1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

74 667 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 714 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện hiện nay, khi khu vực hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xuhướng phổ biến thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi,giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh gay gắt, khốc liệt Để có thểvực dậy và phát triển một nền kinh tế với một cơ sở hạ tầng yếu kém về mọi mặt, đểcó thể thắng được trong cạnh tranh, chúng ta cần có rất nhiều vốn Kênh dẫn vốntrong nước quan trọng nhất cho nền kinh tế là hệ thống ngân hàng Để có thể thu hútđược nhiều vốn thì một trong những điều cần phải làm là làm tốt công tác tạo đầura, tức là cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Tín dụng Ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế Nghiệpvụ này không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ýnghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng.Chính vì vậy, làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều màtrước đây, bây giờ và sau này đều được các nhà quản lý Ngân hàng, các nhà chínhsách và các nhà nghiên cứu quan tâm.

Với ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Hoạt động tín dụngtrong những năm gần đây là khá tốt, dư nợ qua các năm tăng cao, tỷ lệ nợ quá hạngiảm Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, cung nhưkết quả hoạt động tín dụng vẫn chưa cao như mong muốn Trước xu thế hội nhập vàcạnh tranh, ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng.

Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chấtlượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải ViệtNam” nhằm mục đích đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn, góp

phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụngtại ngân hàng Hàng Hải Việt Nam.

Hoạt động tín dụng bao gồm nhiều hoạt động như chiết khấu, bảo lãnh, chothuê, cho vay… Nhưng trong chuyên đề này, em chỉ đề cập tới chất lượng tín dụngở góc độ cho vay.

Trang 2

Bản chuyên đề được chia làm 3 chương:

Chuơng 1: Ngân hàng thương mại và chất lượng tín dụng của ngân hàngthương mại.

Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng tại ngânhàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.

Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngânhàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.

Trang 3

CHUƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHẤT LƯỢNGTÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

I Những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại.

1 Khái quát về ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Thương mại (NHTM) là tổ chức tài chính trung gian có vị tríquan trọng nhất trong nền kinh tế, nó là một loại hình doanh nghiệp kinh doanhtrong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của Hộiđồng Nhà nước xác định: "Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ màhoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệmhoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làmphương tiện thanh toán".

Như vậy NHTM làm nhiệm vụ trung gian tài chính đi vay để cho vay qua đóthu lời từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, nó thực sự là một loại hìnhdoanh nghiệp dịch vụ tài chính, mặc dù giữa NHTM và các tổ chức tài chính trunggian khác rất khó phân biệt sự khác nhau, nhưng người ta vẫn phải tách NHTM rathành một nhóm riêng vì những lý do rất đặc biệt của nó như tổng tài sản có củaNHTM luôn là khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, hơn nữakhối lượng séc hay tài khoản gửi không kì hạn mà nó có thể tạo ra cũng là bộ phậnquan trọng trong tổng cung tiền tệ M1 của cả nền kinh tế Cho thấy NHTM có vị trírất quan trọng trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế quốc dân.

2 Nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại.

Các NHTM có 3 loại nghiệp vụ chính, đó là nghiệp vụ huy động vốn, nghiệpvụ sử dụng vốn và nghiệp vụ trung gian (thanh toán hộ khách hàng).

2.1 Nghiệp vụ huy động vốn

Đây là nghiệp vụ huy động tạo nguồn vốn dùng cho các hoạt động của ngânhàng, bao gồm các nguồn vốn sau:

2.1.1 Nguồn vốn tự có, coi như tự có và vốn dự trữ

- Vốn điều lệ: Đây là số vốn ban đầu được hình thành khi NHTM được thànhlập, nó có thể do Nhà nước cấp đối với NHTM quốc doanh, có thể là vốn đóng gópcủa các cổ đông đối với NHTM cổ phần, có thể là vốn góp của các bên liên doanhđối với NHTM liên doanh, hoặc vốn do tư nhân bỏ ra của NHTM tư nhân Mức

Trang 4

vốn điều lệ là bao nhiêu tuỳ theo quy mô của NHTM được pháp lệnh quy định cụthể

- Vốn coi như tự có: bao gồm lợi nhuận chưa chia, tiền lương chưa đến kỳthanh toán, các khoản phải nộp nhưng chưa đến hạn nộp, các khoản phải trả nhưngchưa đến hạn trả

- Vốn dự trữ: Vốn này được hình thành từ lợi nhuận ròng của ngân hàngđược trích thành nhiều quỹ trong đó quan trọng nhất là quỹ dự trữ và quỹ đề phòngrủi ro, được trích theo quy định của ngân hàng trung ương.

2.1.2 Nguồn vốn quản lý và huy động

Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nguồn vốn của ngânhàng Đây là tài sản của các chủ sở hữu khác, ngân hàng có quyền sử dụng có thờihạn cả vốn lẫn lãi Nó bao gồm các loại sau:

- Tiền gửi không kỳ hạn của dân cư, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế Nócó mục đích chủ yếu là để bảo đảm an toàn tài sản và giao dịch, thanh toán khôngdùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông

- Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư, doanh nghiệp và các tổ chức khác Đây làkhoản tiền gửi có thời gian xác định, về nguyên tắc người gửi chỉ được rút tiền khiđến hạn, nhưng thực tế ngân hàng cho phép người gửi có thể rút trước với điều kiệnphải báo trước và có thể bị hưởng lãi suất thấp hơn Mục đích của người gửi chủ yếulà lấy lãi

- Tiền gửi tiết kiệm: đây là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vàongân hàng nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ Có 2 hình thức: một là, tiền gửitiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể ký thác nhiều lần và rútra theo nhu cầu sử dụng và không cần báo trước; hai là, tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn, là tiền gửi đến kỳ mới được rút

- Tiền phát hành trái phiếu, kỳ phiếu theo mức cho phép của Ngân hàng Nhànước Trái phiếu, kỳ phiếu có thời hạn cụ thể và chỉ đến thời hạn đó mới được thanhtoán Hình thức kỳ phiếu thường được áp dụng theo 2 phương thức, một là: pháthành theo mệnh giá (người mua kỳ phiếu trả tiền mua theo mệnh giá và được trảcả gốc lẫn lãi khi đến hạn); hai là: phát hành dưới hình thức chiết khấu (người muakỳ phiếu sẽ trả số tiền mua bằng mệnh giá trừ đi số tiền chiết khấu và sẽ được hoàntrả theo đúng mệnh giá khi đến hạn)

Trang 5

2.1.3 Vốn vay

Bao gồm vốn vay của ngân hàng trung ương dưới hình thức tái chiết khấuhoặc cho vay ứng trước, vay ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức tín dụng khácvà các khoản vay khác trên thị trường như: phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hànhhợp đồng mua lại, phát hành giấy nợ phụ, các khoản vay USD ngoài nước Vớinguồn vốn này NHTM có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả và hoàn trả đúng hạn cảvốn lẫn lãi

2.1.4 Các nguồn vốn khác

Bao gồm các nguồn vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu tư.Vốn này để cho vay theo các chương trình, dự án xây dựng cơ bản tập trung củaNhà nước hoặc trợ giúp cho đầu tư phát triển những chương trình dự án có mục tiêuriêng

2.2 Nghiệp vụ có

Đây là những nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn của mình để thực hiện kinhdoanh tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng

2.2.1 Nghiệp vụ ngân quỹ

- Tiền két: tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ Nhu cầu dự trữ tiền két caohay thấp phụ thuộc vào môi trường nơi ngân hàng hoạt động và thời vụ.

- Tiền dự trữ: gồm tiền dự trữ bắt buộc là số tiền bắt buộc phải giữ lại theotỷ lệ nhất định so với số tiền khách hàng gửi được quy định bởi ngân hàng trungương; tiền dự trữ vượt mức là số tiền dự trữ ngoài tiền dự trữ bắt buộc; và tiền gửithanh toán tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng đại lý, tiền gửi loại này đượcsử dụng để thực hiện các khoản thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng khikhách hàng tiến hành các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt như séc, uỷnhiệm chi, thẻ thanh toán

2.2.2 Nghiệp vụ cho vay và đầu tư

- Nghiệp vụ cho vay: hoạt động cho vay rất đa dạng và phong phú, nó là hoạtđộng quan trọng nhất, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng và có tỷ lệ sinh lợicao nhất của các NHTM, nó gồm các loại hình sau:

+ Tín dụng ứng trước: đây là thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợpđồng tín dụng, trong đó khách hàng được sử dụng một mức cho vay trong một thờihạn nhất định Có 2 loại là: ứng trước có bảo đảm như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh;ứng trước không bảo đảm là việc cho vay chỉ dựa trên uy tín của khách hàng

Trang 6

+ Thấu chi (tín dụng hạn mức): là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệtđược thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được phép sửdụng dư nợ trong một giới hạn và thời hạn nhất định trên tài khoản vãng lai

+ Chiết khấu thương phiếu: khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữuthương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá củathương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí

+ Bao thanh toán: là nghiệp vụ đi mua lại các khoản nợ của doanh nghiệpnào đó để rồi sau đó nhận các khoản chi trả của yêu cầu đó

+ Tín dụng thuê mua: là hình thức tín dụng trung và dài hạn được thực hiệnthông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, động sản và bất động sản khác Khi hếthạn thuê bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó.

+ Tín dụng bằng chữ ký: gồm tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ và tíndụng bảo lãnh

+ Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu tiêudùng của dân cư, có 2 loại: một là, tín dụng tiêu dùng trực tiếp là việc ngân hàngcho vay trực tiếp khách hàng để tiêu dùng Hai là, tín dụng tiêu dùng gián tiếp làviệc ngân hàng mua các phiếu mua bán hàng từ những người bán lẻ hàng hoá, tức làhình thức tài trợ bán trả góp của NHTM

- Nghiệp vụ đầu tư: NHTM dùng vốn để kinh doanh bất động sản, góp vốnliên doanh và kinh doanh chứng khoán Trong đó đầu tư vào chứng khoán là mộthình thức khá phổ biến, nó mang lại thu nhập cho ngân hàng, nâng cao khả năngthanh khoản (vì chứng khoán rất đa dạng, nhiều thể loại và có tính thanh khoảncao) NHTM có thể mua chứng khoán ngắn hạn của Chính phủ, nó vừa tăng thunhập cho ngân hàng, vừa góp phần cân bằng thu chi ngân sách thường xuyên.NHTM còn được phép mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp tham gia vàoviệc thành lập và quản lý các doanh nghiệp Tuy nhiên NHTM chỉ được đầu tưchứng khoán có giới hạn không được để hoạt động này lấn át hoạt động cho vay.

Nghiệp vụ đầu tư đã giúp cho ngân hàng có thể đa dạng hoá các hoạt độngkinh doanh của ngân hàng nhằm phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh của ngân hàng đồng thời khai thác và sử dụng tối đa nguồn vốn đã huyđộng

2.3 Nghiệp vụ trung gian

Ở đây ngân hàng thực hiện nhiệm vụ phục vụ khách hàng, thực hiện cácnhiệm vụ theo sự uỷ thác của khách bao gồm:

Trang 7

- Nghiệp vụ thanh toán: ngân hàng là một trung tâm thanh toán không bằngtiền mặt, nó thanh toán dưới các hình thức: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tíndụng, thẻ thanh toán, ngân phiếu thanh toán

- Nghiệp vụ thu hộ: ngân hàng thay mặt khách hàng nhận tiền theo cácchứng khoán khác nhau như séc, kỳ phiếu, các chứng từ hàng hoá và chứng khoáncó giá

- Nghiệp vụ thương mại: ngân hàng mua hộ hoặc bán hộ khách hàng, hànghoá ở đây chủ yếu là các chứng khoán

- Nghiệp vụ phát hành chứng khoán: đây là một nghiệp vụ quan trọng vàngày càng phát triển Các công ty cổ phần, các doanh nghiệp muốn phát hành chứngkhoán có giá trị như cổ phiếu, kỳ phiếu đầu tư có mục đích nhằm thu hút vốn đểtăng nguồn vốn, hay khi Nhà nước phát hành công trái thì thường nhờ các ngânhàng, thông qua NHTM làm trung gian tiêu thụ các chứng khoán đó và được nhậnsố tiền thù lao theo tỷ lệ quy định từ người phát hành

- Nghiệp vụ uỷ thác: làm theo các uỷ thác của khách hàng như bảo quản tàisản( đá quý, chứng khoán ), khách hàng phải trả lệ phí cho việc bảo quản; thựchiện các uỷ nhiệm về chuyển quyền thừa kế tài sản: khách hàng nhờ ngân hàng thựchiện các di chúc sau khi họ qua đời.

3 Vai trò của ngân hàng thương mại.3.1 Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế.

Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa đượcsử dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ralưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay vàcó những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh Nhưng những chủ thể nàykhông quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa đượclưu thông Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từngười muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay.

Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhànrỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốncủa nền kinh tế để sản xuất kinh doanh Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênhlệch có được nó sẽ duy trì hoạt động của mình.

Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổphiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư;

Trang 8

chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếucông ty…

3.2.Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiệnthanh toán.

Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản haychi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản Khi các khách hàng gởi tiền vào ngân hàng,họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cáchnhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn, ở mọi địaphương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví dụ:chi phí lưu thông, vận chuyển, bảo quản…)

Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông vàđộc quyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán ) đã tiếtkiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn,thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa Ở các nước phát triển phần lớn thanh toánđược thực hiện qua sec và được thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngânhàng thương mại Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanhnghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thựchiện các nghiệp vụ cho vay.

Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thức chuyểntiền bằng đện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không sửdụng sec ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng Họ thanh toán bằng cách nốimạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực hiệnchuyển vốn từ tài khoản người này sang người khác một cách nhanh chóng.

3.3 Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp.

Vào cuối thế kỉ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngânhàng không còn họat động riêng lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàngtrung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của các ngân hàng.Các ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống các NHTMđã tạo ra bút tệ thay cho tiền mặt.

Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanhtóan trong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trungương mỗi nước Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờchúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy

Trang 9

định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thìquá trình tạo thành tiền như sau:

Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Thanh toán chovay mới

Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000 Khoản tiền cho vay đó được đưa đếnngười vay, người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họphải chịu lãi một cách vô ích, họ dùng tiền đó chi trả các khoản Và số tiền đó đếntay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngânhàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000 Dự trữ bắt buộc là 10%, sốtiền có thể cho vay là 810.000 Số tiền này được cho người cần vay vay, người chovay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền đượctrả gửi vào ngân hàng C Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000 Vàcứ như thế tiếp tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0 Người ta tính đượcrằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dựtrữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000 Và do cách thức này mà tiềnđã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp.

II Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.

1 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển,tất yếu phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động Trong các yếu tố như:chất lượng, giá cả mà doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường, thì chất lượnglà yếu tố quan trọng nhất Chất lượng được nâng cao đảm bảo thoả mãn nhu cầu củakhách hàng cả về chất lượng và giá cả, tạo điều kiện nâng cao khả năng chiếm lĩnhthị trường của doanh nghiệp Chất lượng được các nhà kinh tế định nghĩa bằngnhiều cách Chất lượng là “sự phù hợp với mục đích sử dụng”, là “một trình độđược dự kiến trước về độ đồng đều và sự tin cậy với chi phí thấp nhất và phù hợp

Trang 10

với thị trường” hoặc “chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụnhằm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng”.

Với cách đề cập như vậy, thì chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu củakhách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng và phù hợp với sự pháttriển kinh tế xã hội Để có thể hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng, ta xem xét sự thểhiện chất lượng tín dụng trên các khía cạnh sau:

-Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ số tiền màNgân hàng cho vay phải có lãi xuất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi,thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.

-Đối với Ngân hàng thương mại: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạmvi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng vàđảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn vàcó lãi Đối với một ngân hàng nhỏ thì nên cấp tín dụng với mức độ và trong phạm vinhất định để thoả mãn một cách tốt nhất khách hàng của mình.

-Đối với Chính phủ, với sự phát triển kinh tế xã hội: Chất lượng tín dụngđược thể hiện ở việc tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phầngiải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúcđẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăngtrưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.

2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thươngmại.

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động theo các quy luậtkhách quan như: Quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh Cácdoanh nghiệp để có thể đứng vững trên thương trường thì cần phải có vốn để đầu tưvà tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn tối ưu để doanh nghiệp có thểkhai thác Như vậy, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tăngtrưởng kinh tế và góp phần điều hành nền kinh tế thị trường.

Cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại vìhoạt động tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế:

-Thứ nhất: Tín dụng ngân hàng làm tăng hiệu quả kinh tế Các doanh nghiệphoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu và vốn vay Một trongnhững nguồn để vay là từ ngân hàng, đó là nguồn tài trợ hiệu quả bởi vì nó thoảmãn nhu cầu vốn về số lượng và thời hạn Hơn nữa, để có thể vay vốn được từ ngânhàng thì các doanh nghiệp cần phải nâng cao uy tín của mình đối với ngân hàng,

Trang 11

đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng Muốn vậy, trong các dự án kinh doanh củamình, doanh nghiệp phải chọn dự án có mức sinh lãi cao nhất Để các dự án khả thi,doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường khai thác thông tin để định lượng hoạt độngkinh doanh của mình sao cho có hiệu quả Điều đó làm tăng hiệu quả kinh tế của dựán, phương án.

Mặt khác, một trong những quy định tín dụng của ngân hàng là khâu giámsát sử dụng vốn vay Với việc giám sát này của ngân hàng, bắt buộc doanh nghiệpphải sử dụng vốn vay đúng mục đích, phải nhạy bén với những thay đổi của thịtrường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó, vai trò tư vấn củacán bộ tín dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được những khó khăn, vượtqua khó khăn để đứng vững, điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

-Thứ hai: Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục củanguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế tạo cơ chế phânphối vốn một cách có hiệu quả Do đặc điểm tuần hoàn vốn nên trong quá trình sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn có sự không ăn khớp về thời gian vàkhối lượng giữa lượng tiền cần thiết để dự trữ vật tư hàng hoá cho quá trình sản xuấtkinh doanh trước đó Vì vậy, luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có lúc thừa, cólúc thiếu vốn Nguồn vốn doanh nghiệp tạm thời nhàn rỗi cùng với các nguồn tiếtkiệm từ dân cư, nguồn kết dư từ ngân sách được ngân hàng thương mại huy độngvà sử dụng để đầu tư cho các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn, cho nhu cầutiêu dùng tạm thời vượt quá thu nhập của dân chúng, cũng như cho nhu cầu chi củangân sách nhà nước khi chưa có nguồn thu Thông qua cơ chế sàng lọc, giám sátNgân hàng thương mại sẽ chỉ cho vay các dự án có tính khả thi cao, khả năng thuhồi vốn lớn Điều này tạo nên một cơ chế phân phối vốn hiệu quả.

-Thứ ba: Tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ các chiến lược kinh tế và cácchính sách tiền tệ Một trong những đặc điểm quan trọng của ngân hàng thương mạilà khả năng tạo tiền thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán Khi nhà nướcmuốn tăng khối lượng tiền cung ứng thì Ngân hàng nhà nước có thể tăng hạn mứctín dụng của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế và ngược lại Do vậythông qua hình thức tín dụng ngân hàng nhà nước có thể kiểm soát được khối lượngtiền cung ứng trong lưu thông.

-Thứ tư: Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quanhệ giao lưu kinh tế quốc tế Trước xu thế quốc tế hoá, sự giao lưu kinh tế giữa cácnước luôn được đặt ra Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ có

Trang 12

quan hệ mua bán với các thành phần khác trong nền kinh tế mà còn có những quanhệ xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp nước ngoài Ngân hàng thương mại có thểthúc đẩy mối quan hệ này thông qua hình thức bảo lãnh, cho vay đối với cácdoanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế.

3 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.3.1 Chỉ tiêu định tính.

Tín dụng là một trong những hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho cácNHTM, song không phải tất cả các NHTM đều thực hiện tốt hoạt động này Một sốngân hàng gặp khó khăn trong việc không thể tìm được dự án thích hợp cho vayhoặc gặp khó khăn trong việc huy động vốn Vì vậy việc xem xét chất lượng hiệuquả tín dụng là hết sức cần thiết, nó giúp ngân hàng có thể đánh giá lại hoạt độngcho vay của mình từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, thiếusót và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay.

Để đánh giá chất lượng tín dụng , đứng trên giác độ là một nhà ngân hàngchúng ta phải xem xét cả những chỉ tiêu về mặt định tính và mặt định lượng Về mặtđịnh tính, các chỉ tiêu được thể hiện qua một số khía cạnh sau.

-Chất lượng tín dụng được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầucủa khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời,an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh củakhách hàng.

-Những ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, cơ sở vật chất trang thiết bịtốt, đồng thời ngân hàng tham gia vào nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hoávà không ngừng ứng dụng các dịch vụ ngân hàng mới Ngân hàng có tổng nguồnvốn huy động lớn, ổn định có lượng khách hàng vay đông đảo chứng tỏ ngân hàngcó uy tín.

-Ngoài ra chất lượng tín dụng còn được xem xét thông qua tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của ngânhàng trên địa bàn hoạt động.

Trang 13

năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viênthấp Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụngcàng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng màngân hàng phải gánh chịu.

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín củaNgân hàng đối với doanh nghiệp Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh với thịphần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngânhàng là cao hay thấp

Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ Phântích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vaytheo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng Kết cấu dư nợ khi so vớikết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất.

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảokhi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàngđúng hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngânhàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuốinăm.

Nợ quá hạnTỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tốquan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng Khi một khoản vay khôngđược trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bịchuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường Trên thực tế, phầnlớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn Như vậy,tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinhdoanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức làtỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp.

Mặt khác, để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu này người ta chia tỷ lệ nợ quáhạn ra làm hai loại:

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi

Trang 14

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi =

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồiTỷ lệ nợ quá hạn không =

có khả năng thu hồi Nợ quá hạn

Hai chỉ tiêu này cho chúng ta biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợquá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi Dovậy sử dụng thêm chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng.

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng nămđể đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việcđáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quay vốn tíndụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham giavào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Với một số vốn nhất định, nhưngdo vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn chocác doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vựckhác Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càngtốt, chất lượng tín dụng càng cao.

- Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng.

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lạimột khoản thu nhập cho ngân hàng Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thuchủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏcác khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ antoàn của nguồn vốn cho vay.

Lãi từ hoạt động tín dụngThu nhập từ hoạt động tín dụng =

Tổng thu nhập

Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duytrì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì

Trang 15

tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa Chất lượng tín dụng được nâng caochỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

- Chỉ tiêu doanh số cho vay.

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàngđối với nền kinh tế Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động chovay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm.

- Chỉ tiêu các thông số quy định.

Ngoài các chỉ tiêu trên thì chất lượng tín dụng còn được đánh giá thông quaviệc đảm bảo các quy chế thể lệ tín dụng như cho vay một khách hàng, hệ số antoàn vốn tối thiểu 8%.

+ Giới hạn cho vay một khách hàng: Để đảm bảo khả năng thanh toán, bất cứmột Ngân hàng thương mại nào cũng chỉ được cấp tín dụng cho một khách hàngkhông quá 15% vốn tự có.

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( hệ số Cook ): Tỷ lệ này cho biết một đồng vốntự có bảo vệ cho bao nhiêu đồng tài sản có rủi ro của Ngân hàng thương mại Nóđược tính bằng công thức sau:

Vốn tự cóTỷ lệ an toàn vốn tối thiểu =

Tài sản có rủi ro quy đổi

+ Dư nợ của một khách hàng không quá 10% vốn điều lệ và các quỹ Trênđây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng Dựa vào các chỉ tiêu đóta có thể nhận định được chất lượng tín dụng ngân hàng cao hay thấp Tuy nhiênchất lượng tín dụng còn chịu tác động của các nhân tố khác.

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn.

Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xétđánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàngcũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa Trên cơ sở đó, các ngân hàng thươngmại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình Từ đó, có thể quyết địnhquy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toànvốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể.

Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức:Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng vốn =

Trang 16

Tổng vốn huy động- Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay.

Về nguyên tắc, nguồn trả nợ cho ngân hàng chính là tiền bán hàng ( với tíndụng ngắn hạn ), là khấu hao tài sản cố định của tài sản cố định được đầu tư bằngnguồn vốn vay đó, lợi nhuận sau thuế có thể từ tài sản đó hoặc tất cả hoạt động sảnxuất kinh doanh ( đối với tín dụng trung và dài hạn ).

Tuy vậy, có nhiều trường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả, sản xuất kinhdoanh thua lỗ, phá sản nên người vay phải bán tài sản thế chấp ( có thể do tựnguyện hoặc bắt buộc ) để trả nợ Ngân hàng Tỷ lệ này được xác định như sau:

Số tiền thu nợ do bán tài sản thế chấp

Tỷ lệ thanh toán nợ do = 100%bán tài sản của người vay Tổng doanh số thu nợ

3.3 Chỉ tiêu rủi ro tín dụng.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụngvà các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả Việc hoàn trả được nợ gốctrong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, cònviệc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trênthị trường Do đó, có thể xem rủi ro tín dụng cũng là rủi ro kinh doanh nhưng đượcxem xét dưới góc độ của ngân hàng.

Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay vàngười đi vay Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không giancụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môitrường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng Rủi rotín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân kháchquan Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyênnhân chủ quan.

3.3.1 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan.

Trang 17

3.3.1.1 Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định.

- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới:Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệpvà công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyênliệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thếgiới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.

Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bịkhống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung Ngành thủy sảncũng gặp nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá vừa qua.

Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương khôngkém Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới Việc tăng giáphôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sảnxuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm

- Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế:

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu giatăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp,những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ vàquy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranhcủa các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhậpkinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặpphải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chínhlớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút

- Sự tấn công của hàng nhập lậu:

Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phứctạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu vớihàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn trànlan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngânhàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này Các mặt hàng kim khí điện máy, gạchmen, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm,… là những ví dụ tiêu biểu cho tìnhhình hàng lậu ở nước ta.

- Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủnghoảng thừa về đầu tư trong một số ngành:

Trang 18

Nền kinh tế thị trường thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinhdoanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành khôngđem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngànhkhác và đây cũng là một hiện tượng khách quan Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua,sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quyhoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lựctrong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước Điềunày dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủnghoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.

3.3.1.2 Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi.

- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chínhphủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luậthướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuy nhiên,luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hếtsức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản vềviệc cưỡng chế thu hồi nợ Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợpkhách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay Trênthực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế,không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộckhách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tàisản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quyđịnh khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sảntồn đọng.

- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:

Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàngvà đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng Năng lựccán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụkinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp Nội dung vàphương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới Vai trò kiểm toánchưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu.Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thịtrường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu Thanh tra ngân hàng còn hoạt động mộtcách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và

Trang 19

phòng ngừa rủi ro và vi phạm Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiềubất cập Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh traNHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảyra rồi mới can thiệp Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một sốNHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thốnglẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lýsớm hơn.

- Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập:

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanhnghiệp và ngân hàng Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đãhoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đángkhích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụngnhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập vàhiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật.

3.3.2 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan.

3.3.2.1 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay:

Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinhdoanh cụ thể, khả thi Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ýlừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên những vụ việc phátsinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấuđến các doanh nghiệp khác.

- Khả năng quản lý kinh doanh kém:

Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đaphần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạnđổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kếtoán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quảnlý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi màlẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nơ so với vốn tự có cao là đặc điểmchung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ,chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủnghiêm chỉnh và trung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp

Trang 20

cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất Khi cán bộngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do cácdoanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực Đây cũng là nguyênnhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuốicùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

3.3.2.2 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay.

- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng:

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nónhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểmtra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinhdoanh Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngânhàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệthống “thắng” của cỗ xe tín dụng Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống nàycàng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi rovốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.

- Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTMđều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơvay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiềnngân hàng.

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấnđề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm,nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùngnguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:

Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩmđịnh trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khicho vay Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cáchchủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệmquan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung Việctheo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra tronghợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinhdoanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh Tuy nhiên trong thời gian qua cácNHTM chưa thực hiện tốt công tác này Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại

Trang 21

gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tinquản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp đượckịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.

- Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệuquả:

Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nóicách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là khôngthể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủiro Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khikhách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng Trong quản trị tài chính, khả năng trảnợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó Nếu do sựthiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàngđến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừamột ngân hàng nào.

Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay,vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xácđể các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý Đáng tiếc là hiện nay ngân hàngdữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật vàxử lý kịp thời.

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quanhoặc khách quan Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay củacác NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từngngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi,đang định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam Trong phạm vi tầm tay của cácngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việcphát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốtthời gian vay Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụngvà nhân viên của họ và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sởvật chất Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biệnpháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vicủa cán bộ trong quá trình xử lý công việc Thực hiện tốt các biện pháp này có thểcho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như đã đi đượchơn một nửa.

4 Các nhân tố ảnh huởng đến chất lượng tín dụng.

Trang 22

Để có thể nâng cao được chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanhnghiệp (cả về ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) ta phải hiểu rõ cácnhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng để từ đó phát huy những ảnhhưởng tích cực cũng như hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực Mặt khác cả ngân hàngvà doanh nghiệp phải cố gắng linh hoạt để phù hợp với quy định của Nhà nướctrong hoạt động tín dụng Có như thế thì cả ngân hàng và doanh nghiệp mới để racác biện pháp đúng đắn, cụ thể, linh hoạt để đạt được mục tiêu hoạt động của mìnhmột cách tốt nhất Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếnchất lượng tín dụng ngân hàng thuộc về ngân hàng và doanh nghiệp.

-Trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp:

Do trình độ của nhiều nhà lãnh đạo còn nhiều hạn chế về học vấn, kiếm thứccũng như kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán được những biếnđộng của thị trường, yếu kém Marketing sản phẩm Do sự bảo thủ của nhiều nhàquản lý không dám đổi mới khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không cóhiệu quả, dẫn đến tình trạng không thu hồi hết được vốn và làm ảnh hưởng đến hiệuquả của doanh nghiệp từ đó ảnh hưỏng đến chất lượng của khoản tín dụng đã sửdụng.

-Đạo đức của người đi vay:

Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liênquan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốnvay Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận được tiềnvay Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn đến khôngđạt đựơc hiệu quả sản xuất kinh doanh Còn có nhiều ngừơi có ý tham nhũng và kếtquả là hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng kém thậm chí không thu hồi được Vìvậy, công tác kiểm tra, giám sát của ngân hàng là rất quan trọng.

* Các nhân tố khách quan khác.

Ngoài những nhân tố chủ quan trên còn nhiều nhân tố khách quan mà tácđộng của nó cũng không nhỏ đến chất lượng của các khoản tín dụng ngân hàng.

Trang 23

-Tác động của môi trường kinh tế.

Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay hay nóirõ hơn là nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khókhăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món vay cho ngân hàngđó ảnh hưởng đến chất lượng của khoản tín dụng đó của ngân hàng Ngược lại nếumôi trường kinh tế thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp thuận lợi, thu hồi được vốn nhanh đồng thời lợi nhuận thu được sẽ cao và từđó khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khỏan vay sẽ được trả đúng hạn, khoản tíndụng ngân hàng sẽ có chất lượng tốt.

-Tác động của môi trường pháp lý:

Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháp lýhẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào Vì vậy, một hệthống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động củangân hàng, của các doanh nghiệp và đảm bảo đựơc chất lượng tín dụng của cácdoanh nghiệp đó với ngân hàng Còn nếu môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, cónhiều lỗ hổng thì kết quả sẽ ngược lại cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp từ đólàm cho chất lượng của các khoản tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ xấuvà khó có thể thu hồi.

-Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước baogồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại cóvai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của cácngân hàng, các doanh nghiệp nói riêng Chính sách kinh tế trong hoàn cảnh này thìcó tác dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp nhưng trong hoàn cảnh khác thì lạingược lại Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nàođó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế Do vậy các chủ trương, chính sách của Nhànước phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiệncần để đạt được chất lượng và hiệu quả của các khoản tín dụng ngân hàng.

-Các yếu tố thiên tai gây lên.

Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi mang tính thời vụ.Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước có thành phần kinh tế Nhànước, trong đó doanh nghiệp trong các ngành nông–lâm–ngư nghiệp lại chiếm mộttỷ lệ không nhỏ thì yếu tố này rất quan trọng Khi thiên tai xẩy ra như: lũ lụt, hạnhán, mưa bão, hỏa hoạn, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

Trang 24

nghiệp bị đổ bể, dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ là khó khăn hoặc khôngthể, làm cho chất lượng của các khoản tín dụng bị giảm sút.

+ Đối với ngân hàng.

Các ngành nghề của các doanh nghiệp đi vay là rất đa dạng: Đa phần các cánbộ tín dụng Ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về cácngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh Hơn nữa, các cán bộngân hàng cũng rất khó thẩm định được số liệu tài chính do các doanh nghiệp cungcấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối hay không

Ta đã biết, hiện tại các doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí chưa đượcthực hiện hóa chuyên nghiệp, ghi chép liên tục rõ ràng Vì thế, khi các cán bộ ngânhàng sử dụng các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp để phân tích trongcông tác thẩm định sẽ đưa ra cái nhìn lệch lạc thiếu chuẩn xác.

Chính vì rất khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp,nên Ngân hàng thường có xu hướng ưu tiên các hồ sơ vay vốn có tài sản thế chấp,đảm bảo Tuy nhiên khi dẫn đến việc xử lý thu hồi nợ cũng rất khó khăn.

Theo các văn bản hướng dẫn cưỡng chế thu hồi nợ đều ghi rõ: "Trong trườnghợp doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán, Ngân hàng có quyền xử lýtài sản nợ vay" Trên thực tê, Ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là mộtcơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng thựchiện nghĩa vụ trả nợ Hơn nữa các thủ tục pháp lý kiện ra tòa án để thực hiện xử lýtài sản thế chấp cũng rất rườm rà, gây mất chi phí đối với Ngân hàng.

Trình độ của các cán bộ tín dụng đôi khi còn khá hạn chế Ngoài ra còn cónhiều cán bộ tín dụng vì những lợi ích vật chất sẵn sàng tiếp tay cho các doanhnghiệp làm giả hồ sơ giấy tờ để xin vay vốn Chính điều này đã dẫn đến những rủiro rất lớn ngay từ khâu giải ngân Hơn nữa các doanh nghiệp này phần nhiều có tình

Trang 25

hình tài chính không minh bạch, không đáp ứng được những điều kiện giải ngân từphía ngân hàng đề ra.

+ Đối với doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồngvốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng vốn Đa phần cácdoanh nghiệp khi dùng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đầu tư vàomở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào cơ sở vật chất mà cái quan trọng nhất là đầutư phát triển kỹ năng của lực lượng nhân lực của công ty Khi doanh nghiệp mởrộng quy mô mà tư duy quản lý không thay đổi, trình độ của đội ngũ quản lý khôngđược đảm bảo thì doanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về khả năngquản lý sản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết định quản lý kinhdoanh.

Nhiều doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồsơ xin vay vốn Đồng vốn không sử dụng đúng mục đích tất yếu sẽ khó khăn trongviệc kiểm soát dòng vốn cũng như kiểm soát rủi ro của đồng vốn.

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi vay vốn về đã sử dụng mộtphần vốn đi vay để đầu tư vào thị trường chứng khoán Khi thị trường chứng khoántụt dốc, tất yếu sẽ làm “thua lỗ” phần vốn đã rót vào Hệ quả là doanh nghiệp sẽkhông thu được lãi từ sự đầu tư, lãi từ lĩnh vực sản xuất không đủ bù.

Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với ngân hàng Để đảmbảo cho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có những bước thực hiện cụthể:

Do đó Ngân hàng cần tính toán xác định rủi ro: Thẩm định đánh giá rủi rođối với từng khoản giải ngân Thẩm định tình hình tài chính của đối tượng xin vayvốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnhtranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loạitrên thị trường Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế Đánh giánăng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp Sử dụng các công cụ phân tích, cácchỉ báo phân tích để tính toán, đo lường những rủi ro được thể hiện qua các con số.Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn Nếu có dấu hiệu doanh nghiệpsử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình vàyêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân.

- Thông tin tín dụng.

Trang 26

Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết địnhcần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tíndụng, nâng cao hiệu quả tín dụng Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồnthông tin sẵn có của ngân hàng từ thông tin tín dụng (CIC), từ khách hàng, từ đốithủ cạnh tranh hoặc nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián tiếp, từ các nguồnthông tin của cơ quan pháp luật

- Công tác tổ chức Ngân hàng.

Nhân tố này không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà tác động đếnmọi hoạt động của Ngân hàng Một Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đựơc sắp xếp mộtcách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể, có sự liênkết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiệnkịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu quả và an toàn các khoảntín dụng.

- Chất lượng nhân sự.

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanhnói chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng Vì cán bộcông nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối với kháchhàng Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượngnhân sự ngày càng cao Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên mônnghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra để đem lạimột khoản tín dụng có chất lượng.

- Công tác kiểm soát nội bộ.

Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liêntục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các chínhsách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cầnsắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụnày và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh Có như thế, công tác tín dụng mớiđược thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Trang 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀCHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM.I Vài nét về ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.

1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phầnHàng Hải Việt Nam

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thànhlập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam, ngày 12/07/1991 Maritime Bank chính thức khai trương và đi vàohoạt động tại Thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàngThương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực Khi đó, nhữngcuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bankđã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam.Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sánglập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, CụcHàng không Dân dụng Việt Nam…

Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng HảiViệt Nam.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Maritime Joint Stock Bank.Tên viết tắt: MSB.

Trụ sở chính: Tầng 8 tòa nhà VIT Corp, số 519 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.Điện thoại: 0437718989 Fax: 0437718899.

Kinh doanh ngoại hối; Các dịch vụ ngân hàng khác.

Trang 28

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thànhlập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam.

Ngày 12/7/1991: Maritime Bank chính thức khai trương tại thành phố CảngHải Phòng.

Thời kỳ 1992–1994: Maritime Bank phát triển mạnh việc thực hiện giao dịchqua hệ thống máy tính nối mạng và là một địa chỉ danh tiếng về chất lượng dịch vụđặc biệt là thanh toán quốc tế.

Năm 1995: Tại Hội sở chính Maritime Bank đã thực hiện việc tách riêngTrung tâm Điều hành đảm nhận nhiệm vụ quản lý điều hành Hệ thống với Hội sởđảm nhận việc trực tiếp giao dịch, kinh doanh Đây là ngân hàng thương mại cổphần đầu tiên áp dụng mô hình tổ chức này.

Năm 1996: Maritime Bank đã phát triển được mạng lưới Chi nhánh trên 6tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước.

Năm 1997: Với sự bảo lãnh của Chính phủ, Maritime Bank đã thu xếp được28 triệu USD thông qua Ngân hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3 Dự án trọng điểmquốc gia: Đường Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 51 và Quốc lộ 14, góp phần quan trọngkhẳng định sự đúng đắn của cơ chế Đầu tư - Thu phí - Trả nợ cho các công trìnhgiao thông của Việt Nam.

Thời kỳ 1998–2000: Cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước vàcuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, Maritime Bank cũng đã gặp không ítkhó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh.

Năm 2001: Maritime Bank là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Namđược Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoángân hàng và Hệ thống thanh toán Maritime Bank là ngân hàng TMCP duy nhấtđược tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án này từ năm 2005 đến nay.

Thời kỳ 2002-2004: Là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của MaritimeBank Với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, cũng nhưtoàn thể CBNV, Maritime Bank đã vượt qua gian nan, thử thách để khẳng định vịthế của mình.

Tháng 8/2005: Maritime Bank đã chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng lên thủđô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá hàng đầu của cả nước Sựkiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Maritime

Trang 29

Bank Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của MaritimeBank trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường.

Năm 2006-2007: Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy mộtcách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạtđộng hỗ trợ, hình thành các Khối nghiệp vụ (Khối Dịch vụ và Khách hàng cá nhân,Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Kinh doanh Nguồn vốn và Khối Quản lý rủiro) đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính Cơ cấutổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệthống Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phùhợp với từng nhóm khách hàng Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quantâm đúng mức Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ choKhách hàng mục tiêu.

Năm 2008-2009: Maritime Bank tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức hoạtđộng tại Hội sở chính để đảm bảo quản trị rủi ro và hiệu quả theo chuẩn mực hoạtđộng của toàn hệ thống gồm Hội sở chính, Sở giao dịch và các Chi nhánh, Phònggiao dịch, theo đó Các Ủy ban / Ban được thành lập: Ủy Ban ALCO gồm Ban quảnlý vốn và tài sản, Ban quản lý rủi ro thị trường, Ban quản lý rủi ro hoạt động; Bancố vấn điều hành; Ban thư ký; Ủy ban tín dụng; Hội đồng xử lý rủi ro; Ủy ban đầutư Ngoài ra các Khối nghiệp vụ cũng được hoàn thiện hơn gồm: Khối dịch vụ;Khối Nguồn vốn; Khối công nghệ Ngân hàng; Khối quản lý tài chính; Khối kháchhàng doanh nghiệp; Khối khách hàng cá nhân; Khối quản lý tín dụng và đầu tư;Khối quản lý rủi ro.

Năm 2009: Maritime Bank đã tiến hành xây dựng hệ thống định hạngtíndụng nội bộ với sự tư vấn của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, đảmbảo hoạt động phân tích và đánh giá tín dụng được thực hiện thống nhất trong toànbệ thống theo các nguyên tắc và chuẩn mực phù hợp Hệ thống định hạng tín dụngnội bộ dự kiến được hoàn thành vào tháng 6/2009.

Năm 2009: Maritime Bank thuê Hãng tư vấn hàng đầu thế giới củaMỹ là McKinsey&Company xây dựng chiến lược kinh doanh và thương hiệu chotoàn Ngân hàng.

Maritime Bank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ởnước ta Với kinh nghiệm 16 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng vàcó cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Bưu chính viễn thông,

Trang 30

Hàng hải, Hàng không, Bảo hiểm…, Maritime Bank sở hữu nhiều tiềm năng để bứtphá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập.

Maritime Bank đã được Ngân hàng Thế giới lựa chọn là một trong 6 Ngânhàng Thương mại Việt Nam tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thốngthanh toán Là Ngân hàng Thương mại cổ phần duy nhất của Việt Nam được WorldBank tài trợ cho giai đoạn 2 của dự án trên Kết thúc giai đoạn này, Maritime Banksẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống Ngân hàng điện tử (e-bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế,

nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu

của mọi đối tượng khách hàng.

Maritime Bank luôn hướng tới phát triển bền vững với chất lượng dịch vụhàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế Chú trọng khách hàng bằng chất lượng dịchvụ, học hỏi sáng tạo để vươn tới sự thành công Thiết lập các quan hệ toàn diện vớicác tập đoàn kinh tế thuộc các ngành Hàng hải, Bưu chính viễn thông, Hàng không,Bảo hiểm Đem lại giá trị ngày càng cao cho cổ đông, đảm bảo sự tăng trưởng bềnvững của Ngân hàng cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượngdịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế.

Mục tiêu: Ngân hàng TMCP Hàng Hải phấn đấu trở thành một ngân hàngthương mại đa năng hàng đầu Việt Nam, với tôn chỉ phát triển “Tạo lập giá trị bềnvững” dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chuyên nghiệp đầytâm huyết, các kênh phân phối đa dạng cùng các sản phẩm phong phú và năng độngcủa một ngân hàng hiện đại.

2 Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng HảiViệt Nam.

Trang 31

Sơ đồ bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam:

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 – NHTMCP Hàng Hải Việt Nam

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ chỉ đạo gián tiếp

Cơ cấu bộ máy quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải ViệtNam:

* Đại hội đồng Cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Maritime Bank,quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệMaritime Bank quy định.

* Hội đồng Quản trị:

Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danhNgân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngânhàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ HĐQT giữ vai trò định

Trang 32

hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt độngcủa Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

* Ban Kiểm soát:

Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngânhàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thốngkiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàngnăm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tàichính của Ngân hàng.

* Các Hội đồng, Ủy ban:

Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị Ngânhàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả,an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra Hiện nay, Ngân hàng có hai Hội đồng và một Ủyban, bao gồm:

Hội đồng tín dụng: Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tíndụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạnmức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác.

Ủy ban ALCO: Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản củaNgân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiếnlược kinh doanh của Ngân hàng.

Hội đồng Xử lý Rủi ro: Phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ, xử lý rủiro, và miễn giảm lãi theo quy định.

Tổng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật vềhoạt động hàng ngày của Ngân hàng Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổnggiám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Trưởng phòng Kế toán và bộmáy chuyên môn nghiệp vụ.

* Các phòng ban chức năng:- Phòng Dịch vụ khách hàng:

+ Chức năng: Quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng theoquy định của pháp luật và của MSB.

+ Nhiệm vụ:

Thực hiện việc huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các cá nhân, tổchức (trừ các tổ chức tín dụng và định chế tài chính), bằng đồng Việt Nam và ngoạitệ.

Trang 33

Thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán trongnước cho khách hàng và dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của các Đơn vị kinh doanhMSB (giải ngân, thu nợ, thu lãi cho vay; liên hàng nội bộ; chỉ tiêu nội bộ).

Thực hiện thu, trả phí đối với các sản phẩm dịch và dịch vụ ngân hàng.Cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế và mua bán ngoại tệ với khách hàng.Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng dịch vụ, bảo đảm nâng cao thương hiệuvà hình ảnh của MSB đối với khách hàng.

Duy trì khả năng thanh toán của Chi nhánh tại mọi thời điểm; thực hiện nhậnhoặc gửi vốn trong nội bộ MSB theo quy định về cân đối và điều hòa vốn kinhdoanh của MSB.

Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, tồn quỹ tiền mặt.

Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá theo quy định củaMSB trong trường hợp đc giao.

Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của MSB.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về khuyến mại khách hàng,giá cả dịch vụ và phương án guy động vốn.

Thực hiện việc lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng của Chinhánh.

Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động củaPhòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của Giámđốc Chi nhánh.

- Phòng Tín dụng:+ Chức năng:

Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và cấp tín dụng kháccho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật vàcủa MSB.

+ Nhiệm vụ phát triển khách hàng, thẩm định và quản lý tín dụng:

Phát triển khách hàng tín dụng và tài trợ thương mại; trực tiếp quản lý vàgiao dịch với khách hàng tín dụng.

Xây dựng, thẩm định và thực hiện chính sách tín dụng của MSB đối với từngkhách hàng, bảo đảm phù hợp với thị trường tín dụng trên địa bàn.

Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối vớikhách hàng, bao gồm: Tiếp thị và phát triển khách hàng, thu thập thông tin (tài

Trang 34

chính và phi tài chính), lập tờ trình thẩm định, hoàn thiện hồ sơ, giải ngân khoảnvay.

Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu và các nghiệpvụ cấp tín dụng và tài trợ thương mại khác cho khách hàng(trừ trường hợp do phòngtài trợ thương mại hoặc các đơn vị khác trực tiếp thực hiện).

Thực hiện việc quản lý các khoản tín dụng và thu hồi nợ, kể cả các khoản tíndụng có dấu hiệu bất thường và nợ xấu.

Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của MSB và bánchéo các sản phẩm, dịch vụ của MSB cho khách hàng.

Thực hiện việc lập kế hoạch về tín dụng của chi nhánh.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của Giámđốc chi nhánh.

- Phòng Tài trợ thương mại:+ Chức năng:

Quản lý và thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại chokhách hàng theo quy định của pháp luật và của MSB.

+ Nhiệm vụ:

Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại đối với khách hàng trên địa bàn đểcung cấp sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại cho khách hàng.

Thực hiện nghiệp vụ thanh toán SWIFT.

Khai thác và sử dụng hạn mức tài trợ thương mại của các ngân hàng đại lýdành cho MSB.

Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ tài trợ thươngmại của MSB.

Xây dựng và thực hiện chính sách thông tin, tiếp thị, phát triển thị trường vàkhách hàng tài trợ thương mại trên địa bàn được giao.

Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động củaphòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giámđốc chi nhánh.

- Phòng Nguồn vốn và Thanh toán:+ Chức năng:

Trang 35

Quản lý, cân đối, điều hòa vốn của toàn hệ thống; quản lý, thực hiện nghiệpvụ thanh toán tập trung trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật vàcủa MSB.

Khai thác các tiện ích và hạn mức tài trợ của các ngân hàng khác dành choMSB.

Tổ chức và thực hiện công việc thanh toán tập trung trong và ngoài nước trêntoàn hệ thống.

Lập các báo cáo liên quan đến công việc nguồn vốn và thanh toán của MSB.Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động củaphòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giámđốc sở giao dịch.

- Phòng Giám sát tín dụng:+ Chức năng:

Giám sát việc tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi do tín dụng, việc quản lývà xử lý nợ xấu đối với các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm bảo đảman toàn và hiệu quả kinh doanh theo quy định của pháp luật và của MSB.

+ Nhiệm vụ:

Giám sát việc tuân thủ trong quá trình lập hồ sơ tín dụng, bảo đảm đúngchính sách, thẩm quyền và các điều kiện cấp tín dụng khác theo quy định và yêu cầuphê duyệt.

Giám sát việc tuân thủ các điều kiện về giao dịch bảo đảm (hồ sơ pháp lý,định giá và quản lý tài sản bảo đảm).

Giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu và nợ đã sử dụngdự phòng.

Trang 36

Thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi đối với từng khoản nợ, trong trườnghợp được giao xử lý.

Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động củaphòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giámđốc chi nhánh.

- Phòng Tài chính - Kế toán:+ Chức năng:

Quản lý và thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp, quản lý tài chính và chi tiêunội bộ tại chi nhánh theo quy định của pháp luật và của MSB.

+ Nhiệm vụ:

Thực hiện công việc kế toán tổng hợp.

Thực hiện việc quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ.

Thực hiện tạo lập và kiểm soát các báo cáo kế toán tổng hợp, báo cáo tàichính.

Tổng hợp kế toán, kiểm soát đối chiếu với báo cáo tổng hợp nghiệp vụ củacác phòng nghiệp vụ, bảo đảm cân đối, chính xác và đầy đủ; tập hợp, đóng và lưutrữ chứng từ nghiệp vụ kế toán.

Thực hiện nhiệm vụ thông tin tại địa bàn được giao (trừ trường hợp do phòngcông nghệ thông tin hoặc các đơn vị khác trực tiếp thực hiện).

Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động củaphòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giámđốc chi nhánh.

- Phòng Hành chính - Tổng hợp:+ Chức năng:

Quản lý và thực hiện công việc hành chính, quản trị, văn thư, lễ tân, tổng hợptại chi nhánh theo quy định của pháp luật và của MSB.

Trang 37

Quản lý hồ sơ tiền lương và thực hiện các nghiệp vụ về tiền lương, bảo hiểmxã hội và các chế độ khác đối với người lao động.

Quản lý tài sản, công cụ lao động.

Thực hiện các báo cáo thống kê và tổng hợp.Thực hiện công việc hành chính, quản trị.

Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện nội quy lao động và văn hóadoanh nghiệp.

Thực hiện công việc bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt vàvệ sinh cơ quan.

Làm đầu mối duy trì, phát triển thương hiệu và hình ảnh của MSB tại nơigiao dịch và trên địa bàn được giao (trừ trường hợp do văn phòng MSB hoặc cácđơn vị khác thực hiện).

Cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động củaphòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của MSB và yêu cầu của giámđốc chi nhánh.

- Tổ Công nghệ thông tin:+ Chức năng:

Quản lý và vận hành hệ thống tin học tại địa bàn được giao, bảo đảm an toàn,thông suốt và bảo mật theo quy định của pháp luật và của MSB, dưới sự điều hànhcủa phòng cống nghệ thông tin MSB và giám đốc chi nhánh.

- Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận khác:

Phòng giao dịch được tổ chức và hoạt động theo quy định tổ chức và hoạtđộng của phòng giao dịch, ban hành kèm theo quyết định số 142/QĐ-TGDD2 ngày04/5/2006 của tổng giám đốc.

Ngày đăng: 30/11/2012, 08:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS.Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại - NXB Thống Kê, 2004 Khác
2. Giáo trình Tín dụng ngân hàng – NXB Thống kê, 2004 Khác
3. TS.Nguyễn Hữu Tài, Lý thuyết tài chính và tiền tệ - NXB Thống Kê, 2002 Khác
4. Các văn bản hướng dẫn Luật Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng Khác
5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của NHTMCP Hàng Hải Việt Nam Khác
6. Báo cáo thường niên 2007 – NHTMCP Hàng Hải Việt Nam . 7. Báo cáo thường niên 2008 – NHTMCP Hàng Hải Việt Nam Khác
8. Tạp chí ngân hàng, Thời báo ngân hàng – Các số ra năm 2007, 2008, 2009 Khác
9. Tạp chí Thông tin tài chính – Các số ra năm 2007, 2008, 2009 Khác
10. Tạp chí Kinh tế và Phát triển – Các số ra năm 2006, 2007, 2008, 2009 Khác
11. Nghị định 86/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản Khác
12. Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam: - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Sơ đồ b ộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam: (Trang 31)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008 và Quý III/2009 - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008 và Quý III/2009 (Trang 40)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008 và Quý III/2009 ĐVT: triệu đồng - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008 và Quý III/2009 ĐVT: triệu đồng (Trang 40)
Bảng 2: Các chỉ tiêu về thu nhập - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 2 Các chỉ tiêu về thu nhập (Trang 41)
Bảng 3: Chi phí kinh doanh - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 3 Chi phí kinh doanh (Trang 41)
Bảng 3: Chi phí kinh doanh - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 3 Chi phí kinh doanh (Trang 41)
Bảng 2: Các chỉ tiêu về thu nhập - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 2 Các chỉ tiêu về thu nhập (Trang 41)
Bảng 8: Vốn của Ngânhàng và các tỉ lệ an toàn vốn tính đến ngày 30/9/2009 - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 8 Vốn của Ngânhàng và các tỉ lệ an toàn vốn tính đến ngày 30/9/2009 (Trang 44)
Bảng 8: Vốn của Ngân hàng và các tỉ lệ an toàn vốn tính đến ngày 30/9/2009 ĐVT: tỷ VNĐ - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 8 Vốn của Ngân hàng và các tỉ lệ an toàn vốn tính đến ngày 30/9/2009 ĐVT: tỷ VNĐ (Trang 44)
Bảng 9: Các khoản cho vay của Ngânhàng theo đối tượng - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 9 Các khoản cho vay của Ngânhàng theo đối tượng (Trang 45)
Bảng 9: Các khoản cho vay của Ngân hàng theo đối tượng - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 9 Các khoản cho vay của Ngân hàng theo đối tượng (Trang 45)
Bảng 10: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 10 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu (Trang 48)
Bảng 10: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 10 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu (Trang 48)
Bảng 11: Phân loại nợ - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 11 Phân loại nợ (Trang 49)
Bảng 11: Phân loại nợ - Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Bảng 11 Phân loại nợ (Trang 49)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w