24. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công
3.3.4. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành giầy xuất khẩu sang thị
các cách như:
Thuê các chuyên gia thiết kế nổi tiếng ở trong nước và nước ngoài về giảng dạy, bồi dưỡng thêm kiến thức về thiết kế giầy.
Cử các nhân viên thiết kế của công ty sang nước ngoài học tâp.
• Ngay từ đầu công ty nên có chính sách tuyển dụng những sáng tác mẫu và thiết kế viên có trình độ.
• Công ty phải dành ngân sách cho đầu tư vào hiện đại hoá các trang thiết bị sản xuất giầy và các thiết bị hỗ trợ cho công tác thiết kế như: Đầu tư mua phần mềm thiết kế (phần mềm Shoesdesign, phần mềm May-a., phần mềm USM..) tuỳ thuộc vào điều kiện và năng lực của công ty; Bàn số hoá; Máy cắt mẫu…
3.3.4. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành giầy xuất khẩu sang thị trường EU của công ty. của công ty.
Những nhân tố làm ảnh hưởng đến chất lượng giầy và làm gia tăng chi phí sản xuất của công ty là:
• Máy móc lạc hậu dẫn đến năng lực sản xuất thấp, làm phát sinh các phụ phí cho sửa chữa máy móc bị hỏng hóc làm cho chi phí sản xuất tăng lên và dẫn đến giá thành giầy cũng tăng lên.
• Do trình độ thiết kế kém cho nên có những sai sót xảy ra trong khâu thiết kế mà chưa được phát hiện kịp thời đã đưa vào sản xuất hàng loạt làm cho chất lượng giầy giảm và thậm chí công ty còn phải mất chi phí để khắc phục lỗi sai sót, làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
• Nguyên vật liệu cho sản xuất giầy của công ty một phần nhỏ được lấy từ trong nước còn lại là nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…Cho nên chi phí mua rất tốn kém mà chất lượng nhiều khi không đảm bảo làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành giầy xuất khẩu.
Hiện nay giầy của công ty so về chất lượng với giầy của Trung Quốc thì tốt hơn là mấy nhưng mà giá cả thì lại cao hơn trong khi đó giầy của Trung Quốc mẫu mã luôn
được thay đổi cho nên các nhà nhập khẩu giầy dép của EU thích ký kết làm ăn với các doanh nghiệp Trung Quốc hơn. Vì vậy để tránh tình trạng khan hiếm đơn hàng thì công ty phải chú trọng vào việc nâng cao chất lượng giầy xuất khẩu và đưa ra một mức giá cạnh tranh nhất để thu hút được các đơn hàng từ các khách hàng EU. Muốn vậy công ty cần phải:
• Đầu tư trang thiết bị sản xuất giầy tiên tiến: Có thể mua mới hoặc hợp tác, liên doanh với các công ty giầy khác có dây chuyền công nghệ hiện đại hoặc sử dụng hình thức chuyển giao công nghệ hiện đại của các nước có dây chuyền và trang thiết bị sản xuất giày hiện đại.
Giầy vải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Để tăng sức cạnh tranh của giầy vải xuất khẩu sang thị trường EU thì công ty ngày càng phải nâng cao chất lượng giầy vải, sản xuất các loại giầy vải cao cấp, có tính độc đáo, phong cách và kiểu dáng đặc biệt thậm chí sản xuất cả những sản phẩm giầy vải công nghệ cao kết hợp với những chi tiết phức tạp nhờ vào trình độ thủ công. Muốn vậy công ty phải thay thế một số thiết bị chủ yếu trong khâu gò ráp, hấp sấy, may thủ công và đổi mới công nghệ ép dãn lưu hoá sang ép dán đối với các loại giầy vải cao cấp.
Đối với giầy thể thao: Các máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất giầy cũng đã lạc hậu và đã phải tân trang nhiều lần. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giầy thể thao. Vì vậy công ty cũng cần phải đổi mới máy móc, đầu tư vào các loại máy may chương trình để theo kịp với các dây chuyền sản xuất giầy hiện đại của các nước khác.
• Đào tạo người lao động có trình độ, tay nghề, đủ khả năng tiếp thu công nghệ mới trong sản xuất sản phẩm.
• Công ty cần chủ động hơn nữa trong việc tạo nguồn nguyên liệu trong nước cho sản xuất giầy xuất khẩu như: Cao su, giả da (PU, PVC), hoá chất,… nhằm nâng cao việc sử dụng nguyên phụ liệu trong nước, tỷ lệ vật liệu nội địa trong cơ cấu giá trị sản phẩm giầy và được hưởng ưu đãi thuế quan. Để chủ động công ty cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu sớm, liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất nguyên liệu trong nước, ký kết hợp đồng đặt sẵn.
Một giải pháp nữa có hiệu quả trong việc huy động nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất giầy là khuyến khích người cung ứng nguyên vật liệu góp vốn hoặc đóng cổ phần với công ty. Điều này giúp công ty có thể chủ động trong việc tạo nguồn nguyên vật liệu ổn định cho sản xuất giầy xuất khẩu. Ngoài ra công ty có thể hỗ trợ và kỹ thuật cho các cơ sở sơ chế da sống và cơ sở thuộc da để cung cấp da thuộc có đủ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho sản xuất xuất giầy xuất khẩu - phù hợp với yêu cầu về chất lượng và đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng EU.
• Thực hiện các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất giầy xuất khẩu: Tổ chức thi đua thực hành tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất; xây dựng hợp lý định mức sử dụng nguyên vật liệu và khuyến khích thưởng cho phân xưởng nào sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu; Tận dụng được các nguyên liệu thừa, những sản phẩm giầy dép hỏng có thể tái chế lại được…góp phần làm tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm giầy xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm giầy của các thương hiệu khác trên thị trường EU.
• Phòng quản lý chất lượng của công ty cần phải hoạt động tích cực hơn nữa trong việc kiểm tra những sai sót của các sản phẩm giầy chế thử để đảm bảo giầy được sản xuất ra đủ tiêu chuẩn chất lượng; đề ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giầy dép đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã cam kết của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000; đẩy mạnh hệ thống áp dụng hệ thống quản lý ISO 14000 về bảo vệ môi trường. Điều này rất quan trọng vì khách hàng EU rất coi trọng các sản phẩm được sản xuất ra có chất lượng tốt, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Nếu công ty áp dụng tốt các tiêu chuẩn này, đảm bảo giầy xuất khẩu sang EU sẽ được khách hàng đón nhận, các đối tác EU sẽ rất tin tưởng để đặt hàng tại công ty.