1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Sang Thị Trường Các Nước Cptpp.docx

167 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Sang Thị Trường Các Nước CPTPP
Tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh
Người hướng dẫn GS.TS. Đặng Đình Đào
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Và Quản Lý Thương Mại
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 746,06 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM (17)
    • 1.1 Vai trò của CPTPP đối với nông sản Việt Nam (17)
      • 1.1.1. Tổng quan về Hiệp định CPTPP (17)
      • 1.1.2. Vai trò của CPTPP đối với nông sản Việt Nam (18)
      • 1.1.3. Các cam kết chung của các nước CPTPP (18)
    • 1.2. Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu và nội dung đẩy mạnh xuất khẩu rau quả (46)
      • 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản (18)
      • 1.2.2. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu rau quả (19)
    • 1.3. Những quy định của CPTPP có ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam (20)
      • 1.3.1 Quy định về xuất xứ (20)
      • 1.3.2. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (20)
      • 1.3.3. Quy định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) (20)
      • 1.3.4. Quy định CPTPP về Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại (20)
      • 1.3.5. Quy định CPTPP về sở hữu trí tuệ (SHTT) (20)
    • 1.4. Tổng quan về đặc điểm thị trường các nước CPTPP...................................24 1.5. Đặc điểm các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam (60)
    • 1.6. Những tác động của CPTPP đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam (22)
      • 1.6.1. Tác động tích cực (22)
      • 1.6.2. Tác động tiêu cực (23)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM (23)
    • 2.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP (23)
      • 2.1.1 Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam qua thị trường Nhật Bản (23)
      • 2.1.2. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Malaysia. .53 2.1.3. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Singapore. 57 2.1.4. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Australia. .61 2.1.5. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Canada (24)
    • 2.2. Thực trạng đáp ứng quy định xuất khẩu của CPTPP (27)
      • 2.2.1. Kế hoạch thực hiện CPTPP của Chính phủ (27)
      • 2.2.2. Kế hoạch thực hiện của các Bộ ban ngành (27)
      • 2.2.3. Thực trạng đáp ứng quy định xuất khẩu của CPTPP (28)
    • 2.3. Đánh giá kết quả thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP (28)
      • 2.3.1. Những thành công đạt được khi tận dụng những cơ hội mà Hiệp định (28)
      • 2.3.2. Những thách thức đối với xuất khẩu rau quả Việt Nam (28)
  • CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU (30)
    • 3.2.1. Mục tiêu (31)
    • 3.2.2. Định hướng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP (31)
    • 3.3. Một số giải pháp khai thác tác động của CPTPP nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP (32)
      • 3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước (32)
      • 3.3.2. Các giải pháp cụ thể đối với ngành rau quả (32)
      • 3.3.3. Các giải pháp đối với các bộ, ban ngành, địa phương (32)
    • 3.4. Kiến nghị đối với doanh nghiệp (33)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC CPTPP LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, năm 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Q[.]

TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM

Vai trò của CPTPP đối với nông sản Việt Nam

1.1.1 Tổng quan về Hiệp định CPTPP

Quá trình hình thành và phát triển

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, là hiệp định thay thế hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp định này vào ngày 21/1/2017.

Nội dung chính của Hiệp định

(i) Lời văn của Hiệp định CPTPP gồm Lời mở đầu và 7 điều khoản (Điều 1-Tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Điều 2-Tạm đình chỉ thực hiện một số điều khoản, Điều 3-Hiệu lực, Điều 4-Rút khỏi Hiệp định, Điều 5-Gia nhập, Điều 6-Rà soát Hiệp định CPTPP và Điều 7-Các lời văn xác thực);

(ii) Phụ lục Danh mục một số điều khoản tạm đình chỉ thực hiện theo Hiệp định CPTPP gồm 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn áp dụng theo Hiệp định này (trong đó có 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng).

1.1.2 Vai trò của CPTPP đối với nông sản Việt Nam

CPTPP mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Nền nông nghiệp Việt Nam còn tồn tại những khó khăn trong các vấn đề liên quan đến thị trường, chất lượng sản phẩm, tính kết nối giữa các doanh nghiệp Trước những khó khăn đó, Hiệp định CPTPP sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục một cách hiệu quả Cụ thể:

 Mở rộng thị trường tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp

 Tăng tính kết nối giữa các doanh nghiệp thông qua việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu

 Nâng cao chất lượng sản phẩm

1.1.3 Các cam kết chung của các nước CPTPP a) Các nước CPTPP cam kết cắt giảm, loại bỏ thuế quan đối với rau quả

Việt Nam b) Việt Nam cam kết cắt giảm, loại bỏ thuế quan đối với rau quả nhập khẩu từ các nước CPTPP

1.2 Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu rau quả

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

Rau quả là một trong các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của Việt Nam, với các lợi thế về kinh nghiệm sản xuất, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và lao động.

Trong thống kê thương mại quốc tế, Rau quả xuất nhập khẩu thường được phân theo hệ thống HS Theo mã số HS 2 chữ số, rau quả xuất nhập khẩu thường thuộc 3 nhóm HS 07 – Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được (Edible vegetables and certain roots and tubers), HS 08 – Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa (Edible fruit and nuts; peel of citrus fruit or melons) và HS 20 – Các chế phẩn từ rau, quả, quả hạch hoặc các phần khác của cây (Preparations of vegetables, fruit, nuts or other parts of plants). Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả là các biện pháp, chính sách, công cụ và phương tiện của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện và động lực đẩy mạnh xuất khẩu rau

Các hình thức xuất khẩu rau quả ở Việt Nam hiện nay: Xuất khẩu trực tiếp, Xuất khẩu uỷ thác và Xuất khẩu tại chỗ

1.2.2 Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu rau quả

Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu nội dung đẩy mạnh xuất khẩu rau quả, tiếp cận theo chủ thể thực hiện có thể chia ra đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của nhà nước hay đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Tiếp cận theo chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu có thể chia ra đẩy mạnh tăng cung xuất khẩu rau quả, hay đẩy mạnh tăng cầu xuất khẩu rau quả Các biện pháp, chính sách của nhà nước thường gián tiếp kích thích phát triển xuất khẩu rau quả mạnh hơn, còn các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng mạnh hơn cho xuất khẩu rau quả của quốc gia. Đánh giá kết quả đẩy mạnh xuất khẩu rau quả:

Tăng quy mô xuất khẩu rau quả: Tăng quy mô xuất khẩu rau quả có thể là số tăng tuyệt đối về sản lượng, về kim ngạch xuất khẩu rau quả của quốc gia hay của doanh nghiệp theo thời gian (thường là theo năm, 5 năm, 10 năm hay trước và sau một mốc nào đó).

Tăng về tốc độ xuất khẩu rau quả: Tốc độ xuất khẩu rau quả tăng là số tăng tương đối về lượng, về giá trị xuất khẩu rau quả theo thời gian, thường được tính bằng

Tăng về chất lượng, hiệu quả xuất khẩu rau quả: Tăng chất lượng, hiệu quả xuất khẩu rau quả nhờ vào các biện pháp, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của quốc gia, doanh nghiệp có thể đánh giá được thông qua một số chỉ tiêu định lượng, nhưng trong nhiều trường hợp phải dùng các đánh giá định tính, đánh giá của các chuyên gia, đánh giá qua ý kiến và dư luận xã.

1.3 Những quy định của CPTPP có ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam

1.3.1 Quy định về xuất xứ

Hiệp định CPTPP quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng hóa, bao gồm: (i) hàng hóa có xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained - WO); (ii) hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực CPTPP (Produced Entirely from originating materials - PE); và (iii) quy tắc cụ thể mặt hàng (Product Specific Rules - PSR).

1.3.2 Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm, ngăn chặn dịch bệnh mà nước nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu Trong thực tế, cùng với thuế quan, SPS là nhóm biện pháp ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất tới hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam

1.3.3 Quy định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. Các biện pháp TBT ảnh hưởng tới rau quả tương tự như các sản phẩm khác (ví dụ về các hóa chất sử dụng trong rau quả chế biến, thông tin ghi nhãn sản phẩm rau quả…).

1.3.4 Quy định CPTPP về Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại

Chương Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại của CPTPP bao gồm các cam kết về nghĩa vụ của các nước Thành viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

1.3.5 Quy định CPTPP về sở hữu trí tuệ (SHTT)

CPTPP là một Hiệp định có tiêu chuẩn rất cao về SHTT Đối với ngành rau quả, các cam kết CPTPP về SHTT có liên quan trực tiếp là bảo hộ chỉ dẫn địa lý và độc quyền dữ liệu đối với nông hóa phẩm.

1.4 Tổng quan về thị trường các nước CPTPP

Những quy định của CPTPP có ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam

1.3.1 Quy định về xuất xứ

Hiệp định CPTPP quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng hóa, bao gồm: (i) hàng hóa có xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained - WO); (ii) hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực CPTPP (Produced Entirely from originating materials - PE); và (iii) quy tắc cụ thể mặt hàng (Product Specific Rules - PSR).

1.3.2 Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm, ngăn chặn dịch bệnh mà nước nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu Trong thực tế, cùng với thuế quan, SPS là nhóm biện pháp ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất tới hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam

1.3.3 Quy định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. Các biện pháp TBT ảnh hưởng tới rau quả tương tự như các sản phẩm khác (ví dụ về các hóa chất sử dụng trong rau quả chế biến, thông tin ghi nhãn sản phẩm rau quả…).

1.3.4 Quy định CPTPP về Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại

Chương Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại của CPTPP bao gồm các cam kết về nghĩa vụ của các nước Thành viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

1.3.5 Quy định CPTPP về sở hữu trí tuệ (SHTT)

CPTPP là một Hiệp định có tiêu chuẩn rất cao về SHTT Đối với ngành rau quả, các cam kết CPTPP về SHTT có liên quan trực tiếp là bảo hộ chỉ dẫn địa lý và độc quyền dữ liệu đối với nông hóa phẩm.

1.4 Tổng quan về thị trường các nước CPTPP

Thị trường các nước CPTPP vừa là thị trường trung gian vừa là thị trường tiêu thụ trực tiếp nhiều sản phẩm của Việt Nam và với lợi thế về khoảng cách, và các hiệp định đã ký kết thì các nước CPTPP đang trở thành thị trường hấp dẫn bậc nhất đối với xuất khẩu Việt Nam.

CPTPP cũng rất đa dạng về thu nhập.

CPTPP bao gồm 11 nước thành viên nằm rải rác ở các châu lục trên thế giới, có đặc điểm về địa hình văn hoá và kinh tế chính trị khác nhau

1.5 Đặc điểm các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP

1.5.1 Đặc điểm các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam

 Thứ nhất là mang tính thời vụ

 Thứ hai là mang tính phân tán và tính khu vực

 Thứ ba là có tính tươi sống

 Thứ bốn là tính không ổn định

1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu rau quả của một Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP

1.5.2.1 Yếu tố từ phía nước nhập khẩu

 Thị trường và thương mại hàng rau quả của nước nhập khẩu

 Thể chế, chính sách thương mại rau quả của các nước nhập khẩu

1.5.2.2 Yếu tố từ phía nước xuất khẩu

 Quy mô, chất lượng, hiệu quả của xuất khẩu rau quả

 Thể chế, chính sách phát triển của quốc gia

1.6 Những tác động của CPTPP đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam

Việt Nam được xóa bỏ thuế quan, xóa bỏ thuế nhập khẩu nông sản khi xuất khẩu sang thị trường một số nước thành viên thuộc CPTPP như Canada, Nhật Bản,

Khi xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước CPTPP đồng nghĩa với việc nông sản Việt Nam được nâng cao được trình độ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ kỹ năng lao động

Thu hút các nhà đầu tư

Thời gian cấp phép nhập khẩu đối với rau quả của Việt Nam được rút ngắn lại.

Với việc tham gia CPTPP, thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh rất lớn

Hàng hóa trong nước bị cạnh tranh do các nước CPTPP xuất khẩu sang Việt Nam Tham gia vào CPTPP đòi hỏi việc đầu tư cho nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp Việt nam nói riêng phải tăng lên, đồng nghĩa với việc là tăng các chi phí đầu tư

Cộng đồng DN phải đối mặt với hàng loạt sức ép (như bảo đảm các yêu cầu về xuất xứ nội khối và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; giảm mức thuế; vượt các hàng rào kỹ thuật và hệ thống vệ sinh và kiểm dịch thực vật; cạnh tranh và thu hẹp thị phần ngay trên sân nhà).

Các doanh nghiệp trong nước sẽ bị cạnh tranh về lao động do các công ty nước ngoài đầu tư sang Việt Nam.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC CPTPP

2.1 Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP

2.1.1 Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam qua thị trường Nhật Bản

Về thị trường nhập khẩu

Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 7 trong số các quốc gia xuất khẩu rau quả chế biến sang Nhật Bản với hơn 72 triệu USD và đứng thứ 10 trong việc xuất khẩu rau tươi và trái cây tươi sang Nhật Bản, đạt gần 84 tỷ USD.

Về chủng loại xuất khẩu

Các chủng loại rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản ngày càng đa dạng, hơn thế nữa những năm gần đây còn có sự gia tăng về sản lượng xuất khẩu của một số loại rau quả Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chủ yếu là rau tươi, rau quả đóng hộp, sấy khô, hoặc muối, đông lạnh, rau gia vị và nước quả cô đặc

Về kim ngạch xuất khẩu

Thời điểm trước khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 75,1 triệu USD và chiếm tỷ trọng khoảng 38,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP.

Những tác động của CPTPP đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam

Việt Nam được xóa bỏ thuế quan, xóa bỏ thuế nhập khẩu nông sản khi xuất khẩu sang thị trường một số nước thành viên thuộc CPTPP như Canada, Nhật Bản,

Khi xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước CPTPP đồng nghĩa với việc nông sản Việt Nam được nâng cao được trình độ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ kỹ năng lao động

Thu hút các nhà đầu tư

Thời gian cấp phép nhập khẩu đối với rau quả của Việt Nam được rút ngắn lại.

Với việc tham gia CPTPP, thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh rất lớn

Hàng hóa trong nước bị cạnh tranh do các nước CPTPP xuất khẩu sang Việt Nam Tham gia vào CPTPP đòi hỏi việc đầu tư cho nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp Việt nam nói riêng phải tăng lên, đồng nghĩa với việc là tăng các chi phí đầu tư

Cộng đồng DN phải đối mặt với hàng loạt sức ép (như bảo đảm các yêu cầu về xuất xứ nội khối và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; giảm mức thuế; vượt các hàng rào kỹ thuật và hệ thống vệ sinh và kiểm dịch thực vật; cạnh tranh và thu hẹp thị phần ngay trên sân nhà).

Các doanh nghiệp trong nước sẽ bị cạnh tranh về lao động do các công ty nước ngoài đầu tư sang Việt Nam.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM

Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP

2.1.1 Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam qua thị trường Nhật Bản

Về thị trường nhập khẩu

Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 7 trong số các quốc gia xuất khẩu rau quả chế biến sang Nhật Bản với hơn 72 triệu USD và đứng thứ 10 trong việc xuất khẩu rau tươi và trái cây tươi sang Nhật Bản, đạt gần 84 tỷ USD.

Về chủng loại xuất khẩu

Các chủng loại rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản ngày càng đa dạng, hơn thế nữa những năm gần đây còn có sự gia tăng về sản lượng xuất khẩu của một số loại rau quả Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chủ yếu là rau tươi, rau quả đóng hộp, sấy khô, hoặc muối, đông lạnh, rau gia vị và nước quả cô đặc

Về kim ngạch xuất khẩu

Thời điểm trước khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 75,1 triệu USD và chiếm tỷ trọng khoảng 38,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của VIệt Nam sang Nhật Bản ngày càng tăng mạnh vào những năm trước và có sự tăng kỷ lục vào năm 2017, cụ thể xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Nhật bản chiếm đến gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP tương đương giá trị đạt hơn 127 triệu USD Năm 2019, sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 122,3 triệu USD và chiếm khoảng 47,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường các nước CPTPP Vào năm 2021, tuy chịu ảnh hưởng cũng như những tác động nằng nề của đại dịch covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn đạt 153,2 triệu USD chiếm khoảng 43,8%

2.1.2 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Malaysia

Về kim ngạch xuất khẩu

Thời điểm trước khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Malaysia đạt khoảng 48 triệu USD và chiếm tỷ trọng khoảng 24,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP Sang đến năm 2018 xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào

Malaysia chiếm 18,7% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP đạt giá trị 45,8 triệu USD giảm gần 6% so với năm 2016.

Năm 2020, hai năm sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Malaysia đạt khoảng 37,02 triệu USD giảm khoảng 14,7 triệu USD và chiếm khoảng 12,6% Vào năm 2021, tuy chịu ảnh hưởng cũng như những tác động nằng nề của đại dịch covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này vẫn đạt 40,6 triệu USD tăng nhẹ so với năm 2020 nhưng tỷ trọng giảm sâu khi chỉ chiếm 11,6% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường các nước CPTPP.

Về chủng loại xuất khẩu

Các chủng loại rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Malaysia ngày càng đa dạng, hơn thế nữa những năm gần đây còn có sự gia tăng về sản lượng xuất khẩu của một số loại rau quả.

2.1.3 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Singapore

Về kim ngạch xuất khẩu

Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường

Singapore giai đoạn 2016 đến 2021 có dấu hiệu giảm dần Cụ thể là, thời điểm trước khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 28,5 triệu USD và chiếm tỷ trọng khoảng 14,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP. Sang đến năm 2018 xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Singapore chiếm 11,8% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP đạt giá trị 28,8 triệu USD thị phần giảm gần 3% so với năm 2016 Vào năm 2021, ba năm sau Hiệp định có hiệu lực, tuy chịu ảnh hưởng cũng như những tác động nằng nề của đại dịch covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này vẫn ghi nhận tang đáng kể khi đạt khoảng 38 triệu USD nhưng tỷ trọng giảm mạnh khi chỉ chiếm 10,9% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường các nước CPTPP

Về chủng loại xuất khẩu

Các chủng loại rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Singapore ngày càng đa dạng, hơn thế nữa những năm gần đây còn có sự gia tăng về sản lượng xuất khẩu của một số loại rau quả

2.1.4 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Australia

Về kim ngạch xuất khẩu

Thời điểm trước khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Australia đạt khoảng 26 triệu USD và chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 13,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP Hơn nữa trong thời gian qua, những lô hàng xoài, nhãn, vải và thanh long của Việt Nam lần lượt được xuất khẩu sang thị trường Australia.

Do đó điều này đã trở thành lý do vì sao kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang Australia ngày càng tăng mạnh và năm 2018 xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Australia chiếm đến 17,2% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP tương đương giá trị đạt 42 triệu USD Từ ngày 14 tháng

01 năm 2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam Năm 2020, hai năm sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Australia đạt khoảng 64,3 triệu USD và chiếm khoảng 21,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường các nước CPTPP Vào năm 2021, tuy chịu ảnh hưởng cũng như những tác động nằng nề của đại dịch covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này vẫn đạt 84,4 triệu USD chiếm khoảng 23,6%.

Về chủng loại xuất khẩu

Các chủng loại rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Australia ngày càng đa dạng, hơn thế nữa những năm gần đây còn có sự gia tăng về sản lượng xuất khẩu của một số loại rau quả.

2.1.5 Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Canada

Về kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Canada không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2016-2021 Thời điểm trước khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Australia đạt khoảng 17 triệu USD và chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 8,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP Năm 2018 xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Australia chiếm đến 9,2% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP tương đương giá trị đạt 22,5 triệu USD Từ ngày 14 tháng 01 năm 2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam Năm

2020, hai năm sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Canada đạt khoảng 29,7 triệu USD và chiếm khoảng 10,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường các nước CPTPP Vào năm

Thực trạng đáp ứng quy định xuất khẩu của CPTPP

2.2.1 Kế hoạch thực hiện CPTPP của Chính phủ

Chính phủ đã ban hành Kế hoạch về việc thực hiện Hiệp định CPTPP tại Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 với mục tiêu bảo đảm các cam kết của Hiệp định CPTPP được thực thi một cách đầy đủ, nhất quán giữa các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương.

2.2.2 Kế hoạch thực hiện của các Bộ ban ngành

2.2.2.1 Kế hoạch thực hiện của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã gửi công văn số 2055/BNN-HTQT đến Bộ Công Thương về việc kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Hiệp định

CPTPP của ngành Nông nghiệp.

2.2.2.2 Kế hoạch thực hiện của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 440/QĐ-BTC ngày 27/03/2019 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện của Bộ Tài chính thực hiện Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP.

2.2.3 Thực trạng đáp ứng quy định xuất khẩu của CPTPP

2.2.3.1 Thực trạng đáp ứng quy định về xuất xứ

2.2.3.2 Thực trạng đáp ứng quy định Vệ sinh ATTP

2.2.3.3 Thực trạng đáp ứng quy định Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) 2.2.3.4 Thực trạng đáp ứng quy định Hải quan và thuận lợi hoá thương mại

2.2.3.5 Thực trạng đáp ứng quy định về sở hữu trí tuệ

Đánh giá kết quả thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP

2.3.1 Những thành công đạt được khi tận dụng những cơ hội mà Hiệp định CPTPP mang lại

 Lợi ích về xuất khẩu

 Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu

 Lợi ích về cải cách thể chế

 Lợi ích về việc làm, thu nhập

 Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài cũng như khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại

2.3.2 Những thách thức đối với xuất khẩu rau quả Việt Nam

 Thách thức về kinh tế

 Thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế

 Thách thức về xã hội

 CPTPP tạo thách thức đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của FTA thế hệ mới

 CPTPP tạo thách thức về chất lượng sản phẩm, đây đang là rào cản trong việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu của nông sản nói chung và rau quả Việt Nam nói riêng

 CPTPP tạo thách thức về ổn định lao động - xã hội

 Thách thức về thu ngân sách

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

Mục tiêu

Mục tiêu chung: Đến năm 2030, ngành rau quả phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững; đáp ứng được yêu cầu sản xuất và nhu cầu thị trường các nước CPTPP;

Phát triển thương mại với các nước CPTPP hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển;

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8 đến 10 tỷ USD;

- Tổn thất sau thu hoạch rau quả giảm bình quân trên 1,0%/năm.

- Trên 70% cơ sở chế biến, bảo quản rau quả xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến.

- Công suất chế biến rau quả đạt 3 triệu tấn sản phẩm/năm, gấp gần 2 lần so với năm 2020.

- Thu hút đầu tư mới 50 đến 60 cơ sở chế biến rau quả có quy mô lớn và vừa;

Định hướng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP

1 Phát triển đa dạng phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại

2 Thực hiện cơ cấu lại mặt hàng rau quả theo hướng đổi mới sáng tạo áp dụng công nghệ cao;

3 Phát triển thương mại điện tử trở thành hình thức thương mại chủ đạo

4 Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại và bền vững, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của từng thị trường trong CPTPP

5 Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, hợp tác xã sản xuất rau quả, hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp;

6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả theo hướng chuyên nghiệp,

7 Đổi mới toàn diện công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu.

Một số giải pháp khai thác tác động của CPTPP nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP

3.3.1 Giải pháp từ phía Nhà nước

3.3.1.1 Giải pháp về hoàn thiện, đổi mới cơ chế và quản lý của Nhà nước

3.3.1.2 Tích cực tuyên truyền, phổ biến vế CPTPP với người dân, doanh nghiệp 3.3.1.3 Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng rau quả

3.3.1.4 Giải pháp về tăng cường khả năng đáp ứng các quy định của thị trường các nước CPTPP

3.3.1.5 Giải pháp về hỗ trợ xúc tiến thương mại

3.2.1.6 Giải pháp về tận dụng các cơ hội từ các cam kết CPTPP

3.3.2 Các giải pháp cụ thể đối với ngành rau quả

Tập hợp nhiều nông dân sản xuất nhỏ lẻ tham gia hình thành các hợp tác xã trái cây, nông trại có quy mô lớn hay vùng trồng cây ăn trái tập trung (giống như cánh đồng lớn).

Phổ biến và áp dụng các kỹ thuật canh tác mới hiệu quả, đặc biệt là hướng đến trồng cây ăn trái an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Phối hợp tốt hơn với các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, nhân giống nhằm tạo ra những cây ăn quả mới tốt hơn, hấp dẫn hơn về mẫu mã, màu sắc, mùi vị.

Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng để tăng sản lượng xuất khẩu, cạnh tranh hiệu quả với các nước xung quanh khu vực và trên thế giới

Huy động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh rau, quả tham gia vào Hiệp hội Rau quả Việt Nam

3.3.3 Các giải pháp đối với các bộ, ban ngành, địa phương

- Cụ thể hoá pháp luật chính sách của Nhà nước và ban hành chính sách đặc thù với xuất khập khẩu sang thị trường các nước CPTPP

- Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm soát giám sát của Nhà nước trong việc thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP

3.3.4 Một số giải pháp khác

Ngành công nghiệp phụ trợ của ngành rau quả Việt Nam cần được chú trọng hơn nữa.

Không chỉ cần khoa học kỹ thuật chúng ta còn cần đội ngũ nhân viên luôn nghiên cứu và trao đổi với các nước phát triển có thế mạnh về rau quả chất lượng cao

Phối hợp để thực hiện kiểm tra đối với các hộ sản xuất và chế biến rau quả chặt chẽ để giải quyết vấn đề An toàn thực phẩm được tốt hơn nữa.

Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Các DN Việt Nam cần tự đánh giá lại mình để tìm ra những ưu, khuyết điểm đã bộc lộ trong thời gian qua.

Doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm Đồng thời, DN cần phải chủ động đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư máy móc, trang thiết bị nhà xưởng, nâng cao năng lực quản trị, tận dụng các cơ hội để phát triển.

Các DN cần chú trọng phát triển và đào tạo nguồn nhân lực; tiếp thu công nghệ khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước khác

Doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu; nâng cao sức cạnh tranh và khả năng phát triển thị trường; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa

Doanh nghiệp Việt Nam cần phải từ bỏ lối kinh doanh cũ, cải cách hoạt động của DN mình cho phù hợp với xu thế của thời đại

Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của một Việt Nam snag thị trường các nước CPTPP dưới tác động thực thi hiệp định CPTPP Trên cơ sở đó chỉ ra cách thức vận dụng các lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP dưới tác động thực thi hiệp định CPTPP.

Từ những phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP, đánh giá những thành công, hạn chế, tác động cùng với cơ hội và thách thức khi thực thi hiệp định CPTPP, luận văn đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP trong thời gian tới. ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ

CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý thương mại

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia và của toàn thế giới Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, xuất khẩu đang được coi là con đường hữu hiệu nhất trong việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, giảm thiểu đói nghèo Kim ngạch xuất khẩu cho chúng ta thấy mức lớn mạnh của một nền kinh tế, thể hiện vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế

Thương mại quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong thế giới hiện đại và được xem như điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Thương mại quốc tế cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao mức tiêu dùng dân cư Bên cạnh đó, nó còn là điều kiện tối cần thiết cho việc thực hiện chuyên môn hoá sâu để có hiệu quả cao trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại Thương mại quốc tế vừa là cầu nối kinh tế của mỗi quốc gia với các nước khác trên thế giới, vừa là nguồn hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội văn minh hơn, thịnh vượng hơn

Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiền thân là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP Tham gia và trở thành thành viên của Hiệp định CPTPP có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam Tham gia Hiệp định CPTPP còn đem lại cơ hội đối với Việt Nam trong việc hợp tác làm ăn với các quốc gia thành viên, đặc biệt là các thành viên có nền kinh tế phát triển tiêu biểu là 6 quốc gia thành viên đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Trong các FTA được ký kết đến nay, mức độ tự do hoá thương mại hàng hoá trong CPTPP là cao nhất.Hiệp định CPTPP đã có nhiều tác động tích cực đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và công tác phát triển thị trường xuất khẩu Hiệp định này mở ra cơ hội để một số nhóm hàng phát triển bởi những cam kết rất "mở", tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu ở cả nhóm hàng nông, lâm, thủy sản và nhóm hàng công nghiệp Đối với một quốc gia thuần nông như Việt Nam, việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng vẫn không thể nào thiếu sự đóng góp của ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất rau quả nói riêng Trong những năm gần đây khi mà công cuộc đổi mới đang có những bước tiến rõ rệt nhất, ngành sản xuất rau quả cũng một phần đóng góp của mình trong đó Là một quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và tập tục canh tác lâu đời, nông nghiệp ở nước ta trải dài từ Bắc tới Nam với sự đa dạng, phong phú các loại cây trồng chúng ta có đầy đủ khả năng để phát triển ngành sản xuất rau quả lớn mạnh. Cùng với lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao chiếm tới gần 75% dân số cả nước, Việt Nam đã được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng phát triển ổn định, lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, trong đó bao gồm cả mặt hàng rau quả Hơn nữa, rau quả lại là một trong những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của con người Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này trên thế giới luôn có xu hướng gia tăng Điều này tạo ra cơ hội hết sức thuận lợi cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam Nhận ra lợi thế này, nhiều năm nay Chính phủ cũng như các doanh nghiệp đã có các biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoặt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế mà nó mang lại Hoạt động xuất khẩu rau quả đang được Việt Nam mở rộng cả về thị trường và giá trị xuất khẩu.Sản phẩm rau quả của Việt Nam đã được xuất đi trên 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có các nước thành viên CPTPP Hiệp định CPTPP ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển các ngành trong nền kinh tế, trong đó có ngành rau quả Hiện nay,hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam chủ yếu với khu vực châu Á như TrungQuốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore… Các FTA mới nhưCPTPP sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện thâm nhập, khai thác các thị trường mới,thị trường còn nhiều tiềm năng Hiệp định CPTPP có hiệu lực Việt Nam có nhiều lợi thế hơn với các mặt hàng rau quả chủ chốt so với các đối thủ cạnh tranh khi các đối thủ cạnh tranh không tham gia hiệp định CPTPP Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP còn gặp không ít khó khăn, hạn chế bởi việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, hay nhóm các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật và danh mục nhạy cảm của các nước

Từ những lý do trên trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP” làm nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Một là, Tổng quan về xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP và dự báo ảnh hưởng của CPTPP.

Ba là, đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP trong thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP, các cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước CPTPP và ảnh hưởng của CPTPP.

Về nội dung: Tổng quan về xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP Đồng thời nghiên cứu, phân tích, đánh giá về hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP.

Về không gian: Nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP bao gồm các thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Canada, Australia

Về thời gian: Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP trong giai đoạn 2016-2021

Trong quá trình làm luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: Phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp duy vật lịch sử Ngoài ra, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm phương pháp luận cho nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong kinh tế như sau: Phương pháp thống kê – so sánh, Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp suy diễn và quy nạp, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu…

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo thì Luận văn gồm 3 chương chính:

Chương 1: Tổng quan xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt nam sang thị trường các nước CPTPP

Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của ViệtNam sang thị trường các nước CPTPP

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC CPTPP

1.1 Vai trò của CPTPP đối với nông sản Việt Nam

1.1.1 Tổng quan về Hiệp định CPTPP

Quá trình hình thành và phát triển

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Ngày đăng: 10/07/2023, 12:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w