1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy

137 2,5K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1 BẢN CAM ĐOAN 101 DANH MỤC BẢNG BIỂU - ĐỒ THỊ - SƠ ĐỒ 101 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA 3 1.1. M

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thếgiới WTO Điều này mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ítnhững thách thức Tuy vậy, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càngđược nâng cao và được khẳng định.

Hoà chung với xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế, để thực hiện chủtrương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng một nền kinh tế mở, việc mở rộngquan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và quan hệ xuất nhập khẩu nói riêng là một đòihỏi tất yếu khách quan

Ở nước ta, công nghiệp da giầy là một trong những lĩnh vực có vị trí quan trọng được xem là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế Năm 1960, Đảngvà Nhà nước ta đã xác định giầy dép là một trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực Vìvậy, việc phát triển mạnh ngành công nghiệp da giầy là hoàn toàn phù hợp với chủtrương thay thế nhập khẩu, hướng về xuất khẩu, tận dụng được lợi thế của đất nướcvề nhân công, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động

-Công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình là một trong những lực lượngquan trọng của ngành công nghiệp da giầy nước ta Trong thời gian thực tập tạicông ty, được tìm hiểu về các hoạt động của công ty đặc biệt là hoạt động xuất khẩugiầy, em nhận thấy thị trường xuất khẩu chính của công ty là thị trường EU Tuyvậy hiệu quả xuất khẩu của công ty sang thị trường này chưa cao do rất nhiềunguyên nhân trong đó có hai nguyên nhân chủ yếu:

Một là do công ty gặp phải sự cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp sản xuất –xuất khẩu giầy dép khác trên thị trường EU.

Hai là do công ty vẫn chỉ xuất khẩu giầy sang thị trường EU qua trung gian Do vậy mà hiệu quả xuất khẩu mang lại chưa cao

Với thực tế như vậy, việc tìm ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giầysang thị trường EU một cách hiệu quả hơn là một điều cần thiết Vì vậy, em mạnh

dạn lựa chọn đề tài: “Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty

Trang 2

TNHH một thành viên giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy”.

Đề tài này được trình bày thành ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu giầy ở các doanh nghiệp trong cơ

chế thị trường ở nước ta.

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty

TNHH một thành viên giầy Thượng Đình.

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU

của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình.

Em hy vọng với đề tài này có thể giúp công ty tìm ra được giải pháp thúc đẩyhoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU hiệu quả hơn.

Trang 3

Về phương diện tiêu dùng: Giầy dép là một trong các sản phẩm tiêu dùng thời

trang không thể thiếu được Tất cả mọi người từ mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp đặc biệtlà thanh niên nam, nữ rất quan tâm đến giầy dép bởi thông qua giầy dép, trang phụcmà họ sử dụng thể hiện phần nào phong cách sống, thẩm mỹ, thói quen tiêu dùngcủa họ Khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về giầydép cũng tăng lên không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng và mẫu mã Ví dụ:Trung bình một người dân EU sử dụng 4 đôi giầy/năm, tiêu thụ hàng năm xấp xỉ 1,5tỷ đôi các loại trong đó 60% là nhập khẩu từ các nước khác Đến năm 2010 sốlượng giầy dép nhập khẩu từ ngoài EU vào khoảng 1,8 tỷ đôi.

Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ tiêu thụ hàng năm là 1,6 – 1,8 tỷ đôi trong đó 90% làgiầy nhập khẩu từ các nước khác

Ở thị trường Nhật Bản, trung bình một người dân tiêu thụ 3 đôi giầy/năm Mức cầu trung bình về giầy của Ấn Độ là 1,5 đôi/người/năm

Đi một đôi giầy với cảm giác thoải mái, tự tin, chất lượng tốt và mẫu mã độc đáolà cái mà người tiêu dùng cần Chính vì vậy, giầy dép luôn cần được thay đổi đểuyển chuyển nhạy bén với thị trường và nhu cầu đa dạng đó.

Thị trường giầy dép hiện nay chủng loại rất đa dạng và phong phú với chất lượngở các mức độ khác nhau tùy theo nhu cầu và thị hiếu của khách hàng:

 Phân loại theo dạng của giầy: Giầy cao cổ, giầy thấp cổ, dép xăngđan… Phân theo nguyên liệu làm đế giầy: Giầy đế cao su, giầy đế nhựa hoá học… Phân theo mục đích sử dụng: Người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn với

Trang 4

các loại sản phẩm khác nhau như:

Dép lê: Dùng để đi trong nhà, bãi biển, thích hợp khí hậu nóng.

Các loại sandal thể thao: Dùng để mang thông dụng ngoài trời cho những vùng

khí hậu nóng, phù hợp tính thời trang, dã ngoại.

Dép da nữ: Dùng để mang trong những buổi tiệc hoặc dạ hội.

Giày chạy: Có đặc điểm nhẹ, êm, thoáng, mũ quai có thể co dãn được, phần đế sử

dụng nhựa PU thích hợp cho thể thao và chạy bộ.

Giầy tây: Dùng để mang thông dụng trong công sở, tiệc tùng…

Hài: Dùng để đi trong nhà, thích hợp cho cả hai mùa: Mùa nóng và mùa hè.

Ngoài ra còn có: Giày tennis, giầy leo núi, giày trượt tuyết….

Như vậy, tùy thuộc vào túi tiền, vào mục đích sử dụng, gu thẩm mỹ của từngngười mà người tiêu dùng có thể chọn cho mình một sản phẩm ưng ý nhất.

Giầy dép là một bộ phận của thời trang, là biểu tượng của trình độ, tình trạng tiêudùng xã hội, là tiếng nói của bản sắc văn hoá cộng đồng sử dụng Cho nên các sảnphẩm giầy dép luôn chiếm được sự quan tâm trên thị trường quốc tế.

Về phương diện sản xuất: Ngành công nghiệp da giầy là một ngành thu hút rất

nhiều lao động vào sản xuất Sản xuất hàng giầy dép cần nhiều lực lượng lao độngmà lại không đòi hỏi quá cao về trình độ kỹ thuật Điều này hoàn toàn phù hợp vớiđiều kiện của nước ta: Đó là một quốc gia đông dân với cơ cấu dân số trẻ, lực lượnglao động phổ thông rất dồi dào, người lao động rất cần cù, chăm chỉ, thông minh,nhanh nhạy trong việc nắm bắt những kiến thức mới; Thêm vào đó, Việt Nam làmột đất nước nhiệt đới cho nên khí hậu rất phù hợp cho việc trồng các loại cây đặcbiệt là cây cao su – Nhựa cao su là một trong những nguyên liệu chính cho sản xuấtđế giầy Tính đến nay, vừa tròn 111 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam(1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907) Diện tích trồngcây cao su đã tăng rất nhanh, từ 7.077 ha tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ vàonăm 1920 đã tăng lên đến 480.200 ha trên cả nước, cho tổng sản lượng mủ cao sukhai thác đạt 468.600 tấn Theo các chuyên gia ở Tập đoàn Cao su Việt Nam, vào

Trang 5

năm 2010, diện tích cao su có thể đạt mức 700.000 ha, cho sản lượng mủ trên600.000 tấn Đây đúng là một thuận lợi cho việc sản xuất giầy dép.

Bên cạnh cây cao su, nước ta cũng là một trong số những nước có ngành chănnuôi rất phát triển, cho nên đây là một trong những nguồn lớn cung cấp các loại dacho sản xuất giầy dép Theo số liệu của Viện nghiên cứu Da giầy Việt Nam, với đàntrâu bò khoảng trên 7 triệu con và mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng3,5%, mỗi năm có thể thu mua được khoảng 700.000 con da, ước khoảng 15.000tấn/năm, có thể đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở thuộc da hiện nay Bên cạnhđó, cả nước có trên 40 triệu con lợn, mỗi con trung bình thu được 7kg da, nếu tậnthu được 100% nguồn da nguyên liệu thì sẽ thu được lượng da không nhỏ, có thểthay thế việc nhập ngoại da lót từ Trung Quốc, Đài Loan Như vậy có thể phục vụtốt cho nhu cầu sản xuất của ngành giầy dép nước ta.

Không những thế, trong quá trình công nghiệp hoá đất nước, Đảng và Nhà nướcta cũng đề ra chủ trương cần phải phát triển nhanh, mạnh, vững chắc các ngànhcông nghiệp trước hết là công nghiệp chế biến với khả năng cạnh tranh cao, chú ýphát triển các ngành công nghiệp tốn ít vốn, thu hút nhiều lao động, khuyến khíchvà tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhấtquán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, tích cực chủ động thâmnhập vào thị trường quốc tế Cho nên ngành da giầy có rất nhiều điều kiện để pháttriển sản xuất

Quy trình sản xuất giầy dép được chia thành nhiều công đoạn nhỏ, đây là cơ sởđể bố trí từng người lao động cụ thể và việc thao tác được chuyên môn hoá Thaotác càng đơn giản thì thời gian đào tạo càng nhanh, để đào tạo cho một người laođộng sản xuất hàng giầy dép chỉ từ hai đến ba thàng là có thể đáp ứng ngay đượccông việc mà kinh phí lại ít tốn kém.

Không những thế, do trong công nghệ sản xuất giầy có rất nhiều công đoạn trongđó có những công đoạn phải làm các chi tiết rất cầu kỳ đòi hỏi phải làm thủ côngmới đạt được yêu cầu, cho nên công nghệ sản xuất rất khó có thể tự động hoá hoàntoàn Vì vậy quá trình sản xuất giầy đòi hỏi nhiều lao động.

Trang 6

Mặt khác, vốn đầu tư cho một chỗ làm việc không nhiều Đây được coi là mộtthuận lợi cho việc đầu tư vào sản xuất trong ngành giầy dép

Ngành công nghiệp giầy dép đã có sự chuyển biến nhanh chóng từ cách làm bằngtay, cá thể, từ các cơ sở sản xuất nhỏ rồi đến các cơ sở sản xuất lớn và đến nay đãtrở thành một ngành công nghiệp có tầm cỡ.

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy dép ở nước ta.

Trong thời buổi hiện nay, nhu cầu giao tiếp xã hội là rất cao cho nên cơ hội chongành giầy dép phát triển là rất lớn Giầy dép sản xuất ra không chỉ dành cho tiêudùng nội địa mà đồng thời với đó là để xuất khẩu, để bán cho nước ngoài Cho nênchúng ta phải bán những gì mà người ta cần chứ không bán những gì mà mình có.Số lượng giầy dép tiêu thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tốc độ tăng dân sốhàng năm, mức tăng thu nhập và yếu tố giá cả…

Vì vậy để xuất khẩu giầy dép sang các thị trường khác nhau thì chúng ta phảinghiên cứu tiêu chuẩn của các nước đó sau đó áp dụng tiêu chuẩn quốc tế đó vàocác sản phẩm của mình để nhằm sản xuất ra các sản phẩm phù hợp.

Đối với Việt Nam, trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế, tận dụng được lợi thế sosánh đặc biệt trên cơ sở nền sản xuất nhiều nhân công với chi phí thấp, nguyên liệusản xuất dồi dào đã tạo điều kiện cho sản xuất và xuất khẩu giầy dép phát triển.Ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam là một trong những ngành có lợi thế xuấtkhẩu, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam, đứngthứ 3 về kim ngạch xuất khẩu sau dầu thô và dệt may.

Mặc dù sản xuất giầy dép ở Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng sản xuất giầydép là ngành có mức tăng trưởng cao trong những năm qua và hiện nay được coi làmột trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướngra xuất khẩu ở nước ta.

Giầy dép là mặt hàng nằm trong nhóm hàng chế biến xuất khẩu (gồm có: Dệtmay, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ…) - một trong ba nhóm mặt hàng xuất khẩuchủ lực (nhóm hàng nông thuỷ sản; nhóm khoáng sản và nhóm hàng chế biến) đãđược Nhà Nước ta đề ra vào những năm 1960.

Trang 7

Sản phẩm giầy dép Việt Nam chủ yếu dùng cho xuất khẩu (> 90%) và đã có mặttrên 40 nước Thị trường chủ yếu của ngành giầy dép hiện hay vẫn là các nướcthuộc EU, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu Mỹ là thị trường nhậpkhẩu giầy dép lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh trongthời gian qua đặc biệt là từ sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương với Mỹvà Việt Nam gia nhập WTO Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với yêucầu rất cao về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm.Ngoài 3 thị trường này, giày dép của Việt Nam còn xuất khẩu sang một số thịtrường khác trong đó có nhiều khách hàng đến từ nhiều khu vực khác trên thế giới.Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta trong những năm qua tăng lên nhanhchóng Hiện nay Việt Nam đang đứng thứ tư trong số các nước xuất khẩu giầy déplớn nhất thế giới sau Trung Quốc, Hồng Kông, Italia.

Ngành công nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép nước ta thu hút được nhiềuthành phần kinh tế cùng tham gia trong đó lớn nhất là các doanh nghiệp 100% vốnđầu tư nước ngoài (chiếm 41%), tiếp theo là các doanh nghiệp quốc doanh (chiếm26%), đứng thứ ba là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm 27%) và cuốicùng là các doanh nghiệp liên doanh (chiếm 6%).

Hiện nay phương thức xuất khẩu chính của các doanh nghiệp sản xuất - xuấtkhẩu giầy dép vẫn là gia công xuất khẩu Trong thời kỳ đầu thì đây là phương thứcxuất khẩu phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhưng đến nay thìphương thức này đã bộc lộ nhiều hạn chế như hoạt động sáng tác mẫu mốt khôngđược chú trọng do các đối tác nước ngoài cung cấp sẵn; Việc xuất khẩu giầy dépphải thông qua đối tác trung gian cho nên doanh nghiệp không có cơ hội tiếp cậntrực tiếp với khách hang và chiếm lĩnh thị trường.

Ngoài những cơ chế, chính sách mà Nhà Nước ta ban hành nhằm thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu giầy dép của nước ta (được đề cập ở mục 1.3) còn có các chính sáchcủa các nước nhập khẩu đối với sản phẩm giầy dép của Việt Nam Cụ thể là:

 Chính sách của EU đối với sản phẩm giầy dép xuất khẩu của Việt Nam: Việt

Trang 8

Nam được hưởng ưu đãi mà các nước sản xuất giầy dép khác chưa có hoặc còn bịhạn chế như: Hàng giầy dép của Việt Nam nhập khẩu vào EU được hưởng chế độưu đãi thuế quan phổ cập GSP với mức thuế được tính là 13,58% - 14% tuỳ loại nếucó 40% nguyên liệu được sản xuất từ Việt Nam (giấy chứng nhận xuất xứ Form A),nếu không được hưởng thì mức thuế suất sẽ là 30% ngoài ra theo nguyên tắc cộnggộp của EU, các nguyên phụ liệu nhập khẩu từ một nước thành viên của một khốikinh tế để tiếp tục gia công sẽ được coi là xuất xứ tại nước gia công và được coi làđáp ứng tiêu chuẩn về xuất xứ, mà Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN(tháng 7/1995) nên sản phẩm giầy dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng đượctính theo tiêu chuẩn cộng gộp; Không bị hạn chế số lượng xuất khẩu trong khi đógiầy dép của các nước Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Hàn Quốc không tiếp tụcđược hưởng hoặc bị quy định hạn ngạch Tuy nhiên trong thời gian qua số lượnggiầy dép xuất khẩu sang EU tăng nhanh và nếu tiếp tục tăng đến 25% thì sẽ khôngđược hưởng ưu đãi thuế quan và sẽ bị áp hạn ngạch nhập khẩu.

 Chính sách của Mỹ đối với sản phẩm giầy dép xuất khẩu của Việt Nam: Sau khiký hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), hàng hoá xuấtkhẩu từ Việt Nam sang thị trường này được hưởng thuế suất tối huệ quốc (MFN)khiến mặt hàng thuế suất chung giảm đi đáng kể : Thuế suất thuế nhập khẩu trungbình đối với giầy dép giảm từ 30 – 35% xuống còn 8,5 – 15%, hàng dệt may giảmtừ 45 -90% xuống còn 29 – 33%.

Theo phụ lục 2 về danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện (banhành kèm theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ) chothấy:

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có hạn ngạch bao gồm: Gạo và hàng hoá theo

hạn ngạch do các tổ chức kinh tế và nước ngoài ấn định đối với Việt NamHàng hoá xuất nhập khẩu có giấy phép: Trong đó quy định hàng xuất khẩu có

giấy phép là hàng hoá quản lý chuyên ngành theo danh mục được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt.

Trang 9

Qua đây cho thấy rằng, hoạt động xuất khẩu giầy dép của nước ta thuận lợi hơnrất nhiều so với xuất khẩu các mặt hàng khác như: Gạo, dệt may,…như không phảixin giấy phép xuất khẩu, không bị áp hạn ngạch và được miễn thuế xuất khẩu Nhiều đối tác nước ngoài nhận định, Việt Nam là một nước có tiềm năng sảnxuất và xuất khẩu giầy dép lớn trong khu vực, được quốc tế biết đến như một nguồncung cấp tiềm năng và ổn định.

1.2 Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu giầy dép ở nước ta.

Vai trò của xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng trongnền kinh tế hội nhập ngày càng được khẳng định đối với Việt Nam

Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đốingoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc mở rộng xuất khẩu đểtăng thu ngoại tệ cho đất nước, cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triểnkinh tế là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại Chính vì điềunày mà Nhà nước đã và đang thực hiện các giải pháp thúc đẩy các ngành kinh tế,khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng sản xuất hướng ra xuất khẩu.

Ngành da giày được xem là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn củaViệt Nam với nhiều lợi thế cạnh tranh như nguồn nhân lực dồi dào, không đòi hỏiđầu tư quá nhiều vốn Nhu cầu tiêu dùng dép của các nước trên thế giới ngày cànggia tăng cùng với sự cải thiện đời sống kinh tế xã hội Như vậy cho thấy xuất khẩuhàng hoá nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng có vai trò rất lớn không chỉ đốivới bản thân doanh nghiệp mà còn đóng góp vào sự phát triển chung cho nền kinhtế đất nước Điều này được thể hiện một cách cụ thể như sau:

1.2.1 Đối với đất nước.

1.2.1.1 Xuất khẩu giầy dép góp phần làm tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Trang 10

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam giai đoạn (1999 – 2007).

(Đơn vị: Triệu USD)

NămKim ngạch xuất khẩu giầy dép

Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng, đến năm 2002 ngành da giầy sau 10năm đã xuất khẩu được 1.846 triệu USD, tăng 369,2 lần so với năm 1992 (đạt 5triệu USD, chiếm 10,6 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 1992)và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác

Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giầy Việt Nam đạt 2.268 triệuUSD chiếm 11,43% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2003 là 19,843 tỷ USD.Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu giầy dép đứng thứ 4thế giới sau Trung Quốc, Hồng kông, Italia trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu vàothị trường Mỹ và EU (đây là hai thị trường tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới) ỞChâu Á, Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước xuất khẩu giầy dép vào Nhật Bảnsau Trung Quốc và Italia Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu giầy dép đạt 2.590 triệuUSD (tăng 14,2% so với năm năm 2003) Năm 2005 con số này đạt tới 3.100 triệuUSD (tăng 19,7% so với năm 2004).

Trang 11

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu dagiầy cả nước đạt khoảng 3.560 triệu USD, tăng 14,84% năm 2005, vượt 6,3% so vớikế hoạch (3.350 triệu USD) Đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 3.900triệu USD.

Thông qua các số liệu trên cho thấy rằng: Giầy dép là một trong những mặt hàngđem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước bên cạnh 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa câu lạc bộ xuất khẩu “tỷ đô”.

Với nguồn thu ngoại tệ đó, hoạt động xuất khẩu giầy dép đã đóng góp không nhỏvào giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP), góp phần tăng khả năng nhập khẩu máymóc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước.

Ngoài ra, với nguồn thu ngoại tệ đó còn góp phần cải thiện tình hình mất cân đốivề thu chi tài chính quốc tế, giảm bớt nợ vay nước ngoài

1.2.1.2 Xuất khẩu giầy dép đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đấtnước, thúc đẩy sản xuất phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu

Trước tiên, việc xuất khẩu giầy dép sẽ tác động tích cực trở lại đối với sự pháttriển của ngành công nghiệp giầy dép cả về chiều rộng và chiều sâu Chính sự tăngliên tục của kim ngạch xuất khẩu giầy dép qua các năm đã và đang tạo điều kiệncho việc mở rộng quy mô sản xuất giầy dép với công nghệ sản xuất ngày càng hiệnđại để sản xuất ra các sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn về mẫu mã và về chấtlượng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hang, điều này đồng nghĩavới việc sản lượng giầy tiêu thụ cũng ngày càng tăng lên.

Đồng thời với đó là sự phát triển của ngành công nghiệp thuộc da, các ngànhcung cấp nguyên vật liệu và phụ liệu cho ngành sản xuất giầy dép như: Ngành chănnuôi gia súc , ngành sản xuất cao su, nhựa…

Như ta đã biết, nước ta là một nước có lợi thế về da thuộc, cao su…mà đây lại lànhững nguyên vật liệu rất quan trọng và cần thiết cho sản xuất da giầy Vì vậy, khimà xuất khẩu giầy dép tăng lên thì sẽ kéo theo nhu cầu về nguyên vật liệu cho sảnxuất càng lớn không chỉ số lượng mà còn đòi hỏi cao về chất lượng.

Trang 12

Trước đây, khi giầy dép chưa trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì các doanhnghiệp Việt Nam thường xuất khẩu cao su thô, da sống, … sang các nước khác vớigiá thấp Từ khi xuất khẩu giầy dép được chú trọng đầu tư thì các doanh nghiệptrong nước đã tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất giầy dép chonên tạo điều kiện cho các ngành chăn nuôi, ngành sản xuất cao su phát triển để đápứng cho nhu cầu xuất khẩu giầy dép cho đất nước

Ngoài ra, do giầy dép là một phần của thời trang nên khi xuất khẩu giầy dép tănglên kéo theo ngành công nghiệp thời trang cũng phát triển theo xu hướng phát triểncủa giầy dép.

1.2.1.3 Xuất khẩu giầy dép sẽ góp phần giải quyết các vấn đề về việc làm chongười lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và từ đó làm ổn định đời sống kinh tế,chính trị của đất nước

Đây là một điều không thể phủ nhận được Hiện nay dây chuyền sản xuất giầyphần lớn là lạc hậu và bán tự động cho nên bên cạnh máy móc thì con người cũng làmột nhân tố quan trọng trong việc vận hành dây chuyền công nghệ cho sản xuất.Một phần cũng là do hình thức gia công xuất khẩu giầy của nước ta cần nhiều laođộng, thậm chí rất nhiều khâu còn phải làm thủ công cho nên nhu cầu về lao động làrất lớn Điều này góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, người lao động có thêm thunhập, với mức lương trung bình của một công nhân lao động trong ngành da giầy là1 triệu đồng /tháng có thể giúp họ ổn định và ngày càng nâng cao được chất lượngcuộc sống Không những thế, xuất khẩu giầy dép còn tạo nguồn vốn để nhập khẩuvật phẩm cần thiết phục vụ trực tiếp cho đời sống và đáp ứng ngày một tốt hơn nhucầu của nhân dân Quan trọng hơn cả là xuất khẩu giầy dép tác động trực tiếp đếnsản xuất làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất giầy dép tăng lên, các ngành nghềcũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi laođộng được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao hơn và đời sống của nhândân chắc chắn được cải thiện Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 200 doanh nghiệpsản xuất và xuất khẩu giầy dép tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động phổthông Điều này cũng góp phần tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước ta

Trang 13

1.2.1.4 Xuất khẩu giầy dép còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệkinh tế, chính trị, ngoại giao của quốc gia với các nước trên thế giới thông quacác mối quan hệ song phương và đa phương các bên đều có lợi Qua đó tạo khảnăng mở rộng thị trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.

Thành tích xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng là lựcđẩy mạnh mẽ, có tính quyết định góp phần đẩy mạnh tốc độ hội nhập của nền kinhtế nước ta Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia các thể chế kinh tế khuvực và quốc tế như AFTA, APEC, ký hiệp định thương mại với EU, Mỹ Sau mộtnăm gia nhập WTO, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của nước ta nói chung và xuấtkhẩu giầy dép nói riêng đã tận dụng được cơ hội.

Trên cơ sở các mối quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia sẽ tạođiều kiện cho hoạt động xuất khẩu giầy dép Khi các doanh nghiệp làm ăn uy tín thìkhông chỉ một đối tác mà sẽ có rất nhiều đối tác làm ăn ở các nước khác nhau cũngsẽ tìm đến doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là ở các nước thuộc thị trường EU, nếumột nước trong khu vực thị trường đó biết đến và yêu thích sản phẩm giầy dép củadoanh nghiệp thì khả năng các nước khác trong khối biết đến tên tuổi của doanhnghiệp và cơ hội để doanh nghiệp thâm nhập vào các thị trường đó là rất lớn.

1.2.2 Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy dép.

1.2.2.1 Hoạt động xuất khẩu giầy dép là một quá trình thực hiện mục tiêu lợinhuận của doanh nghiệp.

Những kết quả mà xuất khẩu giầy dép mang lại cho đất nước đều xuất phát từthành tựu mà các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép đã đạt được Hoạtđộng xuất khẩu giầy dép chính là hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Khi xuất khẩu giầy dép, các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép có thểtiết kiệm được chi phí bởi vì doanh nghiệp có thể trang trải chi phí cố định nhờ sốlượng lớn hơn, gia tăng hiệu quả nhờ kinh nghiệm sản xuất với số lượng lớn hơn,mua được nguyên phụ liệu với giá rẻ hơn và tiết kiệm được chi phí vận chuyển domua nguyên vật liệu với khối lượng lớn Do đó doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩugiầy dép có thể tăng được lợi nhuận.

Trang 14

Thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu giầy dép, doanh nghiệp có thể đầu tư mộtphần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc và trang thiết bị công nghệ để gópphần nâng cao năng suất lao động của chính bản thân doanh nghiệp.

Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép còn đầu tưvào các hoạt động xúc tiến, thâm nhập thị trường mới, cải thiện và phát triển quanhệ trong kinh doanh của mình.

1.2.2.2 Xuất khẩu giầy dép là một cách hiệu quả để các doanh nghiệp có thể tốithiểu hoá các biến động về nhu cầu giầy dép ở các thị trường khác nhau

Nguyên nhân là do chu kỳ kinh doanh thay đổi từ nước này sang nước khác vàcác sản phẩm giầy dép có thể nằm trong những giai đoạn khác nhau trong chu kỳsống của chúng ở các nước khác nhau, do đó mở rộng thị trường xuất khẩu các nhàsản xuất - xuất khẩu giầy dép có thêm nhiều khách hàng, giảm được nguy cơ bị mấtđi một khách hàng riêng lẻ nào đó và có khả năng kiểm soát tốt biến động về nhucầu giầy dép trên thị trường.

1.2.2.3 Xuất khẩu giầy dép buộc các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dépphải tự đổi mới mình.

Khi xuất khẩu giầy dép sang các thị trường khác nhau, các doanh nghiệp sản xuất- xuất khẩu giầy dép sẽ gặp phải một sự cạnh tranh rất khốc liệt của các đối thủ khácnhư Trung Quốc với các sản phẩm giầy dép có giá rẻ hơn và chủng loại, mẫu mãphong phú, đa dạng hơn rất nhiều sản phẩm giầy dép của các doanh nghiệp ViệtNam; Các nhà sản xuất với sản phẩm giầy dép có chất lượng cao trong nội khốiEU…

Vì vậy để có thể cạnh tranh được trên thị trường giầy dép quốc tế thì các doanhnghiệp sản xuất - xuất khẩu Việt Nam phải tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện cơ cấusản xuất cho hợp lý để có thể thích nghi được với môi trường kinh doanh Chínhhoạt động xuất khẩu mà các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép trở nênnăng động, linh hoạt hơn với môi trường kinh doanh.

Trang 15

1.2.2.4 Hoạt động xuất khẩu giầy dép phát triển sẽ đóng góp một vai trò quantrọng trong việc phát triển các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ công đoàn của cácdoanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép.

Hoạt động xuất khẩu giầy dép góp phần làm tăng thu ngoại tệ cho các doanhnghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép Khi mà thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩugiầy dép của doanh nghiệp tăng lên sẽ giúp cho việc tạo lập các quỹ khen thưởng,

quỹ phúc lợi, làm tăng thu nhập và từ đó sẽ góp phần cải thiện đời sống của cán bộ

công nhân viên của doanh nghiệp, cải thiện được điều kiện làm việc thúc đẩy việctăng năng suất lao động Điều này sẽ tác động tích cực trở lại đối với hoạt động xuấtkhẩu giầy dép của doanh nghiệp.

1.3 Cơ chế và chính sách của Nhà Nước đối với hoạt động xuất khẩu giầydép.

Hiện nay Nhà Nước đang có rất nhiều các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cácdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khácnhau Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010, Chính phủluôn chú trọng việc đẩy mạnh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu nhất là đối với cácmặt hàng xuất khẩu chủ lực trong đó có sản phẩm giầy dép Cụ thể là Nhà nước đãtăng cường chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triểnlãm chuyên ngành, quảng bá và giới thiệu sản phẩm giầy dép tại các thị trường đó.Từ năm 2003, được sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua chương trình xúc tiếnthương mại trọng điểm quốc gia, đến nay Hiệp hội da giầy đã tổ chức được gần 30đoàn tham gia trưng bày sản phẩm và khảo sát thị trường tại Đức, Pháp, Mỹ, Ý Nhànước cũng có những chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vàosản xuất nguyên phụ liệu thay thế cho việc nhập khẩu hiện nay, các chính sách hỗtrợ phát triển dự án xây dựng các khu “chợ” vật tư, nguyên liệu cho ngành giày dép.

Chính phủ, Bộ thương mại (nay là bộ công thương) đã và đang tìm cách hỗ trợdoanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu cụ thể là giúp các doanh nghiệptiếp xúc với các nguồn trợ giúp, hỗ trợ về kinh phí và điều kiện kỹ thuật trong xúctiến thương mại và vay vốn.

Trang 16

Trong lĩnh vực thuế, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp khi nhập nguyên liệulàm hàng gia công xuất khẩu không phải tính thuế; Nguyên liệu nhập theo phươngthức mua nguyên liệu bán thành phẩm thì phải tính thuế nhưng khi xuất khẩu thìđược thoái thu, thời gian hoàn thuế được kéo dài tới 270 ngày.

Một số chính sách được ban hành như:

 Quyết định số 36/2007/QĐ-BCN về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể pháttriển ngành da - giầy đến năm 2010 ban hành ngày 6/8/2007.

 Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu banhành ngày 20/12/2006.

 Quyết định số 01/2001/QĐ-TCHQ về việc đăng ký tờ khai hải quan một lần. Ngoài ra, chính phủ còn ban hành quyết định số 178 về hỗ trợ lãi suất vay vốnngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu góp phần hỗ trợ vốn cho những doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng xuất khẩu Chính phủ cho vay với lãi suấtthấp hơn 0,2%/tháng so với mức lãi suất cho vay xuất khẩu mà ngân hàng thươngmại áp dụng.

 Quyết định số 46/2001/ QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày

04/4/2001, có hiệu lực từ ngày 01/5/2001 quy định về việc quản lý xuất nhập khẩuhàng hóa.

 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 31/7/1998 quy địnhchi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công vàđại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.

Những chính sách này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép củaViệt Nam.

1.4 Các hình thức xuất khẩu giầy dép.1.4.1 Xuất khẩu giầy dép trực tiếp.

Đây là hình thức giao dịch trong đó các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩugiầy dép trực tiếp bán sản phẩm giầy dép của mình cho khách hàng nước ngoài.

Một thực tế hiện nay cho thấy số lượng giầy dép xuất khẩu trực tiếp có rất ít bởivì các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép Việt Nam quy mô còn nhỏ, vốn ít

Trang 17

cho nên hoạt động đầu tư để sang tận thị trường mục tiêu nghiên cứu là rất ít vì vậycho nên việc xuất khẩu trực tiếp gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp bước đầugặp phải sự gia tăng của các chi phí phát sinh làm tăng chi phí sản xuất giầy dépnhư phải chịu phí ngân hàng, lãi suất tiền vay…

Tuy nhiên việc lựa chọn hình thức xuất khẩu này trong tương lai là một xu thế tấtyếu bởi đây là phương thức xuất khẩu có lợi cho doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩugiầy dép: Doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép có thể chủ động trong việc nắm bắt nhucầu tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, thị trường nguyên vật liệu, thịtrường xuất khẩu giầy dép, khẳng định được thương hiệu giầy dép của mình trên thịtrường giầy dép quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển xuất khẩu giầy dép củaViệt Nam.

1.4.2 Gia công giầy dép xuất khẩu.

Gia công giầy dép xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu trong đóngười đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: Máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệuhoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước Các doanh nghiệp sản xuất -xuất khẩu giầy dép là những đơn vị nhận gia công trong nước sẽ tổ chức quá trìnhsản xuất giầy dép theo yêu cầu của khách hàng Toàn bộ sản phẩm làm ra đơn vịnhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.

Trong thực tế có 3 loại hình thức gia công:

Hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên

liệu hoặc bán thành phẩm cho đơn vị nhận gia công giầy dép của Việt Nam và sauthời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công Trong trườnghợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu sản xuất giầy dép vẫnthuộc về bên đặt gia công.

Hình thức mua đứt bán đoạn: Dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với đối

tác nước ngoài Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu sản xuất giầy dép cho đơn vịnhận gia công giầy dép và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ mua lại thành phẩmgiầy dép Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt giacông sang đơn vị nhận gia công giầy dép.

Trang 18

Hình thức kết hợp: Trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu

sản xuất giầy dép chính, còn đơn vị nhận gia công giầy dép sẽ cung cấp nhữngnguyên phụ liệu.

Thực tế cho thấy tình hình cạnh tranh trong gia công giầy dép ở khu vực và nộiđịa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công giầy dép ngày càng sụt giảm, hậu quả làhiệu quả kinh doanh gia công thấp, thu nhập của công nhân gia công giầy dép ngàycàng giảm sút.

Theo cục xúc tiến Thương mại, Bộ thương mại, hiện trên 95% lượng giầy dépmà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài đều mang nhãn mác củakhách hàng như NIKE, ADIDAS, FAMOUS FOOTWEAR… do các đối tác nướcngoài cung cấp cho các doanh nghiệp theo các mẫu thiết kế, hay thậm chí không cónhãn mác gì.

Thực tế, các doanh nghiệp sản xuất và gia công giầy dép xuất khẩu đều có đặcđiểm chung là phải đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư nhân lực cho sản xuất, nhưng lại bỏqua khâu rất quan trọng là không đầu tư cho các khâu thiết kế, tiếp thị, lưu kho, cửahàng bán lẻ giầy dép.

Các doanh nghiệp này không tham gia vào các giai đoạn thiết kế và phân phốigiầy dép, mà chỉ đóng góp 30% - 50% giá trị sản phẩm trong giai đoạn sản xuất.Giá trị mà họ đóng góp thêm vào sản phẩm là rất nhỏ bé qua việc “bán” sức laođộng của nhân công.

Đương nhiên, các doanh nghiệp này khó có thể kiếm thêm lãi bởi chi phí laođộng ngày càng có xu hướng giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia khác trên toàncầu Nếu phương thức sản xuất gia công giầy dép hạn chế được rủi ro, thì lợi nhuậnthu được cũng bị hạn chế theo

Với phương thức xuất khẩu này có thể đem lại nguồn thu trước mắt cho cácdoanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép nhỏ, ngoàiquốc doanh nhưng dần dần phương thức này đã bộc lộ rất nhiều nhược điểm, khiếncho ngành giầy dép của nước ta gặp phải rất nhiều khó khăn Hiện nay, nhận ra

Trang 19

được những điểm yếu đó, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy đang tíchcực chuyển hướng từ làm thuê sang “làm chủ”.

1.5 Nội dung hoạt động xuất khẩu giầy của doanh nghiệp.

Hoạt động xuất khẩu giầy dép được tiến hành theo các bước như hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá nói chung.

Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạt động xuất khẩu giầy dép của doanh nghiệp.

1.5.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu giầy dép.

Như các hoạt động xuất khẩu hàng hoá khác, vai trò của việc nghiên cứu xuấtkhẩu giầy dép rất quan trọng Nó giúp các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầydép có được nguồn thông tin toàn diện, chính xác để đánh giá chính xác về thịtrường mà doanh nghiệp đó sẽ xuất khẩu sản phẩm giầy dép của mình Từ đó,doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược marketing xuất khẩu, lựa chọn rađược các đối tác giao dịch, phương thức xuất khẩu cho phù hợp.

Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu giầy dép được tiến hành theo 2 cách:

Thứ nhất: Nghiên cứu gián tiếp: Đây là cách mà các doanh nghiệp sản xuất

-xuất khẩu giầy dép sử dụng phổ biến nhất Các nguồn thông tin mà các doanhnghiệp này có thể thu được là từ các tài liệu như: Báo cáo của hiệp hội da giầy; Tạpchí thương mại; Các bản tin kinh tế tổng hợp; Các ấn phẩm chính thức về kinh tế;Các thông tin hỗ trợ khác từ hiệp hội da giầy…

Các số liệu này được thu thập một cách nhanh chóng, dễ dàng tuy nhiên chúngthường có độ trễ về mặt thời gian, vì vậy độ chính xác không cao.

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

giầy dép

Lập phương án kinh doanh xuất khẩu giầy

Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu giầy dép

Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

giầy dépĐánh giá kết quả

hoạt động xuất khẩu giầy dép.

Trang 20

Thứ hai: Nghiên cứu trực tiếp: Thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp

người tiêu dùng tại thị trường xuất khẩu giầy dép của doanh nghiệp hoặc tham giahội chợ, triển lãm giầy dép ở nước ngoài để tìm kiếm thông tin.

Phương pháp này thì rất tốn kém về tiền bạc và thời gian nhưng những thông tinthu được rất chính xác, cập nhật và điều này giúp cho việc đưa ra các quyết định vềlựa chọn đối tác, về số lượng giầy xuất khẩu…sẽ chính xác hơn so với phương phápthứ nhất.

Như vậy, nghiên cứu thị trường xuất khẩu giầy dép thực chất là quá trình tìmkiếm thông tin về thị trường giầy dép tại các nước mà doanh nghiệp sản xuất-xuấtkhẩu giầy dép muốn tìm hiều nhằm xem xét khả năng xâm nhập và mở rộng thịtrường tiêu thụ của mình Thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩugiầy dép này, doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép có thể xác định được cácnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy dép của doanh nghiệp mình như: Đặc điểm và xu hướng phát triển thị trường giầy dép tại các nước mà doanhnghiệp muốn nhằm vào.

 Các yếu tố văn hoá tác động đến thị hiếu và thói quen tiêu dùng các sản phẩmgiầy dép.

 Các yếu tố chính trị, pháp luật, các quy ước quốc tế có liên quan cũng như cácchính sách hỗ trợ đến xuất khẩu giầy dép.

 Dung lượng thị trường giầy dép tại các nước doanh nghiệp sẽ xuất khẩu (chobiết lượng giầy dép mà các nước nhập khẩu có thể tiêu thụ được trong một thời giannhất định) và các yếu tố khác ảnh hưởng đến dung lượng thị trường giầy dép nướcđó.

 Tình hình cạnh tranh giữa sản phẩm giầy dép với các sản phẩm khác và cácthương hiệu giầy dép nhập khẩu vào các thị trường đó.

 Thông tin về giá cả giầy dép tại thị trường mà doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép Sau khi đã có những đánh giá tổng quan về thị trường xuất khẩu giầy dép thì cácdoanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép sẽ phải tìm kiếm và lựa chọn được các

Trang 21

nhà nhập khẩu giầy dép - những cá nhân, tổ chức sẽ trực tiếp làm ăn với doanhnghiệp.

Đối tác mà doanh nghiệp lựa chọn phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: Về mặt pháp lý thì phải có tư cách pháp nhân, được quyền quan hệ với nước

ngoài để ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Về mặt kinh tế kỹ thuật: Phải có vốn lớn, vững chắc về tài chính.

Uy tín ở trên thị trường: Đối tác phải làm ăn nghiêm túc theo hợp đồng bảo

đảm lâu dài.

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các nhà nhập khẩu giầy dép bằng nhiều cáchkhác nhau: Liên hệ với các bộ phận xúc tiến của Bộ công thương, Phòng thươngmại và công nghiệp Việt Nam để có được các thông tin về các nhà nhập khẩu giầydép nước ngoài do các nhà đại diện thương mại nước ngoài công bố.Tìm kiếm, sưutập và đặt mua các tài liệu, tập san và các ấn phẩm thương mại quốc tế Ở đó sẽ tìmthấy danh sách các công ty nhập khẩu giầy dép với số điện thoại liên lạc hoặc kiểmtra các thư hỏi hàng do những nhà nhập khẩu giầy dép gửi đến các văn phòng củaphòng thương mại ở địa phương, quảng cáo sản phẩm qua các phương tiện truyềnthông ở các thị trường nước ngoài, ứng dụng thương mại điện tử, tham gia vào cácsàn giao dịch B2B.

1.5.2 Lập phương án kinh doanh xuất khẩu giầy dép.

Thực chất đây là kế hoạch xuất khẩu giầy dép mà các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu giầy dép xây dựng ra để đạt được mục tiêu trong kinh doanh.

-Việc lập phương án kinh doanh xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp baogồm:

 Trên cơ sở những thông tin đã được thu thập và xử lý, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu giầy dép có thể chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn khi doanh nghiệpxuất khẩu giầy dép vào thị trường này.

- Tiến hành đánh giá tiềm lực của công ty để xem có đủ lực để chiếm lĩnh và duy

Trang 22

trì được vị thế trên thị trường đã lựa chọn hay chưa Các vấn đề cần xem xét như:Đặc điểm của giầy dép, thiết bị sản xuất, chất lượng giầy dép, bao bì, năng lực củanhân viên, năng lực tài chính, …

Trên cơ sở các đánh giá đó, doanh nghiệp sẽ chỉ ra được đâu là điểm mạnh, điểmyếu của mình.

 Xác lập các mục tiêu xuất khẩu giầy dép của doanh nghiệp về khối lượng hàngxuất khẩu; giá giầy dép xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu giầy dép; thị trường xuấtkhẩu giầy dép.

 Đưa ra các biện pháp và các công cụ nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra như:Thúc đẩy hoạt động marketing xuất khẩu giầy dép; Tổ chức quảng bá thương hiệugiầy dép của doanh nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng, đầu tư công nghệsản xuất giầy dép, hình thành nên các showroom về giầy dép xuất khẩu…

Thực tế cho thấy các sản phẩm giầy dép có chu kỳ sống rất ngắn Việc tiêu dùng,sản xuất và xuất khẩu giầy dép có tính thời vụ cho nên trong các phương án xuấtkhẩu giầy dép thì các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép phải chú ý đếntính mùa vụ, đến sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng giầy dép của thị trường nước ngoài.Thông qua các hội chợ, triển lãm về giầy dép ở Hồng Kông, Đức, Ý, các doanhnghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép sẽ có được sự chỉ dẫn tốt nhất về thị hiếu giầydép của người tiêu dùng để từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng được nhữngphương án sản xuất và xuất khẩu giầy dép cho phù hợp.

1.5.3 Giao dịch và đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu giầy dép.

 Giao dịch là hoạt động trao đổi thông tin và ý định thông qua các phương tiện khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép với các nhà nhập khẩugiầy dép được thực hiện một cách có chủ đích nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tácgiữa các bên.

Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng,do có sự khác biệt về mặt quan điểm, về giá cả, về phương thức xuất khẩu, về đặcđiểm của hàng hoá…Cho nên các bên phải có sự đàm phán với nhau để bàn bạc,

Trang 23

thoả thuận nhằm đi tới một ý kiến chung về các vấn đề liên quan đến đơn hàng giầydép xuất khẩu.

Như vậy, đàm phán là một mắt xích của quá trình giao dịch Để tiến hàng giaodịch, đàm phán về thì các bên có thể sử dụng kết hợp các hình thức sau:

Giao dịch đàm phán trực tiếp: Đây là hình thức giao dịch, đàm phán mà nhà

nhập khẩu cùng với các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép gặp mặt trựctiếp để bàn bạc và thoả thuận về các vấn đề có liên quan đến đơn hàng giầy dép xuấtkhẩu.

Hình thức này thì thường rất tốn kém nhưng mà hiệu quả của đàm phán lại rấtcao.

Giao dịch đàm phán qua thư tín: Các nhà nhập khẩu và các doanh nghiệp sản

xuất - xuất khẩu giầy dép sẽ tiến hành trao đổi, thoả thuận các vấn đề xoay quanhcác đơn hàng giầy dép xuất khẩu thông qua thư từ Cách làm này luôn được các bênsử dụng bởi nó là một loại văn bản mà các bên có thể trình bày các vấn đề một cáchrõ ràng, mạch lạc và chi phí rẻ

Giao dịch và đàm phán qua điện thoại: Với ưu điểm nhanh chóng, hình thức

này được các bên sử dụng trong những tình huống khẩn cấp Tuy nhiên nếu thờigian đàm phán mà dài thì chi phí bỏ ra sẽ rất lớn.

Trên thực tế, nhà nhập khẩu và các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dépsử dụng kết hợp cả ba hình thức này: Đầu tiên họ sẽ tiếp xúc với nhau thông qua thưchào hàng (các mẫu giầy dép xuất khẩu trong các cuốn catologe thường được đínhkèm với các thư chào hàng để phía đối tác có thể tham khảo) Trong bước chàohàng này, việc đưa ra mức giá giầy phù hợp là điều quan trọng để doanh nghiệp cóthể được các nhà nhập khẩu giầy dép chấp nhận.

Nếu nhận được phản hồi đầy triển vọng của phía đối tác thì các doanh nghiệp sảnxuất - xuất khẩu giầy dép của Việt Nam có thể tiến hành một chuyến đi công tác.Nó cho phép nhà xuất khẩu giầy dép thiết lập được mối quan hệ trực tiếp với đối tácở mức độ cá nhân đồng thời có thể lấy được mẫu giầy dép hiện có trên thị trườngmục tiêu để so sánh với sản phẩm của doanh nghiệp nhằm làm cho sản phẩm của

Trang 24

doanh nghiệp có thể phù hợp với nhu cầu của thị trường mục tiêu Trong suốt quátrình đó, doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép có thể gọi điện để xác nhận lạicác thông tin đã thoả thuận.

 Tiếp theo đó, khi hai bên đã đàm phán xong thì phải thực hiện ký kết hợp đồngxuất khẩu giầy dép.

Một hợp đồng xuất khẩu giầy dép nói riêng tương tự như một hợp đồng xuất khẩu hàng hoá nói chung, bao gồm các điều khoản quan trọng như sau:

 Điều khoản tên hàng. Điều khoản phẩm chất. Điều khoản về giao hàng. Điều khoản về giá cả.

 Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu. Điều khoản về thanh toán.

 Điều khoản bảo hành.

 Điều khoản về phạt và bồi thường thiệt hại. Điều khoản bảo hiểm.

 Điều khoản về trường hợp bất khả kháng. Điều khoản về khiếu nại và trọng tài. Các điều khoản quy định khác.

Bản hợp đồng xuất khẩu giầy dép này sẽ ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trang 25

1.5.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu giầy dép.

Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu giầy dép.

1.5.4.1 Xin giấy phép xuất khẩu.

Trước đây khi xuất khẩu mặt hàng giầy dép thì phải xin giấy phép xuất khẩunhưng từ khi có Nghị định số 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài và Quyết định số46/2001/ QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 04/4/2001, có hiệu lựctừ ngày 01/5/2001 quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ2001-2005 thì mặt hàng giày dép mà công ty xuất khẩu không phải xin giấy phépxuất khẩu từ Bộ thương mại mà được cơ quan hải quan lấy luôn mã số thuế làm mãsố hải quan và công ty sẽ sử dụng mã số này trên tờ khai hải quan, hóa đơn giá trịgia tăng và các chứng từ khi nộp cho cơ quan hải quan trong mỗi lần thực hiện hợpđồng xuất khẩu.

1.5.4.2 Kiểm tra L/C.

Nếu trong điều khoản thanh toán của hợp đồng, các bên lựa chọn phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ thì trước khi giao hàng, các doanh nghiệp sản xuất -

Xin giấy phép xuất khẩu (nếu

Kiểm tra L/C

Thông quan xuất khẩu

Chuẩn bị đơn hàng giầy dép xuất khẩu

Mua bảo hiểm cho lô hàng giầy dép xuất

Thuê phương tiện vận tải

Giao lô hàng giầy dép cho người vận

Làm thủ tục thanh toán

Trang 26

xuất khẩu giầy dép phải thúc giục nhà nhập khẩu mở L/C, sau đó kiểm tra L/C Việckiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụngchứng từ, nếu không phát hiện được sự phù hợp giữa L/C với hợp đồng xuất khẩugiầy dép mà các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép cứ tiến hành giao hàngtheo hợp đồng thì sẽ không đòi được tiền nhưng nếu giao hàng theo yêu cầu của L/C thì lại vi phạm hợp đồng xuất khẩu giầy dép đã ký Cơ sở để kiểm tra L/C chínhlà hợp đồng xuất khẩu giầy dép.

Các nội dung của L/C cần kiểm tra kỹ là:

1 Số hiệu của L/C; Địa điểm và ngày mở L/C Trong đó:

 Số hiệu của L/C dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến L/C và đểghi các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.

 Địa điểm mở L/C có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranhchấp nếu có.

 Ngày mở L/C là căn cứ để các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dépkiểm tra xem nhà nhập khẩu giầy dép có mở L/C đúng hạn không.

2 Tên ngân hàng mở L/C: Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra tên và địa chỉ của

ngân hàng mở L/C có thật không; còn các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầydép kiểm tra xem L/C có được mở đúng tại ngân hàng như đã thoả thuận trong hợpđồng xuất khẩu giầy dép hay không.

3 Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận.4 Tên và địa chỉ người thụ hưởng.

5 Tên và địa chỉ người mở L/C.

6 Số tiền của L/C: Số tiền này được ghi bằng số và chữ, phải thống nhất với

nhau, tên đơn vị tiền tệ phải rõ rang, phù hợp với hợp đồng xuất khẩu giầy dép.

7 Loại L/C: Đối với doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp sản xuất

- xuất khẩu giầy dép nói riêng, ngân hàng khuyến cáo loại L/C có lợi nhất là L/Ckhông huỷ ngang miễn truy đòi Nếu lô hàng giầy dép có giá trị lớn, ngân hàng pháthành không phải là ngân hàng có uy tín thì nên chọn L/C có xác nhận.

Trang 27

8 Ngày hết hiệu lực của L/C: Phải sau ngày mở L/C và sau ngày giao hàng một

khoảng thời gian hợp lý thường được tính bằng khoảng thời gian giao hàng cộngvới thời gian chuyển chứng từ từ ngân hàng người bán (các doanh nghiệp sản xuất -xuất khẩu giầy dép) qua ngân hàng mở L/C.

9 Thời hạn giao hàng: Trong hợp đồng quy định thời gian giao lô hàng giầy dép

xuất khẩu bằng cách nào (có thể là thời gian giao hàng trong vòng hoặc khoảnghoặc ngày cụ thể) thì L/C phải quy định bằng cách ấy.

10 Cách giao hàng: Có thể là giao hàng một lần; giao hàng nhiều lần trong thời

gian quy định, số lượng quy định; hoặc giao hàng nhiều lần mỗi lần có số lượng nhưnhau.

11 Phần mô tả hàng hoá: Các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép phải

kiểm tra về tên hàng, quy cách, số lượng, giá cả có phù hợp với hợp đồng xuất khẩugiầy dép không.

12 Các chứng từ thanh toán: Khi nhận được L/C, doanh nghiệp sản xuất - xuất

khẩu giầy dép phải kiểm tra kỹ quy định về bộ chứng từ thanh toán trên các khíacạnh:

 Số lượng chứng từ phải xuất trình.

 Số lượng chứng từ phải làm đối với mỗi loại. Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại  Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ. Quy định cách thức trả tiền.

Khi kiểm tra, nếu có gì sai sót thì doanh nghiệp xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhậpkhẩu sửa đổi và bổ sung cho phù hợp, đảm bảo cho việc thanh toán tiền sau nàyđược thuận lợi

1.5.4.3 Chuẩn bị đơn hàng giày dép cho xuất khẩu.

Tạo nguồn và mua giầy dép cho các đơn hàng xuất khẩu.

Việc thu gom giầy dép cho xuất khẩu đúng về phẩm chất, số lượng, đảm bảo thờigian giao hàng là rất quan trọng.

 Đối với doanh nghiệp vừa sản xuất vừa xuất khẩu giầy thì cần phải đẩy mạnh

Trang 28

hoạt động sản xuất cho kịp tiến độ.

 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không tự sản xuất giầy dép thì họ phảinghiên cứu nguồn hàng giầy dép phục vụ cho xuất khẩu nhằm khai thác và pháttriển được nguồn hàng phù hợp với yêu cầu của đơn hàng xuất khẩu về số lượng,chất lượng, kích cỡ giầy dép Sau đó lựa chọn phương thức giao dịch và ký kết hợpđồng mua hàng giầy dép cho xuất khẩu Các doanh nghiệp này có thể quan hệ vớiđơn vị “chân hàng” theo một trong những quan hệ hợp đồng như: Hợp đồng muabán hàng giầy dép xuất khẩu , hợp đồng gia công giầy dép xuất khẩu, hợp đồng liêndoanh, liên kết xuất khẩu giầy dép.

Tiếp theo là giai đoạn tiếp nhận các lô hàng giầy dép mua về theo hợp đồng, baogồm các hoạt động: Chuẩn bị phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, thiết bị dụng cụ đểkiểm nghiệm hàng hóa, đồng thời chuẩn bị cán bộ và công nhân tiếp nhận cùng vớicác giấy tờ chừng từ cần thiết khác, chuẩn bị kho chứa hàng Các công việc thựchiện phải đảm bảo cho giầy dép không bị gẫy, không bị hỏng, không bị thiếu, đảmbảo chất lượng giầy dép theo yêu cầu.

Đóng gói bao bì xuất khẩu giầy dép và kẻ ký mã hiệu

Ngày nay hầu hết các hàng hoá xuất khẩu đều phải thực hiện khâu này.

 Việc đóng gói bao bì: Cần đảm bảo các yêu cầu về độ an toàn (kín và chắc,không để lộ hình dáng hàng hóa, sử dụng biện pháp niêm phong), tiết kiệm (tiếtkiệm chi phí bao bì, chi phí vận tải, chi phí về thuế quan), thẩm mỹ Giầy dép làmặt hàng khô nên rất dễ đóng gói, người ta có thể sử dụng các loại bao bì nhưhòm gỗ, bao tải, các loại thùng, các loại bao gói được chế tạo bằng các chất tổnghợp như màng mỏng PE, PVC, PP.

Kẻ ký mã hiệu: Tương tự như các loại hàng hoá khác thì việc kẻ ký mã hiệu trên

bao bì hàng giầy dép xuất khẩu cũng nhằm hướng dẫn vận chuyển, xếp dỡ, bảoquản giầy dép, thuận lợi cho công tác giao nhận

Với các công tác chuẩn bị như vậy doanh nghiệp đã có đầy đủ hàng hóa để xuấtkhẩu.

Trang 29

1.5.4.4 Thuê phương tiện vận tải lô giầy dép xuất khẩu.

Hiện nay phần lớn việc vận chuyển giầy dép xuất khẩu đều được thực hiện bằngđường thuỷ bởi lẽ:

 Thứ nhất: Hệ thống giao thông đường thuỷ của nước ta dày đặc, thuận tiệncho công tác vận chuyển.

 Thứ hai: Số lượng giầy dép xuất khẩu lớn, trong khi đó chi phí vận chuyểnbằng đường thuỷ rẻ và tương đối an toàn.

Tuỳ theo khối lượng giầy dép xuất khẩu cũng như phí thuê tàu mà các doanhnghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép có thể thuê tàu chợ hoặc thuê tàu chuyến đểthực hiện việc vận chuyển

Khi xuất khẩu lô hàng giầy dép với khối lượng nhỏ thì doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu giầy dép nên thuê tàu chợ Sau khi hoàn thành xong khâu chuẩn bị đơnhàng giầy dép cho xuất khẩu, tập trung hàng đủ số lượng, chất lượng quy định, cácdoanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép sẽ nghiên cứu kỹ lịch trình tàu chạy ởtrên các báo kinh tế để từ đó có thể chọn được hãng tàu uy tín và cước phí hạ Khiđó chủ tàu lập bảng kê khai hàng hoá và uỷ thác cho công ty đại lý vận tải giúp giữchỗ trên tàu, chủ hàng sẽ ký đơn xin lưu khoang với hãng đại lý sau khi hãng tàuđồng ý nhận chuyên chở đồng thời đóng cước phí vận chuyển Bước tiếp theo là cácdoanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép sẽ tập kết toàn bộ lô hàng giầy dép đểgiao cho tàu và lấy vận đơn sau đó thông báo cho nhà nhập khẩu giầy dép về kếtquả giao hàng cho tàu.

-Ngược lại, nếu xuất khẩu lô hàng giầy dép với khối lượng lớn, tính chất của lôhàng giầy dép tương đối thuần nhất và thường chở đầy tàu thì các doanh nghiệp sảnxuất - xuất khẩu giầy dép nên thuê tàu chuyến để chuyên chở Cước phí tàu chuyếnthường biến động hơn cước tàu chợ, nó phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa doanhnghiệp thuê tàu với người cho thuê được ghi vào trong hợp đồng thuê tàu chuyến.Thuê tàu chuyến thì phức tạp hơn công việc thuê tàu chợ vì nó đòi hỏi các doanhnghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép phải am hiểu về tuyến, luồng vận tải, về giácước phí của từng hãng vận tải Lúc này, các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu

Trang 30

giầy dép phải xác định loại hình tàu để thuê (khi chọn thuê tàu phải đảm bảo cấp,hạng tàu, phải khai thác hết trọng tải cho phép để giảm cước khống, phải đáp ứngđược yêu cầu của lô hàng giầy dép mà tàu vận chuyển); Sau đó các doanh nghiệpnày sẽ uỷ thác cho người môi giới thuê tàu hoặc trực tiếp đứng ra đàm phán hợpđồng thuê tàu chuyến với người cho thuê; Bước tiếp theo là tập kết hàng để giao lêntàu (khi xuất khẩu theo điều kiện C, D) và lấy vận đơn sạch; Cuối cùng là thanhtoán tiền cho người cho thuê tàu và thông báo cho nhà nhập khẩu giầy dép về kếtquả giao hàng cho tàu.

1.5.4.5 Mua bảo hiểm cho lô hàng giầy dép xuất khẩu.

Các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép chủ mua bảo hiểm trong trườnghợp xuất khẩu lô hàng giầy dép theo điều kiện giao hàng CIF, CIP và theo điều kiệngiao hàng của nhóm D (gồm DAF, DES, DEQ, DDU, DDP).

Nếu xuất khẩu lô hàng giầy dép theo điều kiện giao hàng CIF, CIP thì các doanhnghiệp sản xuất – xuất khẩu giầy dép mua bảo hiểm vì quyền lợi của nhà nhập khẩugiầy dép Nếu trong hợp đồng xuất khẩu giầy dép dẫn chiếu các điều kiện cơ sở giaohàng theo Incoterms 2000 hoặc Incoterms 1990 mà không có quy định gì thêm vềviệc mua bảo hiểm cho lô hàng giầy dép thì các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩugiầy dép chỉ phải mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm tối thiểu.

Nếu xuất khẩu lô hàng giầy dép theo các điều kiện giao hàng của nhóm D, cácdoanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép mua bảo hiểm vì quyền lợi của chínhmình Khi đó doanh nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố sau để lựa chọn hình thức bảohiểm và nhà bảo hiểm cho phù hợp:

1 Đặc điểm của lô hàng giầy dép.

2 Đặc điểm của hành trình chuyên chở và phương tiện chuyên chở.3 Phí bảo hiểm phải nộp.

4 Chất lượng dịch vụ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm.

5 Mức độ tiện lợi trong việc mua bảo hiểm, khiếu nại và bồi thường.

Trang 31

Thực tế hiện nay thì khoảng 80% các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ký hợp đồngxuất khẩu theo giá FOB, cảng Việt Nam do nhiều nguyên nhân như: Uy tín của cáccông ty bảo hiểm và hãng vận tải Việt Nam chưa cao.

Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu giầy của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏnên vốn ít, xuất khẩu không ổn định phụ thuộc vào các đơn hàng của nước ngoài,giá trị của hàng hóa xuất khẩu không cao Cho nên quyền thuê tàu và mua bảo hiểmcho hàng hóa thuộc về các đối tác nhập khẩu giầy dép.

1.5.4.6 Thông quan xuất khẩu cho lô hàng giầy dép.

Ngày nay, nhiệm vụ thông quan xuất khẩu thuộc trách nhiệm của các doanhnghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép Thủ tục thông quan xuất khẩu lô hàng giầydép bao gồm:

1 Đăng kỹ mã số doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép tại Cục Hải quan tỉnh

hoặc thành phố.

2 Khi mở tờ khai hải quan: Doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép điền đầy

đủ vào tờ khai hải quan có mẫu in sẵn bán ở các chi cục hải quan.

3 Nộp hồ sơ để đăng ký làm thủ tục hải quan: Theo điều 7 Nghị định số 101/2001/

NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hải quan về thủ tục hảiquan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan, khi làm thủ tục hải quan, người khai hảiquan (các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép) phải nộp và xuất trình hồ sơhải quan gồm các chứng từ sau:

 Tờ khai hải quan giầy dép xuất khẩu: 2 bản chính.

 Bản kê chi tiết giầy dép đối với lô hàng có nhiều chủng loại giầy dép: 2 bảnchính.

 Hợp đồng xuất khẩu giầy dép hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợpđồng trong trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quy định: 1bản sao.

 Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với xuất khẩu mặt hàng giầydép mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan.

Trang 32

4 Nộp thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế phụ thu (nếu có): Đối vớimặt hàng giầy dép xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu theo nghị quyết số977/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban thường vụ quốchội về việc ban hành biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế vàkhung thuế suất đối với từng nhóm hàng, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mụcnhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng.

5 Xuất trình lô hàng giầy dép xuất khẩu tại điểm kiểm tra trong hoặc ngoài cửa

khẩu được hải quan công nhận và hải quan kiểm hoá: Theo điều 8 - Nghị định số101/2001/NĐ-CP quy định mặt hàng giầy dép được miễn kiểm tra thực tế và cơquan hải quan ghi xác nhận lô hàng giầy dép thực tế theo nội dung tự kê khai củangười khai hải quan (các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép) hoặc theo kếtquả kiểm tra, giám định của các tổ chức giám đinh, cơ quan quản lý Nhà nước cóthẩm quyền.

6 Thông quan lô hàng giầy dép xuất khẩu: Vì mặt hàng giầy dép là mặt hàng được

miễn kiểm tra thực tế, nên để được thông quan thì chỉ cần có khai báo của ngườikhai hải quan (doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép) hoặc kết luận của cơquan kiểm tra Nhà nước, tổ chức giám định.

1.5.4.7 Giao hàng giầy dép xuất khẩu cho người vận tải.

Đúng theo thời hạn giao hàng đã được ghi trong hợp đồng xuất khẩu giầy dép,doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép phải làm thủ tục giao lô hàng giày dépcho người vận tải.

1.5.4.8 Làm thủ tục thanh toán hợp động xuất khẩu giầy dép.

Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy dép có thể sử dụng rấtnhiều phương thức thanh toán khác nhau, phần lớn được thực hiện thông qua hệthống ngân hàng

Tuỳ từng phương thức thanh toán khác nhau mà trình tự thanh toán sẽ khác nhau.Bản thân các doanh nghiệp có thể căn cứ vào mối quan hệ với các nhà nhập khẩugiầy dép, giá trị của hợp đồng để lựa chọn ra được các phương thức thanh toánnhanh chóng, thuận lợi, an toàn, tốn ít chi phí.

Trang 33

Thông thường các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép lựa chọn phươngthức tín dụng chứng từ làm phương thức thanh toán của mình Trình tự nghiệp vụnhư sau:

Sơ đồ 1.3: Trình tự nghiệp vụ thanh toán bằng phương thứctín dụng chứng từ.

Bước 1: Nhập khẩu giầy dép làm giầy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các

giấy tờ cần thiết, thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C chongười xuất khẩu (các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép) hưởng lợi.

Bước 2: Ngân hàng phát hành L/C theo đúng yêu cầu của giấy đề nghị mở L/C

và chuyển tới ngân hàng đại lý của mình ở nước của các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu giầy dép.

- Bước 3: Ngân hàng đại lý chuyển L/C gốc tới cho các doanh nghiệp sản xuất

xuất khẩu giầy dép để họ kiểm tra L/C và đề nghị tu chỉnh nếu cần.

Bước 4: Các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép giao hàng theo đúng

quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh L/C (nếu có).

Bước 5: Sau khi giao hàng, các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép lập

bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C xuất trình tới ngân hàng đại lý. Bước 6: Ngân hàng đại lý sau khi nhận được bộ chứng từ, kiểm tra tính hợp lệ

của bộ chứng từ sẽ chuyển nó tới ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng thanh toán).(5)

Ngân hàng đại lý

Các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu

giầy dép.

Nhà nhập khẩu giầy dép

Ngân hàng phát hành(ngân hàng thanh

(4)(2) – L/C

(3)-L/C(10)

Trang 34

Bước 7: Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ:

Nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C thì ngân hàng pháthành sẽ trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu (đối với L/C trả chậm).

Nếu bộ chứng từ không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán vàgửi trả bộ chứng từ cho các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép.

Bước 8: Ngân hàng phát hành thư tín dụng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập

khẩu giầy dép và phát lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu giầy dép. Bước 9: Nhà nhập khẩu giầy dép kiểm tra lại bộ chứng từ:

Nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C thì nhà nhập khẩugiầy dép đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán và ngân hàng phát hành thư tín dụngsẽ ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng.

Nếu bộ chứng từ không phù hợp với quy định của L/C thì người nhập khẩu giầydép có quyền từ chối thanh toán.

Bước 10: Các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép nhận được tiền thanh

1.5.5 Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu giầy dép.

Sau khi hoàn tất việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu giầy dép, các doanh nghiệpsản xuất - xuất khẩu giầy dép sẽ tiến hành đánh giá kết quả của việc thực hiện hợpđồng này để thấy được những mặt đạt được và những việc còn thiếu sót, lợi nhuậnmà doanh nghiệp thu được từ thương vụ đó để từ đó rút ra được kinh nghiệm chocác thương vụ tiếp theo.

Để đánh giá, các doanh nghiệp có thể sử dụng một số các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu giầy dép.

Trong đó:

Rxk: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu giầy dép.

DTxk: Doanh thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu giầy dép.Rxk = DTxk(bằng ngoại tệ)/CPxk(bằng nội tệ)

Trang 35

CPxk: Chi phí nội tệ cho việc sản xuất và xuất khẩu giầy dép.

Chỉ tiêu này sẽ phản ánh tổng số nội tệ mà các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩugiầy dép phải bỏ ra là bao nhiêu để khi xuất khẩu các lô hàng giầy dép đó sẽ thuđược một đơn vị ngoại tê.

Nếu như tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu giầy dép < tỷ giá hối đoái thì doanh nghiệpxuất khẩu giầy dép có lãi Ngược lại thì hoạt động xuất khẩu giầy dép của doanhnghiệp không đạt hiệu quả.

Chỉ tiêu mức doanh lợi xuất khẩu Chỉ tiêu này được tính theo 3 công thức:

(1) Chỉ tiêu mức doanh lợi xuất khẩu trên chi phí xuất khẩu giầy dép

Trong đó:

D1: Mức doanh lợi xuất khẩu giầy dép trên chi phí.

P: Thu nhập về bán giầy dép xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra đồng

nội tệ theo tỷ giá công bố của ngân hàng ngoại thương.

C: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu giầy dép.

Chỉ tiêu này cho biết thu nhập về bán giầy dép xuất khẩu tính bằng ngoại tệ đượcchuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá công bố của ngân hàng ngoại thương là baonhiêu khi các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép bỏ ra một đồng chi phícho việc xuất khẩu giầy dép

(2) Chỉ tiêu mức doanh lợi xuất khẩu trên tổng doanh thu xuất khẩu giầy dép.

Trong đó:

D2 : Mức doanh lợi xuất khẩu trên tổng doanh thu xuất khẩu giầy dép

P: Thu nhập về bán giầy dép xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra đồng

nội tệ theo tỷ giá công bố của ngân hàng ngoại thương.

D1 =P/C

D2 =P/T

Trang 36

T: Tổng doanh thu về bán giầy dép xuất khẩu bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra

đồng nội tệ theo tỷ giá công bố của ngân hàng ngoại thương.

Chỉ tiêu này cho biết thu nhập về bán giầy dép xuất khẩu tính bằng ngoại tệ đượcchuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá công bố của ngân hàng ngoại thương là baonhiêu khi các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép thu được một đồng doanhthu về bán giầy dép xuất khẩu bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷgiá công bố của ngân hàng ngoại thương.

(3) Chỉ tiêu mức doanh lợi xuất khẩu trên tổng vốn nội tệ kinh doanh giầy dépxuất khẩu

Trong đó:

D3 : Mức doanh lợi xuất khẩu trên tổng vốn nội tệ kinh doanh giầy dép xuất khẩu.P: Thu nhập về bán giầy dép xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra đồng

nội tệ theo tỷ giá công bố của ngân hàng ngoại thương.

V: Tổng vốn bằng nội tệ bỏ ra để kinh doanh hàng giầy dép xuất khẩu.

Chỉ tiêu này cho biết thu nhập về bán giầy dép xuất khẩu tính bằng ngoại tệ đượcchuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá công bố của ngân hàng ngoại thương là baonhiêu khi các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép bỏ ra một đồng vốn bằngnội tệ để kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng giầy dép.

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy dép ở cácdoanh nghiệp.

1.6.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động xuấtkhẩu giầy dép của doanh nghiệp.

1.6.1.1 Nhân tố kinh tế.

Xuất khẩu giầy dép chịu tác động bởi xu hướng hội nhập nền kinh tế.

Một trong những cơ hội lớn nhất khi gia nhậpWTO và các tổ chức kinh tế khác làthị trường quốc tế rộng mở, tạo khả năng cho xuất khẩu tăng trưởng mạnh Hoạtđộng xuất khẩu của Việt Nam đã tận dụng được cơ hội của mình Nhóm các mặt

D3 =P/V

Trang 37

hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD đã có 10 thành viên trong đó mặt hàng giày dép xuấtkhẩu đạt 3,9 tỷ USD (năm 2007) Giầy thể thao vẫn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhấtcủa Việt Nam Xuất khẩu giầy vải vẫn tiếp tục được duy trì, đặc biệt là các loại giầyvải cao cấp thêu, in nổi và các loại giầy vải có mũ da được nhiều khách hàng quantâm Mặc dù số lượng giầy vải không tăng nhiều nhưng giá trị xuất khẩu của nó lạilớn hơn, điều đó cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu giầy vải cao cấpthay thế các loại giầy vải cấp thấp như trước đây Các loại dép đi trong nhà, sandal,dép đi biển cũng tăng lên Điều này phần nào cho thấy nhu cầu rất lớn của các thịtrường nhập khẩu, sự phát triển kinh tế của các nước này làm tăng nhu cầu tiêudùng của dân cư, tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu giầy của ViệtNam.

Xuất khẩu giầy dép chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố kinh tế như: Thu nhậpcủa người tiêu dùng, nhu cầu của họ, mức sống của họ.

Giầy dép là một trong những mặt hàng thuộc nhóm mặt hàng chế biến, là mặthàng thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của con người cho nên việc xuất khẩu giầydép chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố kinh tế như: Thu nhập của người tiêu dùng,nhu cầu của họ, mức sống của họ.

Khi mà thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng lên thì mức sống của họcũng cao hơn, nhu cầu tiêu dùng cũng lớn hơn, từ chỗ ăn no và mặc ấm đến chỗ đòihỏi phải được thoả mãn cao hơn nhu cầu về thẩm mỹ Giầy dép là một trong nhữngyếu tố làm tôn thêm vẻ đẹp của con người cho nên nhu cầu về giày dép ngày càngtăng lên.

Xuất khẩu giầy dép chịu tác động bởi thuế quan và hạn ngạch.

Nhà nước ta đã quy định mức thuế xuất khẩu 0% đối với các mặt hàng giầy dépxuất khẩu (căn cứ vào biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế vàkhung thuế suất đối với từng nhóm hàng được đính kèm nghị quyết số977/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban thường vụ quốchội về việc ban hành biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế vàkhung thuế suất đối với từng nhóm hàng, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục

Trang 38

nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng) Khôngnhững thế, khi các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép của Việt Nam xuấtkhẩu sang EU lại được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập Điều này tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển của xuất khẩu giầy dép.

Hạn ngạch được sử dụng ở một số nước như một công cụ chủ yếu trong hàng ràophi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá nóichung và xuất khẩu giầy dép nói riêng.

Ở nước ta, nhà nước không áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng này.Ở một số nước mà các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy của Việt Nam xuấtkhẩu vào cũng không áp dụng hạn ngạch như thị trường Nhật Bản, thị trường EU,điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.

Xuất khẩu giầy dép chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái.

Khi thương mại và dòng vốn quốc tế gia tăng mạnh, tỷ giá là yếu tố quan trọngtác động đến lợi ích của mỗi quốc gia trong giao lưu kinh tế quốc tế Tỷ giá hối đoáithay đổi sẽ làm thay đổi cán cân thương mại, ảnh hưởng đến sự di chuyển của cácdòng vốn quốc tế và qua đó ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia.

Cho nên, tỷ giá hối đoái mà càng cao thì càng thúc đẩy cho xuất khẩu giầy dépnói riêng và hàng hoá nói chung tăng nhanh, góp phần làm tăng kim ngạch xuấtkhẩu giầy dép.

Hiện nay hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam được thanh toán theo đồngUSD và EUR Cho nên sự biến động về giá trị của hai đồng tiền này sẽ ảnh hưởnglớn đến hoạt động xuất khẩu giầy dép nói riêng và xuất khẩu hàng hoá nói chung. Đối thủ cạnh tranh cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuấtkhẩu giày dép

Tính cạnh tranh của cả ngành da – giầy Việt Nam còn yếu so với các nước xuấtkhẩu giầy dép trong khu vực, đặc biệt là với nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc dothiếu khả năng tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạtầng dịch vụ của Việt Nam còn chưa theo kịp các nước và giá không cạnh tranh.

Trang 39

Nếu tham gia thị trường giầy dép với chất lượng cao cấp thì không cạnh tranhđược với sản phẩm của chính các quốc gia nội khối như: Italia, Pháp, Tây Ban Nha,Anh, Đức, còn nếu trong sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì không thểcạnh tranh được với sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc Chính điều nàybuộc các doanh nghiệp giầy Việt Nam trong thời gian qua phải chọn hướng đi làlàm gia công cho các đối tác nước ngoài mà chưa có nhiều sản phẩm giầy trực tiếpvào các thị trường này Theo lộ trình hội nhập, xu hướng thuế nhập khẩu giầy dépsẽ giảm xuống, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh với giầy dép củaTrung Quốc vốn có lợi thế về giá rẻ với mẫu mã đa dạng và phong phú Như vậyvới khả năng cạnh tranh thấp thì đó là một bất lợi lớn cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu giầy của Việt Nam.

Bên cạnh những thuận lợi thì các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy của ViệtNam còn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn khác

Hiện nay giá dầu mỏ và giá vàng tăng cao, đồng USD đang sụt giá là những nhântố ảnh hưởng không nhỏ tới việc duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu giầy dép củaViệt Nam Bởi vì phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép của Việt Nam lựachọn đồng USD làm đồng tiền thanh toán cho các hợp đồng xuất khẩu giầy dép chonên khi đồng tiền này sụt giá sẽ ảnh hưởng tới giá trị các hợp đồng giầy dép xuấtkhẩu

Năm 2006, mặt hàng giày mũ da xuất xứ ở Việt Nam bị kiện bán phá giá Do tácđộng của vụ kiện này mà các doanh nghiệp da giầy đang phải đối mặt với việc thiếuđơn hàng, Các nhà nhập khẩu giầy dép đã trì hoãn việc đặt hàng vì họ lo sợ mứcthuế chống bán phá giá cao.

Năm 2008, mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam có thể bị đưa ra khỏi danhsách hưởng thuế ưu đãi GSP cùng với việc bị duy trì thuế chống bán phá giá đến hếttháng 10/2008 ( ngày 6/10/2006 EU chính thức áp thuế chống bán phá giá 10%trong vòng 2 năm lên sản phẩm giày mũ da xuất khẩu sang EU) Những yếu tố nàygây tác động rất xấu tới sự phát triển của xuất khẩu giầy dép.

Trang 40

Không những thế, trong thời gian vừa qua tình trạng lạm phát nước ta tăng cao(trên 12%) cũng gây trở ngại không nhỏ cho việc xuất khẩu giầy Nguồn nguyênliệu nước ta rất ít, phần lớn là phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá cả các nguyên liệunày rất cao làm cho chi phí sản xuất tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng caonhưng giá bán thành phẩm không tăng và có xu hướng giảm dần làm ảnh hưởng đếnlợi nhuận của các công ty da giầy Đây cũng là một trong những khó khăn chongành da giầy trong việc sản xuất hàng xuất khẩu.

1.6.1.2 Nhân tố chính trị - pháp luật.

Tình hình chính trị của nước nhập khẩu giầy dép nói riêng và của toàn thế giới cóảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp sản xuất vàxuất khẩu giầy dép.

Hiện nay tình hình chính trị thế giới đang ổn định , không có những biến độnglớn là một yếu tố thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu giầy dép.

Bên cạnh đó, các yếu tố chính trị và pháp luật trong nước tạo ra khuôn khổ pháplý của môi trường kinh doanh để cho các doanh nghiệp không chỉ hoạt động trongnước mà còn trên thị trường thế giới Một môi trường kinh doanh lành mạnh, ổnđịnh là điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy dép có cơ hộicạnh tranh, mở rộng thị trường Sự ổn định về chính trị và sự ủng hộ của chính phủthông qua các chính sách khuyến khích phát triển ngành giầy dép như: Xây dựngcác quỹ tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp da giầy vay với lãi suất thấp để cóthời gian lưu chuyển vốn dài, tạo các điều kiện thuận lợi trong vay ngoại tệ để muatrang thiết bị sản xuất giầy, các chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực về thiết kế giầy,quản lý và vận hành quy trình sản xuất giầy dép cũng đã được quan tâm, đã tạo ramột lợi thế lớn cho sự phát triển của ngành giầy dép.

Khi muốn xuất khẩu giầy dép sang các thị trường khác nhau thì bản thân cácdoanh nghiệp bên cạnh việc hiểu thấu đáo các quy định của luật pháp của nướcmình còn phải nắm bắt được hệ thống luật pháp của chính các quốc gia đó cũng nhưcác quy ước và luật lệ quốc tế có liên quan đến buôn bán giầy dép trên thế giới như:

Ngày đăng: 30/11/2012, 14:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam  giai đoạn (1999 – 2007). - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam giai đoạn (1999 – 2007) (Trang 10)
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu giầy dép. - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu giầy dép (Trang 25)
Sơ đồ 1.3: Trình tự nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Sơ đồ 1.3 Trình tự nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (Trang 33)
Bảng 2.1: Danh mục một số trang thiết bị sản xuất chính của công ty. - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.1 Danh mục một số trang thiết bị sản xuất chính của công ty (Trang 57)
Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn (2004-2007) - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn (2004-2007) (Trang 63)
Bảng 2.3: Báo cáo tổng hợp sử dụng lao động năm 2007. - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.3 Báo cáo tổng hợp sử dụng lao động năm 2007 (Trang 65)
Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm 2002 – 2006. - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm 2002 – 2006 (Trang 67)
Bảng 2.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và cơ cấu sản lượng tiêu thụ các sản  phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (năm 2003 – 2007). - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và cơ cấu sản lượng tiêu thụ các sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (năm 2003 – 2007) (Trang 69)
Hình 2.1: Số lượng giầy xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình giai  đoạn (2004 - 2007) - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Hình 2.1 Số lượng giầy xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình giai đoạn (2004 - 2007) (Trang 72)
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giai đoạn (2004 – 2007). - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.7 Kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giai đoạn (2004 – 2007) (Trang 73)
Bảng 2.8: Cơ cấu số lượng giầy xuất khẩu của công ty giai đoạn (2004 – 2007). - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.8 Cơ cấu số lượng giầy xuất khẩu của công ty giai đoạn (2004 – 2007) (Trang 74)
Bảng 2.9: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.9 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình (Trang 75)
Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu giầy vải và giầy thể thao  của công ty giầy Thượng Đình giai đoạn (2004 - 2007) - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Hình 2.4 Kim ngạch xuất khẩu giầy vải và giầy thể thao của công ty giầy Thượng Đình giai đoạn (2004 - 2007) (Trang 76)
Bảng 2.10: Số lượng sản phẩm giầy vải xuất khẩu sang các thị trường  giai đoạn (2004 – 2007). - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.10 Số lượng sản phẩm giầy vải xuất khẩu sang các thị trường giai đoạn (2004 – 2007) (Trang 77)
Hình 2.5: Số lượng giầy vải của công ty giầy Thượng  Đình xuất khẩu sang các thị trường giai đoạn (2004 - - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Hình 2.5 Số lượng giầy vải của công ty giầy Thượng Đình xuất khẩu sang các thị trường giai đoạn (2004 - (Trang 78)
Hình 2.6: Số lượng giầy thể thao của công ty giầy Thượng  Đình xuất khẩu sang các thị trường giai đoạn (2004 - 2007) - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Hình 2.6 Số lượng giầy thể thao của công ty giầy Thượng Đình xuất khẩu sang các thị trường giai đoạn (2004 - 2007) (Trang 80)
Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình sang  các thị trường giai đoạn (2004 – 2007). - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.12 Kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình sang các thị trường giai đoạn (2004 – 2007) (Trang 81)
Hình 2.8: Số lượng giầy xuất khẩu của công ty sang thị  trường EU giai đoạn (2004 - 2007) - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Hình 2.8 Số lượng giầy xuất khẩu của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004 - 2007) (Trang 83)
Bảng 2.13: Số lượng giầy xuất khẩu của công ty sang thị trường EU  giai đoạn (2004 – 2007). - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.13 Số lượng giầy xuất khẩu của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004 – 2007) (Trang 83)
Bảng 2.14 : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của công ty sang thị trường EU  giai đoạn (2004 – 2007) - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.14 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của công ty sang thị trường EU giai đoạn (2004 – 2007) (Trang 85)
Hình 2.12: Cơ cấu giầy thể thao xuất khẩu sang thị  trường EU giai đoạn (2004 - 2007) - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Hình 2.12 Cơ cấu giầy thể thao xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn (2004 - 2007) (Trang 89)
Bảng 2.16: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty  giai đoạn (2004 – 2007) - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.16 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty giai đoạn (2004 – 2007) (Trang 90)
Hình 2.13: Cơ cấu kim ngạch giầy xuất khẩu của công ty  giầy Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Hình 2.13 Cơ cấu kim ngạch giầy xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn (Trang 91)
Hình 2.15: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty  giầy Thượng Đình sang các nước EU năm 2005 - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Hình 2.15 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình sang các nước EU năm 2005 (Trang 94)
Hình 2.17: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty  giầy Thượng Đình sang các nước EU năm 20007 - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Hình 2.17 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình sang các nước EU năm 20007 (Trang 95)
Sơ đồ 2.1: Mô hình xuất khẩu giầy qua trung gian của công ty giầy Thượng Đình. - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Sơ đồ 2.1 Mô hình xuất khẩu giầy qua trung gian của công ty giầy Thượng Đình (Trang 96)
Bảng 2.18 : Kim ngạch xuất khẩu giầy qua trung gian của công ty  giầy Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn (2004 – 2007). - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Bảng 2.18 Kim ngạch xuất khẩu giầy qua trung gian của công ty giầy Thượng Đình sang thị trường EU giai đoạn (2004 – 2007) (Trang 98)
Hình 2.18: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy qua trung  gian của công ty giầy Thượng Đình năm 2004 - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Hình 2.18 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy qua trung gian của công ty giầy Thượng Đình năm 2004 (Trang 99)
Hình 2.21: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy qua trung  gian của công ty giầy Thượng Đình năm 2007 - Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy
Hình 2.21 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giầy qua trung gian của công ty giầy Thượng Đình năm 2007 (Trang 100)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w