Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau hơn 3 năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mạiWTO, chúng ta đã thấy rõ được những cơ hội và thách thức đồng hành đến với nướcta Các doanh nghiệp trong nước đã phải cố gắng nỗ lực hết mình để nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh, từ đó có thể tăng khả năng cạnh tranh và khẳng định mình trênthị trường ngày một khốc liệt này.
Trong năm 2008 cùng với các nước trên thế giới Việt Nam đã phải cố gắng rấtnhiều để trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Qua đây, ta đã thấy được tầmquan trọng của tín dụng trong vai trò là “đòn bẩy” của nền kinh tế cũng như là mộtcông cụ đắc lực để hỗ trợ cho Nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn địnhgiá cả của nền kinh tế Do vậy theo dự đoán nhu cầu về vốn trong thời kỳ hậu khủnghoảng sẽ ngày gia tăng để đáp ứng nhu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh cũng nhưnâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Vì vậy nên kinh tế sẽ cần khôngít vốn để đáp ứng nhu cầu cần thiết này Mà nơi đến của các doanh nghiệp không đâukhác chính là các tổ chức tín dụng
Tuy nhiên trong thời qua, đặc biệt là thời kỳ khủng hoảng vấn đề tín dụng tại cáctổ chức tín dụng trong nước đã bộc lộ những yếu kiếm nhất định nên hoạt động tíndụng đã gặp không ít những khó khăn và rủi ro thường xuyên rình rập Mà hoạt độngtín dụng lại mang lại thu nhập chủ yếu cho các tổ chức tín dụng Chính vì vậy, làm thếnào để phân tích một cách chính xác, khoa học các nguyên nhân phát sinh rủi ro tíndụng Từ đó, có thể đề ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng lànhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại cũng như của các tổ chức tín dụngtrong nước.
Trong quá trình học tập tại Đại học Thăng Long và nghiên cứu thực tế tại Quỹtín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định, em nhận thấy được tầm quantrọng của công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của các
tổ chức tín dụng Do đó, em đã quyết định chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: “Một sốgiải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dânTrung ương - Chi nhánh Nam Định”.
Với kiến thức và thời gian có hạn bài luận văn của em không trách khỏi đượcnhững thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong
Trang 2
bộ môn kinh tế để bài luận văn của em có thể hoàn chỉnh và giúp em nâng cao đượctrình độ lý luận cũng như thực tiễn.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến hoạtđộng tín dụng và chất lượng tín dụng, cũng như sự cần thiết của hoạt động tín dụng.Trên cơ sở đó để đưa ra một số các giải pháp mang tính khả thi giúp nâng cao hoạtđộng tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương_ Chi nhánh Nam Định.
3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận:
+ Những lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượngtín dụng
+ Thực trạng chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương – Chinhánh Nam Định.
+ Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dânTrung ương – Chi nhánh Nam Định.
Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Trungương – Chi nhánh Nam Định.
4 KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
- Chi nhánh Nam Định
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân
dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định
Trang 3
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNGVÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng đã ra đời từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều hìnhthức khác nhau, vì vậy có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng.
Tín dụng xuất hiện từ khi có sự phân công lao động xã hội, sản xuất và trao đổihàng hóa phát triển Trong quá trình trao đổi hàng hóa, đã nảy sinh quan hệ vay nợ lẫnnhau giữa các chủ thể kinh tế Do vậy, tín dụng có thể được hiểu là: Tín dụng là sựchuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định, dưới hình thứchiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người cho vay sang người đi vay,và khi đến hạn phải hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn cái ban đầu Khoản giátrị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng.
“Tín dụng” xuất phát từ chữ La-tinh “creditium”có nghĩa là sự tin tưởng, sự nuôidưỡng lòng tin, là sự hẹn trả Trong tiếng Anh được gọi là Credit Trong quan hệ tíndụng, người cho vay sẽ cho người cần vốn vay theo các điều kiện đã được thoả thuậntrước như thời gian cho vay, thời gian hoàn trả, lãi suất tín dụng vv Trong quan hệđó người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúngcác thoả thuận, làm ăn có lãi và có khả năng hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn
Theo quan điểm của K.Marx, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượnggiá trị từ người sở hữu sang người sử dụng Sau một thời gian nhất định, lượng giá trịnày quay lại nhưng có giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu Như vậy, theo quan điểmnày thì khái niệm tín dụng có ba nội dung chính, đó là tính chuyển nhượng tạm thờicủa một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả.
Theo quan điểm kinh tế hiện đại, tín dụng là quan hệ vay mượn, gồm cả đi vayvà cho vay Đây là mối quan hệ tiền tệ giữa một bên là các tổ chức tín dụng – một tổchức kinh doanh tiền tệ với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Theo Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng đã sửa đổi bổ sung ngày 25/12/2001 quyđịnh: “Cấp tín dụng là việc các tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng mộtkhoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, chothuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.
Trang 4
1.1.2 Quá trình ra đời và phát triển của tín dụng
Lịch sử ra đời và phát triển của tín dụng gắn liền với lịch sử phát triển củaphương thức sản xuất hàng hóa Hình thức sơ khai nhất của tín dụng là tín dụng nặnglãi Người đi vay không những phải trả vốn đã vay mà còn phải trả cả phần lãi rất lớncho Người cho vay Hình thức này chỉ tồn tại ở xã hội trước tư bản và mục đích của nólà để duy trì cuộc sống cho những người cần vay.
Đến phương thức tư bản chủ nghĩa thì tín dụng nặng lãi không còn phù hợp Sảnxuất phát triển, đi vay không những để cho tiêu dùng mà còn để phát triển sản xuất.Lãi suất cho vay cũng phải thấp hơn do có nhiều người cho vay hơn và để cho nhà tưbản đi vay đảm bảo việc sản xuất có lợi nhuận Vay mượn không chỉ đơn thuần là tiềnmà còn là các máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất Từ đó, lãi suất không còn do ngườicho vay đơn phương áp đặt nữa mà phải có sự thỏa thuận giữa Người vay và Ngườicho vay Do vậy, tín dụng bằng hiện vật đã nhường chỗ cho tín dụng bằng hiện kim,tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã nhường chỗ cho các loại tín dụng ưu việt hơn như tíndụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước…
Qua đây, ta có thể hiểu tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàntrả Đó là quan hệ giữa hai bên, trong đó một bên chu cấp tiền hay hàng hóa, dịch vụcho bên kia và bên kia cam kết sẽ thanh toán lại trong tương lai gồm cả khoản nợ gốcvà khoản lãi.
Như vậy, tín dụng đã có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều thờikỳ khác nhau của nền kinh tế xã hội Tuy nhiên, tính chất chung của tín dụng là nhưsau:
Tín dụng là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền hoặc tài sản từ Ngườicho vay sang Người đi vay, mà không làm thay đổi quyền sở hữu đối với chúng.
Tín dụng luôn có thời hạn sử dụng nhất định dựa trên sự thỏa thuận giữa Ngườicho vay và Người đi vay.
Giá cả trong hoạt động tín dụng chính là lãi suất nên Người cho vay sẽ nhậnđược thu nhập từ lãi suất Vì thế, giá trị của tín dụng không những được bảo tồn màcòn được nâng cao nhờ lãi suất của tín dụng.
Trang 51.1.3 Bản chất của tín dụng
Bản chất của tín dụng được hiểu theo 2 khía cạnh
Thứ nhất, tín dụng là quan hệ kinh tế phát sinh giữa Người đi vay và Người chovay, nhờ quan hệ này mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khácđể sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội
Thứ hai, tín dụng được coi là một số vốn, làm bằng hiện vật hoặc bằng hiện kimvận động theo nguyên tắc hoàn trả, đã đáp ứng cho các nhu cầu của chủ thể tín dụng.
1.1.4 Chức năng của tín dụng
Nhìn tổng thể tín dụng có hai chức năng:
Thứ nhất, huy động và phân phối nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi dưới hìnhthức cho vay Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này mà cácnguồn vốn trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu”.
Thứ hai, giám đốc và kiểm soát bằng đồng tiền đối với các hoạt động sản xuấtkinh doanh Dùng tiền để xây dựng các chỉ tiêu, thước đo để tiến hành quản lý doanhnghiệp với các mục tiêu: sử dụng vốn hiệu quả , hợp pháp và hợp lệ.
1.1.5 Vai trò của tín dụng
Nói đến vai trò của tín dụng, là nói đến sự tác động của tín dụng đối với nền kinhtế-xã hội Vai trò của tín dụng bao gồm hai mặt tích cực và tiêu cực.
Ở mặt tích cực, tín dụng có các vai trò sau đây:
Tín dụng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển
Tín dụng, trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các cá nhân,các tổ chức kinh tế.
Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trongnền kinh tế
Tín dụng không những là công cụ tập trung vốn mà còn là công cụ thúc đẩy tíchtụ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.
Có thể nói, trong mọi nền kinh tế- xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn nóitrên của nó.
Đối với doanh nghiệp: Tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cố định vàvốn lưu động.
Đối với dân chúng: Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Trang 6 Tín dụng làm nâng cao mức sống của người dân
Tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, sản xuất hàng hoá vàdịch vụ ngày càng gia tăng để thỏa mã nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Đồng thờithông qua quan hệ tín dụng những người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn có thểvay vốn để xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh cũng như để trang trải cho cuộcsống hàng ngày.
Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế
Có thể nói tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mốiquan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế Sự phát triển của tín dụngkhông những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó nóthúc đẩy mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ vàgiải quyết các nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm chocác nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.
Ở mặt tiêu cực, tín dụng có những tác động sau:
Tín dụng phát triển nhưng không được kiểm soát chặt chẽ theo khuôn khổ pháp lýthì sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ, từ quy mô và phạm vi hẹp đến quy môlớn trên phạm vi rộng, gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế xã hội.
Với sự phát triển của tín dụng có thể làm gia tăng phân hóa giàu nghèo.
1.2 Phân loại tín dụng
Trang 7
1.2.1 Dựa vào thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay tới 12 tháng, được sử
dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động cho các doanh nghiệp, các nhu cầu chi tiêungắn hạn của cá nhân.
Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng, được sử dụng để đầu tư mua sắm các tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mớithiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mônhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 5 năm trở lên và thời
hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm.Đây là loại hình tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựngnhà ở, các thiết bị, các phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
1.2.2 Dựa vào mục đích sử dụng vốn
Cho vay mua bán bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và
xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thươngmại và dịch vụ.
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp: là loại cho vay ngắn
hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp,thương mại và dịch vụ.
Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân
bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc lao động, nhiên liệu…
Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
như mua sắm vật dụng, trang trải các chi phí thông thường của đời sống.
Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: bao gồm hỗ trợ về tài chính cùng với thủ
tục giấy tờ liên quan để doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể thực hiện nghĩa vụ củamình trong hợp đồng mua bán hàng hoá.
1.2.3 Dựa vào phương thức cho vay
Cho vay từng lần: phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân
hàng đều phải làm các thủ tục (Khách hàng lập kế hoạch vay vốn, ngân hàng xét duyệtcho vay ) và ký hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương pháp cho vay mà TCTD ( tổ chức tín
dụng) và khách hàng thoả thuận xác định một hạn mức tín dụng duy trì một thời gian
Trang 8
nhất định Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời giannhất định, được ngân hàng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là loại tín dụng mà qua đó TCTD cho phép
khách hàng được sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký thác ở ngân hàng trên tàikhoản vãng lai với một số lượng và thời hạn nhất định.
1.2.4 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng.
Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp,
cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba.
1.2.5 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, hay còn gọi là cho vay trả góp, là loại cho vay
khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.
Cho vay chỉ có một thời hạn trả nợ, hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần, khi
đáo hạn.
Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ vào khả
năng tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
1.2.6 Dựa vào hình thái giá trị tín dụng
Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung
cấp bằng tiền
Cho vay bằng tài sản (hay cho thuê tài chính): là hoạt động tín dụng trên cơ sở
hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là TCTD với khách hàng thuê Khi hếtthời hạn thuê, khách hàng có thể thuê tiếp hoặc mua lại theo các thoả thuận trong hợpđồng thuê Trong thời hạn thuê các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng.
1.2.7 Dựa vào xuất xứ tín dụng
Cho vay trực tiếp là việc các tổ chức tín dụng cấp vốn trực tiếp cho người có
nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho các tổ chức tín dụng Cho vay gián tiếp là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các
khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
1.3.Quy trình tín dụng
Trang 9
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của các TCTD, một hoạtđộng rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro Trong hoạt động cho tín dụng, nếu hànhđộng chủ quan duy ý chí sẽ dẫn đến những tổn thất nặng nề cho TCTD Vì vậy, để cómột quyết định cho vay đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng và kháchhàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng thì hoạt động cho vay đòi hỏicác TCTD phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho tín dụng Quy trình tín dụng làtrình tự các bước mà TCTD thực hiện cho vay đối với khách hàng Quy trình tín dụngphản ánh nguyên tắc tín dụng, phương pháp tín dụng, trình tự giải quyết các công việc,thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tíndụng.
Quy trình tín dụng gồm 5 bước: Thiết lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng,quyết định cho vay, giải ngân, quản lý và giám sát cho vay.
Bước 1: Thiết lập hồ sơ tín dụng
Hồ sơ tín dụng của một TCTD là tài liệu bằng văn bản, biểu hiện mối quan hệtổng thể của TCTD với khách hàng vay vốn Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớnvào sự hoàn chỉnh và chính xác của hồ sơ tín dụng Vì vậy, khi thiết lập hồ sơ cho tíndụng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố:
Các thông tin cơ bản về khách hàng.
Thông tin về tài chính hiện tại của khách hàng. Lịch sử tài chính của khách hàng.
Thông tin về mục đích vay vốn.
Phương hướng về hoạt động kinh doanh trong tương lai của khách hàng. Đánh giá nhận xét của TCTD về khách hàng.
Thoả thuận giữa TCTD và khách hàng về việc vay vốn và trả nợ vốn tíndụng.
Những thông báo của TCTD cho khách hàng.
Báo cáo về kết quả kiểm tra tình hình sử dụng vốn tín dụng.
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng vềsử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay Mục tiêu của phân tích tín
Trang 10
dụng là để phòng ngừa, hạn chế rủi ro cũng như để áp dụng nhiều biện pháp, trong đóbiện pháp cơ bản, có vị trí quan trọng nhất là phân tích một cách toàn diện khách hàngtrước khi cấp tín dụng của TCTD Nếu khách hàng được đánh giá là tốt, như có đủ tưcách trong kinh doanh, có năng lực tài chính đảm bảo, chấp hành tốt các hợp đồng tíndụng trong quá khứ và triển vọng phát triển trong tương lai… thì sẽ được TCTD xemxét cho vay Ngược lại, nếu khách hàng không đáp ứng được những yêu cầu trên thìTCTD sẽ từ chối cấp tín dụng.
Phân tích đánh giá khách hàng
Để phân tích đánh giá khách hàng TCTD dựa vào các tài liệu sau:
Tài liệu thuyết minh về vay vốn như kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinhdoanh, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, các hợp đồng cung cấp - tiêu thụ sảnphẩm.
Các tài liệu kế toán để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng như: bảngtổng kết tài sản, bản thuyết minh về tình hình công nợ, bản giải trình về kết quả kinhdoanh, bản phân tích chi tiết về lỗ, lãi.
Ngoài ra TCTD còn dựa vào các thông tin khác như: phỏng vấn trực tiếp ngườicho vay, thông tin qua hồ sơ lưu trữ về người vay tại TCTD, thông tin từ các doanhnghiệp có quan hệ kinh tế với người xin cấp tín dụng, thông tin của trung tâm CICv.v
Các nguồn thông tin có thể xem xét bao gồm:
Các thông tin phi tài chính như: các mục thông tin trên báo; các tạp chí thươngmại; các báo cáo cổ đông; các báo cáo tình báo kinh tế; các báo cáo thị trường; các dữliệu được công bố (ví dụ tình trạng mắc nợ được đăng ký); các báo cáo của các nhà tưvấn.
Các thông tin tài chính như: báo cáo kế toán thường niên; báo cáo kế toán tạmthời; hoạt động kế toán ngân hàng (cho các nhà ngân hàng); các dự báo về vốn luânchuyển, doanh thu, lợi nhuận; các báo cáo của cơ quan phân hạng tín dụng; công ty lậpbáo cáo tài chính; hoạt động của thị trường chứng khoán.
Sau khi xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu trên, các TCTD thườngtiến hành thẩm định một cách kỹ càng về khách hàng của mình Thông thường, cácTCTD thường đưa ra các tiêu chuẩn để xem xét một hồ sơ tín dụng, chẳng hạn như:Tiêu chuẩn 5C:
Trang 11
Capacity : Năng lực hoạt động Capital : Vốn
Charater : Uy tín Conditions : Điều kiện Collateral : Vật thế chấpHoặc tiêu chuẩn 5P:
Purpose : Mục đích Payment : Trả nợ Protection : Bảo vệ Policy : Chính sách Pricing : Định giá
Nhưng cho dù nguyên tắc, tiêu chuẩn đặt ra như thế nào thì các TCTD cũng tậptrung phân tích, đánh giá những mặt chủ yếu sau:
Năng lực pháp lý của khách hàng
Khách hàng xin cấp tín dụng phải có tư cách pháp nhân, đây là điều kiện tiênquyết để TCTD xem xét cấp tín dụng nhằm xác định trách nhiệm trước pháp luật vềviệc hoàn trả nợ vay.
Đối với các tổ chức kinh tế, khi đánh giá tư cách pháp nhân, TCTD phải dựa vàocác ”tiêu chuẩn” đó là: phải có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền, có giấyphép kinh doanh, có tài sản riêng thuộc quyền quản lý hay sở hữu, được nhân danh tổchức mình tham gia các hoạt động kinh tế thông qua người đại diện hợp pháp Muốnđánh giá tư cách pháp nhân của tổ chức kinh tế, các TCTD thường đòi hỏi khách hàngphải cung cấp cho mình các tài liệu như: quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phépkinh doanh do cấp có thẩm quyền cấp, quyết định bổ nhiệm giám đốc hay những tàiliệu chứng minh quyền điều hành hợp pháp của lãnh đạo doanh nghiệp đối với công tycổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân hay hợp tác xã.
Đối với các cá nhân phải là những người có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lựchành vi, có hộ khẩu thường trú trên cùng địa bàn với TCTD xin cấp tín dụng TCTDkhông chấp nhận cho vay những người như đang trong thời gian chấp hành án, bị tòaán cấm kinh doanh, những người bị tâm thần.
Uy tín của khách hàng
Trang 12
Đây là yếu tố hết sức quan trọng mà TCTD cần phải đánh giá Phần lớn cácthông tin về khách hàng đều đã được TCTD biết đến Đối với một khách hàng cũ,những giao dịch trước đó của TCTD với họ sẽ đưa lại một lượng lớn thông tin về tínhtrung thực, các nguồn tài chính và năng lực của khách hàng, thông tin về tính nghiêmtúc trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tính ổn định trong sản xuất kinh doanh Đốivới khách hàng mới, phần nhiều phụ thuộc vào sự giới thiệu, vào các doanh nghiệpkhác có quan hệ với khách hàng đó, vào thông báo thực trạng từ các TCTD khác.Trong trường hợp khách hàng là doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cần phải tìm hiểu vàtrả lời chính xác các câu hỏi: doanh nghiệp đã tồn tại được bao lâu? Kết quả hoạt độngkinh doanh trong quá khứ và hiện tại như thế nào? Doanh nghiệp đó làm ăn đứng đắnhay có biểu hiện hành vi nhất thời, lừa đảo? Quan hệ của khách hàng với các bạn hàngvà các cơ quan chức năng trên địa bàn như thế nào? Với khách hàng thuộc liêndoanh, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thì bản chất, uy tín và sựnhạy bén trong kinh doanh của các hội viên và các giám đốc là tối quan trọng.
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng
Khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh là cơ sở quan trọng đảm bảo tính tự chủtrong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và đảm bảokhả năng hoàn trả các khoản nợ trong tương lai Đây cũng là căn cứ quan trọng nhất đểTCTD xem xét có cấp tín dụng hay không? Mức cấp tín dụng là bao nhiêu?
Các tiêu chuẩn mà TCTD có thể sử dụng để phân tích đánh giá về tình hình tàichính của khách hàng là các “tỷ lệ tài chính”.
Phân tích tỷ lệ tài chính là một trong nhiều phương pháp có thể được sử dụng hỗtrợ cho công tác phân tích và tìm hiểu các báo cáo tài chính của khách hàng trong quátrình đánh giá tín dụng Tỷ lệ là một chỉ số toán học so sánh một yếu tố với một yếu tốkhác Tỷ lệ được lập bởi việc tập hợp hai số liệu hoặc nhóm số liệu, tạo ra một mốiquan hệ nào đó.
Sự tăng hay giảm của các con số: tỷ lệ được tạo ra từ các số liệu lấy ở bảng tổngkết tài sản, từ các tài liệu kế toán khác trong một vài năm (quý) sẽ cho thấy các xuhướng phát triển thuận lợi hay không thuận lợi Qua đó, giúp cho việc tìm hiểu, kiểmtra phải thực hiện theo phương hướng nào để khuyến nghị khách hàng tiến hàng cácbiện pháp điều chỉnh đảm bảo cho việc kinh doanh liên tục có lãi và đảm bảo khả năngtrả nợ của khách hàng Việc phân tích các xu hướng của tỷ lệ tài chính chủ yếu giúpTCTD nắm bắt sâu sắc tình hình nội tại của khách hàng.
Trang 13
Khi đánh giá các chỉ tiêu, TCTD tiến hành so sánh kỳ này với kỳ trước; so sánhsố liệu thực tế với kế hoạch đề ra để thấy được mức độ phát triển của doanh nghiệp; sosánh với các tiêu chuẩn chung cũng như tiêu chuẩn riêng của ngành để đánh giá
Đánh giá về năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo đơn vịkhách hàng Hoạt động kinh doanh của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào tư chất vànăng lực điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp Khi xem xét phân tích, TCTD cầnđánh giá họ về năng lực chuyên môn, năng lực tài chính và uy tín của người lãnh đạo.Đặc biệt quan tâm đánh giá tư cách đạo đức của họ? Sự nhạy bén nắm bắt những cơhội mới ? Thực hiện các điều chỉnh kịp thời trong kinh doanh? Uy tín trong nội bộ vàuy tín với các bạn hàng? Kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý?
Thẩm định dự án đề nghị vay vốn
Khi tiếp nhận một hồ sơ tín dụng do khách hàng gửi tới, đặc biệt là khách hàngmới quan hệ với TCTD, cán bộ tín dụng phải điều tra phân tích kỹ lưỡng những thôngtin do khách hàng cung cấp Đây là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng.
Việc phân tích tín dụng trước hết do cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốncủa khách hàng có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định xem có đảmbảo đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ không Sau đó báo cáo trưởng phòng tín dụng và trưởngphòng tín dụng cử người thẩm định điều kiện vay vốn.
Thẩm định đảm bảo tín dụng
Để đảm bảo an toàn cho các khoản tín dụng đòi hỏi khách hàng khi vay vốn phảicó đảm bảo nợ vay dưới hình thức thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh của ngườithứ ba Những tài sản dùng để thế chấp, cầm cố vay vốn phải được cán bộ tín dụngthẩm định về điều kiện tài sản dùng để thế chấp, cầm cố Như xem tài sản có thuộcquyền sở hữu hợp pháp của người vay vốn không? Tài sản đó có bị cấm lưu thông trênthị trường không? Tài sản đó giá cả ổn định không? Bán có dễ dàng không? Trườnghợp, người thứ ba bảo lãnh vay vốn thì phải thẩm định người bảo lãnh có đủ điều kiệnđể bảo lãnh hay không? Người bảo lãnh có đủ năng lực pháp lý, năng lực tài chính, cóuy tín đối với TCTD, trên thị trường và xã hội hay không?
Bước 3: Quyết định tín dụng
Kết quả của quá trình phân tích tín dụng là đưa ra quyết định cho vay Trong thựctế những yêu cầu cấp tín dụng có chất lượng tốt, việc quyết định cấp tín dụng đượcthực hiện một cách dễ dàng Đối những khoản vay nhỏ TCTD thường giao quyền cho
Trang 14
cán bộ tín dụng quyết định Đối những khoản vay lớn thuộc quyền phán quyết của hộiđồng tín dụng Trên cơ sở hồ sơ vay vốn và tờ trình của nhân viên tín dụng, hội đồngtín dụng xem xét kiểm tra lại hồ sơ tín dụng và tờ trình để ra quyết định cấp tín dụnghay không cấp tín dụng Dù quyết định cấp tín dụng là của nhân viên tín dụng hay hộiđồng tín dụng thì cũng phải đưa ra trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo tính kịp thờicho khách hàng Nếu hồ sơ tín dụng bị từ chối thì phải thông báo cho khách hàng lý dotừ chối cấp tín dụng Trường hợp, yêu cầu cấp tín dụng được chấp thuận thì cán bộ tíndụng cùng khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiềnvay (nếu có) Có những trường hợp hội đồng tín dụng quyết định cấp tín dụng nhưngđã có một số thay đổi về thời hạn cấp tín dụng, số tiền cấp tín dụng Đây cũng là kếtquả của quá trình thẩm định, tái thẩm định hồ sơ tín dụng
Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và có hiệu lực, các bên phải có tráchnhiệm thực hiện đúng các cam kết đã ký kết Mỗi hợp đồng tín dụng có thể thực hiệnphát tiền vay một lần hay nhiều lần phù hợp với yêu cầu tiến độ sử dụng vốn củakhách hàng Mỗi lần nhận tiền vay khách hàng phải xác nhận nợ (lập giấy nhận nợ).Thông thường, TCTD sẽ tiến hành giải ngân theo tiến độ dự án.
Việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn tín dụng hoàn toàn thuộc quyền và tráchnhiệm của tổ chức tín dụng Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên trong suốt quátrình giải ngân và thực hiện dự án (kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi phát tiềnvay), phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc điểm sản xuất kinhdoanh và sử dụng vốn của khách hàng Trong quá trình kiểm tra, giám sát và sử dụngvốn tín dụng phải thường xuyên chú ý đến các nội dung về việc tôn trọng tính mụcđích của tiền vay; tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ; giá trị hợp pháp của tài sản thế chấpvà sự duy trì giá trị này; giám sát việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng.
Bước 5: Kiểm tra, giám sát và xử lý tín dụng
Giám sát và quản lý tín dụng được tiến hành từ khi tiền vay phát ra cho đến khikhoản vay được hoàn trả, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ nhữngcam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, phù hợp với đặc điểm hoạt động củaTCTD và đặc điểm kinh doanh sử dụng vốn của khách hàng Nội dung kiểm tra baogồm:
Thứ nhất, kiểm tra trước khi cấp tín dụng, chính là việc thẩm định các điều kiện
cấp tín dụng theo quy định.
Trang 15
Cán bộ tín dụng được phân công phụ trách khách hàng nào phải lập hồ sơ kinhtế theo dõi sát tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, đặc biệt là tình hìnhcông nợ, tình hình quan hệ vay vốn với TCTD và các tổ chức tín dụng khác của kháchhàng đó, nhằm kịp thời tham gia ý kiến với khách hàng để lựa chọn phương án sảnxuất kinh doanh tối ưu, đồng thời để cung cấp cho giám đốc TCTD những thông tincần thiết về khách hàng, làm cơ sở cho việc quyết định Để đảm bảo an toàn trong kinhdoanh tín dụng, các TCTD cần khai thác mọi nguồn thông tin để biết được thực trạngvề tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình vay nợ ở các tổ chức tín dụng khác củakhách hàng Thông qua đó TCTD có thể nhận biết chính xác về khách hàng và có cơsở quyết định cho vay một cách đúng đắn.
Thứ hai, kiểm tra trong khi cho vay.
Trong quá trình cấp tín dụng TCTD phải kiểm tra những nội dung sau:
Kiểm tra mục đích, đối tượng vay vốn, kiểm tra mức cấp tín dụng và thời hạn xincấp tín dụng của dự án cấp tín dụng.
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ tín dụng của lần cấp tín dụng đó như:Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, giá cả, phương thức và chứng từ thanh toán, hồ sơvà giá trị tài sản thế chấp cầm cố hay bảo lãnh.
Thứ ba, kiểm tra sau khi cho vay.
Công việc kiểm tra sau khi cho vay được tiến hành từ khi TCTD phát tiền chođến khi thu hết nợ Nội dung kiểm tra như sau:
Sau khi phát tiền vay trong một thời gian nhất định cán bộ tín dụng kiểm tra việcsử dụng tiền vay tại trụ sở kinh doanh của khách hàng theo các nội dung đã thoả thuậngiữa các khách hàng và TCTD đã được ghi trong hợp đồng tín dụng
Định kỳ cán bộ tín dụng phải kiểm tra và phân tích nợ để phát hiện nợ quá hạn,nợ khó đòi để đề nghị các biện pháp xử lý thích hợp nhằm lành mạnh hoá quan hệ tíndụng.
1.4 Chất lượng tín dụng1.4.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cạnhtranh là một tất yếu khách quan, sản xuất hàng hoá càng phát triển thì cạnh tranh càng
Trang 16
gay gắt Cạnh tranh diễn ra trên ba phương diện chủ yếu: chất lượng, giá cả và sốlượng Trong đó chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu, tạo điều kiện nâng cao tỷ lệchiếm lĩnh thị trường Có nhiều quan niệm về chất lượng sản phẩm như:
Chất lượng là phù hợp với mục đích sử dụng, hoặc là một trình độ dự kiến trướcvề độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp phù hợp với thị trường.
Theo hiệp hội tiêu chuẩn Pháp thì “Chất lượng là năng lực của một sản phẩmhoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng.”
Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000, thuật ngữ “chất lượng” được định nghĩa là khảnăng thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan khác của tập hợpcác đặc tính vốn có của sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình.
Cùng với các khái niệm về chất lượng sản phẩm thì khái niệm về chất lượngtín dụng đã được ra đời và phát triển theo từng thời kỳ.
Trước đây, khái niệm chất lượng tín dụng chỉ được bó hẹp trong phạm trù antoàn tín dụng Điều đó có nghĩa là chất lượng tín dụng được đo lường bằng mức tổnthất phát sinh trực tiếp từ rủi ro đối với mỗi khoản vay của ngân hàng Một ngân hàngđược coi là có chất lượng tín dụng cao khi ngân hàng đó có ít các khoản vay xấu vàthiệt hại từ các khoản vay đó là thấp Và một khoản tín dụng có chất lượng là khoản tíndụng được hoàn trả cả gốc và lãi theo
Theo sự phát triển thì quan điểm về chất lượng tín dụng ngày càng thay đổi vàyêu cầu khắt khe hơn Chất lượng tín dụng được xác định bằng tổng thể tất cả các tiêuchí, cả trừu tượng lẫn cụ thể và việc đánh giá chúng cũng có sự linh động nhất định.
Có thể xem rằng: “Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng (cảngười vay tiền lẫn người gửi tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội và đảmbáo sự phát triển tồn tại của ngân hàng”
Theo cách đó, trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng được thể hiện ở sựthoả mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước nói chung và của địa phương nói riêng, trên cơ sở thu hồi được gốc và lãiđúng hạn như đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng để đảm bảo sự tồn tại và phát triểncủa tổ chức tín dụng
1.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng
1.4.2.1 Đối với nền kinh tế xã hội
Khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá ra đời thì quan hệ tín dụng cũng được hìnhthành và phát triển Nền kinh tế ngày càng phát triển bao nhiêu sẽ kéo theo thị trường
Trang 17
tài chính tiền tệ cũng phát triển một cách tương ứng Trong nền kinh tế thị trường, tiềntệ là một phạm trù kinh tế, mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá, và nó là yếu tốcần thiết của quá trình sản suất Trong điều kiện đó, chất lượng tín dụng ngày càngđược quan tâm bởi lẽ:
Chất lượng tín dụng được bảo đảm và nâng cao là điều kiện cho TCTD làm tốtvai trò trung gian tín dụng- cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư- trong nền kinh tế Từ đó,điều hoà nguồn vốn cho đầu tư ngắn hạn hợp lý, làm xã hội bớt được lãng phí ở nhữngnơi thừa vốn, giảm được khó khăn cho những nơi thiếu vốn.
Chất lượng tín dụng được nâng cao cũng sẽ tạo điều kiện để TCTD làm tốt vaitrò trung tâm thanh toán của nền kinh tế thị trường Vì khi chất lượng tăng lên nghĩa làcác khoản tín dụng được thực hiện đúng theo thời hạn, số vòng quay của vốn tín dụngtăng lên với một lượng tiền trong lưu thông là không đổi Góp phần mở rộng hình thứcthanh toán không dùng tiền mặt Qua đó tiết kiệm chi phí phát hành tiền.
Nâng cao chất lượng tín dụng còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ,tăng uy tín quốc gia qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như ta đã biết về khả năngtạo tiền của hệ thống các TCTD là thông qua việc cho vay chuyển khoản, thanh toánkhông dùng tiền mặt, các TCTD có khả năng mở rộng số tiền ghi sổ lên rất nhiều lầnso với số tiền thực tế mà Nhà nước bỏ vào lưu thông Như vậy khi chất lượng tín dụngđược nâng lên tạo khả năng giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, góp phần hạn chếlạm phát, ổn định tiền tệ Nâng cao uy tín quốc gia băng việc phát huy tác dụng củacác sản phẩm dịch vụ trong tương lai.
Chất lượng tín dụng nâng cao góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng:Hoạt động tín dụng được mở rộng và các thủ tục được đơn giản hóa, thuận tiện nhưngvẫn tuân thủ các nguyên tắc tín dụng đã thay thế cho tình trạng cho vay nặng lãi, tíndụng đen đang rất phổ biến hiện nay Mà gắn liền với tình trạng tín dụng không lànhmạnh này là những vấn đề xã hội phức tạp.
Tín dụng là một trong những công cụ để Đảng và Nhà nước thực hiện các chủtrương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo lĩnh vực Nhờ chấtlượng tín dụng nâng cao, nghĩa là sự phân tích, đánh giá khả năng phát triển của cácđối tượng để ra các quyết định đầu tư đúng đắn và khai thác khả năng tiềm tàng của tàinguyên, lao động, đảm bảo cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữacác ngành nghề, các khu vực trong cả nước.
Như vậy, tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế - xã hội, thiết lập mộtmối cơ chế chính sách đồng bộ, có hiệu quả sẽ có tác động tích cực với mọi mặt của
Trang 18 Chất lượng tín dụng được đảm bảo có nghĩa là TCTD phải thường xuyên tiếnhành việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn tín dụng của khách hàng Thông quađó, cùng với khách hàng uốn nắn và chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong hoạtđộng tài chính và kinh doanh của khách hàng Do vậy, việc nâng cao chất lượng tíndụng góp phần phát triển chất lượng sản xuất kinh doanh cũng như làm lành mạnh hoátình hình tài chính của khách hàng.
1.4.2.3 Đối với các tổ chức tín dụng
Nâng cao chất lượng tín dụng tức là tăng khả năng quay vòng vốn tín dụng,góp phần mở rộng được các hình thức dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như mởrộng quy mô vốn tín dụng cho một khách hàng Như vậy, không những duy trì đượcmối quan hệ với những khách hàng truyền thống mà còn mở rộng, thu hút thêm nhữngkhách hàng mới Đó cũng là cách để các ngân hàng thương mại mở rộng thị trường,nâng cao được lợi nhuận.
Chất lượng tín dụng nâng cao sẽ giảm được chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý,và đặc biệt là giảm được những chi phí, thiệt hại rất lớn do không thu hồi được khoảntín dụng Như vậy, sẽ gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ mà ngânhàng cung cấp cho khách hàng, tăng thêm lợi nhuận cho hệ thống ngân hàng thươngmại.
Tóm lại, nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa thật to lớn Đối với ngân hàngthì đó là vì sự tồn tại, phát triển Với khách hàng thì đó là khả năng mở rộng sản xuất.Xét trên tầm vĩ mô thì nâng cao chất lượng tín dụng là để đảm bảo cho nền kinh tế xãhội luôn phát triển ổn đinh Với sự phát triển và sản xuất lưu thông hàng hoá ngàycàng tăng, hoạt động tín dụng cần phải được phát triển tới mức độ nào đó sao cho phùhợp, nhằm đáp ứng được những nhu cầu giao dịch cũng ngày càng tăng trong xã hội.Vì thế, việc nâng cao chất lượng tín dụng không những luôn được coi là chiến lượchàng đầu của các TCTD mà còn của các nhà chức trách về kinh tế xã hội.
1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá
Trang 19
1.4.3.1 Chỉ tiêu đánh giá định tính
Có thể nói thước đo chất lượng tín dụng của một TCTD chính là sự hài lòng củakhách hàng, đồng thời TCTD cũng phải đảm bảo hài hoà với an toàn và đạt hiệu quảtín dụng cao nhất.
Trước hết, chất lượng tín dụng của TCTD phụ thuộc vào uy tín của TCTD đó.Nếu một TCTD có uy tín thì sẽ có khả năng thu hút được nhiều khách hàng hơn Chấtlượng tín dụng còn thể hiện ở khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, làmhài lòng khách hàng bằng việc rút ngắn quy trình, thủ tục cho vay, đảm bảo cung cấpvốn nhanh chóng, kịp thời và an toàn Nhờ đó khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian,chi phí đi lại Tuy nhiên, đó mới chỉ là những yêu cầu ban đầu, trong điều kiện nềnkinh tế nước ta hiện nay đang không ngừng phát triển cùng với sự hội nhập kinh tếquốc tế nên sự cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi cácTCTD cần phải có những chuyển biến trong hoạt động kinh doanh đa đạng hơn, năngđộng hơn nữa thì mới có thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong nước vàngoài nước Có như thế các TCTD mới có thể tồn tại và phát triển, đáp ứng được nhucầu ngày càng tăng lên cả về chất và lượng của khách hàng.
Thứ hai, để có chất lượng tín dụng tốt thì phải đảm bảo sự tồn tại và phát triểncủa TCTD Nói cánh khác hoạt động tín dụng phải mang lại cho TCTD thu nhập đủtrang trải các chi phí liên quan và có lãi, hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro Một khoảntín dụng có thể coi là hiệu quả khi các nguyên tắc cho vay được tuân thủ triệt để: sửdụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả kinh tế cao, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn.Việc tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng vừa là điều kiện cần vừa là những biểuhiện cho thấy chất lượng tín dụng tốt Sử dụng vốn vay đúng mục đích là một trongnhững điều kiện đảm bảo sự tồn tại và phát triển của TCTD.
Thứ ba, hoạt động tín dụng phải đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển củakinh tế- xã hội của vùng, địa phương và đất nước.
Tóm lại, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp được đánh giá trên quanđiểm của cả ba chủ thể: TCTD, khách hàng và môi trường kinh tế- xã hội Các chỉ tiêuđịnh tính chỉ là căn cứ đánh giá chất lượng tín dụng một cách khái quát Để có nhữngkết luận chính xác hơn nữa cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụthể bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến kết quả hoạt động cho vay của TCTD.
1.4.3.2 Các chỉ tiêu định lượng
Quy mô kết cấu nguồn vốn huy động
Trang 20
Quy mô kết cấu nguồn vốn huy động là số lượng vốn mà TCTD huy động đượctại thời điểm xem xét đánh giá Kết cấu nguồn vốn huy động là tỷ trọng vốn huy độngchia theo thời gian, lãi suất, đơn vị tiền tệ…trong tổng nguồn vốn huy động Việc tậptrung nguồn vốn lớn, kết cấu hợp lý về thời hạn, lãi suất, đơn vị tiền tệ sẽ đảm bảo chomỗi TCTD có khả năng tự chủ về vốn, lãi suất, có khả năng mở rộng đầu tư tín dụngđể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Chính vì vậy, đây là chỉ tiêu gián tiếp đánhgiá chất lượng tín dụng.
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà TCTD đãphát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thuhồi hay chưa Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.
Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tất cả số tiền TCTD cho kháchhàng vay trong một thời gian nhất định thường là một năm Bên cạnh đó, thấy đượckhả năng hoạt động cho vay qua các năm, do đó có thể thấy được khả năng mở rộngcho vay Thêm vào đó nếu biết được doanh số cho vay của nhiều thời kỳ cũng thấyđược phần nào xu hướng hoạt động cho vay.
Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng, còn tốc độtăng doanh số cho vay thể hiện khả năng mở rộng quy mô cho vay các thời kỳ, doanhsố cho vay lớn và tốc độ tăng nhanh cho thấy khả năng mở rộng tín dụng cho vay củaTCTD là rất tốt Tuy nhiên như trên đã phân tích đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưaphải là điều kiện đủ để khẳng định hiệu quả hoạt động tín dụng mà còn kết hợp xemxét tổng hợp các chỉ tiêu khác.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là toàn bộ các món nợ mà TCTD đã thu về từ khoản cho vaycủa TCTD kể cả cảu kỳ hiện tại và kỳ trước đó Qua chỉ tiêu này ta có thể thấyđượccacs khoản nợ mới phát sinh và các khoản nợ của thời kỳ trước Từ đó cũng chota thấy được khả năng thu nợ ở kỳ tiếp theo Đồng thời cho biết TCTD làm ăn có hiệuquả hay không, các khoản vay có an toàn hay không, các cá nhân hay hộ gia đình có sửdụng vốn hiệu quả và đúng mục đích các khoản vay hay không?
Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ=
Trang 21
Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, từ đócó thể biết được tổng doanh số cho vay trong kỳ để cho biết ngân hàng đã thu đượcbao nhiêu nợ Qua đó thể hiện hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Dư nợ và kết cấu dư nợ
Dư nợ là tổng số dư nợ qua các hình thức cấp tín dụng mà khách hàng còn nợ lạingân hàng tại một thời điểm Kết cấu dư nợ là tổng số nợ được phân chia theo tỷ lệ cáchình thức cấp tín dụng, theo thời hạn cho vay, theo đơn vị tiền tệ, theo ngành hoặctheo thành phần kinh tế…Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng của TCTD cho nềnkinh tế theo số dư mà tại một thời điểm So sánh dư nợ với thị phần tín dụng củaTCTD cho ta biết dư nợ của TCTD là cao hay thấp Trên thực tế, thị phần tín dụng củamột TCTD thường phản ánh số lượng khách hàng trung thành, uy tín của TCTD, sựtác động của TCTD đối với địa phương và nền kinh tế… Do đó, nếu thị phần tín dụngcủa TCTD cao thì tương xứng với nó phải là dư nợ lớn.
Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu thường được các TCTD tính toán hàng năm để đánh giá khả năngtổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu củakhách hàng.
Vòng quay vốn tín dụng được tính trên cơ sở doanh số thu nợ bình quân và dư nợbình quân
Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quay vốn tíndụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chukỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quayvốn tín dụng nhanh nên TCTD đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp,mặt khác TCTD có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác Như vậy, hệ số nàycàng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càngcao Ngược lại, vòng quay vốn tín dụng thấp thể hiện vốn tín dụng luân chuyển chậm,hiệu quả vốn tín dụng thấp.
Hiệu suất sử dụng vốn
Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân=
Trang 22Hiệu suất sử dụng vốn
Tổng dư nợ
Tổng vốn huy động=
Tỷ lệ nợquá hạn
Tổng dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ quá hạn
Trang 23
Để thuận lợi cho công tác phân tích chất lượng tín dụng, cũng như để phục vụ tốtcho công tác quản lý chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng, các nhà quản trị thườngphân loại nợ theo đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Theo quyết định số493/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 quy định các TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5nhóm nợ, cụ thể như sau:
Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ trong hạn được tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, cáckhoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơcấu lại;
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày,các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạnđã cơ cấu lại;
Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạntrả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại
Trong năm nhóm nợ trên, NQH là các khoản nợ được phân vào loại từ nhóm 2đến nhóm 5 và nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 Đồng thời thỉ lệ nợ xấutrong tổng dư nợ vào khoảng từ 2%-5% là một tỷ lệ chấp nhận được, NQH từ 6-12tháng là nợ có vấn đề Nợ trên 12 tháng được gọi là nợ khó đòi
Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Nói đến chất lượng tín dụng không thể không nói đến chỉ tiêu thu nhập từ hoạtđộng tín dụng vì như đã nói hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chủyếu để TCTD tồn tại và phát triển
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng được tính bằng lãi từ hoạt động cho vaytrên tổng thu nhập
Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Lãi từ hoạt động tín dụng
Tổng thu nhập
=
Trang 24
Tỷ trọng thu nhập là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng,nó cho biết tỷ lệ phát sinh từ hoạt động cho vay trên một đơn vị thu nhập là bao nhiêu.Với cùng một mức thu nhập, nếu TCTD nào càng giảm được chi phí đầu vào thì tỷ lệnày càng lớn chứng tỏ TCTD hoạt động tốt Đồng thời, ta thấy rằng nếu các TCTD chỉchú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thunhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa Chấtlượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khảnăng sinh lời của TCTD.
Vậy đánh giá thu nhập từ hoạt động tín dụng sẽ cho ta thấy rõ hơn được cáckhoản vay mà TCTD cho vay là lành mạnh, hiệu quả hay không.
1.4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
1.4.3.1 Nhân tố không kiểm soát được
Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp đến chấtlượng tín dụng của các TCTD Bởi đôi khi thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… xảy ra bất ngờmà con người không thể lường trước được làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế Đôi khi có thể làm sụp đổ cơ đồ của một hãngkinh doanh và đặt người đi vay từng làm ăn có lãi vào thế thua lỗ Từ đó làm thiệt hạinghiêm trọng đến khả năng chi trả của người đi vay và dẫn đến chất lượng tín dụngcủa TCTD bị hạ thấp.
Môi trường kinh tế
Nói đến môi trường kinh tế xã hội là nói đến tổng thể nền kinh tế quốc gia và thếgiới Như ta đã biết mọi thành phần kinh tế đều hoạt động trong xã hội Vì thế môitrường kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng của các TCTD.
Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác động tới chấtlượng tín dụng của ngân hàng Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tốt thì chất lượng củacác khoản tín dụng sẽ được nâng cao Ngược lại, sự thay đổi theo chiều hướng xấu thìsẽ làm cho chất lượng các khoản tín dụng xấu đi ngoài ý muốn Ví dụ: khi nền kinh tếcó hiện tượng lạm phát tăng vọt, giá cả đồng tiền giảm sút, chỉ số giá cả tăng nhanhgây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tác động xấu đến khả năng thu hồi công nợ củangân hàng Hay khi có sự biến động lớn trong tỷ giá do sự thay đổi chính sách tiền tệcủa Nhà nước, đồng nội tệ bị giảm giá, các doanh vốn bằng ngoại tệ mà không cónguồn thu bằng ngoại tệ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng Sự biến động về
Trang 25
tỷ giá như vậy cũng khiến các doanh nghiệp phải nhập thiết bị nước ngoài lẽ ra đã vayngân hàng đủ tiền sẽ trở thành không đủ tiền để nhập gây ảnh hưởng trực tiếp tới chấtlượng khoản vay.
Nước ta đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới Do vậy chínhsách và cơ chế vĩ mô của Nhà nước liên tục có sự điều chỉnh, đổi mới Đồng thời, sảnxuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu và nhập lậu.Vì thế các doanh nghiệp chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanhkhông kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách Dẫn đến không ít các doanhnghiệp đã gặp khó khăn, hàng hóa tồn kho, vốn thì bị ứ đọng, mất khả năng thanh toáncho các khoản vay làm phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi Do đó ảnh hưởng xấu đếnchất lượng tín dụng của các TCTD.
Nói như vậy không có nghĩa là chỉ môi trường kinh tế trong nước này thay đổi sẽtác động tới chất lượng tín dụng Mà sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới cũnggây ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị trường, sự biến độngvề tỷ giá khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ ảnh hưởngtới việc trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.
Nhân tố về khách hàng
Uy tín, đạo đức của người vay
Đây là yếu tố rất quan trọng của quy trình thẩm định, tính cách của người vay làchỉ tiêu đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và thực hiện nghĩa vụ cam kết hợp đồng Do đó,TCTD cần phân tích số liệu và tình hình sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạtđộng của khách hàng để quyết định đầu tư chính xác
Năng lực kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng
Đây chính là tiền đề cần thiết tạo ra khả năng kinh doanh của khách hàng, là cơsở để khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả nợ đúng hạn cho TCTD Trình độ củangười quản lý còn bị hạn chế thì doanh nghiệp dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợkém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác khả năng phát triển sảnxuất của doanh nghiệp, thị hiếu của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệpmình cùng với những yếu tố thuận lợi, khó khăn của môi trường, doanh nghiệp sẽquyết định kế hoạch chiến lược mở rộng thu hẹp hay ổn định sản xuất, từ đó xây dựng
Trang 261.4.3.2 Nhân tố kiểm soát được
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ của hệthống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật và ý thức tôn trọngchấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật
Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạtđộng tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh,phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tíndụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng.Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triểnkinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.
Ngoài khung pháp lý chung cho hoạt động tín dụng, các quy định pháp luật tronglĩnh vực khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, điển hình là Luật doanh nghiệp,Luật đầu tư, Luật dân sự…nếu quy định trong các luật này phù hợp, tạo điều kiện chocác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nghĩa là tạo điều kiện cho hoạt động tín dụngvà ngược lại.
Chính sách tín dụng
Trang 27
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của TCTD Bên cạnhviệc phải phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước thì chính sách tín dụng cònphải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyền lợicủa chính bản thân TCTD Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, không nhữngphải đảm bảo an toàn cho hoạt động của TCTD mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫnđối với khách hàng Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ, đúng đắnsẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng Ngược lại, một chính sáchtín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạtđộng tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sửdụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.
Ví dụ về chính sách lãi suất, khi lãi suất cho vay quá cao thì khách hàng sẽkhông đến vay, TCTD sẽ bị ứ đọng vốn gây một hiệu quả tồi tệ đến hoạt động củachính TCTD Ngược lại, nếu lãi suất cho vay quá thấp thì sẽ có rất nhiều khách hàngđến vay và lúc này TCTD khó có khả năng đáp ứng hết khả năng về vốn cho kháchhàng vì hiện nay tỷ trọng khoản tiền gửi so với tổng nguồn vốn huy động của cácTCTD là không lớn Mặt khác, lãi suất cho vay thấp dẫn tới việc TCTD không bù đắpđược việc phải trả lãi tiền gửi và trả lãi suất tiền gửi…
Công tác tổ chức bộ máy hoạt động của TCTD
Công tác tổ chức không chỉ tác động tới chất lượng tín dụng mà còn tác động tớimọi hoạt động của TCTD Nếu công tác tổ chức không khoa học sẽ làm ảnh hưởng tớithời gian ra quyết định đối với món vay, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu củakhách hàng, không theo dõi sát sao được công việc.
Sự phân công công việc nếu không hợp lý, khoa học sẽ dẫn đến sự không rõ ràng,chồng chéo khiến cho các cán bộ tín dụng ỷ lại, thiếu trách nhiệm đối với công việccủa mình Công tác tổ chức ở đây cũng đề cập tới vấn đề giao việc đúng người, đúngviệc Mỗi một cán bộ cần được giao cho công việc phù hợp để có thể phát huy hết khảnăng và giữa các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để công việc tiếnhành nhanh chóng, chính xác Nếu được tổ chức tốt, các công việc đối với một mónvay sẽ được thực hiện tuần tự, chặt chẽ, vừa đảm bảo về mặt thời gian vừa không có sựsơ hở nên sẽ làm cho chất lượng của món vay được nâng cao.
Chất lượng nhân sự
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nóiriêng cũng như trong hoạt động của TCTD nói chung Việc tuyển chọn nhân sự có đạođức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn,
Trang 28
am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầutư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, cónăng lực phân tích và xử lý dự án xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiềncho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo quyđịnh của TCTD…sẽ giúp cho TCTD có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thểxảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng Tuy nhên đối với nhữngcán bộ không được đào tạo đầy đủ, không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đangtài trợ, trong khi TCTD không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, sosánh, đánh giá vài trò vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện tạivà tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dựán xin vay làm rủi ro tín dụng của TCTD, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay,thu nợ nhằm bảo đảm an toàn cho vốn tín dung Nó được bắt đầu kể từ khi chuẩn bịcho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình cho vay và kết thúc là giai đoạn thu hồi khoảnvay Chất lượng tín dụng tốt hay không là phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng, chặtchẽ giữa các bước trong quy trình tín dụng.
Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào công tác thẩm định tín dụng trong quytrình tín dụng Nếu công tác thẩm định dự án đưa ra những kết luận sai lầm, đó là đồngý cấp tín dụng cho những khách hàng không có khả năng hoàn trả lại hoặc có ý địnhlừa đảo ngân hàng, hay là những quyết định không đồng ý cấp tín dụng cho nhữngkhách hàng có phương án làm ăn hiệu quả Như vậy chắc chắn các khoản tín dụng cấpcho khách hàng là không có hiệu quả và ngược lại.
Sau quá trình giải ngân cho khách hàng, các ngân hàng thương mại đều liên tụckiểm tra, giám sát tình hình của số tiền đã cấp được sử dụng như thế nào Nếu việcgiám sát là sát sao thì ngân hàng có thể phát hiện kịp thời những rủi ro để từ đó đưa ranhững điều chỉnh, can thiệp cần thiết Như vậy sẽ nâng cao chất lượng hoạt động tíndụng.
Một TCTD muốn tồn tại thì ngoài việc thu được các khoản lãi thì điều quan trọnghơn là phải thu về đầy đủ khoản nợ gốc Nếu ngân hàng có những biện pháp xử lý nợchính xác, nhanh chóng sẽ giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra và hạn chế đến mứcthấp nhất thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy đến, qua đó chất lượng tín dụng ngắn hạn sẽnâng cao.
Hệ thống thông tin tín dụng
Trang 29
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay thông tin trở thành một yếutố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp Trong cạnh tranh ai nắm được thôngtin trước là người có khả năng dành chiến thắng lớn hơn Đối với hoạt động tín dụngthì thông tin là một yếu tố hết sức cần thiết để xem xét, quyết định cho vay hay khôngcho vay Đồng thời để theo dõi, quản lý khoản cho vay với mục đích đảm bảo an toànvà hiệu quả đối với khoản vốn cho vay Thông tin càng chính xác, kịp thời, đầy đủ vàtoàn diện thì công tác tín dụng của TCTD càng được thực hiện tốt và các rủi ro sẽđược hạn chế ở mức thấp nhất có thể, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn Tuynhiên nếu thiếu thông tin tín dụng hoặc thông tin tín dụng không chính xác, kịp thời,chưa có danh sách phân loại doanh nghiệp, chưa có sự phân tích đánh giá doanhnghiệp một cách khách quan, đúng đắn sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao làm giảm chấtlượng tín dụng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng
Kiểm soát hoạt động tín dụng là công việc cần thiết đối với mỗi TCTD, công táckiểm tra càng thường xuyên, càng chặt chẽ, càng giúp cho hoạt động tín dụng đạt đượchiệu quả cao Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng sẽ đượckịp thời phát hiện ra những sai sót, để có thể kịp thời khắc phục và sữa chữa.
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng
Tăng cường đổi mới trang thiết bị, nâng cấp máy móc tin học công nghệ là đònbẩy của sự phát triển, là điều kiện để mỗi TCTD hội nhập vào cộng đồng tài chínhquốc tế Hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao chất lượng phụ vụ, đáp ứng nhu cầuquản lý và tăng cường cạnh tranh để có thị phần khách hàng lớn trong hệ thống TCTDquốc gia.
Kết luận chương 1: Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng trong việc
kinh doanh của các TCTD Do vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng là một điều cầnthiết đối với mỗi TCTD, bởi nó quyết định đến sự tăng trưởng của TCTD, đảm bảocho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG
CHI NHÁNH NAM ĐỊNH2.1 Giới thiệu về Quỹ tín dụng Trung ương
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
Trang 30
Quỹ tín dụng Trung ương được thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹtín dụng nhân dân” Đến ngày 9/12/1994, Chính phủ có công văn số 6901/KTTH V/vthành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trong đó ghi rõ “Việc thành lập một tổchức cổ phần kinh doanh về tiền tệ, thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Ngân hàng,
Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính Tên gọi của tổ chức này là “Quỹ tín dụngTrung ương hay Ngân hàng Hợp tác xã…” Căn cứ vào 2 văn bản trên Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 8/6/1995 về việccho phép thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Quyết định số 200/QĐ-NH5về việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với số vốnđiều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 99 năm.
Thực hiện chỉ thị số 57/CT-TW của Bộ chính trị và Nghị định số 48/2001/NĐcủa Thủ tướng Chính phủ Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 207/QĐ-NHNN về việc phê duyệt đề án mở rộng mạng lưới hoạt động của Quỹ tín dụng nhândân Trung ương, kết quả đến cuối năm 2001 đã hoàn thành việc sáp nhập 23 Quỹ tíndụng nhân dân khu vực vào Qũy tín dụng nhân dân Trung ương để trở thành chi nhánhở các tỉnh, thành phố như vậy Hệ thống Qũy tín dụng nhân dân trước đây từ 3 cấpchuyển thành 2 cấp: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Qũy tín dụng nhân dân Cơsở Tính đến năm 2009, hệ thống Quỹ tín dụng nhân nhân gồm 1 Hội sở chính và 24chi nhánh, 938 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động tại 55/63 tỉnh, thành phố.
2.1.2 Đôi nét về quỹ tín dụng nhân dân Trung ương- Chi nhánh Nam Định
2.1.2.1 Giới thiệu về QTDTW chi nhánh Nam Định
Từ ngày 1/9/2001 Qũy tín dụng nhân dân khu vực Nam Định đã chính thức bàngiao để trở thành chi nhánh Qũy tín dụng Trung ương Nam Định theo Quyết định số493/2001/QĐ- Qũy tín dụng Trung ương ngày 18/6/2001 của Chủ tịch Hội đồng quảntrị Quỹ tín dụng Trung ương “V/v thành lập chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trungương tại Nam Định”.
Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng là đại diện ủy quyền của QTDTW tại NamĐịnh để thực hiện nhiêm vụ điều hòa vốn, chăm sóc hỗ trợ và tư vấn nghiệp vụ chocác thành viên là Quỹ tín dụng cơ sở trên địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam Đồngthời mở rộng cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Tên Ngân hàng : Quỹ tín dụng nhân dân Trung ươngTên tiếng anh : Central People' s Credit Fund (CCF)
Trang 312.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của QTDTW Chi nhánh Nam Định
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Ban giám đốc gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc
Giám đốc là người có quyền cao nhất đối với mọi hoạt động kinh doanh của chinhánh, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc Quỹ tín dụngTrung ương về mọi hoạt động của chi nhánh.
Phòng kế toán và ngân
Phòng kinh doanh
Phòng Hành chính nhân sự
Phòng Giao
Phòng Kiểm tra nội
BAN GIÁM ĐỐC
Trang 32
Phó Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệmtrước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
Phòng kế toán và ngân quỹ
Phòng kế toán và ngân quỹ gồm 06 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng)
Trực tiếp giao dịch với Quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng
Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu nghiệp vụ theo quy định.
Mở và thực hiện các giao dịch trên tài khoản gửi thanh toán tại Chi nhánh Ngânhàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại.
Xây dựng và gửi các báo cáo kế toán theo định kỳ cho Quỹ tín dụng, Chi nhánhNgân hàng Nhà nước, tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toántheo quy định.
Quản lý, khai thác, sử dụng, bảo mật phần mềm kế toán theo quy định.
Trang 33
Lập kế hoạch, tổng hợp nhu cầu vốn của các Quỹ tín dụng thành viên và kháchhàng, nghiên cứu quan hệ cung cầu trên địa bàn để xây dựng kế hoạch nguốn vốn, sửdụng vốn, theo định kỳ trình Giám đốc duyệt trước khi gửi Quỹ tín dụng TW.
Đề xuất ý kiến điều chỉnh kế hoạch, tăng giảm mức cho vay, tham mưu choGiám đốc về mức lãi xuất tiền gửi, cho vay theo từng thời kỳ.
Thẩm định đề xuất mức cho vay đối với Quỹ tín dụng thành viên và kháchhàng, tiến hành thủ tục cho vay để trình Giám đốc ký duyệt.
Kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu nợ, đề xuất biện pháp xử lý đối vớinhững trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng.
Tổng hợp các báo cáo của Quỹ tín dụng thành viên và khách hàng để khai thác,sử dụng tại chi nhánh, lập báo cáo gửi Quỹ tín dụng Trung ương, Chi nhánh Ngânhàng Nhà nước theo quy định.
Tư vấn, chăm sóc Quỹ tín dụng thành viên
Thực hiện công tác văn thư, đánh máy, lưu trữ công văn đi, đến, bảo mật.
Phối hợp thực hiện việc mua sắm tài sản, phương tiện làm việc, vật liệu vănphòng theo dự toán được duyệt.
Tổ chức công tác bảo vệ, chấp hành nội quy làm việc và vệ sinh môi trường,phòng cháy chữa cháy của chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vận chuyển tiền mặt,tài sản theo quy định.
Quản lý, bảo quản con dấu Chi nhánh.
Trang 34
Phòng giao dịch gồm 05 người ( 1 trưởng phòng và 1 phó phòng)
Phòng giao dịch là đơn vị kinh doanh trực thuộc Chi nhánh, hạch toán báo sổ,thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo ủy quyền được sử dụng con dấu riêngtrong hoạt động nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Phòng.
Chấp hành các chế độ và quy định về tín dụng, lãi suất tiền gửi, cho vay, mứcphán quyết cho vay.
Thực hiện hạch toán kế toán, an toàn kho quỹ và quy định khác của Nhà nướcvà của Quỹ tín dụng Trung ương.
Cập nhật chứng từ sổ sách, chế độ báo cáo kế toán thống kê theo quy định củaNhà nước và hướng dẫn của Quỹ tín dụng Trung ương.
Quản lý, đảm bảo sự an toàn, có hiệu quả về vốn và tài sản được giao. Giữ bí mật số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng theo quy định.
Chấp hành nghiêm túc quy chế nhân viên, các quy chế và nội dung khác do Quỹtín dụng Trung ương và Chi nhánh ban hành.
Phòng kiểm tra nội bộ
Kiểm tra nội bộ: 2 người
Trực tiếp chịu sự chỉ đạo của ban kiểm soát Quỹ tín dụng Trung ương và củaTổng giám đốc quỹ tín dụng Trung ương thông qua phòng kiểm tra nội bộ của Quỹ tíndụng Trung ương
Kiểm tra giám sát tất cả các hoạt động của Chi nhánh theo quy định của phápluật, chế độ nghiệp vụ của ngành.
Định kỳ làm báo cáo gửi Quỹ tín dụng phục vụ cho công tác quản lý điều hànhtại đơn vị nhằm đưa các hoạt động của đơn vị an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
2.1.3 Các sản phẩm, dịnh vụ của QTDTW Chi nhánh Nam Định
Quỹ tín dụng nhân dân Chi nhánh Nam Định cung cấp nhiều loại hình tiền gửivới các kỳ hạn huy động khác nhau cho khách hàng là các tổ chức cá nhân và các tổchức tín dụng khác.
Tiết kiệm không kỳ hạn sẽ giúp khách hàng linh hoạt sử dụng vốn và tiện lợitrong việc sử dụng.
Trang 35
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với nhiều kỳ hạn khác nhau và các hình thức lãnhlãi trước, lãnh lãi cuối kỳ, lãnh lãi hàng tháng, lãnh lãi hàng quý với nhiều kỳ hạn đadạng giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Tiền gửi thanh toán cá nhân và tổ chức giúp khách hàng thuận tiện trong việcthanh toán chuyển khoản theo nhu cầu.
Tiền gửi bậc thang và tiết kiệm bậc thang: bao gồm các loại hình tiền gửi bằngVND Khách hàng có số dư tiền gửi càng nhiều thì sẽ hưởng mức lãi suất càng cao.
Quỹ tín dụng nhân dân Chi nhánh Nam Định cung cấp nhiều loại hình cho vayvới thời hạn vay đa dạng phù hợp với mục đích, khả năng trả nợ của khách hàng cùngvới tài sản thế chấp đa dạng: động sản, bất động sản, giấy tờ có giá
Cho vay các thành viên là Quỹ tín dụng cơ sở hai tỉnh Nam Định và Hà Nam đểcác quỹ tín dụng có thêm nguồn vốn cho vay các tổ chức và cá nhân trên địa bàn.
Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: tàitrợ vốn đối với khách hàng là cá nhân và các thành phần kinh tế trên địa phương nhằmđáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ.
Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, sinhhoạt tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, chữabệnh, trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp phápkhác của khách hàng.
Cho vay đi làm việc ở nước ngoài: tài trợ vốn nhằm hỗ trợ khách hàng có nhucầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhưng không đủ tiền để trang trải chi phímua vé máy bay, visa, chi phí đào tạo.
Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm: tài trợ vốn cho các khách hàng có số dư tài khoảntiền gửi, sổ tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại Quỹ tín dụng Trung ương nhằm mục đíchkinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp.
Cho vay nông nghiệp: tài trợ vốn cho khách hàng ở khu vực nông thôn nhằmđáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề, kinh doanh hàng hoádịch vụ.
Nhận cho vay ủy thác của các tổ chức, cá nhân Liên kết cho vay đồng tài trợ
Dịch vụ chuyển tiền
Trang 36 Liên kết điều hòa vốn trong hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương- Chinhánh Nam Đinh
2.2.1 Công tác huy động vốn
Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, ngay từ khi mới thànhlập, QTDTW Chi nhánh Nam Định đã rất quan tâm đến việc huy động vốn Đặc biệt,trong điều kiện hiện nay có một số lượng lớn chưa từng có các TCTD thuộc các loạihình khác nhau cùng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và cạnh tranh quyết liệt, điều đóđòi hỏi Chi nhánh phải nỗ lực phấn đấu nhằm thu hút một khối lượng vốn lớn để đảmbảo cho nhu cầu đầu tư mở rộng tín dụng trên địa bàn Đồng thời, tạo ra một nền tảngvững chắc cho QTD có thể ổn định và phát triển.
Hiện nay, Nam Định là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng tương đối tốt các khucông nghiệp đang được mở rộng và phát triển, việc sản xuất hàng hoá ở các làng nghềđang trong quá trình khôi phục Đồng thời, các hộ sản xuất, các công ty, doanh nghiệpđã đầu tư lớn vào máy móc thiết bị dây truyền sản xuất hiện đại để tạo ra những sảnphẩm có chất lượng cao với giá thành, mẫu mã phù hợp với thị trường Từ đó, tạo ramột nhu cầu vốn rất lớn trong nền kinh tế.
Với phương châm “Lành mạnh, an toàn, hiệu quả bền vững gắn liền tăng truởngvới chất lượng, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống” QTDTW Chi nhánh Nam Định
đã thực hiện việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớpdân cư bằng việc không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và mở rộngmạng lưới giao dịch Cùng với đó là việc thông thoáng các thủ tục, nâng cao chấtlượng phục vụ: tận tình, chu đáo, văn minh, lịch sự Vì thế, trong vài năm qua vốn huyđộng của Chi nhánh Nam Định đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốncũng có sự thay đổi theo chiều hướng thuận lợi
Trang 37( Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009 )
Biểu đồ 1 : Nguồn vốn huy động qua các năm
Năm 2007Năm 2008Năm 2009
Nguồn vốnhuy động
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Quỹ tín dụngTrung ương Nam Định không ngừng tăng trưởng qua các năm, năm sau tăng trưởngcao hơn năm trước Trung bình mỗi năm tăng trưởng từ 25% đến 30% đó là một yếu tốvô cùng quan trọng để Chi nhánh QTDTW Nam Định tăng quy mô hoạt động củamình Năm 2008 là một năm có nhiều biến động về kinh tế trong và ngoài nước, cácTCTD trong nước đã đưa ra những chiến lược và lãi suất rất cao để cạnh tranh nhaumột cách gay gắt Vì thế cùng với giá xăng dầu, vàng tăng cao thì lãi suất là một nhântố không nhỏ làm cho lạm phát năm 2008 đã bùng phát làm cho nền kinh tế trong nướccàng trở nên suy thoái Đứng trước sự khó khăn chung của cả nước QTDTW Chinhánh Nam Định đã có những chiến lược đúng đắn để bám sát thị trường và có cơ chếlãi suất linh hoạt, phù hợp với sự biến động của thị trường theo từng thời kỳ và nhằmhuy động tốt tiền gửi trên địa bàn Vì thế trong suy thoái năm 2008 lượng huy độngvốn của Chi nhánh Nam Định đạt 335,5 tỷ đồng tăng 91 tỷ đồng so với năm 2007 vớimức tăng là 27,1% Năm 2009 tiếp tục bám sát thị trường và thực hiện nghiêm túc cácchính sánh vĩ mô của NHNN để có thể đưa ra chính sách kinh doanh hợp lý Do vậy,
Trang 381 Tiền gửi điều hòa các
2 Tiền gửi dân cư 316,4 94,3% 406,8 95.4% 538,4 97.1%3 Tiền gửi các tổ chức
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009 )
Qua bảng số liệu ta có thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng đều quanăm Nguồn vốn huy động phân theo 2 hình thức: huy động theo kỳ hạn và huy độngphân theo đối tượng.
Huy động vốn phân theo kỳ hạn: là phương thức huy động tiền gửi có kỳ hạn
và tiền gửi không kỳ hạn Qua bảng số liệu ta thấy cả hai loại này lượng tiền huy độngđều tăng qua các năm, nhưng nguồn huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn Năm2007, nguồn vốn huy động có kỳ hạn đạt 328,5 tỷ đồng chiếm 97,9% tổng nguồn huyđộng Năm 2008, khi lạm phát tăng cao, đồng thời sự cạnh tranh gay gắt của cácTCTD đã khiến cho lãi suất tiền gửi thay đổi liên tục Vì vậy, đã làm ảnh hưởng đếntâm lý của người dân không biết gửi đâu thì an toàn và có khả năng sinh lời cao nhất
Trang 39
khi đồng nội tệ thì đang dần mất giá, theo đó năm 2008 tiền gửi có kỳ hạn đạt 403 tỷđồng Tuy quy mô vẫn tăng so với 2007 nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 94,5% trong tổngnguồn vốn huy động Năm 2009, khi nền kinh tế của đất nước đã dần ổn định thì tiềngửi có kỳ hạn lại tăng so với 2008, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm 96,5% tươngđương với 535,1 tỷ đồng Cùng với lượng tiền gửi có kỳ hạn thì lượng tiền không kỳhạn cũng tăng đều qua các năm Năm 2007, đạt 7,0 tỷ đồng với tỷ trọng 2,1% trongnguồn huy động Năm 2008, đạt 23,5 tỷ đồng tăng 16,5 tỷ đồng so với 2007 tươngđương tỷ trọng 5,5% trong tổng nguồn huy động Năm 2009, đạt 19,4 tỷ đồng tăng 2,9tỷ đồng so với 2008 tương đương với tỷ trọng 4,5% trong tổng nguồn huy động
Huy động vốn theo đối tượng bao gồm: tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở, tiền
gửi dân cư, tiền gửi các tổ kinh tế Trong các đối tượng này ta có thể thấy lượng tiềnhuy động từ dân cư là chủ yếu Năm 2007, đạt 316,4 tỷ đồng với tỷ trọng 94,3% Năm2008, khi nền kinh tế bất ổn đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân thì tiền gửi dân cưtuy có tăng nhưng lượng tăng không đáng kể Lượng huy động đạt 406,8 tỷ đồng tăng90,4 tỷ đồng so với 2007 Năm 2009, tiền gửi dân cư đạt 538,4 tỷ đồng tăng 131,6 tỷđồng và đạt 97,1% tỷ trong trong tổng nguồn vốn huy động Để đạt được kết quả nàylà do Chi nhánh đã có sự nỗ lực rất lớn Tuy là một Chi nhánh mới thành lập nhưngQTDTW Chi nhánh Nam Định đã biết nắm bắt tình hình kinh tế, đã xác định đượcnhững nhu cầu “nhạy cảm” về chu chuyển vốn của các doanh nghiệp cũng như tâm lýcủa khách hàng để đưa ra các chiến lược huy động vốn phù hợp Chi nhánh có lúc đãhuy động cả những kỳ hạn ngắn, đồng thời các quỹ thành viên thuộc Chi nhánh nằmđã có mặt tại các xã, huyện Do đó đã huy động được một lượng vốn dồi dào cho Chinhánh Bên cạnh tiền gửi dân cư tăng đều hàng năm thì tiền gửi các tổ chức kinh tếtăng nhẹ qua các năm, năm 2007 đạt 5,0 tỷ đồng tương đương với tỷ trọng 1,5%, năm2008 đạt 5,6 tỷ đồng tương đương với 1,3%,năm 2009 đạt 6,7 tỷ đồng đạt 1,2 %.Ngược lại với sự tăng trưởng của tiền gửi dân cư và tiền gửi các tổ chức kinh tế thì tiềngửi điều hòa các quỹ cơ sở giảm mạnh cả về số lượng lẫn tỷ trọng Năm 2009, đạt tiềngửi điều hòa các quỹ cơ sở giảm qua các năm Năm 2007, đạt 14,1 tỷ tương đương vớitỷ trong 4,2%, năm 2008 đạt 14,1tỷ đồng tuy quy mô không giảm nhưng tỷ trọng giảmxuống còn 3,3% Năm 2009, đạt 9,4 tỷ đồng giảm 4,7 tỷ đồng với tỷ trọng 1,7% trongtổng nguồn vốn huy động Qua đây ta thấy các quỹ cơ sở đã dần có khả năng kinhdoanh độc lập, do vậy khoản tiền gửi dữ trữ để điều hòa các quỹ cơ sở ngày một giảm
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Cùng với hoạt động huy động huy động vốn, hoạt động cho vay cũng là một hoạtđộng quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Với
Trang 40
lượng vốn huy động được Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức tín dụng đa dạng vàphong phú phù hợp với mỗi loại khách hàng như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.Việc thu hút khách hàng vay vốn được gắn liền với thu hút khách hàng mở tài khoảntiền gửi và thiết lập mối quan hệ lâu dài.
Bảng 3: Cơ cấu hoạt động tín dụng của QTDTW Chi nhánh Nam Định
2 Cho vay trung, dài hạn 56,5 46% 63,8 33% 96,5 37%
1 Cho vay Quỹ tín dụng
2 Cho vay các thành
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009)
Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ qua ba năm
Năm 2007Năm 2008Năm 2009
Tổng dư nợ