MỤC LỤC
Nguyên nhân là do chu kỳ kinh doanh thay đổi từ nước này sang nước khác và các sản phẩm giầy dép có thể nằm trong những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của chúng ở các nước khác nhau, do đó mở rộng thị trường xuất khẩu các nhà sản xuất - xuất khẩu giầy dép có thêm nhiều khách hàng, giảm được nguy cơ bị mất đi một khách hàng riêng lẻ nào đó và có khả năng kiểm soát tốt biến động về nhu cầu giầy dép trên thị trường. Khi xuất khẩu giầy dép sang các thị trường khác nhau, các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép sẽ gặp phải một sự cạnh tranh rất khốc liệt của các đối thủ khác như Trung Quốc với các sản phẩm giầy dép có giá rẻ hơn và chủng loại, mẫu mã phong phú, đa dạng hơn rất nhiều sản phẩm giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam; Các nhà sản xuất với sản phẩm giầy dép có chất lượng cao trong nội khối EU….
Khi mà thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu giầy dép của doanh nghiệp tăng lên sẽ giúp cho việc tạo lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, làm tăng thu nhập và từ đó sẽ góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, cải thiện được điều kiện làm việc thúc đẩy việc tăng năng suất lao động. Trong lĩnh vực thuế, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp khi nhập nguyên liệu làm hàng gia công xuất khẩu không phải tính thuế; Nguyên liệu nhập theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm thì phải tính thuế nhưng khi xuất khẩu thì được thoái thu, thời gian hoàn thuế được kéo dài tới 270 ngày.
Một thực tế hiện nay cho thấy số lượng giầy dép xuất khẩu trực tiếp có rất ít bởi vì các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép Việt Nam quy mô còn nhỏ, vốn ít cho nên hoạt động đầu tư để sang tận thị trường mục tiêu nghiên cứu là rất ít vì vậy cho nên việc xuất khẩu trực tiếp gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp bước đầu gặp phải sự gia tăng của các chi phí phát sinh làm tăng chi phí sản xuất giầy dép như phải chịu phí ngân hàng, lãi suất tiền vay…. Tuy nhiên việc lựa chọn hình thức xuất khẩu này trong tương lai là một xu thế tất yếu bởi đây là phương thức xuất khẩu có lợi cho doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép: Doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép có thể chủ động trong việc nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, thị trường nguyên vật liệu, thị trường xuất khẩu giầy dép, khẳng định được thương hiệu giầy dép của mình trên thị trường giầy dép quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.
Theo cục xúc tiến Thương mại, Bộ thương mại, hiện trên 95% lượng giầy dép mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài đều mang nhãn mác của khách hàng như NIKE, ADIDAS, FAMOUS FOOTWEAR… do các đối tác nước ngoài cung cấp cho các doanh nghiệp theo các mẫu thiết kế, hay thậm chí không có nhãn mác gì. Thực tế, các doanh nghiệp sản xuất và gia công giầy dép xuất khẩu đều có đặc điểm chung là phải đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư nhân lực cho sản xuất, nhưng lại bỏ qua khâu rất quan trọng là không đầu tư cho các khâu thiết kế, tiếp thị, lưu kho, cửa hàng bán lẻ giầy dép.
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các nhà nhập khẩu giầy dép bằng nhiều cách khác nhau: Liên hệ với các bộ phận xúc tiến của Bộ công thương, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam để có được các thông tin về các nhà nhập khẩu giầy dép nước ngoài do các nhà đại diện thương mại nước ngoài công bố.Tìm kiếm, sưu tập và đặt mua các tài liệu, tập san và các ấn phẩm thương mại quốc tế. QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 04/4/2001, có hiệu lực từ ngày 01/5/2001 quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005 thì mặt hàng giày dép mà công ty xuất khẩu không phải xin giấy phép xuất khẩu từ Bộ thương mại mà được cơ quan hải quan lấy luôn mã số thuế làm mã số hải quan và công ty sẽ sử dụng mã số này trên tờ khai hải quan, hóa đơn giá trị gia tăng và các chứng từ khi nộp cho cơ quan hải quan trong mỗi lần thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
• Số hiệu của L/C dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến L/C và để ghi các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. • Ngày mở L/C là căn cứ để các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép kiểm tra xem nhà nhập khẩu giầy dép có mở L/C đúng hạn không.
• Địa điểm mở L/C có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có. Tên ngân hàng mở L/C: Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra tên và địa chỉ của.
Thời hạn giao hàng: Trong hợp đồng quy định thời gian giao lô hàng giầy dép.
Tiếp theo là giai đoạn tiếp nhận các lô hàng giầy dép mua về theo hợp đồng, bao gồm các hoạt động: Chuẩn bị phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, thiết bị dụng cụ để kiểm nghiệm hàng hóa, đồng thời chuẩn bị cán bộ và công nhân tiếp nhận cùng với các giấy tờ chừng từ cần thiết khác, chuẩn bị kho chứa hàng. Lúc này, các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép phải xác định loại hình tàu để thuê (khi chọn thuê tàu phải đảm bảo cấp, hạng. tàu, phải khai thác hết trọng tải cho phép để giảm cước khống, phải đáp ứng được yêu cầu của lô hàng giầy dép mà tàu vận chuyển); Sau đó các doanh nghiệp này sẽ uỷ thác cho người môi giới thuê tàu hoặc trực tiếp đứng ra đàm phán hợp đồng thuê tàu chuyến với người cho thuê; Bước tiếp theo là tập kết hàng để giao lên tàu (khi xuất khẩu theo điều kiện C, D) và lấy vận đơn sạch; Cuối cùng là thanh toán tiền cho người cho thuê tàu và thông báo cho nhà nhập khẩu giầy dép về kết quả giao hàng cho tàu.
Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu giầy của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên vốn ít, xuất khẩu không ổn định phụ thuộc vào các đơn hàng của nước ngoài, giá trị của hàng hóa xuất khẩu không cao. Ngày nay, nhiệm vụ thông quan xuất khẩu thuộc trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép.
Cho nên quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa thuộc về các đối tác nhập khẩu giầy dép. Đăng kỹ mã số doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép tại Cục Hải quan tỉnh.
• Bước 1: Nhập khẩu giầy dép làm giầy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần thiết, thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu (các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép) hưởng lợi. Sau khi hoàn tất việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu giầy dép, các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép sẽ tiến hành đánh giá kết quả của việc thực hiện hợp đồng này để thấy được những mặt đạt được và những việc còn thiếu sót, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ thương vụ đó để từ đó rút ra được kinh nghiệm cho các thương vụ tiếp theo.
Chỉ tiêu này sẽ phản ánh tổng số nội tệ mà các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép phải bỏ ra là bao nhiêu để khi xuất khẩu các lô hàng giầy dép đó sẽ thu được một đơn vị ngoại tê. Nếu như tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu giầy dép < tỷ giá hối đoái thì doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép có lãi.
Ngược lại thì hoạt động xuất khẩu giầy dép của doanh nghiệp không đạt hiệu quả.
Cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm giầy của mình là tham dự các hội chợ giầy dép, qua đó để thị trường biết đến sản phẩm của mình và mình cũng có thể nhận biết thị hiếu chung của từng nước cụ thể để qua đó của tiến chất lượng, mẫu mã, công nghệ thì các doanh nghiệp giầy của Việt Nam tham gia ít và khi tham gia hội chợ, gian hàng trưng bày của Việt Nam thì thường nghèo nàn về hình thức, rời rạc, nhỏ lẻ, mang tính cá nhân, không tập trung vào một khu vực để có thể làm nổi bật thương hiệu. Không những khâu tiếp thị kém mà các nhà xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu một tầm nhìn xa chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt là cho các nhà nhập khẩu giầy dép chán nản và nghi ngại về việc xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với Việt Nam.
• Cuối năm 1991 đầu năm 1992, với sự nỗ lực của toàn công ty và quyết định đúng đắn của ban lãnh đạo trong việc vay ngân hàng Ngoại thương để đầu tư nhập công nghệ sản xuất giầy cao cấp của Đài Loan, không những thế xí nghiệp còn cử một số cán bộ sang Đài Loan để tìm hiểu công nghệ của họ đồng thời tìm kiếm đối tác, kết quả là tháng 9/1992, lô hàng đầu tiên của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế được xuất khẩu sang thị trường Pháp và Đức. Các quản đốc phân xưởng ( phân xưởng cán, cắt, may, gò giầy vải và giầy thể thao) phụ trách việc hoạch định quá trình sản xuất ở phân xưởng của mình, kiểm soát quá trình sản xuất và đo lường các thông số kỹ thuật cần thiết của sản phẩm để có hướng phòng ngừa và khắc phục các sản phẩm không phù hợp.
Nhà máy được trang bị 4 dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh chuyên sản xuất các loại giầy da, giầy thể thao, dép sandal xuất khẩu đã nâng cao năng lực sản xuất của công ty đạt tới 5,5 triệu đôi / năm, trong đó 2,5 triệu đôi là giầy xuất khẩu và 3 triệu đôi tiêu thụ trong nước. Điều này được thể hiện qua các số liệu sản xuất và tiêu dùng tăng trưởng qua các năm, qua các giải thưởng, phần thưởng cho các sản phẩm của công ty, chứng tỏ giá trị của nhãn hiệu giầy Thượng Đình là vô cùng to lớn, đã chiếm được sự tin dùng và ưa thích nhất của người tiêu dùng.
Trước đây khi công ty chưa nhận gia công giầy thể thao thì doanh thu của công ty luôn cao hơn giá trị SXCN hơn do công ty có nguồn thu từ nhà nghỉ ở Sầm Sơn – Thanh Hóa nhưng từ khi công ty nhận gia công giầy thì do giá bán giầy gia công thấp hơn so với mức quy định của nhà nước cho nên doanh thu luôn thấp hơn giá trị SXCN. Bởi vì nó đáp ứng được thị hiếu của giới nữ cũng như công ty đã biết cách khai thác nhu cầu của nhóm khách hàng này, thường xuyên đổi mới mẫu mã, chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm nên số lượng giầy nữ được tiêu thụ tăng lên qua các năm với mức tiêu thụ bình quân là 562 nghìn đôi/năm.
Trước đây, các đối tác trung gian cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu còn công ty chỉ thực hiện việc gia công thuê giầy thể thao sau đó xuất giao lại lô hàng giầy đó cho đối tác và nhận tiền công khoảng từ 0,95 – 2 USD/đôi, nhưng hiện nay tỷ trọng xuất khẩu theo hình thức này đã giảm và thay vào đó là tăng dần tỷ trọng xuất khẩu theo hai hình thức đã nêu ở trên cho nên một đôi giầy xuất khẩu công ty có thể bán được với giá từ 3 – 5 USD/ đôi. Trước những sức ép như vậy thì ngành giầy dép của Việt Nam nói chung và công ty giầy Thượng Đình nói riêng đã vạch ra những chiến lược phát triển trong tương lai của mình để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường Châu Á là một thị trường mà công ty cũng đã và đang nỗ lực tập trung xuất khẩu, tỷ trọng giầy vải xuất khẩu sang thị trường này trong tổng số lượng giầy vải xuất khẩu của công ty cũng tăng lên qua các năm từ 1,5% (năm 2004) lên đến 1,32% (năm 2005), sang năm 2006 con số này tăng lên đến 2,03% và dừng lại ở mức 2,54% vào năm 2007.
Không những thế thì khả năng cạnh tranh của giầy dép Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng là thấp so với các đối thủ cạnh tranh ngoài khối EU (Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ,…) và các đối thủ cạnh tranh trong khối EU (Italia, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức…) cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu giầy của công ty. Khi xuất khẩu giầy sang EU, mặc dù giầy của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng gặp phải sự cạnh tranh rất lớn của đối thủ, số lượng giầy xuất khẩu sang EU không tăng nhiều nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng lên là do công ty đã có sự chuyển hướng trong việc sản xuất ra các loại giầy có chất lượng cao hơn và giá cả trung bình một đôi cũng cao hơn trước (khoảng từ 2,5 – 4 USD/đôi đối với giầy vải và 3 – 5 USD/đôi đối với giầy thể thao), mẫu mã đẹp hơn cho nên có thể tránh được sự cạnh tranh của các mặt hàng giầy dép giá thấp của Trung Quốc cũng như những sản phẩm giầy dép cao cấp của các nước trong khối EU sản xuất ra.
Bởi ngày nay theo phân tích, dự báo nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người dân EU cho thấy từ những người bình dân đến những người sang trọng thì họ đều có xu hướng chuyển dần sang các loại giầy vải có mẫu mã đa dạng, gọn nhẹ và thoải mái khi đi lại và giá cả lại hợp lý, mặt khác ngành công nghiệp giầy dép của EU thường sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và tiên tiến về thời trang chủ yếu là sản xuất giầy da để phục vụ cho một số ít người tiêu dùng có thu nhập cao, còn phân đoạn thị trường thuộc tầng lớp bình dân có thu nhập trung bình bị bỏ ngỏ, trong khi đó thì giầy vải của công ty lại có thể đáp ứng được các nhu cầu này cho nên việc gia tăng số lượng giầy vải xuất khẩu sang thị trường EU là điều dễ hiểu. • Công tác thiết kế giầy còn rất nhiều hạn chế .Công ty đã có bộ phận thiết kế riêng nhưng hoạt động chưa hiệu quả, mẫu mã sản phẩm nghèo nàn, một phần do các nhân viên lớn tuổi trong bộ phận này còn chiếm tỷ lệ lớn và chưa được tiếp xúc với những thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho việc tạo mẫu, cho nên điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc xuất khẩu giầy sang EU.
• Giai đoạn từ nay đến năm 2010 ngành da giầy Việt Nam vẫn cần duy trì và lựa chọn sử dụng công nghệ truyền thống như hiện nay, đồng thời cần kết hợp đi nhanh vào công nghệ tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại ở những khâu quan trọng nhằm khắc phục nguy cơ chững lại, xuống dốc của ngành khi mất dần lợ thế so sánh về vị trí địa lý thuận lợi và giá nhân công rẻ. • Cần thành lập các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài (FDI), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giầy xuất khẩu được tham gia vào thị trường tài chính, giảm dần hình thức cho vay bằng thiết bị máy móc vật tư trong đầu tư gián tiếp hiện này bằng góp vốn bằng tiền mặt.
EU là một thị trường rất khó tính, yêu cầu rất cao đối với các sản phẩm giầy dép xuất khẩu về chất lượng, mẫu mã, tính thời trang, sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại đảm bảo sức khoẻ của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy Việt Nam nói chung và công ty giầy Thượng Đình nói riêng lại hạn chế về khả năng tự thiết kế, ra mẫu chào hàng, chủ động cân đối các điều kiện cho sản xuất (từ nguồn vật tư trong nước) và khả năng đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu (về tiêu chuẩn sản phẩm, về môi trường và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội) cho nên tính cạnh tranh thấp hơn so với các sản phẩm giầy dép của Trung Quốc trên thị trường EU. • Từng bước chuyển dần từ phương thức xuất khẩu qua trung gian theo hình thức nhà trung gian cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu và hình thức nhà trung gian cung cấp một phần nguyên vật liệu để sản xuất đơn hàng xuất khẩu sang hình thức công ty giầy Thượng Đình cung ứng toàn bộ nguyên vật liệu và tự sản xuất đơn hàng để xuất khẩu.
• Thực hiện các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất giầy xuất khẩu: Tổ chức thi đua thực hành tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất; xây dựng hợp lý định mức sử dụng nguyên vật liệu và khuyến khích thưởng cho phân xưởng nào sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu; Tận dụng được các nguyên liệu thừa, những sản phẩm giầy dép hỏng có thể tái chế lại được…góp phần làm tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm giầy xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm giầy của các thương hiệu khác trên thị trường EU. Mặc dù việc công ty cung ứng toàn bộ nguyên vật liệu và tự sản xuất sau đó xuất khẩu cho các đối tác với giá thoả thuận (hình thức thuận mua vừa bán) thì chi phí quản lý cao hơn, đầu tư nhiều hơn nữa vào nhà xưởng và máy móc, nhưng bù lại công ty có thể gia tăng một phần giá trị sản phẩm trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và thực hiện gia tăng giá trị sản phẩm trong toàn bộ công đoạn sản xuất do đó giá bán sản phẩm của công ty đạt được cao hơn, đảm bảo được yêu cầu về chất.
• Trước mắt Nhà nước cần khuyến khích việc hình thành các trung tâm nghiên cứu và dự báo (tại hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh) về giá cả, xu hướng thị trường, nhu cầu của thị trường giầy dép ở trong nước, thị trường EU và các thị trường khác để cung cấp thông tin cho các nhà sản xuất, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam, định hướng sản xuất và xuất khẩu giầy phù hợp với thị hiếu tiêu dùng sản phẩm giầy dép trên các thị trường đặc biệt là thị trường EU bằng cách hỗ trợ kinh phí và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn về nghiên cứu và dự báo thị trường. Với vai trò quan trọng như vậy thì hiệp hội da giầy Việt Nam cần phải hoạt động tích cực hơn nữa trong việc hoạch định chiến lược phát triển ngành lâu dài; trong việc thành lập một trường chính quy để đào tạo các kỹ thuật viên và kỹ sư cho ngành da giầy đạt tiêu chuẩn quốc tế và đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức các đoàn khảo sát thị trường EU cũng như các thị trường khác; Liên hệ với hiệp hội giầy dép EU để tổ chức các hội chợ, triển lãm giầy tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu giầy của các doanh nghiệp giầy Việt Nam và công ty giầy Thượng Đình sang thị trường EU.