Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy (Trang 42)

của doanh nghiệp.

1.6.2.1. Các yếu tố tài chính.

“Buôn tài không bằng dài vồn”. Muốn làm bất cứ một việc gì cũng cần có vốn. Cho nên một doanh nghiệp trường vốn thì các kế hoạch sẽ được khả thi hơn. Vấn đề ở chỗ nguồn vốn của doanh nghiệp có thể huy động từ các nguồn nào và sử dụng vốn đó ra sao để đồng vốn được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên nguồn vốn cho hoạt động cũng hạn chế. Điều này cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới trang thiết bị sản xuất giầy dép. Một vấn đề nữa của các doanh nghiệp xuất khẩu giầy Việt Nam là không liên doanh, liên kết với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài để tăng nguồn lực tài chính của mình.

1.6.2.2. Nhân lực hiện tại của doanh nghiệp.

Yếu tố nhân lực và quản trị nhân lực đem lại tiềm năng to lớn và quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nguồn lao động phổ thông thì rất nhiều nhưng nguồn nhân lực có trình độ và dược đào tạo qua trường lớp thì còn rất hạn chế. Điều này cũng ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của chính bản thân các doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một trường nào đào tạo một cách có quy củ và bài bản về ngành da giày về chế tạo mẫu, thiết kế mẫu… cho nên phần lớn lao động làm về ngành này đều do học nghề mà có. Sở hữu một đội ngũ nhân lực như vậy không thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp bởi hiện nay nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm giầy là rất cao. Nó phải được thiết kế theo những kiểu dáng đặc biệt, nổi bật, có những đường nét hoa văn cầu kỳ đòi hỏi ở doanh nghiệp phải có một bộ phận thiết kế để đáp ứng được yêu cầu này.

1.6.2.3. Uy tín và khả năng điều hành, quản lý hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Điều này góp phần tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Nó giúp cho các nhà nhập khẩu tìm đến các doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn có uy tín.

Trong quan hệ làm ăn với các đối tác phải đặc biệt xem trọng chữ Tín, cần phải đảm bảo cho giầy xuất khẩu luôn đạt được những tiêu chuẩn như đã thoả thuận, đảm bảo thời gian và địa điểm giao hàng. Khi một doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép làm ăn có uy tín sẽ được nhiều nhà nhập khẩu biết đến.

Không những thế, khả năng điều hành và quản lý sản xuất, xuất khẩu mặt hàng giày dép giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường, điều này đảm bảo cho hoạt động sản xuất giầy dép phục vụ cho xuất khẩu được đúng theo như kế hoạch, làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường giầy dép quốc tế.

1.6.2.4. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giầy dép của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp mà làm chủ được các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giầy dép sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất các đơn hàng giầy dép xuất khẩu, trong việc định giá xuất khẩu giầy dép. Như cũng đã phân tích ở trên, hiện nay nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giầy dép của doanh nghiệp Việt Nam (giả da, PU, cao su) phải nhập khẩu rất nhiều, rất ít doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị nguồn nguyên liệu đầu vào cho mình một cách dồi dào . Đây là một trong những khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp vì nó sẽ làm tăng chi phí sản xuất trên một đôi giầy và làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.6.2.5. Sản phẩm của doanh nghiệp.

Nói đến khía cạnh này chúng ta phải đề cập đến số lượng và cơ cấu mặt hàng giầy dép xuất khẩu của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu vật chất của người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu không? Các sản phẩm đó có khả năng sửa đổi để phù hợp với nhu cầu thị trường hay không? Bên cạnh các sản phẩm hiện vật thì doanh nghiệp có cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ không?

Sản phẩm giầy dép của doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào trên thị trường giầy dép quốc tế? Nó đã được nhiều nước biết đến chưa? Tất cả những điều này đều tạo nên điểm mạnh hay điểm yếu của doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép.

Chúng ta thấy rằng một đội ngũ thiết kế mẫu giầy với năng lực kém thì chưa thể thiết kế ra được những đôi giầy với mẫu mã phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Phần lớn mẫu mã của giầy dép xuất khẩu hiện nay phụ thuộc vào nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp gia công theo mẫu mã do nước ngoài đặt hàng. Bộ phận thiết kế giầy của doanh nghiệp rất yếu và thiếu nên hầu như chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc thiết kế, sáng tạo mẫu mã của riêng công ty.

Khách hàng nước ngoài gửi mẫu mã đến để doanh nghiệp gia công thì các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm phải tìm hiểu xem công nghệ may giầy đó như thế nào để từ đó tiến hành sản xuất.

Chính vì sự “có sẵn” này mà dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu giầy của Việt Nam không chịu tìm tòi, nghiên cứu để có được những sản phẩm giầy với mẫu mã phong phú và độc đáo, mà đây lại là những thứ người tiêu dùng cần vì họ thích sự dộc đáo và những nét mới là trên đôi giầy mà họ đi chứ một đôi giầy có thể đi trong vài chục năm cũng không phải là sở thích của họ.

1.6.2.6. Hệ thống thông tin của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp muốn đưa ra một quyết định về việc có nên xuất khẩu sang một thị trường hay không thì cần phải dựa vào lượng thông tin chính xác mà doanh nghiệp của mình có được thông qua hệ thống thu thập thông tin. Với một công nghệ xử lý thông tin tốt cũng sẽ là một điểm mạnh của doanh nghiêp trong việc có được những thông tin chính xác. Thực tế hiện nay khâu nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp việt Nam còn rất yếu, một phần là do điều kiện kinh tế không cho phép việc sang tận các thị trường mục tiêu để nghiên cứu và thu thập thông tin cho nên nguồn thông tin mà các doanh nghiệp Việt Nam có được là không đủ chính xác để đưa ra các quyết đinh. Không những thế các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất ít tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ quốc tế về giầy dép hoặc nếu có chỉ là tham quan, khảo sát thị trường. Cho nên sẽ rất khó để cho các doanh nghiệp xuất khẩu giầy

của việt Nam có dịp cọ xát thị trường, tìm hiểu một cách cặn kẽ về nhu cầu tiêu dùng của các nước nhập khẩu.

1.6.2.7. Hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Đặc biệt là hoạt động marketing xuất khẩu đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thông tin cho lãnh doanh nghiệp .Đó là các thông tin về số liệu hàng hóa bán ra, chi phí quảng cáo, thị phần của doanh nghiệp.

Hoạt động marketing giầy của các doanh nghiệp Việt Nam là rất kém. Cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm giầy của mình là tham dự các hội chợ giầy dép, qua đó để thị trường biết đến sản phẩm của mình và mình cũng có thể nhận biết thị hiếu chung của từng nước cụ thể để qua đó của tiến chất lượng, mẫu mã, công nghệ thì các doanh nghiệp giầy của Việt Nam tham gia ít và khi tham gia hội chợ, gian hàng trưng bày của Việt Nam thì thường nghèo nàn về hình thức, rời rạc, nhỏ lẻ, mang tính cá nhân, không tập trung vào một khu vực để có thể làm nổi bật thương hiệu. Không những khâu tiếp thị kém mà các nhà xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu một tầm nhìn xa chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt là cho các nhà nhập khẩu giầy dép chán nản và nghi ngại về việc xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với Việt Nam. Phải nói có rất nhiểu những điểm yếu mà các doanh nghiệp giầy dép phải vượt qua.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH

2.1. Khái quát về công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình. 2.1.1 Thông tin chung về công ty

•Tên đầy đủ: Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình. •Tên giao dịch: Công ty giầy Thượng Đình.

•Tên giao dịch quốc tế: Thuong Dinh Footwear company.

•Giấy CN đăng ký kinh doanh số: 0101000224, cấp ngày 01/09/2005, nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.

•Vốn ĐKKD: 50 tỷ đồng.

•Người đại diện pháp lý: Phạm Tuấn Hưng. •Chức vụ: Giám đốc điều hành.

•Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

Sản xuất, kinh doanh giầy dép phục vụ xuất khẩu và nội địa. Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh nguyên phụ liệu giầy dép. •Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH nhà nước một thành viên. •Mã số thuế: 0100100939 – 1.

•Năm thành lập: 1957

•Địa chỉ: 227 Nguyễn Trãi - quận Thanh Xuân – Hà Nội. •Điện thoại: ( 84 – 4) 8541262 – 8586628.

•Fax: (84 – 4) 8582063.

•E-mail : tdfootwear@fpt.vn, thuongdinh@thuonghieuviet.com.

•website:http://www.thuongdinhfootwear.com.vn, thuongdinhthuonghieuviet.com. •Logo của công ty: Gồm 2 phần: Phần hình: Biểu tượng một vận động viên.

Phần chữ: thuong dinh

Ý nghĩa: Mô tả "sức mạnh, tự tin giành chiến thắng" với sự linh hoạt, trẻ trung tiến về phía trước.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Công ty giày Thượng Đình là một trong những doanh nghiệp phát triển có bề dày lịch sử. Sự hình thành và phát triển của công ty có thể tóm tắt như sau:

• Tháng 1/1957, xí nghiệp X30 - tiền thân của công ty giày Thượng Đình ngày

nay, ra đời. Xí nghiệp chịu sự quản lý của Cục quân nhu - Tổng cục hậu cần – Quân đội nhân dân Việt Nam. Khi ấy, với gần 200 cán bộ công nhân viên, nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sản xuất giày vải và mũ cứng cung cấp cho bộ đội, thay thế dép lốp cao su và mũ đan bằng tre lồng vải lưới nguỵ trang. Công nghệ chủ yếu là thủ công và bán cơ khí. Mũ và giầy của xí nghiệp được giao thẳng cho Cục quân nhu - Tổng cục hậu cần để trang bị cho các đơn vị quân đội, góp phần không nhỏ vào mục tiêu xây dựng quân đội. Năm 1960, xí nghiệp được chính phủ trao tặng Huân chương chiến công hạng ba.

• Ngày 2/1/1961 xí nghiệp X30 chính thức được chuyển giao từ Cục quân nhu - Tổng cục hậu cần – Quân đội nhân dân Việt Nam sang Bộ công nghiệp Hà Nội - Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

• Năm 1967, xí nghiệp X30 đã tiếp nhận một công ty hợp danh sản xuất giày dép là liên xưởng Kiến thiết giày vải ở phố Trần Phú và phố Kỳ Đồng ( nay là phố Tống Duy Tân) và đổi tên thành nhà máy cao su Thuỵ Khê.

đổi tên thành xí nghiệp giày vải Hà Nội, có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: Sản xuất mũ, giầy và các sản phẩm từ cao su phục vụ cho quân đội, xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu và thị trường trong nước.

• Ngày 1/4/1973, phân xưởng mũ cứng của xí nghiệp được tách ra thành lập xí

nghiệp mũ Hà Nội ở phố Đội Cấn, đến năm 1976, xí nghiệp giao xưởng may Khâm Thiên để UBND thành phố Hà Nội thành lập trường dạy cắt may Khâm Thiên ngày nay, và xí nghiệp còn giao 2 cơ sở sản xuất ở Văn Chương và Cát Linh về xí nghiệp cao su Hà Nội.

• Tháng 6/1978, xí nghiệp giày vải Hà Nội hợp nhất với xí nghiệp giày vải Thượng Đình cũ và lấy tên là xí nghiệp giày vải Thượng Đình.

• Cuối năm 1991 đầu năm 1992, với sự nỗ lực của toàn công ty và quyết định đúng đắn của ban lãnh đạo trong việc vay ngân hàng Ngoại thương để đầu tư nhập công nghệ sản xuất giầy cao cấp của Đài Loan, không những thế xí nghiệp còn cử một số cán bộ sang Đài Loan để tìm hiểu công nghệ của họ đồng thời tìm kiếm đối tác, kết quả là tháng 9/1992, lô hàng đầu tiên của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế được xuất khẩu sang thị trường Pháp và Đức.

• Ngày 8/7/1993, xí nghiệp chính thức mang tên công ty giày Thượng Đình. • Tháng 7/2004, công ty giầy Thượng Đình thành lập thêm nhà máy giầy da xuất khẩu Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam.

• Từ tháng 8/2005, công ty chuyển đổi thành công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội.

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, với nỗ lực không ngừng vươn lên và tự đổi mới, công ty đã đạt được nhiều thành tựu và chiến công vẻ vang:

• Năm 2000 sản phẩm giầy thể thao, giầy bảo hộ lao động là sản phẩm tiêu biểu của thành phố Hà Nội và đã đạt giải vàng chất lượng quốc gia Việt Nam.

• Sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng bình chọn TOPTEN, liên tục được công nhận là Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996 đến 2007 ( do người tiêu dùng bình chọn – Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức).

• Đạt nhiều huy chương vàng, bạc tại các Hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế.

• Năm 2003 công ty đã được trao cúp vàng Hà Nội cho thương hiệu giầy Thượng Đình vì chất lượng sản phẩm.

• Chứng nhận về chất lượng hàng hoá của công ty Thượng Đình tại hội chợ giầy dép Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003.

• Không những thế công ty còn được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng I (năm 1997), Huân chương lao động hạng III ( năm 2001), Huân chương chiến công hạng III ( năm 2001).

• Công ty đã được phê chuẩn nội dung đánh giá tác động môi trường theo đúng Luật môi trường ( quyết định 3772/QĐ – UB của UBND thành phố Hà Nội.

• Công ty được các tổ chức quản lý chất lượng sau chứng nhận:

1. IQNET – The International certification Network.

2. PSB (Singapore) - Hội đồng tiêu chuẩn và xúc tiến sản xuất singapore.

3. Quacert - Tổ chức chứng nhận chất lượng thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.

• Thương hiệu giầy Thượng Đình luôn được bình chọn là thương hiệu tiêu biểu của ngành công nghiệp Hà Nội và của cả nước ( do thời báo kinh tế tổ chức ). • Năm 2004, công ty đạt giải thưởng Cúp chân dung Bạch Thái Bưởi, cúp vàng Hà Nội, doanh nghiệp tiêu biểu.

• Năm 2005, công ty đạt giải thưởng Hà Nội vàng cho sản phẩm giầy thể thao, 03 huy chương vàng cho 3 sản phẩm giầy thể thao tại hội chợ Hà Nội vàng hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

• Thương hiệu giầy Thượng Đình được công nhận là một trong những thương hiệu mạnh năm 2004: 2005 do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Giầy Thượng Đình.

2.1.3.1. Chức năng của công ty.

• Sản xuất các sản phẩm giầy dép.

• Nhập khẩu các máy móc - thiết bị, vật tư kỹ thuật chuyên ngành giầy và vật liệu khác để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

• Liên doanh, liên kết với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước để phát huy hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.

2.1.3.2. Nhiệm vụ của công ty.

• Cần phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh để sản xuất sản phẩm phù hợp về số lượng và chất lượng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài.

• Cần phải thực hiện một cách nghiêm túc các cam kết trong hợp đồng mua bán, có

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w