1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định

36 588 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định

LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau hơn 3 năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại WTO, chúng ta đã thấy rõ được những cơ hội và thách thức đồng hành đến với nước ta. Các doanh nghiệp trong nước đã phải cố gắng nỗ lực hết mình để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó có thể tăng khả năng cạnh tranh và khẳng định mình trên thị trường ngày một khốc liệt này. Trong năm 2008 cùng với các nước trên thế giới Việt Nam đã phải cố gắng rất nhiều để trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Qua đây, ta đã thấy được tầm quan trọng của tín dụng trong vai trò là “đòn bẩy” của nền kinh tế cũng như là một công cụ đắc lực để hỗ trợ cho Nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả của nền kinh tế. Do vậy theo dự đoán nhu cầu về vốn trong thời kỳ hậu khủng hoảng sẽ ngày gia tăng để đáp ứng nhu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vì vậy nên kinh tế sẽ cần không ít vốn để đáp ứng nhu cầu cần thiết này. Mà nơi đến của các doanh nghiệp không đâu khác chính là các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên trong thời qua, đặc biệt là thời kỳ khủng hoảng vấn đề tín dụng tại các tổ chức tín dụng trong nước đã bộc lộ những yếu kiếm nhất định nên hoạt động tín dụng đã gặp không ít những khó khăn và rủi ro thường xuyên rình rập. Mà hoạt động tín dụng lại mang lại thu nhập chủ yếu cho các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, làm thế nào để phân tích một cách chính xác, khoa học các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng. Từ đó, có thể đề ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại cũng như của các tổ chức tín dụng trong nước. Trong quá trình học tập tại Đại học Thăng Long và nghiên cứu thực tế tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định, em nhận thấy được tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Do đó, em đã quyết định chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định”. Với kiến thức và thời gian có hạn bài luận văn của em không trách khỏi được những thiếu sót . Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn kinh tế để bài luận văn của em có thể hoàn chỉnh và giúp em nâng cao được trình độ lý luận cũng như thực tiễn. Trang 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụngchất lượng tín dụng, cũng như sự cần thiết của hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó để đưa ra một số các giải pháp mang tính khả thi giúp nâng cao hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương_ Chi nhánh Nam Định. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU − Đối tượng nghiên cứu của khố luận: + Những lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụngnâng cao chất lượng tín dụng + Thực trạng chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ươngChi nhánh Nam Định. + Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ươngChi nhánh Nam Định. − Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ươngChi nhánh Nam Định. 4. KẾT CẤU CỦA KHỐ LUẬN Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụngchất lượng tín dụng Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định CHƯƠNG 1: Trang 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNGCHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG 1.1.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng đã ra đời từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều hình thức khác nhau, vì vậy có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng. Tín dụng xuất hiện từ khi có sự phân công lao động xã hội, sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, đã nảy sinh quan hệ vay nợ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế. Do vậy, tín dụng có thể được hiểu là: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định, dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người cho vay sang người đi vay, và khi đến hạn phải hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn cái ban đầu. Khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng. “Tín dụng” xuất phát từ chữ La-tinh “creditium”có nghĩa là sự tin tưởng, sự nuôi dưỡng lòng tin, là sự hẹn trả. Trong tiếng Anh được gọi là Credit. Trong quan hệ tín dụng, người cho vay sẽ cho người cần vốn vay theo các điều kiện đã được thoả thuận trước như thời gian cho vay, thời gian hoàn trả, lãi suất tín dụng .vv. Trong quan hệ đó người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng các thoả thuận, làm ăn có lãi và có khả năng hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn . Theo quan điểm của K.Marx, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng. Sau một thời gian nhất định, lượng giá trị này quay lại nhưng có giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Như vậy, theo quan điểm này thì khái niệm tín dụng có ba nội dung chính, đó là tính chuyển nhượng tạm thời của một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả. Theo quan điểm kinh tế hiện đại, tín dụng là quan hệ vay mượn, gồm cả đi vay và cho vay. Đây là mối quan hệ tiền tệ giữa một bên là các tổ chức tín dụngmột tổ chức kinh doanh tiền tệ với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Theo Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng đã sửa đổi bổ sung ngày 25/12/2001 quy định: “Cấp tín dụng là việc các tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. 1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của tín dụng Trang 3 Lịch sử ra đời và phát triển của tín dụng gắn liền với lịch sử phát triển của phương thức sản xuất hàng hóa. Hình thức khai nhất của tín dụngtín dụng nặng lãi. Người đi vay không những phải trả vốn đã vay mà còn phải trả cả phần lãi rất lớn cho Người cho vay. Hình thức này chỉ tồn tại ở xã hội trước tư bản và mục đích của nó là để duy trì cuộc sống cho những người cần vay. Đến phương thức tư bản chủ nghĩa thì tín dụng nặng lãi không còn phù hợp. Sản xuất phát triển, đi vay không những để cho tiêu dùng mà còn để phát triển sản xuất. Lãi suất cho vay cũng phải thấp hơn do có nhiều người cho vay hơn và để cho nhà tư bản đi vay đảm bảo việc sản xuất có lợi nhuận. Vay mượn không chỉ đơn thuần là tiền mà còn là các máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất . Từ đó, lãi suất không còn do người cho vay đơn phương áp đặt nữa mà phải có sự thỏa thuận giữa Người vay và Người cho vay. Do vậy, tín dụng bằng hiện vật đã nhường chỗ cho tín dụng bằng hiện kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã nhường chỗ cho các loại tín dụng ưu việt hơn như tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước… Qua đây, ta có thể hiểu tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Đó là quan hệ giữa hai bên, trong đó một bên chu cấp tiền hay hàng hóa, dịch vụ cho bên kia và bên kia cam kết sẽ thanh toán lại trong tương lai gồm cả khoản nợ gốc và khoản lãi. Như vậy, tín dụng đã có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều thời kỳ khác nhau của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tính chất chung của tín dụng là như sau:  Tín dụng là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền hoặc tài sản từ Người cho vay sang Người đi vay, mà không làm thay đổi quyền sở hữu đối với chúng.  Tín dụng luôn có thời hạn sử dụng nhất định dựa trên sự thỏa thuận giữa Người cho vay và Người đi vay.  Giá cả trong hoạt động tín dụng chính là lãi suất nên Người cho vay sẽ nhận được thu nhập từ lãi suất. Vì thế, giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lãi suất của tín dụng. 1.1.3. Bản chất của tín dụng Bản chất của tín dụng được hiểu theo 2 khía cạnh Trang 4 − Thứ nhất, tín dụng là quan hệ kinh tế phát sinh giữa Người đi vay và Người cho vay, nhờ quan hệ này mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội. − Thứ hai, tín dụng được coi là một số vốn, làm bằng hiện vật hoặc bằng hiện kim vận động theo nguyên tắc hoàn trả, đã đáp ứng cho các nhu cầu của chủ thể tín dụng. 1.1.4. Chức năng của tín dụng Nhìn tổng thể tín dụng có hai chức năng: − Thứ nhất, huy động và phân phối nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức cho vay. Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu”. − Thứ hai, giám đốc và kiểm soát bằng đồng tiền đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Dùng tiền để xây dựng các chỉ tiêu, thước đo để tiến hành quản lý doanh nghiệp với các mục tiêu: sử dụng vốn hiệu quả , hợp pháp và hợp lệ. 1.1.5. Vai trò của tín dụng Nói đến vai trò của tín dụng, là nói đến sự tác động của tín dụng đối với nền kinh tế-xã hội. Vai trò của tín dụng bao gồm hai mặt tích cực và tiêu cực. Ở mặt tích cực, tín dụng có các vai trò sau đây:  Tín dụng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển Tín dụng, trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức kinh tế. Tín dụngmột trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế Tín dụng không những là công cụ tập trung vốn mà còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Có thể nói, trong mọi nền kinh tế- xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn nói trên của nó. Đối với doanh nghiệp: Tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Đối với dân chúng: Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Đối với toàn xã hội: Tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn.  Tín dụng góp phần ổn định giá cả Trang 5 Tín dụng góp phần làm giảm lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định giá cả trong nước.  Tín dụng làm nâng cao mức sống của người dân Tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, sản xuất hàng hoá và dịch vụ ngày càng gia tăng để thỏa mã nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời thông qua quan hệ tín dụng những người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn có thể vay vốn để xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh cũng như để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.  Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế Có thể nói tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng không những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển. Ở mặt tiêu cực, tín dụng có những tác động sau: Tín dụng phát triển nhưng không được kiểm soát chặt chẽ theo khuôn khổ pháp lý thì sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ, từ quy mô và phạm vi hẹp đến quy mô lớn trên phạm vi rộng, gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế xã hội. Với sự phát triển của tín dụng có thể làm gia tăng phân hóa giàu nghèo. 1.2. Phân loại tín dụng 1.2.1. Dựa vào thời hạn cho vay Trang 6 − Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay tới 12 tháng, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động cho các doanh nghiệp, các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. − Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, được sử dụng để đầu tư mua sắm các tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. − Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 5 năm trở lên và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. Đây là loại hình tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, các phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. 1.2.2. Dựa vào mục đích sử dụng vốn − Cho vay mua bán bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. − Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. − Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc lao động, nhiên liệu… − Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm vật dụng, trang trải các chi phí thông thường của đời sống. − Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: bao gồm hỗ trợ về tài chính cùng với thủ tục giấy tờ liên quan để doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hoá. 1.2.3. Dựa vào phương thức cho vay − Cho vay từng lần: phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng đều phải làm các thủ tục (Khách hàng lập kế hoạch vay vốn, ngân hàng xét duyệt cho vay .) và ký hợp đồng tín dụng. − Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương pháp cho vay mà TCTD ( tổ chức tín dụng) và khách hàng thoả thuận xác định một hạn mức tín dụng duy trì một thời gian Trang 7 nhất định. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định, được ngân hàng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. − Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là loại tín dụng mà qua đó TCTD cho phép khách hàng được sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký thác ở ngân hàng trên tài khoản vãng lai với một số lượng và thời hạn nhất định. 1.2.4. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng − Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. − Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. 1.2.5. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay − Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, hay còn gọi là cho vay trả góp, là loại cho vay khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. − Cho vay chỉmột thời hạn trả nợ, hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần, khi đáo hạn. − Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ vào khả năng tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 1.2.6. Dựa vào hình thái giá trị tín dụng − Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền − Cho vay bằng tài sản (hay cho thuê tài chính): là hoạt động tín dụng trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là TCTD với khách hàng thuê. Khi hết thời hạn thuê, khách hàng có thể thuê tiếp hoặc mua lại theo các thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn thuê các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. 1.2.7. Dựa vào xuất xứ tín dụng − Cho vay trực tiếp là việc các tổ chức tín dụng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho các tổ chức tín dụng − Cho vay gián tiếp là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. 1.3.Quy trình tín dụng Trang 8 Hoạt động tín dụngmột trong những hoạt động chính của các TCTD, một hoạt động rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Trong hoạt động cho tín dụng, nếu hành động chủ quan duy ý chí sẽ dẫn đến những tổn thất nặng nề cho TCTD. Vì vậy, để có một quyết định cho vay đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng thì hoạt động cho vay đòi hỏi các TCTD phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho tín dụng. Quy trình tín dụng là trình tự các bước mà TCTD thực hiện cho vay đối với khách hàng. Quy trình tín dụng phản ánh nguyên tắc tín dụng, phương pháp tín dụng, trình tự giải quyết các công việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng gồm 5 bước: Thiết lập hồ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định cho vay, giải ngân, quản lý và giám sát cho vay.  Bước 1: Thiết lập hồ tín dụng Hồ tín dụng của một TCTD là tài liệu bằng văn bản, biểu hiện mối quan hệ tổng thể của TCTD với khách hàng vay vốn. Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào sự hoàn chỉnh và chính xác của hồ tín dụng. Vì vậy, khi thiết lập hồ cho tín dụng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: − Các thông tin cơ bản về khách hàng. − Thông tin về tài chính hiện tại của khách hàng. − Lịch sử tài chính của khách hàng. − Thông tin về mục đích vay vốn. − Phương hướng về hoạt động kinh doanh trong tương lai của khách hàng. − Đánh giá nhận xét của TCTD về khách hàng. − Thoả thuận giữa TCTD và khách hàng về việc vay vốn và trả nợ vốn tín dụng. − Những thông báo của TCTD cho khách hàng. − Báo cáo về kết quả kiểm tra tình hình sử dụng vốn tín dụng.  Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay. Mục tiêu của phân tích tín dụng là để phòng ngừa, hạn chế rủi ro cũng như để áp dụng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp cơ bản, có vị trí quan trọng nhất là phân tích một cách toàn diện khách hàng Trang 9 trước khi cấp tín dụng của TCTD. Nếu khách hàng được đánh giá là tốt, như có đủ tư cách trong kinh doanh, có năng lực tài chính đảm bảo, chấp hành tốt các hợp đồng tín dụng trong quá khứ và triển vọng phát triển trong tương lai… thì sẽ được TCTD xem xét cho vay. Ngược lại, nếu khách hàng không đáp ứng được những yêu cầu trên thì TCTD sẽ từ chối cấp tín dụng. Phân tích đánh giá khách hàng Để phân tích đánh giá khách hàng TCTD dựa vào các tài liệu sau: Tài liệu thuyết minh về vay vốn như kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, các hợp đồng cung cấp - tiêu thụ sản phẩm. Các tài liệu kế toán để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng như: bảng tổng kết tài sản, bản thuyết minh về tình hình công nợ, bản giải trình về kết quả kinh doanh, bản phân tích chi tiết về lỗ, lãi. Ngoài ra TCTD còn dựa vào các thông tin khác như: phỏng vấn trực tiếp người cho vay, thông tin qua hồ lưu trữ về người vay tại TCTD, thông tin từ các doanh nghiệp có quan hệ kinh tế với người xin cấp tín dụng, thông tin của trung tâm CIC v.v . Các nguồn thông tin có thể xem xét bao gồm: Các thông tin phi tài chính như: các mục thông tin trên báo; các tạp chí thương mại; các báo cáo cổ đông; các báo cáo tình báo kinh tế; các báo cáo thị trường; các dữ liệu được công bố (ví dụ tình trạng mắc nợ được đăng ký); các báo cáo của các nhà tư vấn. Các thông tin tài chính như: báo cáo kế toán thường niên; báo cáo kế toán tạm thời; hoạt động kế toán ngân hàng (cho các nhà ngân hàng); các dự báo về vốn luân chuyển, doanh thu, lợi nhuận; các báo cáo của cơ quan phân hạng tín dụng; công ty lập báo cáo tài chính; hoạt động của thị trường chứng khoán. Sau khi xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu trên, các TCTD thường tiến hành thẩm định một cách kỹ càng về khách hàng của mình. Thông thường, các TCTD thường đưa ra các tiêu chuẩn để xem xét một hồ tín dụng, chẳng hạn như: Tiêu chuẩn 5C: − Capacity : Năng lực hoạt động − Capital : Vốn − Charater : Uy tín Trang 10 [...]... chính và 24 chi nhánh, 938 Quỹ tín dụng nhân dânsở hoạt động tại 55/63 tỉnh, thành phố 2.1.2 Đôi nét về quỹ tín dụng nhân dân Trung ương- Chi nhánh Nam Định 2.1.2.1 Giới thiệu về QTDTW chi nhánh Nam Định Từ ngày 1/9/2001 Qũy tín dụng nhân dân khu vực Nam Định đã chính thức bàn giao để trở thành chi nhánh Qũy tín dụng Trung ương Nam Định theo Quyết định số 493/2001/Q - Qũy tín dụng Trung ương ngày... động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, kết quả đến cuối năm 2001 đã hoàn thành việc sáp nhập 23 Quỹ tín dụng nhân dân khu vực vào Qũy tín dụng nhân dân Trung ương để trở thành chi nhánh ở các tỉnh, thành phố như vậy Hệ thống Qũy tín dụng nhân dân trước đây từ 3 cấp chuyển thành 2 cấp: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ươngQũy tín dụng nhân dânsở Tính đến năm 2009, hệ thống Quỹ tín dụng nhân nhân... phát triển CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 2.1 Giới thiệu về Quỹ tín dụng Trung ương 2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương Quỹ tín dụng Trung ương được thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ Trang 29 tín dụng nhân dân Đến ngày... kiểm soát Quỹ tín dụng Trung ươngcủa Tổng giám đốc quỹ tín dụng Trung ương thông qua phòng kiểm tra nội bộ của Quỹ tín dụng Trung ương − Kiểm tra giám sát tất cả các hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật, chế độ nghiệp vụ của ngành − Định kỳ làm báo cáo gửi Quỹ tín dụng phục vụ cho công tác quản lý điều hành tại đơn vị nhằm đưa các hoạt động của đơn vị an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật... lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Quyết định số 200/QĐ-NH5 về việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 99 năm Thực hiện chỉ thị số 57/CT-TW của Bộ chính trị và Nghị định số 48/2001/NĐ của Thủ tướng Chính phủ Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 207/QĐ-NHNN về việc phê duyệt đề án mở rộng mạng lưới hoạt. .. pháp của các chủ thể kinh tế, của các cá nhân Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật và ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín. .. 18/6/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Trung ương “V/v thành lập chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tại Nam Định Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng là đại diện ủy quyền của QTDTW tại Nam Định để thực hiện nhiêm vụ điều hòa vốn, chăm sóc hỗ trợ và tư vấn nghiệp vụ cho các thành viên là Quỹ tín dụngsở trên địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam Đồng thời mở rộng cấp tín dụng cho các... phán quyết của hội đồng tín dụng Trên cơ sở hồ vay vốn và tờ trình của nhân viên tín dụng, hội đồng tín dụng xem xét kiểm tra lại hồ tín dụng và tờ trình để ra quyết định cấp tín dụng hay không Trang 13 cấp tín dụng Dù quyết định cấp tín dụngcủa nhân viên tín dụng hay hội đồng tín dụng thì cũng phải đưa ra trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo tính kịp thời cho khách hàng Nếu hồ tín dụng bị... 2 %-5 % là một tỷ lệ chấp nhận được, NQH từ 6-1 2 tháng là nợ có vấn đề Nợ trên 12 tháng được gọi là nợ khó đòi  Thu nhập từ hoạt động tín dụng Nói đến chất lượng tín dụng không thể không nói đến chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng vì như đã nói hoạt động tín dụnghoạt động mang lại thu nhập chủ yếu để TCTD tồn tại và phát triển Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng được tính bằng lãi từ hoạt. .. chối cấp tín dụng Trường hợp, yêu cầu cấp tín dụng được chấp thuận thì cán bộ tín dụng cùng khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có) Có những trường hợp hội đồng tín dụng quyết định cấp tín dụng nhưng đã có một số thay đổi về thời hạn cấp tín dụng, số tiền cấp tín dụng Đây cũng là kết quả của quá trình thẩm định, tái thẩm định hồ tín dụng  Bước 4: Giải ngân . chất lượng tín dụng Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định Chương 3: Một số giải pháp nâng cao. cao chất lượng tín dụng + Thực trạng chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương – Chi nhánh Nam Định. + Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

Ngày đăng: 19/04/2013, 13:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w