngh, ă Nõng cao nng lc cnh tranh ă Nõng cao kh nng ỏp ng quy nh v tiờu chun cht lng, mụi trng ă Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển thương hiệu da ă Theo ễng/B c cu th trng xut da giày doanh nghiệp có chuyển dịch theo hướng ? (Có thể chọn nhiều tiêu chí) Tiêu chí Chọn Đa dạng hóa thị trường xuất da giy ă Khai thỏc cỏc th trng xut khu mi, tim nng ă M rng xut khu sang cỏc nước thành viên EU để đón đầu ưu đãi Hip nh EVFTA ă Xut khu trung cỏc th trng truyn thng ă Theo ễng/B ngun nguyờn liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất doanh nghiệp ? (Có thể chọn nhiều tiêu chí) Tiờu Chn Nhp khu ă Ni a ă Do i tỏc cung cp ă Ngun nguyờn liu mua theo ch nh ca i tỏc ă 10 Theo ễng/B nhng khó khăn, vướng mắc từ nội doanh nghiệp ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày ?(Có thể chọn nhiều tiêu chí) Những khó khăn, vướng mắc Chọn Thiếu vốn đầu tư sở thiết bị, dõy chuyn cụng ngh ch bin hin i ă Thiu kinh phớ o to ngun nhõn lc ă Thiu i ng nghiờn cu & phỏt trin sn phm mi ă 11 Những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp việc đáp ứng quy định, sách quản lý nhập mặt hàng da giày nước thuộc EU ? (Có thể chọn nhiều tiêu chí) Những khó khăn, vướng mắc Chọn Thực thi cam kết liên quan đến mặt hàng da giày xuất Hip nh EVFTA ă Cỏc quy nh hnh chớnh, th tc hi quan, quy trỡnh cp phộp nhp khu ă Các quy định rào cản kỹ thuật thương mi ă Cỏc quy nh, tiờu chun i vi da giày xuất liên quan đến bảo vệ môi trường ¨ 12 Ông/Bà đánh giá mức độ tác động hệ thống thể chế, sách đẩy mạnh xuất da giày Nhà nước đến doanh nghiệp ?(Có thể chọn nhiều tiêu chí) Những khó khăn, vướng mắc Chọn Chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, chiến lược, quy hoạch vùng sn xut nguyờn liu da giy ă Chuyn dch c cu hng xut khu ă Chớnh sỏch m rng v đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tin thng mi ă Chớnh sỏch u t c s h tng ă Chớnh sỏch u t, ti chớnh - tớn dng ă E KIN NGH V CC CHNH SCH, GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY 13 Ông/Bà đánh giá mức độ quan trọng giải pháp, sách từ phía doanh nghiệp nhằm nâng cao lực cạnh tranh đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày sang thị trường Liên minh châu Âu (EU)? ?(Có thể chọn nhiều tiêu chí) Các giải pháp, sách Chọn Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, quy hoạch vùng sản xuất da giy ă Ci tin cht lng, mu mó sn phm ă y mnh hot ng marketing v xỳc tin xuất da giày, mở rộng mạng lưới phân phối ¨ Đầu tư nâng cấp sở vật chất kỹ thut, i mi cụng ngh sn xut ă Tng cng liên kết, hợp tác, xây dựng củng cố vị trung tâm doanh nghiệp chuỗi cung ứng da giy xut khu ă 14 ễng/B ỏnh giỏ th mức độ quan trọng giải pháp, sách từ phía doanh nghiệp nhằm hạn chế nhiễm mơi trường q trình sản xuất, chế biến da giày xuất khẩu? (Có thể chọn nhiều tiêu chí) Các giải pháp, sách Chọn Sử dụng cơng nghệ quy trình sản xuất, chế biến thân thiện mơi trng ă u t lp t thit b x lý, tỏi ch cht thi gõy ụ nhim mụi trng ă Phát triển nhân lực bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm ¨ 15 Ông/Bà đánh giá mức độ quan trọng giải pháp, sách Nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xuất mặt hàng da giày sang thị trường Liên minh châu Âu (EU)? (Có thể chọn nhiều tiêu chí) Các giải pháp, sách Chọn Nâng cao nhận thức ý thức trách nhiệm doanh nghiệp đẩy mạnh xut khu bn vng mt hng da giy ă Xõy dựng, điều chỉnh chiến lược, cấu mặt hàng gắn với nhu cầu thị trường xuất khẩu, phát triển thương hiu da giy Vit Nam ă y mnh hot ng xúc tiến thương mại, nghiên cứu, dự báo thị trường, xác định thị trường xuất trọng điểm tiềm nng thuc EU ă u t nõng cp c s vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị đại ¨ Tăng cường liên kết, hợp tác doanh nghiệp chuỗi cung ứng hàng da giày xuất khẩu, phát triển cỏc Hip hi ngnh da giy ă Xin cm n đóng góp Ơng/Bà! PHỤ LỤC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT Hình 2.1 Hiểu biết Hiệp định Thương mại tự Việt Nam - EU (EVFTA) doanh nghiệp Hình 2.2 Tăng tính cạnh tranh sản phẩm da giày xuất Việt Nam sang thị trường EU, doanh nghiệp có chuyển dịch theo hướng sau (Tỷ lệ doanh nghiệp %) Hình 2.3 Cơ cấu thị trường xuất da giày doanh nghiệp có chuyển dịch theo hướng sau (Tỷ lệ doanh nghiệp %) Hình 2.4 Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất doanh nghiệp (Tỷ lệ doanh nghiệp %) Hình 2.5 Những khó khăn, vướng mắc từ nội doanh nghiệp ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày Hình 2.6.Những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp việc đáp ứng quy định, sách quản lý nhập mặt hàng da giày nước thuộc EU Hình 2.7 Đánh giá mức độ tác động hệ thống thể chế, sách đẩy mạnh xuất da giày Nhà nước đến doanh nghiệp Hình 2.8 Đánh giá mức độ quan trọng giải pháp, sách từ phía doanh nghiệp nhằm nâng cao lực cạnh tranh đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày sang thị trường Liên minh châu Âu Hình 2.9 Đánh giá mức độ quan trọng giải pháp, sách từ phía doanh nghiệp nhằm hạn chế nhiễm mơi trường q trình sản xuất, chế biến da giày xuất Hình 2.10 Đánh giá mức độ quan trọng giải pháp, sách Nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xuất mặt hàng da giày sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) Nguồn: Kết điều tra khảo sát PHỤ LỤC Hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn sản phẩm da giày Việt Nam Để đáp ứng quy định tiêu chuẩn EU sản phẩm da giày, Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý quy chuẩn tiêu chuẩn sản phẩm da giày Việt Nam sản xuất sau: (1) Quốc hội ban hành luật: - Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng năm 2006; - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007; (2) Chính phủ ban hành nghị định thực thi luật Nghị định 132/2008/NĐ-CP qui định chi tiết luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định 127/2007/NĐ-CP: Qui định chi tiết luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn; Nghị định 89/2006/ND-CP ngày 30/8/2006 ghi nhãn sản phẩm hàng hóa;… (3) Các Bộ chuyên ngành ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) Thông tư: QCVN 13-MT: 2015/BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường nước thải CN thuộc da; Thông tư 37/2015/TT-BCT (thay 32/2009/TT-BCT) Bộ Công Thương quy định giới hạn cho phép hàm lượng formaldehyt amin thơm,… So sánh quy chuẩn tiêu chuẩn, công nhận [50] Quy chuẩn Tiêu chuẩn EU VIỆT NAM - Bắt buộc tuân thủ - Tuân thủ bắt buộc -Do Tổng vụ EU: ENTR, - Do Bộ ban hành ENV, SANCO xây dựng - Tuân thủ tự nguyện; - Tuân thủ tự nguyện; - Tổ chức tiêu chuẩn EU (CEN,- Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt CENELEC, ETSI ) xây dựng tiêuNam (VSQI) thuộc STAMEQ chịu chuẩn với tiêu kỹ thuật tươngtrách nhiệm tổ chức xây dựng phát ứng đáp ứng “qui định cần thiết” hành TCVN - Các tiêu chuẩn EN chủ yếu hài - Các TCVN hài hóa hóa với hóa hóa quy mơ quốc tế: ISO tiêu chuẩn quốc tế khu vực; hiệp hội lớn Châu Âu - Các tiêu chưa có TCVN, chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế tương ứng Công nhận Công nhận lẫn - Tổ chức hợp tác châu Âu công- BOA phụ trách công nhận chung nhận (EA) quan phụ trách tổ chức CA thông qua ILAC, IAF, PAC, sở công nhận châu Âu; APLAC - EA hoạt động sở tiêu - Vụ đánh giá hợp chuẩn hợp quy chuẩn quốc tế: STAMEQ) tiếp nhận đăng ký tổ - EA phụ trách công nhận chung chức đánh giá phù hợp CA EU tổ chức công nhận thành viên EA - Hiệp định đa phương EA (MLA) ký- BOA tổ chức công nhận Việt thành viên nội khối EU Nam công nhận tổ chức CA - Chưa có chế cơng nhận chung quốc gia họ công nhận chung kết EU BOA Việt Nam Vấn đề thử nghiệm, chứng nhận giámnày cần giải thông qua hiệp định định song phương - Các tổ chức cơng nhận nằm ngồi EU, ký kết hiệp định song phương với EA, theo điều kiện áp dụng cho thành viên EA MLA, cho phép sản phẩm thử nghiệm tổ chức tiếp cận thị trường châu Âu Nguồn: Hiệp hội da giày - túi xách Việt Nam (4) Bộ Khoa học Cộng nghệ (MOST) ban hành quản lý Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (VSQI) thuộc STAMEQ chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phát hành Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); BOA tổ chức công nhận tổ chức đánh giá phù hợp Việt Nam; Hiện Việt Nam có 118 TCVN liên quan đến Dêt May Da giày Chi tiết tham khảo: http://www.tcvn.net/page/tcvn/index/tcvn/118/ -Da-giày; Quy chuẩn an toàn liên quan đến da giày (sẽ lấy số QCVN liên quan dagiày),http://www.tcvn.net/page/tcvn/index/tcvn/276/Quy-chuẩn-an-tồn; Quy chuẩn mơi trường liên quan đến da-giày (sẽ lấy số QCVN liên quanda giày) http://www.tcvn.net/page/tcvn/index/tcvn/179/Quy-chuẩn-môi-trường; Khoảng 40% TCVN hài hịa hóa với tiêu chuẩn quốc tế (như ISO, IEC, Codex…) Thông tư quy định xuất xứ Hiệp định EVFTA Cộng gộp • Nguyên vật liệu có xuất xứ từ nước thành viên ASEAN ký kết hiệp định thương mại tự với EU (như Singapore) coi "Nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam” với điều kiện nguyên liệu có xuất xứ ASEAN nói sử dụng sản xuất, gia cơng sản phẩm, và; • Các hoạt động gia công, sản xuất Việt Nam không hoạt động "gia công chế biến đơn giản“; • Các loại vải có xuất xứ Hàn Quốc coi "vải có xuất xứ Việt Nam" tiếp tục trải qua công đoạn gia công/sản xuất Việt Nam; với điều kiện • Hoạt động gia cơng, sản xuất Việt Nam không đơn "gia công chế biến đơn giản“ Công đoạn gia công chế biến đơn giản Thông tư quy định công đoạn gia công chế biến đơn giản chặt chẽ chi tiết so với nội dung tương tự Nghị định số 31/2018/NĐ-CP số Thông tư quy định quy tắc xuất xứ khuôn khổ hiệp định thương mại khác ACFTA, CPTPP, cụ thể hướng tới nhóm đối tượng hàng hóa hàng dệt may, hàng nông sản, ; Tuy nhiên, dự thảo có góc nhìn “mở” quy định trước đây, xác định công đoạn gia công chế biến “đơn giản” hỗ trợ máy móc, thiết bị chuyên dụng hay kỹ đặc biệt khác Tự chứng nhận xuất xứ Nhà xuất tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải xuất trình chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa yêu cầu quan có thẩm quyền; Phương thức tự chứng nhận xuất xứ: Nhà xuất tự chứng nhận xuất xứ chứng từ thương mại cách đánh máy, đóng dấu in nội dung lời văn khai báo xuất xứ chứng từ; Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành sau thời điểm xuất với điều kiện xuất trình nước nhập khơng muộn 02 năm theo quy định nội luật nước nhập khẩu; Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hố) có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành nước thành viên xuất phải nộp cho quan hải quan nước thành viên nhập thời hạn hiệu lực Nguồn: Bản tin nhanh Thương mại Hải quan, deloitte ... mạnh xuất mặt hàng da giày Việt Nam vào thị trường EU tiến trình thực Hiệp định EVFTA Chương 4: Quan điểm, định hướng giải pháp đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày Việt Nam vào thị trường EU tiến trình. .. điểm, định hướng đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày tiến trình thực Hiệp định Thương mại tự Việt Nam - EU (EVFTA) thời kỳ đến năm 2030 - Về không gian: Xuất mặt hàng da giày Việt Nam. .. ba, đề xuất quan điểm, định hướng giải pháp đẩy mạnh xuất mặt hàng da giày Việt Nam vào thị trường EU tiến trình thực Hiệp định Thương mại tự Việt Nam - EU (EVFTA) thời kỳ đến năm 2025, định hướng

Ngày đăng: 17/10/2022, 00:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng dagiày của Việt Nam xuất khẩu vào EU - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Bảng 2.1. Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng dagiày của Việt Nam xuất khẩu vào EU (Trang 58)
Hình 3.2. Sản lượng một số sản phẩm dagiày của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.2. Sản lượng một số sản phẩm dagiày của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021 (Trang 62)
Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang 10 thị trường chính giai đoạn 2014-2021 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang 10 thị trường chính giai đoạn 2014-2021 (Trang 66)
Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dagiày của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dagiày của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021 (Trang 67)
Hình 3.5. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang EU  trong giai đoạn 2014 - 2020 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.5. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2014 - 2020 (Trang 68)
Hình 3.6. Thị trường xuất khẩu dagiày của Việt Nam vào EU   giai đoạn 2014 - 2020 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.6. Thị trường xuất khẩu dagiày của Việt Nam vào EU giai đoạn 2014 - 2020 (Trang 70)
Hình 3.7. Cơ cấu mặt hàng dagiày của Việt Nam vào EU giai đoạn 2014-2020 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.7. Cơ cấu mặt hàng dagiày của Việt Nam vào EU giai đoạn 2014-2020 (Trang 71)
Bảng 3.3. Kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại giày dép sang EU  2 năm sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Bảng 3.3. Kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại giày dép sang EU 2 năm sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (Trang 73)
Bảng 3.4. Nhập khẩu của EU và thị phần giày dépViệt Nam tại EU thời điểm tròn 2 năm EVFTA có hiệu lực - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Bảng 3.4. Nhập khẩu của EU và thị phần giày dépViệt Nam tại EU thời điểm tròn 2 năm EVFTA có hiệu lực (Trang 74)
Hình 3.8. Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) đối với nhóm hàng giày dép của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.8. Chỉ số lợi thế so sánh (RCA) đối với nhóm hàng giày dép của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021 (Trang 75)
Hình 3.9.Chỉ số chuyên mơn hóa xuất khẩu đối với nhóm hàng giày dép  (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014 - 2021 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.9. Chỉ số chuyên mơn hóa xuất khẩu đối với nhóm hàng giày dép (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014 - 2021 (Trang 76)
Hình 3.10.Chỉ số tập trung thương mại (TII) đối với nhóm hàng giày dép (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014-2021 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.10. Chỉ số tập trung thương mại (TII) đối với nhóm hàng giày dép (HS 64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014-2021 (Trang 77)
Hình 3.11. Chỉ số định hướng khu vực (ROI) đối với nhóm hàng giày dép (HS64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014 - 2021 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.11. Chỉ số định hướng khu vực (ROI) đối với nhóm hàng giày dép (HS64) của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2014 - 2021 (Trang 77)
Hình 3.14. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dagiày của doanh nghiệp  đã có sự chuyển dịch theo hướng - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.14. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dagiày của doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng (Trang 83)
Hình 3.15. Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.15. Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp (Trang 85)
Hình 3.16. Khó khăn, vướng mắc từ nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 3.16. Khó khăn, vướng mắc từ nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày (Trang 87)
Bảng 3.5. Thị trường cung cấp giày dép các loại cho EU trong giai đoạn 2017 - 2020 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Bảng 3.5. Thị trường cung cấp giày dép các loại cho EU trong giai đoạn 2017 - 2020 (Trang 93)
Bảng 3.7. Các quốc gia tiêu thụ giày dép lớn trên thế - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Bảng 3.7. Các quốc gia tiêu thụ giày dép lớn trên thế (Trang 102)
Bảng 3.10. Thị trường xuất khẩu của hàng dagiày - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Bảng 3.10. Thị trường xuất khẩu của hàng dagiày (Trang 110)
Bảng 3.11. Một số mặt hàng dagiày xuất khẩu của Việt Nam sử dụng - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Bảng 3.11. Một số mặt hàng dagiày xuất khẩu của Việt Nam sử dụng (Trang 111)
Bảng 4.1. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế cơ bản - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Bảng 4.1. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế cơ bản (Trang 127)
Hình 4.1. Dự báo quy mơ dân số của EU đến năm 2040 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 4.1. Dự báo quy mơ dân số của EU đến năm 2040 (Trang 129)
Bảng 4.3. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng sản phẩm bình quân đối với mặt hàng da giày đến năm 2025 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Bảng 4.3. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng sản phẩm bình quân đối với mặt hàng da giày đến năm 2025 (Trang 135)
Hình 2.1. Hiểu biết về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) của doanh nghiệp - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 2.1. Hiểu biết về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) của doanh nghiệp (Trang 175)
Hình 2.4. Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp. (Tỷ lệ doanh nghiệp %) - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 2.4. Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp. (Tỷ lệ doanh nghiệp %) (Trang 176)
Hình 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dagiày của doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng sau - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dagiày của doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng sau (Trang 176)
Hình 2.5. Những khó khăn, vướng mắc từ nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Hình 2.5. Những khó khăn, vướng mắc từ nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày (Trang 177)
PHỤ LỤ C3 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
3 (Trang 179)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w