MỤC LỤC
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, bối cảnh kinh tế thế giới sẽ tiếp tục có những thay đổi, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa sẽ ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn, cùng với việc mở rộng tự do hóa thương mại và thực thi các FTAs thế hệ mới, ngành da giày sẽ ngày càng phải tuân thủ các điều kiện khắt khe hơn, môi trường cạnh tranh hơn, điều này đồng nghĩa với đó là những khó khăn, thách thức ngày càng lớn hơn đòi hỏi phải có những giải pháp và sự nỗ lực ngày càng lớn hơn đối với ngành da giày. - Về mặt thực tiễn, trên cơ sở khung lý thuyết được xác lập, luận án đã phân tích, đánh giá được bức tranh về thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường EU theo các nội dung và tiêu chí; phân tích các nhân tố trong và ngoài nước tác động đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường EU, làm rừ được những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy sang thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)".
Cụ thể là xác định được các bên tham gia và vai trò của mỗi bên khi tham gia đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy; các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giầy, nội dung vai trò và các chỉ tiêu đánh giá thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giầy cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu da giầy của một nước sang thị trường đã ký FTA làm cơ sở, căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực hiện EVFTA. (2) Phân tích, đánh giá thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu da giày Việt Nam sang EU theo các nội dung và tiêu chí đã được xác định trong khung khổ lý thuyết; đánh giá các nhân tố tác động đến xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2021, trên cơ sở đó đưa ra nhận định về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, cũng như các vấn đề thực tiễn đặt ra đối với đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị.
(1) Hệ thống húa, làm rừ và bổ sung cơ sở lý thuyết về đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày, cụ thể: là làm rừ khỏi niệm và nội hàm; xỏc lập khung khổ lý thuyết, xác định các nội dung và chỉ tiêu đánh giá đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày; các nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày, đặc biệt trong tiến trình thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). (3) Phân tích, dự báo về bối cảnh và triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam thời kỳ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong bói cảnh thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
- Phương pháp dự báo: Chủ yếu dựa trên các báo cáo và dự báo của các tổ chức quốc tế có uy tín như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), qua đó đưa ra những dự báo về bối cảnh và các nhân tố trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu da giày, cũng. - Phương pháp phân tích SWOT (ma trận SWOT): Sử dụng phương pháp phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) để chỉ ra những mặt mạnh, tiềm năng, những điểm yếu, hạn chế, tồn tại trong xuất khẩu da giày, nhận định những cơ hội và thách thức hay các nguy cơ đe dọa đối với đẩy mạnh xuất khẩu da giày của Việt Nam vào thị trường EU trong tiến trình tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Những đóng góp mới của luận án
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiếp đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày (HS 64) của Việt Nam vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do EVFTA; (2) Các công trình nghiên cứu ở trên mặc dù đã tiếp cận và xử lý một hoặc một số khía cạnh có liên quan đến xuất khẩu mặt hàng da giày, thậm chí là tiếp cận đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp cận cỏc lý thuyết cơ bản để từ đú xỏc định rừ được nội hàm của đẩy mạnh xuất khẩu, trên cơ sở đó xây dựng khung khổ lý thuyết, xác lập các nội dung và chỉ tiêu cho phân tích, đánh giá về thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu trong tiến trình thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU; (3) chưa có nghiên cứu một cách chuyên sâu và cập nhật về tình hình thị trường mặt hàng da giày của EU, những cam kết cụ thể của Việt Nam và EU trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đối với mặt hàng da giày, những yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường.
“phát triển” có ý nghĩa khác nhau, đối với “phát triển” thì được hiểu là mang ý nghĩa tổng quát, toàn diện và lâu dài; còn “đẩy mạnh” thì lại mang ý nghĩa tập trung, nhấn mạnh, thể hiện tính cấp thiết, mong muốn đạt được trong một thời hạn nhất định,… Nói cụ thể hơn “đẩy mạnh” mang yếu tố chủ động của một quốc gia, của một doanh nghiệp tác động đến quá trình hoạt động xuất khẩu để không những gia tăng về kim ngạch xuất khẩu (thể hiện qua tăng trưởng về giá trị và khối lượng), mà còn chủ động áp dụng các biện pháp để duy trì và mở. Thứ sáu, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU giúp Việt Nam khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong quan hệ thương mại với EU - một trong những thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng với những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật - đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phải tạo ra được các sản phẩm đảm bảo chất lượng, yêu cầu khắt khe về sản phẩm với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái… Do vậy, trong quá trình sản xuất doanh nghiệp cần áp dụng những quy trình sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường, điều này góp phần bảo vệ môi trường.
Theo dừi sự thay đổi chỉ số cường độ thương mại giữa hai thị trường theo thời gian sẽ cho biết kết quả phát triển thị trường xuất khẩu của một nước với một thị trường cụ thể như thế nào và sự thay đổi cường độ thương mại cũng cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của quốc gia. (4) Chỉ số tập trung thương mại (TII): Chỉ số tập trung thương mại đối với nhóm hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam sang một thị trường cao cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang thị trường đó cao hơn mức độ xuất khẩu trung bình của thế giới sang thị trường đó, nói cách khác, cơ hội xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường này còn khá lớn.[84].
Chính sách thương mại mặt hàng da giày của các nước nhập khẩu chính khu vực EU là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến phát triển xuất khẩu mặt hàng da giày, thể hiện trên các khía cạnh: (i) Trong bối cảnh hội nhập, đẩy mạnh tự do hóa thương mại và ký kết các Hiệp định thương mại tự do, chính sách thương mại mặt hàng da giày của các nước nhập khẩu chính sẽ được xây dựng và thực thi theo hướng mở rộng tự do hóa, cắt giảm và tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuế quan, do đó tác động tích cực và mở ra những cơ hội mới cho phát triển xuất khẩu; (ii) Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nước sẽ tăng cường áp dụng các chính sách, biện pháp phi thuế quan, biện pháp tự vệ, đối kháng, chống bán phá giá, chống trợ cấp, với việc thực thi các rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và môi trường nghiêm ngặt nhằm bảo vệ thị trường và người tiêu dùng trong nước, do đó tạo ra những thách thức và rào cản không nhỏ đối với xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU. EVFTA chủ yếu bao gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBT); không có cam kết nào cụ thể liên quan tới các biện pháp TBT có thể ảnh hưởng tới mặt hàng giày dép, ngoại trừ: Các cam kết về ghi nhãn hàng hóa; Hợp tác trong việc công nhận các quy trình đánh giá sự phù hợp của mỗi bên; Hậu kiểm;… Đối với Việt Nam, cam kết chấp nhận xuất xứ hàng húa ghi chung “Made in EU” hoặc ghi rừ xuất xứ từng nước trong EU đối với hàng hóa công nghiệp (trong đó có giày dép).
Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2020 giảm là do các tháng đầu năm 2020 dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng ra Hàn Quốc, Đài Loan đã làm đứt gãy nguồn cung nguyên phụ liệu. Thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng da giày của Việt Nam có xu hướng tập trung chủ yếu vào 4 thị trường là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bỉ, Đức, chiếm hơn một nửa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng da giày (năm 2021 chiếm 58,54%), cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang gia tăng sự phụ thuộc vào các thị trường này.
Trong giai đoạn 2014-2020, cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU có sự biến động tăng, giảm tương tự như đối với xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường thế giới, với sự gia tăng tỷ trọng nhóm HS 6404 và giảm tỷ trọng với nhóm HS 6403 và HS 6402 trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU. Đặc biệt trong bối cảnh chung khi kinh tế EU bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch khiến sức tiêu thụ và nhập khẩu hàng hóa tại thị trường suy giảm, nhập khẩu giày dép của EU từ Việt Nam vẫn chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể; thị phần cạnh tranh của giày dép Việt Nam đang có dấu hiệu cải thiện tại thị.
Thực tế đòi hỏi và cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường chủ động khắc phục tình trạng thiếu vốn, công nghệ, nhân sự cao cấp, năng lực quản trị và năng suất lao động thấp, coi trọng hoạt động bộ phận nghiên cứu, phân tích về môi trường, tiêu chuẩn hóa chất lượng và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, hình thành nên chuỗi liên kết nội địa giữa các nhà sản xuất, cung ứng nguyên, phụ liệu trong nước, đáp ứng tốt các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, lao động và quy trình công nghệ, không ngừng cải thiện năng lực cạnh tranh cho ngành da giày và túi xách Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đang và cần đẩy mạnh hơn quá trình đổi mới máy móc, thiết bị và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thuộc da và tạo nền tảng hạ tầng cho ngành da giày mở rộng cơ hội tiếp cận công nghệ sản xuất giày cao cấp; đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp theo dạng chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường các nước đối tác và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu với lợi thế về nguồn nhân lực “vàng”, môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, kiểm soát chặt chẽ hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu lớn.
- Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) đối với mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam sang EU khá cao (năm 2021, chỉ số ES đạt 7,16), cho thấy EU là thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng đối với mặt hàng da giày của Việt Nam, đồng thời phản ánh Việt Nam đã phần nào khai thác tốt thị trường xuất khẩu này. Nhờ những chính sách hỗ trợ của nhà nước, cùng với những nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu đối với hàng hóa nói chung, trong đó có ngành công nghiệp da giày nên năng lực sản xuất, chế biến và cung ứng da giày để phục vụ xuất khẩu ngày càng được nâng cao.
Th tr ị trường xuất khẩu của hàng da giày ường xuất khẩu của hàng da giày ng xu t kh u c a h ng da gi y ất khẩu hàng da giày sử ẩu hàng da giày sử ủa hàng da giày à EVFTA à EVFTA Vi t Nam t i EU theo C/O m u EUR.1 ệt Nam tại EU theo C/O mẫu EUR.1 ạch xuất khẩu hàng da giày sử ẫu EUR.1.
- Trong giai đoạn tới, bối cảnh thế giới sẽ tiếp tục có những thay đổi, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa sẽ ngày càng mạnh mẽ và thiết thực hơn, với việc mở rộng tự do hóa thương mại và thực thi cam kết trong các FTAs thế hệ mới, trong đó có Hiệp định EVFTA, do đó chắc chắn sẽ mở ra những cơ hội mới trong phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng da giày với những nước lớn thuộc EU, đồng thời đi kèm những khó khăn, thách thức lớn đối với xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam trong việc thực thi các cam kết, nhất là cam kết liên quan đến môi trường và xã hội, áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. - Yêu cầu về thu hút đầu tư nước ngoài: Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày sang thị trường EU, cần tăng cường các hoạt động nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất da giày đặc biệt là thu hút nhà đầu tư đến từ các nước thuộc EU hoặc các nước đang là đối tác xuất khẩu sang EU để có thể học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ sản xuất da giày hiện đại từ EU, tạo ra các sản phẩm đạt chuẩn EU, giúp hàng da giày của Việt Nam thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng như EU.
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trên cơ sở thực hiện các giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước đến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu hàng da giày, phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu để nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cần hướng đến những tiêu chuẩn của thị trường EU, đòi hỏi doanh nghiệp áp dụng những công nghệ sản xuất hiện đại, đặc biệt là ứng dụng những công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 như công nghệ lưu trữ đám mây, công nghệ Block chain… để tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn, cũng như vượt qua các rào cản kỹ thuật khác trong thương mại trên thị trường EU.
Xây dựng hoàn chỉnh bộ module nghề theo các phân khúc của chuỗi giá trị gia tăng ngành da giày (thiết kế - sản xuất - bán hàng) nhằm tạo nền tảng dữ liệu đào tạo cho các cơ sở đào tạo, cho các doanh nghiệp dựa vào đó đào tạo nguồn nhân lực sát thực tế công việc tại doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tái đào tạo, đào tạo nâng cao tay nghệ cho người lao động. Thứ nhất, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực sản xuất theo hướng dịch chuyển phương thức từ gia công thuê lên FOB (mua nguyên liệu - sản xuất - bán thành phẩm) và ODM (thiết kế - sản xuất - bán thành phẩm) nhằm đáp ứng những thay đổi quan trọng trên thị trường giày da thế giới, tiến đến xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ nguyên liệu, sản xuất đến têu thụ sản phẩm để tối ưu hoá lợi nhuận và tận dụng nguồn nhân lực.
- Với vai trò của mình, Hiệp hội LEFASO cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, cung cấp thông tin thị trường trên Cổng Thông tin điện tử Da Giầy và phát hành Bản tin Công Nghệ Da Giầy với nhiều thông tin và bài viết liên quan đến xuất nhập khẩu và công nghệ của ngành. - Phối hợp với Bộ Công Thương để xây dựng các biện pháp kỹ thuật cho ngành da giày trong khuôn khổ dự án do Bộ Công thương chủ trì (Dự án nâng cao năng suất chất lượng, dự án “Xây dựng các biện pháp kỹ thuật để triển khai áp dụng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiệp định TBT và pháp luật Việt Nam, không gây ảnh hưởng tới an toàn cho người, động vật, thực vật, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng”…).