Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Quy chế pháp lý về quản lý nợ trong hoạt động tín dụng ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) chi nhánh Bắc Vĩnh Yên
Trang 1Lời mở đầu
Sự ra đời của tiền tệ và hoạt động ngân hàng đánh dấu một bước tiến lớntrong lịch sử nhân loại Nó thúc đẩy quan hệ trao đổi hàng hoá ngày càng pháttriển Ngân hàng và hoạt động ngân hàng còn được coi là một trong nhữngkênh quan trọng cho việc huy động vốn và tập trung các nguồn lực tài chính,những đồng tiền nhàn rỗi của mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho các hoạt độngkinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là mộtchủ thể không thể thiếu vắng cho sự vận hành thị trường tiền tệ và thị trườngchứng khoán Hoạt động ngân hàng cũng là một loại hình hoạt động kinh tế,
do vậy trong nền kinh tế thị trường nó cũng chịu sự tác động và điều tiết bởicác quy luật của nền kinh tế thị trường Hoạt động ngân hàng, kinh doanh tiền
tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, tác động dây chuyền đến các hoạt độngkinh tế khác, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể và luôn tiềm ẩn nguy cơrủi ro cao, một khi xảy ra rủi ro thì thường có tính chất dây chuyền tác độngđến nhiều hoạt động nhiều mặt trong đời sống kinh tế xã hội Do vậy ngay từthửa ban đầu, để vận hành được nó cũng cần đến sự can thiệp, điều tiết vàkiểm soát từ phía nhà nước nhằm tạo lập những bảo đảm và an toàn pháp lý.Đối với ngân hàng đó là việc quản lý nợ bảo toàn vốn hạn chế rủi ro Đâykhông chỉ là mối quan tâm của các ngân hàng thương mại mà còn là sự quantâm chung của toàn ngành ngân hàng
Nhận thức rõ tính cấp thiết của vấn đề, tôi lựa chọn đề tài : “Quy chế
pháp lý về quản lý nợ trong hoạt động tín dụng ngân hàng và thực tiễn
áp dụng tại NHNo&PTNN chi nhánh Bắc Vĩnh Yên” làm chuyên đề tốt
nghiệp của mình Nội dung của chuyên đề được kết cấu thành 3 phần :
Chương 1 : Quy chế pháp lý về quản lý nợ trong hoạt động tín dụng ngân hàng.Chương 2 : Thực trạng quản lý nợ tại NHNo&PTNN chi nhánh Bắc Vĩnh Yên.Chương 3 : Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tạiNHNo&PTNN chi nhánh Bắc Vĩnh Yên
Mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành bài viết song trong quá trìnhnghiên cứu lý luận cơ bản áp dụng vào thực tiễn muôn màu muôn vẻ nên khótránh khỏi những thiếu sót, do vậy tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảotận tình của thầy PGS.TS Trần Văn Nam và các thầy cô giáo trong khoa Luật,
Trang 2cùng các cô, các anh chị công tác tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc VĩnhYên thời gian qua.
CHƯƠNG 1 : QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NỢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
1 Hoạt động tín dụng Ngân hàng của các ngân hàng thương mại 1.1 Khái niệm
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, tồn tại một cách khách quan, phátsinh khi một bên (chủ nợ ), sử dụng một số tiền nhất định, đến hạn trả nợ,người vay phải trả cho người cho vay số tiền đã vay kèm theo một khoản lãi
mà hai bên đã thoả thuận trước
Tín dụng được biểu hiện ra bằng sự vận động của vốn cho vay diễn radưới hai hình thức : tín dụng thương mại và tín dụng Ngân hàng
Tín dụng thương mại phát sinh khi các thương nhân, các doanh nghiệpbán chịu cho nhau và nó phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người bán vàkhả năng trả nợ của người mua Trong tín dụng thương mại, vốn cho vay làcác hàng hoá chứ không phải là tiền, thường có kì hạn tương đối ngắn trongphạm vi một chu kì sản xuất Công cụ lưu thông của tín dụng thương mại chủyếu là các thương phiếu Thương phiếu bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu Nóichung tín dụng thương mại không phát triển lắm vì những nhược điểm của
nó : quy mô bị hạn chế vì số lượng hàng bán chịu thường chỉ trong một thờikhông lớn, đối tác phải là người có uy tín, có quá trình làm ăn lâu dài với nhàcung cấp, mặt khác tín dụng thương mại thường chỉ có thời hạn trong một chu
kì sản xuất, nên nếu sản xuất đình trệ dù chỉ một chu kì thì cũng có thể gâykhó khăn cho cả hai phía Do các nhược điểm như vậy nên tín dụng thươngmại tỏ ra kém hiệu quả hơn tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch bằng tiền giữa Ngân hàng với bên
đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vaychuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất
Trang 3định theo thoả thuận, bên di vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc
và lãi bên cho vay khi đến hạn thanh toán
1.2 Đặc điểm và bản chất của tín dụng ngân hàng
+Đặc điểm
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấptín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.(khoản 7 Điều 20 Luật các tổchức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2004)
Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng vốn tự có, nguốnvốn huy động để cấp tín dụng (khoản 8 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụngsửa đổi bổ sung năm 2004)
Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụngmột khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.(Khoản
10 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2004)
Khi thực hiện hoạt động huy động vốn Ngân hàng trở thành người đivay, đi gom mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngược lại trong hoạtđộng cho vay Ngân hàng trở thành người cho vay, nhà tài trợ cho các dự áncủa các thành phần kinh tế Cả huy động vốn và cho vay đều được thực hiệndưới hình thái tiền và đó chính là đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt Ngânhàng với các doanh nghiệp khác Ngoài ra trong quan hệ tín dụng người chovay (Ngân hàng ) chỉ trao quyền sử dụng vốn chứ không trao quyền sở hữuvốn cho người khác
+Bản chất
Tín dụng ngân hàng ra đời có một vai trò vô cùng quan trọng đó là điềuhoà nhu cầu tạm thời về vốn, chuyển đồng vốn từ những người có nó nhưnghiện chưa có nhu cầu chi tiêu sang những người cần có nó ngay để chi tiêucho đầu tư nhờ vậy xã hội sẽ phát triển không ngừng, đồng vốn luôn có cơ hội
Trang 4được sinh lời Như vậy có thể nói bản chất của tín dụng là quan hệ phân phốidựa trên nguyên tắc hoàn trả vốn.
1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng :
+Tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi đầu tư vào sản xuất kinh doanh và
hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn bao giờ cũng là điều kiện cần đầu tiên trong mọi giai đoạn của sảnxuất, hiện tượng thừa vốn, thiếu vốn vẫn luôn tồn tại song song với quá trìnhsản xuất, doanh nghiệp thừa vốn ở giai đoạn này lại thiếu vốn ở giai đoạnkhác Đối với các nhà đầu tư họ luôn muốn vốn của họ sinh lời ngay cả khi
họ chưa có nhu cầu đầu tư trực tiếp, trong khi đó những nhà đầu tư khác lạicần vốn để trực tiếp đầu tư và sẵn sàng trả phí sử dụng vốn cho người có nó.Như vậy nếu có sự chuyển nhượng từ người nọ sang người kia thì cả hai cùng
có lợi, hai bên có thể trực tiếp gặp nhau song thông thường là rất khó tốn kémthời gian, tiền bạc nếu có một người khác đứng làm trung gian chủ động tìmhai người kia thì mọi việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều.chính vì vậy Ngân hàng
ra đời đảm nhận vai trò trung gian Thông qua Ngân hàng mọi nguồn tiềnnhàn rỗi được Ngân hàng thu gom lại, trao cho nhà đầu tư, đồng vốn luônđược lưu thông, sinh lời không chỉ cho nhà đầu tư mà còn cho cả người khôngđầu tư nhưng sở hữu nó
+Tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn
Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnhoá đất nước, nên việc tập trung đầu tư cho các ngành kinh tế trọng diểm làhết sức cần thiết để tạo dựng thế mạnh cho đất nước, thực hiện điều đó chỉ sửdụng vốn ngân sách thôi thì chưa đủ, mà cần có sự tham gia của hệ thốngNgân hàng, Ngân hàng bằng các nghiệp vụ của nó thu gom các nguồn vốnnhàn rỗi trong dân cư lại và đầu tư tập trung có định hướng của Chính phủnhờ đó các công trình đồ sộ của đất nước, các công trình trọng điểm luôn có
đủ vốn để hoạt động
+Nâng cao chế độ hoạch toán kinh tế của doanh nghiệp :
Trang 5Khi đem vốn đi cho vay, Ngân hàng đòi hỏi ở doanh nghiệp phải quantâm sát sao hơn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chiphí, tăng vòng quay của vốn Tức là phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ hoạchtoán kinh tế, bởi vì có như vậy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mới đảmbảo khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn Thực tế đây là nguyên tắcbắt buộc của các tổ chức tín dụng khi cho khách hàng vay, song chúng ta thấy
rõ rằng nguyên tắc đó một cách không cố ý đã đã nâng cao hiệu quả hoạtđộng cho doanh nghiệp và thực tế đã có không ít khách hàng sau khi làm việcvới Ngân hàng họ đã cải thiện được tình hình kinh doanh
+Kiềm chế và đẩy lùi lạm pháp
Lạm phát được sinh ra và phát triển song song cùng với sự tồn tại củakinh tế thi trường đôi khi lạm phát có lợi và đôi khi lại có hại đặc biệt khi nó
ở mức cao Nếu ở mức cao lạm phat có thể khiến đông tiền mất giá làm giá cảtăng vọt, sản xuất đình trệ trong khi thị trường lại khan hiếm, hiện tượng này
có thể thấy rõ ở Áchentina trong mấy năm trước, chính vì vật rất cần một
“bàn tay” nào đó có đủ khả năng ngăn chặn và đẩy lùi lạm phát
Ngân hàng với chức năng của mình có thể huy động mọi nguồn tiềncủa xã hội lại và lại tung ra thị trường đầu tư, có thể hạn chế đầu tư bằng việctăng mức lãi suất để giữ tiền không cho lưu thông hay khuyến khích đầu tưbằng hạ thấp lãi suất để thả tiền ra lưu thông, chính nhờ khả năng đó Chínhphủ luôn coi Ngân hàng như là mọt công cụ đắc lực để điều chỉnh lạm phát,nếu lạm phát xảy ra Chính phủ có thểbuộc Ngân hàng tăng mức lãi suất huyđộng và cho vay như vậy tiền lưu thông sẽ giảm xuống lạm phát được hạn chế
và có thể bị đẩy lùi
+Là cầu nối thúc đẩy quan hệ giao lưu kinh tế trong nước và thế giới Toàn cầu hoá trở thàn xu thế tất yếu đối với hầu hết các quốc gia vàluôn kèm theo nó luôn là sự chuyển dịch đầu tư từ quốc gia này sang quốc giakhác với một lượng vốn vô cùng lớn bên cạnh những dòng vào, ra hàng hoá
và Ngân hàng luôn được đề cập đến trong mọi hoạt động chuyển vốn và thanh
Trang 6toán quốc tế nhờ đó các hoạt động này được thực hiện trôi chảy và hỗ trợ đắclực cho việc phát triển kinh tế toàn cầu.
Tóm lại : tín dụng ngân hàng là nhân tố có vai trò tích cực trong nềnkinh tế nói chung và đôi với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng danhnghiệp để từ đó doanh nghiệp có động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nângcao lợi nhuận, mở rộng thi trường trong nước và quốc tế; Từ đó đóng góp vào
sự phát triển chung của đất nước và nền kinh tế toàn cầu
1.4 Các nguyên tắc của hoạt động tín dụng ngân hàng
a ) Nguyên tắc vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư, hàng hoátương đương
Cho vay có bảo đảm biểu hiện bằng việc cho vay có cầm cố thế chấpđộng sản, bất động sản và các khoản phải thu Yêu cầu của tài sản bảo đảm
là phải dễ chuyển thành tiền.Tuy vậy không phải nhất thiết khách hàng nàocũng cần phải có giá trị tài sản mới được vay Ngân hàng Điều này quan trọng
là khách hàng phải có dự án khả thi có uy tín trong kinh doanh
Còn tài sản bảo đảm là nhằm giảm bớt rủi ro, mất mát cho Ngân hàngtrong trường hợp người vay không muốn hoặc không có khả năng trả nợkhiđến hạn Mỗi một khoản tín dụng đều chứa đựng những rủi ro nhất định donhững yếu tố khách quan mà ta không lường trước được tác động đến kếhoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng, chính vì thế kế hoạch trả nợkhông còn đúng như trong hợp đồng tín dụng hoặc có thể dẫn đến khách hàngkhông trả được nợ Vì vậy bảo đảm sẽ giúp cho Ngân hàng thu lại được vốncủa mình Bảo đảm bằng tài sản chủ yếu áp dụng với khách hàng còn mới đốivới Ngân hàng, khách hàng có nhu cầu vốn lớn hoặc khách hàng có hệ thốngtài chính không đảm bảo, trong trường hợp này bảo đảm là cơ sở để thu hồivốn khi khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thể thu hồi
b ) Nguyên tắc vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệuquả kinh tế
Trang 7Khi trình hồ sơ xin vay vốn khách hàng phải gửi tới Ngân hàng các giấy tờcần thiết theo pháp luật quy định và trong đó nhất thiết phải có kế hoạch sử dụngvốn hiệu quả, mục đích của yêu cầu này là để đảm bảo rằng đồng vốn mà Ngânhàng cấp cho khách hàng phải có khả năng thu hồi Chính vì vậy sau khi cấp tíndụng cho khách hàng Ngân hàng luôn giám sát kế hoạch sử dụng vốn xem kháchhàng có sử dụng vốn có đúng mục đích hay không Nếu trong thực tế sử dụng vốnNgân hàng phát triển khách hàng phát hiện khách hàng sử dụng sai so với kếhoạch sử dụng vốn Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng hoàn trả ngay khoản tíndụng đã cấp.
c ) Nguyên tắc vốn vay được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn
Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế Ngân hàng trước khi là nhà chovay cũng là người đi vay, vì đi vay nên Ngân hàng cũng phải cam kết vớinhững người đưa tiền cho Ngân hàng rằng đến thời hạn do hai bên thoả thuậnNgân hàng phải hoàn trả cho họ cả gốc và khoản lãi Do đó Ngân hàng cũngphải yêu cầu khách hàng vay mình phải hoàn trả gốc- lãi đúng hạn để Ngânhàng thực hiện nghĩa vụ của họ với những người đưa tiền cho Ngân hàng
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nayviệc thực hiện hợp đồng đúng thời hạn là cơ sở để tạo uy tín của doanh nghiệp
và đồng thời cùng với yêu cầu buộc thực hiện hợp đòng đúng thời hạn cònbuộc Ngân hàng và mọi doanh nghiệp phải cố gắng hoạt động hiệu quả hơn
có vậy mới mong tồn tại trong cơ chế thị trường ngày nay
d ) Nguyên tắc phân tán rủi ro không dồn vốn cho mọi loại tổ chức kinh tếvay
Nguyên tắc này nhằm mục đích đa dạng khách hàng phân tán rủi rotránh tình trạng tập trung dồn vốn cho một số ít khách hàng lớn
Giả sử rằng Ngân hàng dồn vốn cho một số khách hàng như vậy đồngnghĩa với việc Ngân hàng đã gắn số phận của nó với khách hàng của nó tức lànếu số khách hàng đó bị phá sản thì Ngân hàng cũng bị phá sản theo
Trang 8Chính vì vậy Ngân hàng cần thiết phải đa dạng khách hàng và đối vớimỗi khách hàng mức tín dụng cấp tối đa không vượt quá 15% vốn tự có của
tổ chức tín dụng , trừ trường hợp đối với những khoản vay từ nguồn vốn uỷthác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là
tổ chức tín dụng khác, hoặc trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượtquá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huyđộng vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng được cho vay hợp vốn theoquy định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước (Điều 79 Luật các tổ chức tíndụng sửa đổi bổ sung năm 2004 ) Mục đích của quy định trên là nhằm tạocho Ngân hàng phát triển bền vững lâu dài
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên
Quản lý nợ là kết quả của một quá trình kết hợp hoạt động giữa conngười trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung,
do đó để đạt chất lượng cần có sự quản lý Để có chất lượng trong hoạt độngkinh doanh cao, cần có sự quản lý chất lượng đồng bộ, đây là cách quản lýmới, nó không chỉ nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng mà còn nhằm cải tiếntính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ cơ sở kinh doanh ngay càng dáp ứngyêu cầu của khách hàng ở mọi công đoạn, bên trong cũng như bên ngoài
2.1.Các yếu tố bên ngoài
*Yếu tố kinh tế : Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động tín dụng, nền kinh tế ổn dịnh làm cho quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp tiến hành một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởicác yếu tố lạm phát, khủng hoảng làm cho khả năng tín dụng và khả năng trả
nợ không biến động lớn, trong trường hợp này thì chất lượng tín dụng phụthuộc chủ yếu vào khả năng quản lý nợ của bản thân các Ngân hàng thươngmại
Trang 9Vốn nước ngoài cũng ảnh hưởng đến chất lượng quản lý Do tình trạngthiếu vốn để phát triển kinh tế, các nước kém phát triển phải tìm mọi cách đểhuy động vốn nước ngoài để đầu tư
Bản chất của hoạt động kinh doanh tiền tệ là”vay để cho vay”,do đóhiệu quả tín dụng còn phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư dự án Tín dụng là cầunối giữa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng với hoạt động của lĩnh vực sảnxuất vật chất và kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế.Do đó mỗi biểu hiệnkhông tốt của khách hàng sẽ có ảnh hưởng tương ứng tới hoạt động tín dụngthông qua cơ chế tác động của những mối quan hệ tín dụng : với khách hàngsản xuất kinh doanh có lãi, có xu thế phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thịtrường và có quan hệ tín dụng tốt (vay trả xòng phẳng) thì cầu nối giữa đi vay
và cho vay sẽ thông suốt và ngày càng mở rộng
Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động quản lý
nợ Mức độ phù hợp giữa lãi suất Ngân hàng với mức lợi nhuận của cácdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế cũngảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Khi nước ta ra nhập WTO sẽ buộc cácNgân hàng thương mại trong nước phải nâng cao năng lực quản trị của mình
có sự liên kết với nhau để hạn chế cạnh tranh lãi suất kém lành mạnh.Việc cácNgân hàng thương mại trong nước không liên kết với nhau như hiện nay đang
tự làm yếu sức cạnh tranh của mình hệ lụy là các Ngân hàng phải cạnh tranh
về giá Điều này khá rủi ro, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều ngân hàng để đảmbảo có chênh lệch lãi suất phù hợp đã phải sử dụng cả vốn huy động ngắnhạn, cho vay trung và dài hạn Thị trường chứng khoán thời gian qua tăngtrưởng quá nóng, lợi nhuận thu được từ đầu tư chứng khoán quá cao khiến lãisuất tiền gửi trở nên không có ý nghĩa cũng là nguyên nhân khiến các ngânhàng thương mại phải tăng lãi suất Nhưng với mức lãi suất cao hơn mức độlợi nhuận của doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cácdoanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, ảnh hưởng tới quátrình tái xản xuất và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp nói riêng và của
Trang 10nền kinh tế nói chung, hoạt động tín dụng lúc này không còn là đòn bẩy đểthúc đẩy sản xuất phát triển và theo đó chất lượng tín dụng cũng bị ảnhhưởng
*Yếu tố chính trị xã hội
Khách hàng: là chủ thể đại diện cho bên cung về vốn tín dụng, đồngthời cũng là đại diện cho bên cầu về vốn vay với tư cách là người cung vốntín dụng, họ mong muốn nhận được từ Ngân hàng một khoản lãi tiền gửi haynhững dịch vụ thanh toán thuận tiện Đối với người vay, họ đến Ngân hàngvới mong muốn nhu cầu vay của mình được đáp ứng để có được một khoảntín dụng sử dụng cho mục đích kinh doanh với sự rõ ràng về số lượng tiềnvay, thời hạn vay, và lãi suất - giá cả của việc sử dụng vốn vay có thể chấpnhận được
Ngân hàng : là chủ thể đại diện cho bên cầu về vốn huy động để chovay, đồng thời cũng cung cấp về tín dụng Quy mô và phạm vi hoạt động củatín dụng phụ thuộc vào nguồn vốn tự có của Ngân hàng, khả năng huy độngvốn ( về quy mô và thời hạn) cũng như uy tín và trình độ quản lý của Ngânhàng
Bên cạnh đó, sự biến động của tình hình kinh tế chính trị ở nước ngoàicũng ảnh hưởng tới chất lượng quản lý trong điều kiện hiện nay Vì vậy, mọi
sự biến đổi về kinh tế, văn hoá xã hội ở nước ngoài đều ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến chất lượng quản lý, ví dụ như sự kiện Đông Âu làm hàngloạt các hợp đồng tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu bịphá vỡ hay do hàng nội địa không cạnh tranh được với hàng nhập lậu về giá
cả, chất lượng và chủng loại dẫn tới hàng sản xuất ra không tiêu thụ được gâykhó khăn cho việc trả nợ; các yếu tố về môi trường tự nhiên như thời tiết, dịchbệnh
2.2 Các yếu tố bên trong
Các yếu tố bên trong có thể khái quát thành 7 yếu tố chính:
Trang 11-Cơ chế, quy chế tín dụng: chính sách cơ chế quy chế là cơ sở đảm bảocho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, một cơ chế quy chế tín dụng đungđăn sẽ có tác dung thu hút nhiều khách hàng đảm bảo khă năng sinh lời củahoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro tuân thủ pháp luật, đường lốichính sách của nhà nước và đảm bảo công bằng xã hôi
-Công tác tổ chức của Ngân hàng đuợc sắp xếp một cách khoa học,đảm bảo sự phối hợp chăt chẽ nhịp nhàng trong từng Ngân hàng, trong toàn
bộ hệ thống Ngân hàng cũng như giữa Ngân hàng với các cơ quan khác như:tài chính, thuế, pháp lý… sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu kháchhàng quản lý chặt chẽ các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay
Tổ chức Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung có phân cấp chính là một khâutrong quá trinh quản lý chất lượng tín dụng đông bộ, góp phần thực hiệnchính sách tiền tệ của nhà nước trong từng thời kỳ
-Chất lượng nguồn nhân lực : Con người là nhân tố quan trọng trongquá trình sản xuất, kinh doanh của xã hội, trong hoạt động Ngân hàng conngười là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng cũngnhư các hoạt động khác của Ngân hàng Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏichất lượng quản lý nhân sự ngày càng cao có đạo đức nghề nghiệp tốt, giỏi vềchuyên môn,am hiểu sâu sắc lĩnh vực khoa học kỹ thuật kiến thức ngoàingành( có năng lực phân tích và xử lý nhu cầu xin vay cảu khách hàng, đánhgiá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cấp tiền cho tới khithu hồi được…) sẽ giúp cho Ngân hàng có thể ngăn ngừa được những saiphạm có thể xảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụngđược cấp
-Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng bao gồm những quy định vè trình tự công việc cầnphải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn tíndụng, nó được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, (tiếp nhận đơn, thẩm định cácđiều kiện của khách hàng vay), phát tiền vay, kiểm tra quá trình cho vay, thu
Trang 12hồi nợ Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thựchiện tốt cá quy định của từng bước và sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữacác bước
-Thông tin tín dụng
Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyếtđịnh cần thiết liên quan đến việc cho vay, theo dõi và quản lý các tài sản vay.Thông tin có thể có sẵn ở Ngân hàng( như hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các
tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá…) Từ khách hàng ( theo chế độ báo cáogoặc trao đổi trực tiếp) Các nguồn tin khác như báo chí, khách hàng khác
-Kiểm soát nội bộ
Các lĩnh vực kiểm soát tín dụng bao gồm: kiểm soát việc thực hiện cơchế quy chế chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoảnvay; kiểm tra định kỳ do kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm soát đột xuấtviệc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp của khách hàng để đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn và các khoản đảm bảo vốn vay
-Trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động quản lý nợ trong hoạt độngkinh doanh: Trang thiết bị tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính và phạm
vi, quy mô hoạt động của Ngân hàng sẽ giúp cho hoạt động quản lý được tốthơn Nó bao gồm hệ thống nhà làm việc,kho tiền,quầy giao dịch, hệ thốngmạng vi tính, phương tiện làm việc trong Ngân hàng
2 3 Các dạng rủi ro làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ, cần quan tâm
-Rủi ro do thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh : Muốn kinhdoanh tốt phải có kiến thức và năng lực quản trị kinh doanh, sự am hiểu vềquản lý kinh tế , pháp luật của nhà nước chủ trương chính sách cảu Đảng vàChính phủ
-Rủi ro do yếu kém trong cạnh tranh và ảnh hưởng của mặt trái cơ chếthị trường : Sụ ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường như : buôn lậu trốnthuế, các tệ nạn xã hội như đánh đề, trộm cắp… đều tác động đến việc quản lý
nợ
Trang 13-Rủi ro do thiếu thông tin hoặc thông tin không được tin cậy
-Rủi ro do cơ chế quản lý vĩ mô: Trong nội bộ quản lý mỗi ngành, các
cơ chế quy chế chậm được ban hành, chậm sửa đổi bổ sung cho phù hợp vớiđiều kiện thực tế và xu hướng pháp luật hoá cúng là nguyên nhân gây không
ít kho khăn cho doanh nghiệp bên dưới , thậm chí còn làm mất tài sản củadoanh nghiệp
-Rủi do tín dụng: không thu hồi được các khoản vay của Ngân hàng,các khoản nợ được bảo lãnh đến kỳ hạn, khách hàng, người xin bảo lãnhkhông thanh toán hoặc không trả nợ cho Ngân hàng Hiện nay đây là loại rủi
ro lớn nhất và thương xuyên xảy ra, vì hơn 2/3 số nguồn vốn của Ngân hàngđược đem cho vay, nó đem lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng Nguyên nhânchủ yểu của loại rủi ro này là do người vay không có khả năng trả nợ, tạmthời khó khăn về ngân quỹ vì ứ đọng sản phẩm, bị chiếm dụng vốn, kinhdoanh thô lỗ…hoặc bị rủi ro thuần tuý như lũ lụt, hoả hoạn, sâu bệnh, lừađảo…
-Rủi ro lãi suất:
-Rủi ro do bị đọng vốn:
-Rủi ro về thiếu vốn
-Các rủi ro thuẩn tuý
3 Chế độ pháp lý về xủ lý nợ trong các ngân hàng thương mại.
Thực tiễn kinh tế thị trường đã chứng minh pháp luật đã trở thành một
bộ phận không thể thiếu được, không có pháp luật hoặc không có pháp luậtphù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì nền kinh tế đó khôngthể tiến hành trôi chảy được Pháp luật có nhiệm vụ tạo ra một môi trườngpháp lý cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạthiệu quả kinh tế cao; là cơ sở giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có các vấn
đề tranh chấp xảy ra.Vì vậy, yếu tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đốivới hoat động Ngân hàng Chỉ trong điều kiện các chủ thể tuân thủ pháp luậtmột cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả 2 phía
Trang 14và chất lượng nợ trong hoạt động kinh doanh mới đảm bảo, nó góp phần hạnchế rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập và lợi nhuận.
Khi ngân hàng có nợ thì tức cán bộ tín dụng ngân hàng phải tiến hànhtìm hiểu, phân loại các khoản nợ đó theo nguyên nhân làm phát sinh nợ quáhạn và từ đó lựa chọn biện pháp xử lý nợ cho phù hợp như khoanh nợ, xoá
nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ … phù hợp với các quy định của ngân hàng, vàcủa pháp luật
3.1 Khoanh nợ
Khoanh nợ là biện pháp mà Chính phủ cho phép ngân hàng không tínhlãi suất trong một thời gian nhất định đối với những khoản nợ do nguyên nhânkhách quan, khó có khả năng thu hồi Những khoản nợ được Chính phủ chophép khoanh nợ sẽ được chuyển dư nợ từ ngân hàng sang tài khoản phải thucủa ngân hàng nhà nước
Khoanh nợ được quy định trong khoản 1 Mục B, phần II Thông tưliên tịch số 03/ 1997/TTLT-NHNN-BTC ngày 22/11/1997 về xử lý nợ quáhạn trong các ngân hàng thương mại quốc doanh qua trấn chỉnh hoạt độngngân hàng sau thanh tra
* Phạm vi đối tượng xử lý :
Đối tượng được khoanh nợ là các doanh nghiệp nhà nước do thay đổi
cơ cấu chính sách, mất thị trường, doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả,ngừng hoạt động nhưng không giải thể hoặc chưa được sắp xếp lại
* Nguyên tắc :
Chỉ khoanh nợ đối với các khoản nợ do nguyên nhân khách quan
Không tính lãi khoanh nợ được khoanh
Khoản nợ được khoanh sẽ được chuyển từ dư nợ NHTM sang tài khoảnphải thu của ngân hàng nhà nước hoặc được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro
Hồ sơ thủ tục :
Theo thông tư liên tịch số 03/1997/TTLT-NHNN-BTC thì đối tượngđược khoanh nợ phải lập hồ sơ như sau :
Trang 15-Các văn bản liên quan trực tiếp đến việc phát sinh nợ quá hạn củadoanh nghiệp, quyết định ngừng hoạt động của các cấp thẩm quyền mà cụ thể
là ra quyết định thành lập
-Đề nghị các doanh nghiệp, có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩmquyền về nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn Đây là căn cứ quan trọng đểtránh việc doanh nghiệp lợi dụng việc khoanh nợ của nhà nước cố tình lừa bịptrốn tránh trách nhiệm trả nợ ngân hàng
-Phương án kinh doanh có hiệu quả về kế hoạch trả nợ ngân hàng saukhi hết hạn khoanh nợ
-Khế ước vay vốn
Hồ sơ sẽ được gửi lên Ban chỉ đạo xử lý nợ quá hạn của NHTM
Đối với những khoản nợ sau khi được Ban chỉ đạo xử lý nợ quá hạnđồng ý cho khoanh nợ thì NHTM yêu cầu khách hàng đến ký biên bản bổsung hợp đồng tín dụng để xác định lại lịch trả nợ
Phạm vi đối tượng xử lý
Khoản nợ của khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, hộ giađình do nguyên nhân bất khả kháng như : thiên tai lũ lụt, mất mùa, dịch bệnhdẫn đến không có khả năng trả nợ ngân hàng
Doanh nghiệp nhà nước có quyết định tuyên bố phá sản của toà án nhândân hoặc quyết dịnh giải thể không còn khả năng trả nợ ngân hàng
Trang 16Khách hàng là cá nhân bị Toà án tuyên bố là đã chết theo quy định tạiđiều 91 Bộ luật Dân sự hoặc tuyên bố mất tích tại điều 88 mà không cònngười thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật.
* Hồ sơ thủ tục
Các đối tượng thuộc diện được xoá nợ phải lập hồ sơ theo quy dịnh tạiKhoản 1 Phần B Thông tư liên tịch số 03 bao gồm :
- Biên bản xác nhận vay vốn tại ngân hàng
- Biên bản xác nhận thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, mất mùađối với đối tượng vay vốn, trong đó ghi rõ mức độ và số vốn bị thiệt hại, có
đề nghị hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi xảy rathiệt hại Cụ thể như sau :
Doanh nghiệp nhà nước : có xác nhận của UBND Tỉnh, Thành phố, xácnhận của cơ quan chức năng liên quan đến nguyên nhân này ở địa phương,xác nhận của ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố và ngân hàng cho vay vốn
Nếu là doanh nghiệp nhà nước đã giải thể phá sản thì phải có quyếtđịnh giải thể hoặc phá sản của Toà án Kèm theo phương án giải thể, phânchia tài sản của doanh nghiệp, báo cáo quyết toán quá trình giải thể
- Khế ước vay vốn
Việc xoá nợ đối với khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại sẽgiải quyết dứt điểm các khoản nợ không có khả năng thu hồi tạo điều kiện chocác khách hàng vay vốn không may mắn có cơ hội làm lại không bị gánh nặng
nợ nần Song với hồ sơ thủ tục như trên thì khách hàng thuộc diện được xoá
nợ phải có quá nhiều giấy chứng minh xác nhận của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền khác nhau Tuy các giấy tờ xác minh là điều cần thiết để tránhkhách hàng lợi dụng rút tiền của nhà nước nhưng cũng nên đơn giản bớtthủ tục để tạo điều kiện cho khách hàng không tốn kém quá nhiều thờigian, tiền của khi làm hồ sơ thủ tục xin xoá nợ
3.3 Gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ
Trang 17Điều 3, Quyết định 1627/2001/QĐ-TTg ngày 31/12/2001 của Thống đốcNHNN về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng quyđịnh :
Gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp nhận kéo dài thêm mộtkhoảng thời gian ngoài thời gian cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tíndụng
Điều chỉnh kì hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng và khách hàng thoảthuận về việc thay đổi kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận từ trước trong hợp đồng tíndụng trong khái niệm này kỳ hạn trả nợ được hiểu là các khoảng thời giantrong thời hạn cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗikhoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho
tổ chức tín dụng
Sự khác nhau giữa gia hạn nợ và điều chỉnh kì hạn trả nợ là : gia hạn
nợ sẽ làm thay đổi kỳ hạn trả nợ cuối cùng theo như thoả thuận trong hợpđồng còn điều chỉnh kì hạn trả nợ thì không làm thay đổi kỳ hạn trả nợ cuốicùng mà chỉ làm thay đổi kỳ hạn trả nợ từng phần trong hợp đồng
Gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ là hình thức xử lý đơn giản nhanhchóng vừa giảm nợ quá hạn tại ngân hàng vừa tạo điều kiện cho khách hàng
có thêm thời gian để thu xếp nguồn tiền trả nợ Điều này đặc biệt có ý nghĩađối với những doanh nghiệp vay vốn do một nguyên nhân nào đó làm chậmchu kỳ kinh doanh, làm đọng vốn ở khách hàng hoặc sản phẩm hàng hoákhông kịp thu hồi để trả nợ
Phạm vi đối tượng : là các khoản nợ do nguyên nhân khách quan màkhách hàng không trả được nợ đúng hạn và khách hàng có nhu cầu kéo dàithời hạn trả nợ
Thủ tục gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
- Khách hàng lập giấy đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gửicho ngân hàng nơi vay trước ngày đến hạn trả nợ
- Cán bộ tín dụng thẩm định, trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc
Trang 18- Giám đốc xem xét và quyết định.
Các trường hợp ngân hàng đồng ý gia hạn nợ, điều chỉnh thời hạn trả
nợ thì ngân hàng với khách hàng thoả thuận bổ sung vào hợp đồng tín dụng
+Xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận : Được quy định tại Mục I,Phần B Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-BTP-BCA-TCĐC Ngân hàng vàbên bảo đảm tại hợp đồng hoặc hợp đồng bảo đảm có thể thoả thuận sửa đổi
bổ sung hoặc thoả thuận mới về xử lý tài sản bảo dảm Trước khi xử lý Ngânhàng, tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm và đăng
ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật vềđăng ký giao dịch bảo đảm(Nội dung thông báo được quy định tại điểm 2,Mục I, Phần B-Thông tư liên tịch số 03/2001)
-Chuẩn bị xử lý tài sản
Tổ chức tín dụng lập biên bản xxử lý tài sản bảo đảm
Trang 19Ngân hàng, tổ chức tín dụng, khách hàng có thể thoả thuận phươngthức xử lý sau :Bán tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm đểthay thế nghĩa vụ trả nợ, nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trảhoặc phải giao cho bên bảo đảm.
- Sau khi xử lý tài sản bảo đảm xong tổ chức tín dụng xoá đăng kíkhoản vay xử lý tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm
* Xử lý tài sản thuộc quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng :quy định tại Điều 34 Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảođảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng và tại Mục II phần B Thông tư liêntịch 03
Đối với tài sản bảo đảm thuộc quyền xử lý của tổ chức tín dụng thìkhách hàng, bên bảo lãnh phải giao tài sản cho tổ chức tín dụng để xử lý theocác biện pháp sau:
-Trực tiếp bán cho người mua
-Uỷ quyền bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản theoquy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản
-Uỷ quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức có chức năng được mua bántài sản để bán
-Nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho nhiệm vụ trả nợ
-Nhận tiền hoặc tài sản từ bên có nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng vay.Tài sản bảo đảm khi chưa được xử lý thì tổ chức tín dụng có quyền khaithác sử dụng tài sản bảo đảm Số tiền thu được từ khai thác, sử dụng tài sảnsau khi trừ chi phí sẽ dùng để thu hồi nợ
3.5 Bán nợ
Bán nợ quá hạn được áp dụng theo quy chế mua bán nợ của các tổ chứctín dụng ban hành kèm theo Quyết dịnh số 140/1999/QĐ-NHNN4 ngày19/1/1999 của thống đốc Ngân hàng nhà nước
Bán nợ là việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với các khoản nợ từ tổchức tín dụng sang bên mua nợ
Trang 20* Phạm vi áp dụng
Bán nợ quá hạn chỉ áp dụng đối với các khoản nợ mà bên nợ đang hoạtđộng, khoản nợ có khả năng thu hồi nhưng gặp khó khăn tạm thời về tìnhhình sản xuất kinh doanh chưa trả được nợ gốc hoặc cả gốc và lãi khi đến hạn
* Nguyên tắc
An toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, phải phù hợp với nhữngquy định của pháp luật Việt Nam
Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của tổ chức tín dụng, bên mua nợ
Khoản nợ được chuyển giao theo hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay
* Thủ tục bán nợ
Ngân hàng xử lý nợ bằng biện pháp bán nợ phải đảm bảo đúng đốitượng theo đúng nguyên tắc xử lý và tuân theo thủ tục bán nợ được quy địnhtại Điều 8 - Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/4/1999 của Thống đốcNHNN ban hành qyu chế mua bán của các tổ chức tín dụng
-Tổ chức tín dụng nợ thông báo cho bên mua nợ các nội dung liên quan(số dư, lãi suất, thời hạn, giá cả mua bán)
-Bên mua phân tích các khoản nợ, tình hình hoạt động của con nợ
-Tổ chức tín dụng và bên mua thống nhất nội dung của hợp đồng Nộidung của hợp đồng được quy định tại Điều 9 Quyết định số 140/QĐ-NHNH4
-Tổ chức tín dụng gửi thông báo bằng văn bản về hợp đồng mua báncho bên nợ biết Nội dung của thông báo được quy định tại Khoản 5, Điều 8,Quyết định số 140/ QĐ-NHNN
- Thực hiện hợp đồng mua bán: tổ chức tín dụng chuyển giao toàn bộ
hồ sơ có liên quan đến khoản nợ được bán, bên mua chuyển tiền cho bên bántheo giá trị thoả thuận
- Giải quyết các vấn đề tồn tại (nếu phát sinh)
Bán nợ không chỉ là một biện pháp xử lý nợ quá hạn mà còn là mộthoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cho phép các ngân hàng
Trang 21thương mại bán các khoản nợ của mình và thu về một số tiền có thể là ít hơnkhoản nợ nhưng tránh được những rủi ro khi khách hàng xù nợ, chạy nợkhông thu hồi được Bán nợ thực chất là sự chuyển rủi ro từ ngân hàng sangbên mua nợ Trong quy chế mua bán nợ thủ tục mua bán nợ đơn giản giốngnhư việc mua bán một hàng hoá thông thường, nợ được coi là hàng hoá điềunày hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay.
3.6 Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
Ngân hàng thương mại được phép thành lập Công ty quản lý nợ và khaithác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại theo quyết định số 150/QĐ-TTgngày 5/10/2001 của Thủ Tướng Chính phủ về việc thành lập công ty quản lý
nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là công ty con, công ty trựcthuộc Ngân hàng thương mại, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, hoạtđộng trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản nợ vay Trong định nghĩanày chưa nêu rõ loại hình công ty và điều kiện để được thành lập công ty làphải có ít nhất ba năm hoạt động, số vốn lớn đã kiến cho các Ngân hàngthương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh không được phép thành lập công
ty quản lý nợ và khai thác tài sản Điều này một phần là nhằm tạo điều kiệncho hoạt động của các công ty quản lý và khai thác tài sản có hiệu quả vàvững chắc nhưng đồng thời nó tạo ra sự bất bình đẳng trong hệ thống cácngân hàng thương mại tại Việt Nam
*Nội dung hoạt động của công ty bao gồm
_Quản lý nợ và khai thác tài sản theo sự uỷ thác của Ngân hàng baogồm việc tiếp nhận quản lý các khoản nợ của Ngân hàng Thương mại để tiếnhành xử lý thay cho ngân hàng; tiếp nhận, quản lý tài sản thế chấp của Ngânhàng Thương mại để tiến hành xử lý thay cho ngân hàng; tiếp nhận, quản lýtài sản thế chấp của Ngân hàng Thương mại để cải tạo nâng cấp, sửa chữa,khai thác, bán, cho thuê nhằm thu lại được số nợ mà khách hàng đã không trảngân hàng
Trang 22_Thu hồi các khoản nợ quá hạn theo sự uỷ thác của ngân hàng
_Thực hiện việc mua bán với các Ngân hàng Thương mại khác hoặcvới các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản khác
_Hoàn chỉnh hồ sơ các khoản nợ được khoanh, được xoá để giải quyếtdứt điểm các khoản nợ theo uỷ thác của Ngân hàng Thương mại
_Quản lý khai thác bán các khoản nợ và tài sản của các công ty quản lý
nợ và khai thác tài sản khác
_Thực hiện các hoạt động khác theo uỷ quyền của Ngân hàng
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thực hiện xử lý nợ theo quyđịnh của pháp luật hiện hành
3.7 Sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp
Hoạt động kinh doanh tiền tệ là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất
vì vậy Ngân hàng nhà nước đã ban hành quy định về trích lập và sử dụng quỹ
dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản rủi ro có thể xẩy ra đảm bảo cho cácngân hàng hoạt động an toàn và ổn dịnh Việc trích lập và sử dụng quỹ dựphòng rủi ro được quy trong Quyết định 448/2000/QĐ- NHNN ngày27/11/2000 của Thống đốc NHNN về quy chế phân loại tài sản có trích lập và
sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro
Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý là việc hạch toán chuyển nhữngkhoản rủi ro từ hạch toán nội bảng sang hoạch toán ngoại bảng Xử lý rủi robằng quỹ dự phòng rủi ro không làm giảm đi nghĩa vụ trả nợ của khách hàngcũng như trách nhiệm thu hồi nợ của ngân hàng
*Nguyên tắc
Xử lý nợ bằng qiũy dự phòng rủi ro là cách dùng quỹ này để bù đắpvào phần nợ đã bị thất thu đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàngnênphải tuân thủ các nguyên tắc về trích lập và xử lý rủi ro như :
-Xử lý rủi ro trong giới hạn quỹ dự phòng rủi ro
-Không điều chỉnh giảm số nợ trong hồ sơ cho vay đối với phần nợ đãđược xử lý điều này có nghĩa là việc xử lý nợ bằng phương pháp này chỉ là
Trang 23việc tạm thời dùng quỹ dự phòng bù đắp để ổn định về tình hình tài chính củangân hàng mà không làmg thay đổi số nợ cũng như nghĩa vụ trả nợ của kháchhàng.
-Đảm bảo bí mật và tuyệt đối không được thông báo cho khách hàng đểtránh tình trạng khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng
-Ngân hàng tiếp tục theo dõi và có các biện pháp tích cực để thu hồi nợ
*Phạm vi đối tượng xử lý
Trong Quyết định 448/2000/QĐ-NHNN ngày 27/11/2000 có quy định
rõ về từng đối tượng được sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp như sau :
- Khách hàng là tổ chức bị phá sản giải thể và đã hoàn thành việc thanhtoán tài sản nhưng không đủ bù dắp khoản nợ
- Khách hàng vay vốn, người bảo lãnh, người được hưởng dịch vụthanh toán do nguyên nhân bất khả kháng không trả nợ được ngân hàng
- Những khoản nợ được Chính phủ cho phép xoá nợ nhưng chưa đượccấp nguồn vốn bù dắp
Hồ sơ thủ tục :
Xử lý nợ quá hạn bằng quỹ dự phòng rủi ro phải tuân theo quy định vềtrích lập và xử lý rủi ro theo Quyết định 448/2000/QĐ-NHNN ngày27/11/2000 bao gồm :
-Hồ sơ cho vay và thu hồi nợ, các giấy tờ khác có liên quan đến nhữngrủi ro do ngân hàng lập trong quá trình kiểm tra việc sử dụng vốn
-Hồ sơ xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, xiết nợ nếu là tài sản phát mại -Khế ước vay vốn
Ngoài ra hồ sơ cần có cần có thêm các loại giấy tờ :
-Quyết định tuyên bố phá sản của toà án hoặc quyết định giải thể của
cơ quan có thẩm quyền
-Đối với khoản nợ được Chính phủ cho phép xoá nợ thì phải có văn bảncủa Chính phủ cho phép xoá nợ
Hồ sơ sẽ được trìn lên hội đồng xử lý rủi ro xem xét và quyết định
Trang 243.8 Yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Trong một số trường hợp khách hàng hoạt động không có hiệu quả dù
đã cố gắng nhưng vẫn không có khả năng trả nợ ngân hàng thì cho dù ngânhàng có cố áp dụng các biện pháp xử lý nợ như đã nêu trên cũng không cókhả năng thu hồi nợ Khi đó ngân hàng phải yêu cầu Toà án tuyên bố phá sảndoanh nghiệp và tài sản còn lại của doanh nghiệp được xử lý để thanh toáncông nợ theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp ngày 15/6/2004
*Phạm vi áp dụng
Việc yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp chỉ áp dụng đối vớinhững doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán nợ mộtcách trầm trọng sau khi đã áp dụng mọi biện pháp tài chính cần thiết mà vẫnkhông có dấu hiệu phục hồi
*Thủ tục :
Theo Luật Phá sản doanh nghiệp ngày 15/6/2004 thì ngân hàng muốnyêu cầu Toà án tuyên bố doanh nghiệp phá sản để thu hồi nợ thì phải tuântheo thủ tục sau :
-Ngân hàng Thương mại làm đơn yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản đốivới doanh nghiệp Nội dung đơn yêu cầu được quy định tại Điều 13 Luật phásản doanh nghiệp ngày 15/6/2004
-Toà án kinh tế thuộc Toà án Nhân dân Tỉnh thụ lý đơn, xem xét vàquyết định
-Việc xử lý tài sản của doanh nghiệp được quy định tại Luật phá sảndoanh nghiệp
-Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp theo thứ tự :+Chi phí giải quyết phá sản
+Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội
+Nợ thuế, ngân sách nhà nước
+Nợ các chủ nợ khác
Trang 25Như vậy, sau khi tài sản còn lại của doanh nghiệp được dùng để chi trảphí giải quyết tại toà, khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, nợnhà nước nếu còn thì thanh toán đến các khoản nợ ngân hàng Nếu tài sản củadoanh nghiệp không đủ bù đắp khoản nợ thì ngân hàng sẽ dùng quỹ dự phòngrủi ro để bù đắp.
4 Đối với các khoản nợ quá hạn có dư nợ đến ngày 31/12/2000
Do tình hình nợ quá hạn tồn đọng tại các ngân hàng thương mại khácao và việc xử lý nợ gặp khó khăn Bởi vậy theo đề nghị của các ngân hàngthương mại về cơ cấu lại nợ xấu, lành mạnh tình hình tài chính, Thủ tướngChính phủ đã ra Quyết định 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ tại các ngân hàng thương mại Nợquá hạn có dư nợ đến ngày 31/12/2000 gọi tắt là nợ tồn đọng được xử lý theoquyết định này và các văn bản phát luật có liên quan bao gồm : nợ tồn đọng
có tài sản bảo đảm, nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còntồn tại đang hoạt động
4.1 Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm
* Nguyên tắc xử lý : Xử lý nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm phải hoàntoàn tuân thủ theo nguyên tắc chung về xử lý nợ tồn đọng được quy định tạiĐiều 1 Quyết định 149/2001/QĐ-TTg Việc xử lý nợ tồn đọng của các ngânhàng thương mại phải bảo đảm vững chắc; không tái diễn, không gây mất ổnđịnh hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế Phải cóbiện pháp tận thu nợ tồn đọng của ngân hàng để hạn chế tối đa tổn thất tài sảnquốc gia và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước
Ngoài ra việc xử lý nợ có tài sản bảo đảm còn phải tuân thủ theonguyên tắc riêng như phải tiến hành xử lý công khai, nhanh chóng, đúng phápluật
*Phạm vi xử lý
Trang 26Theo quy định tại khoản 3, Điều 1, Quyết định 149/20001/QĐ-TTgChỉ thị số 01/2002/CT-NHNN ngày 07/01/2002 của Thống đốc NHNN về xử
lý nợ quá hạn tại các NHTM
Tài sản bảo đảm của các khoản nợ tồn đọng được xử lý bao gồm :
-Tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản được toà ángiao cho ngân hàng theo bản án quyết định của toà án đã có hiệu lực thi hành
kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyềnđịnh đoạt của ngân hàng
-Tài sản bảo đảm nợ vay thuộc những vụ án được toà án phán quyếtnhưng chưa giao cho ngân hàng quản lý
-Tài sản có đầy đủ thủ tục pháp lý và không có tranh chấp
-Tài sản chưa được bán
*Cơ chế xử lý
Với đối tượng xử lý trên thì phải tuân theo cơ chế xử lý được quy địnhtại điểm 2.3 Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN.Cụ thể là các ngân hàng thươngmại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM được chủ động báncác tài sản bảo đảm nợ vay thộc quyền định đoạt của ngân hàng theo hìnhthức sau :
-Tự bán công khai trên thi trường theo hình thức bán đấu giá công khai -Bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá
-Bán cho công ty mua bán nợ nhà nước
+Tự bán công khai trên thị trường
Thủ tục bán công khai trên thị trường được quy định tại phần 2-Thông
tư liên tịch 02/2002/TTLT/NHNN-BTP ngày 5/2/2002 hướng dẫn thực hiệnquyết định 149
NHTM, công ty quản lý nợ có thẩm quyền quyết định đưa tài sản rabán đấu giá công khai, trực tiếp ký kết văn bản hoặc hợp đồng mua bán,chuyển nhượng tài sản, làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sửdụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng NHTM, công ty quản lý
Trang 27nợ thành lập hội đồng xử lý tài sản để tiến hành bán đấu giá công khai nhiệm
vụ quyền hạn của hội đồng xử lý tài sản
Thủ tục bán đấu giá công khai:
-Niêm yết, thông báo công khai việc bán tài sản tại trụ sở củaNHTM,công ty quản lý nợ nơi bán đấu giá và trên báo địa phương hoặc bảotrung ương 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, trước ngày tổ chức bán đấu giá
15 ngày Với nội dung thông báo là : loại tài sản, địa điểm đăng ký mua tàisản, bán tài sản, phương thức bán, giá khởi điểm, điều kiện đối với người mua
và các thông tin khác liên quan
Tổ chức trưng bày, cho xem tài sản hoặc hồ sơ về tài sản
-Lập biên bản danh sách người đăng ký mua hợp lệ, căn cứ vào ngàyđăng ký và khoản tiền đặt trước theo phần trăm giá khởi điểm Trừ trườnghợp tài sản là động sản có giá trị khởi điểm dưới 10 triệu đồng
-Tiến hành bán đấu giá do người điều hành bán đấu giá chủ trì
-Công bố kết quả bán đấu giá
*Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá
Thủ tục bán tài sản qua trung tâm bán đấu giá được quy định tại Phần II–Thông tư liên tịch 02/2002/TTLT/NHNN-BTP ngày 5/2/2002 hướng dẫnthực hiện quyết định 149
Theo quy định đây là việc bán đấu giá tài sản bảo đảm nhưng không doNHTM, công ty quản lý nợ trực tiếp đứng ra tổ chức bán đấu giá mà NHTM,công ty quản lý nợ uỷ quyền cho trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Theo
đó NHTM, công ty quản lý nợ trực tiếp ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tàisản với trung tâm dịnh vụ bán đấu giá Trung tâm dịnh vụ bán đấu giá thànhlập hội đồng xử lý tài sản, chỉ định người điều hành bán đấu giá theo thủ tụcbán đấu giácông khai
*Bán cho công ty mua bán nợ Nhà nước
Thực chất đây chỉ là quy định trên giấy tờ mà không thể áp dụng vì kể
từ đó đến nay Nhà nước chưa thành lập công ty mua bán nợ như quy định
Trang 28Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được dùng đểthanh toán nợ gốc, lãi, lãi quá hạn cho NHTM, công ty quản lý nợ tạm giữ vàthông báo cho người có tài sản bảo đảm hoặc cho cơ quan thi án nếu đó là tàisản bảo đảm được giao cho ngân hàng theo bản án, qyết định của toà án Nếu
số tiền thu được đó nhỏ hơn giá trị nợ tồn đọng thì NHTM xử lý phần chênhlệch đó bằng quỹ dự phòng rủi ro
Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay không thuộc quyền định đoạtcủa NHTM, công ty quản lý nợ như tài sản của những vụ án đã được toà phánquyết nhưng chưa giao tài sản cho ngân hàng, tài sản chưa đầy đủ thủ tụcpháp lý và chưa có tranh chấp thì NHTM báo cáo ngân hàng Nhà nước trìnhban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng xem xét yêu cầu toà án, cơ quanNhà nước có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý giao cho NHTM để cóthể tiến hành xử lý tài sản, thu hồi nợ
Đối với tài sản bảo đảm nợ vay chhưa bán được thì NHTM, công tyquản lý nợ và khai thác tài sản áp dụng các biện pháp như :Cải tạo, sửa chữanâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh,góp vốn, liên doanhbằng tài sản thu hồi nợ
4.2 Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không có đối tượng thu hồi nợ
Đây là khoản nợ đến nay không còn đối tượng để thu hồi nợ, các ngânhàng thương mại phải phân loại nợ,hoàn chỉnh hồ so để thu nợ trình Ban chỉđạo cơ cấu lại tài chính NHTM xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xem xétquyết định xử lý nợ theo nguyên tắc được quy định tại Điều 1 Quyết định149/2001/QĐ-TTg
Nguyên tắc xử lý:
Việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại phải bảo đảmvững chắc; không tái diễn, không gây mất ổn định hoạt động của hệ thốngngân hàng thương mại và nền kinh tế
Trang 29Phải có biện pháp tận thu nợ tồn đọng của các ngân hàng để hạn chế tối
đa tổn thất tài sản quốc gia và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước
Thủ tục xử lý
Với các khoản nợ tồn đọng không còn đối tượng để thu hồi nợ được xử
lý theo quy định tại Phần III- Công văn 174/NHNN-TÍN DụNG ngày21/2/2001 như sau:
- Đối với các khoản nợ chưa được xử lý khoanh nợ
Đối với các khoản nợ này thì ngân hàng lập hồ sơ đề nghị khoanh nợvới nội dung:
Tài liệu liên quan đến tư cách vay vốn, bao gồm một số các văn bảnsau:
+ Quyết định giải thể doanh nghiệp và phương án giải thể doanhnghiệp, báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp (nếu có)
+ Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp
+ Trong trường hợp khách hàng đã giải thể, tự giải thể nhưng do một sốđiều kiện cụ thể không có quyết định giải thể Phương án giải thể, báo cáothanh lý tài sản thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền
+ Các giấy tờ chứng minh người vay chết, mất tích có xác nhận củaUBND, cơ quan công an cấp xã, phường
+ Bản sao khế ước vay vốn hoặc giấy tờ chứng minh khách hàng còn
nợ ngân hàng
+ Biểu tổng hợp đề nghị xử lý nợ do ngân hàng lập có xác nhận củaUBND, chi nhánh NHNN tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi NHTM cótrụ sở Biểu tổng hợp đề nghị được lập theo mẫu quy định tại Công văn174/NHNN-TD ngày 21/2/2001 Hồ sơ do Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chínhNHTM lập, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khoanh nợ
- Đối với khoản nợ đã xử lý khoanh nợ
Trang 30Nợ tồn đọng đã xử lý khoanh nợ từ trước ngày 05/10/2001 thì phải bổsung thêm vào hồ sơ khoanh nợ văn bản chứng minh không còn đối tượng đểthu hồi nợ (nếu thiếu).
Ngân hàng tiếp tục áp dụng các biện pháp để xử lý thu hồi nợ Nếu vẫnkhông thu hồi được khoản nợ thì lập báo cáo trình lên Thủ tướng Chính phủ
đề nghị xoá nợ
Khoản nợ được xoá tại NHTM sẽ dùng ngân sách nhà nước để bù đắp,nếu thiếu thì NHTM lập biểu tổng hợp đề nghị xử lý nguồn bù đắp và báo cáoNHNN trình Thủ tướng xem xét quyết định
4.3 Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại đang hoạt động.
Đây là khoản nợ còn đối tượng để thu hồi, các ngân hàng thương mạiphân loại, lập hồ sơ để xử lý theo nguyên tắc sau :
-NHTM đánh giá lại các khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước để xácđịnh giá trị thực còn của phần nợ và xử lý theo hướng dẫn của Nhà nước đượcquy định tại Thông tư số 74/2002/TT-BTC ngày 09/09/2002
-Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, NHTMđược cơ cấu lại nợ bằng nhiều hình thức thích hợp như giãn nợ, miễn giảm lãi
Trang 31suất hoặc cho doanh nghiệp vay thêm Việc giãn nợ, miễn giảm lãi suất đượcthực hiện đúng theo quy định hiện hành.
NHTM sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trích lập hàng năm để xử lý nợkhông có tài sản bảo đảm và đối tượng thu hồi nợ còn đang tồn tại đang hoạtđộng
Các quy định pháp lý về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mạihiện nay được phân loại rõ ràng theo loại nợ có thời gian khác nhau Đối vớicác khoản nợ quá hạn phát sinh trước ngày 31/12/2000 được nhà nước đặcbiệt quan tâm ban hành những quy chế pháp lý rõ ràng, các biện pháp xử lý cụthể hơn tạo thế chủ động cho các ngân hàng thương mảitong việc xử lý nợquá hạn tồn đọng Đối với các khoản nợ quá hạn sau ngày 31/12/2000 ápdụng theo quy chế pháp lý hiện hành với rất nhiều các biện pháp xử lý khácnhau đối với các khoản nợ khác nhau
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ TẠI NHNo&PTNN CHI NHÁNH BẮC VĨNH YÊN.
1 Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên 1.1 Quá trình hình thành của NHNo&PTNN Bắc VĨnh Yên.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT), mộttrong Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu hiện nay Được thành lập từtháng 3/1988 trên cơ sở Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay làChính phủ), sau 18 năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thốngngân hàng, NHNo&PTNN đã có sự phát triển khá mạnh mẽ, với tổng tài sảntrên 220 ngàn tỷ đồng Đặc biệt trong những năm qua, thực hiện Đề án tái cơcấu 10 năm (2001-2010) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, NHNo&PTNN
đã có những đổi mới theo hướng một ngân hàng thương mại hiện đại và đãđạt được những kết quả to lớn, tạo nên những điểm mạnh khi bước vào hộinhập
NHNo&PTNN với năng lực tài chính tăng khá nhanh và vững chắc.Trong 5 năm qua, nhờ sự ủng hộ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và BộTài chính, vốn điều lệ đã tăng 3 lần (từ 2.200 tỷ đồng lên trên 6.500 tỷ đồng,xấp xỉ 450 triệu USD) Theo lộ trình đã được Chính phủ duyệt, các biện pháptăng vốn sẽ được áp dụng mạnh hơn (Nhà nước cấp, tự phát hành trái phiếu,vay nước ngoài dài hạn…), phấn đấu cuối năm 2007, đạt mức an toàn theotiêu chuẩn quốc tế (Vốn điều lệ /Tổng tài sản có rủi ro =8%).Nợ tồn đọng đếncuối năm 2000, trên 5000 tỷ đồng, thời điểm trước khi bước vào thực hiện Đề
án tái cơ cấu đã giải quyết được cơ bản.Từ năm 2001-2006, NHNo&PTNN đãtrích lập quỹ dự phòng rủi ro 12.774 tỷ đồng, trong đó năm 2006 trích lậpđược 4.082,1 tỷ đồng, bù đắp không những khoản rủi ro mới phát sinh mà cảnhưng khoản rủi ro tiềm ẩn từ những khoản vay có tính chất chính sách, vàchỉ định trong cơ chế tín dụng bao cấp từ các năm trước như : mía đường, bãolụt …
Trang 33Năm 2005 là năm đầu tiên NHNo&PTNN có lãi theo kế toán Quốc tế(IAS) Nếu theo kế toán Việt Nam (VNS) thì NHNo&PTNN liên tục có lãi từnăm 1993 Như vậy, trong 1,2 năm tới, với tổng tài sản gần 16 tỷ đô la Mỹ, tỷ
lệ vốn an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế, bảng cân đối tài chính khá lành mạnh,NHNo&PTNN sẽ có năng lực tài chính tối thiểu cần thiết so với các ngânhàng thương mại trong khu vực NHNo&PTNT Việt Nam có tư cách phápnhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, hoạt động theo luật Tổ chức tín dụng,
có trụ sở chính đặt tại số 2 phố Láng Hạ, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội,gọi tắt tên tiếng Anh là Agribank, viết tắt VBARD NHNo&PTNT Việt Namdần chiếm vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nôngnghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với các hoạtđộng kinh doanh đa năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại,tiên tiến, tiện ích cho mọi khách hàng trong và ngoài nước Trong bối cảnh
đó, chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên đã ra đời để phục vụ cho mụctiêu chung của NHNo&PTNT Việt Nam
Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên được thành lập theo quyếtđịnh số 104/QĐ-NHNo&PTNT-02 ngày 16/2/1996 của Tổng giám đốcNHNo&PTNT Việt Nam Có trụ sở nằm trên đường Hùng Vương - ĐồngTâm - Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên là đạidiện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạch toán kinh tế nội bộ, có bảng cân đốitài khoản, hoạt động theo luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, và theođiều lệ qui chế của NHNo&PTNT Việt Nam
Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên là một ngân hàng cấp II trựcthuộc tỉnh, có nguồn vốn chủ sở hữu là 3.016 triệu đồng, nguồn vốn huy động
là 58 tỷ đồng, dư nợ cho vay bình quân 76 tỷ đồng (số liệu năm 2006) Mụctiêu kinh doanh của ngân hàng là an toàn hiệu quả, phấn đấu trở thành ngânhàng loại I ngân hàng đứng hàng đấu trong tỉnh, vì sự thành đạt của khách hàng
và mọi doanh ngiệp dựa trên việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngânhàng đúng theo chính sách, pháp luật của nhà nước Cho đến nay NHNo&PTNT
Trang 34Bắc Vĩnh Yên đã nhanh chóng bắt kịp với những biến động của thị trường vàthực hiện đúng chức năng của một ngân hàng thương mại, trở thành ngân hàngkinh doanh lớn có hiệu quả, có đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế,nhất là kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Vĩnh Phúc Từ một ngân hàng bé nhỏ cả
về mạng lưới, về quy mô nguồn vốn dư nợ và nguồn tài chính đến nay chi nhánhNHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên đã là hệ thống rất phát triển về mọi mặt của lĩnhvực hoạt động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động, xu hướng phát triểnvững chắc, ổn định, thành quả của NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên đã khẳng địnhquyết tâm trong chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo, sự phấn đấu không mệt mỏicủa tập thể nhân viên, tin tưởng thời gian tới sự nghiệp của chi nhánhNHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên sẽ tốt đẹp
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên.
1.2.1.Chức năng:
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàntheo phân cấp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- Tổ chức và điều hành kinh doanh, quản lý và kiểm tra, kiểm toán nội
bộ theo uỷ quyền của Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh
- Thực hiện các chức năng khác theo sự uỷ quyền của giám đốcNHNo&PTNT tỉnh
1.2.2 Nhiệm vụ:
* Huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn,tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tếtrong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thựchiện các hình thức huy động vốn khác theo các quy định của NHNo&PTNT
Trang 35- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính Phủ, chínhquyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theoquy định của Ngân Hàng Nông Nghiệp
- Được phép vay vốn của các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước khiTổng giám đốc NHNo&PTNT cho phép
* Cho vay:
- Cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng); cho vay trung hạn (từ 2 – 3 năm);cho vay dài hạn (từ 3- 5 năm) bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với tổchức kinh tế
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với
cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế
* Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ,thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lýngoại hối của Chính Phủ, ngân hàng Nhà Nước và ngân hàng Nông Ngiệp
* Kinh doanh dịch vụ thu, chi tiền mặt; dịch vụ thẻ tín dụng; nhận cấtgiữ chiết khấu các loại giấy tờ có giá trị được bằng tiền
* Cân đối điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánhNHNo&PTNT trực thuộc địa bàn
* Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy địnhcủa NHNo&PTNT
* Làm dịch vụ ngân hàng phục vụ người nghèo
* Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đạo tạo, thi đua khen thưởng vàphân cấp uỷ quyền của ngân hàng Nông Ngiệp
* Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ chế định,nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của ngân hàng Nông Ngiệp
* Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quychế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của nhà nước, ngành ngân hàng và ngânhàng nông nghiệp có liên quan đến hoạt động của các chi nhánhNHNo&PTNT
Trang 36* Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tíndụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh củangân hàng Nông Nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địaphương.
* Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theoyêu cầu đột xuất của tổng giám đốc NHNo&PTNT
* Thực hiện các nhiệm vụ khác được tổng giám đốc ngân hàng giao
1.2.3 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên
Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên trực thuộc NHNo&PTNT tỉnhVĩnh Phúc, là một trong 3 ngân hàng cấp II trực thuộc tỉnh
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng như sau:
Ban giám đốc gồm một giám đốc và một phó giám đốc (phụ tráchkinh doanh, phụ trách tài chính, kho quỹ và phụ trách kiểm soát)
Phòng tín dụng là một bộ phận quan trọng của chi nhánh, bao gồm 5người, phòng tín dụng trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán
và ngân quỹ
Phòng tíndụng
GIÁM ĐỐC