MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN HUYỆN VĂN GIANG

8 353 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN HUYỆN VĂN GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HUYỆN VĂN GIANG 3.1 Những định hướng trong thời gian tới của huyện Văn Giang Nông nghiệp vẫn luôn là ngành sản xuất chính đóng vai trò quan trọng để ổn định xã hội, nền tảng cho sự phát triển công nghiệp. Vì vậy những năm tới trong chính sách phát triển của huyện cần tập trung phát triển toàn diện ngành nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, không chỉ thỏa mãn nhu cầu của cư dân trong huyện mà còn cung cấp cho các địa phương lân cận. Tích cực chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn. Dự báo thời kỳ tăng trưởng nông nghiệp thời kỳ 2010-2015 sẽ đạt 5% 3.2 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Văn Giang Chủ động thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Ngân hàng sẽ tiếp tục đổi mới phương thức kinh doanh, chủ động trong mọi hoạt động không để khách hàng khi cần thiết mới tìm đến ngân hàng mà tự mình tìm khách hàng cho mình, đẩy mạnh đổi mới công nghệ hơn nữa, nâng cao chất lượng đường chuyền tín hiệu và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên đảm bảo chất lượng mọi dịch vụ ngân hàng cung cấp. Mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống tăng sức cạnh tranh của sản phẩm… Vì là một chi nhánh cấp huyện hoạt động theo sự chỉ đạo điều hành của chi nhánh tỉnh nên chi nhánh huyện Văn Giang mới chỉ xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm cho mình bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương, Đàm Thị Liên KT&QLC 47 định hướng phát triển của ngành để mở rộng, tăng trưởng tín dụng đúng hướng, an toàn, hiệu quả, bền vững; gắn hoạt động kinh doanh với phục vụ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế địa phương. Các mục tiêu cụ thể Đàm Thị Liên KT&QLC 47 1- Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 284 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2008 2- Tổng dư nợ tăng 20% so với năm 2008 đạt trên 225 tỷ đồng(không tính dư nợ UTĐT), trong đó đầu tư cho phát triển nông nghiệp tăng 10% đạt 167 tỷ đồng, nâng tỷ trọng cho vay trung dài hạn lên 51,9%/ Tổng dư nợ. Từng bước đẩy mạnh cho vay phát triển các ngành nghề truyền thống, cho vay phát triển chăn nuôi, kinh tế trang trại. Tích cực tìm kiếm chọn lọc kỹ lưỡng các khách hàng tốt, các phương án, dự án sản xuất kinh doanh đem hiệu quả kinh tế cao. 3- Tỷ lệ nợ quá hạn <3% trong đó tỷ lệ nợ xấu ≤1.3%/ Tổng dư nợ, không phát sinh thêm các khoản nợ khó đòi. 4- Tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 10%, thu lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ trên 90%/ Tổng thu. 5- Tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 25% so với năm 2008. Đẩy mạnh thu hoạt động 6- Về lao động tăng thêm 20% nhằm đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng nhiều của ngân hàng, giảm bớt tình trạng quá tải, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ. 3.3 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn của NHNo&PTNT huyện Văn Giang trên địa bàn huyện 3.3.1 Xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết theo những chỉ tiêu NHNo tỉnh và NHNoViệt Nam đặt ra: Đàm Thị Liên KT&QLC 47 Những năm gần đây hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ diễn ra sôi động cùng với sự bùng nổ của một loạt các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam từ sau khi ra nhập WTO đã làm tăng sự cạnh tranh đòi hỏi mỗi Doanh nghiệp phải xây dựng những hướng phát triển riêng đảm bảo sự tồn tại của mình trên thị trường. Không nằm ngoài quy luật đó NHNo luôn xác định rõ mục tiêu, chiến lược phát triển lâu dài, được sự tài trợ rất lớn của Nhà nước để thực hiện nghĩa vụ đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn, những năm qua hệ thống NHNo trên toàn quốc đều hoạt động có hiệu quả và đã góp phần rất lớn đưa kinh tế nước nhà đặc biệt là kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, tăng thu nhập cho nhân dân, giảm khoảng cách giữa thành thị - nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ đói nghèo. Theo chủ trương đó, hàng năm chi nhánh ngân hàng huyện Văn Giang cũng xây dựng cho mình kế hoạch phát triển với những mục tiêu phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế huyện và cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra với nỗ lực cao nhất: ♦ Giữ vững phát triển các khách hàng quen, lựa chọn khách hàng tốt, các phương án, dự án kinh doanh tốt theo những tiêu chí quy định, hạn chế tối đa sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức từ phía khác hàng. Đồng thời xác định rõ lĩnh vực đầu tư trọng điểm (phát triển kinh tế hộ gia đình đơn vị kinh tế hạt nhân cho sự phát triển kinh tế đất nước), tiếp tục mở rộng quy mô khách hàng, nâng thị phần. ♦ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt biến động của thị trường có những biện pháp ứng phó kịp thời đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Đàm Thị Liên KT&QLC 47 ♦ Xây dựng chính Marketing: Hiện nay Marketing là hoạt động không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào đặc biệt là loại hình kinh doanh dịch vụ. Thông qua hoạt động Marketing ngân hàng có nhiều cơ hội đầu tư, hoạt động tín dụng và thị trường khách hàng ngày càng được mở rộng. Trước tiên là thông qua đổi mới phong cách phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng, củng cố uy tín, sự hài lòng đối với khách hàng, đây chính là cách tự quảng bá cho hình ảnh ngân hàng một cách hiệu quả nhất. 3.3.2 Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn (mở rộng thị trường, thị phần) Các chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng là khả năng tiếp cận vốn cho người nông dân, do đường đi xa, cơ sở vật chất lại khó khăn nhiều hộ nông dân chưa có điều kiện đến được với ngân hàng, hơn nữa trình độ dân trí thấp cũng là một nguyên nhân lớn làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Do đó ngân hàng cần chủ động mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn huyện, tiếp cận được tối đa các đối tượng trong địa bàn. Mặt khác ngân hàng cũng cần cải tiến các nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động, đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất thông qua các đoàn thể, tổ chức xã hội, thiết lập các tổ vay vốn tại từng thôn đồng thời nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ trong quá trình thẩm định hồ vay vốn của khách hàng, can thiệp trong quá trình thu lãi nếu có hiện tượng khó đòi xảy ra. Đa dạng hóa các hình thức và điều kiện vay vốn phù hợp với tình hình kinh tế địa phương. 3.3.3 Cải tiến quy trình và thủ tục vay vốn Cải tiến quy trình cho vay phù hợp với tình hình hoạt động trên địa bàn: Quy trình tín dụng được chia làm 3 giai đoạn: Đàm Thị Liên KT&QLC 47 Giai đoạn 1: Từ khi khởi đầu cho vay đến khi phát tiền vay Giai đoạn 2: Giám sát trong quá trình cho vay Giai doạn 3: Thu nợ Làm tốt cả 3 giai đoạn này chất lượng tín dụng tốt và khả năng thu hồi nợ cao. Nhưng trong thực tế, cán bộ tín dụng chưa làm đúng quy trình này, họ chỉ chú ý đến năng lực, tư cách người vay, khả năng tài chính, tài sản thế chấp của người vay, phương án xin vay chỉ mang tính hình thức trong khi dự án kinh doanh quyết định đến kết quả kinh doanh của họ, dẫn đến có nhiều phương án gặp thất bại, khách hàng vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đang tiến tới thực hiện chế độ cho vay một cửa, cán bộ tín dụng đảm nhiệm toàn bộ quy trình cho vay, từ khâu thẩm định hồ cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng, áp dụng phần mềm máy tính (IPCAS) trong quá trình cho vay dưới sự quản lý, giám sát, chỉ đạo của ban giám đốc, điều này buộc các cán bộ tín dụng phải thành tạo nghiệp vụ tín dụng: nắm chắc các bước của quy trình cho vay, điều kiện cho vay, mức cho vay. Đây là một bước đột phá trong phong cách phục vụ của hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ, giải quyết công tác cho vay ngắn gọn đỡ mất thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng, giảm bớt thời gian lưu chuyển chứng từKhi thực hiện toàn bộ trên máy tính đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ của ban lãnh đạo, hoạt động kiểm soát nội bộ phải tỏ ra tích cực và hiệu quả, có như vậy toàn bộ hệ thống mới diến ra trôi chảy, tạo ra hiệu quả công việc rõ rệt. Tổ chức khảo sát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, hộ sản xuất ở từng xã, thôn, từng doanh nghiệp. Chủ động tiếp cận các dự án khả thi, đáp Đàm Thị Liên KT&QLC 47 ứng kịp thời các nhu cầu vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống của khách hàng. Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và các ngành kinh tế khác, nông nghiệp đã và đang được quan tâm đầu tư thích đáng để phát triển với vai trò nền tảng, do vậy mà nhu cầu về vốn vay đáp ứng cho sự phát triển này cũng tăng cao qua các năm. Không nằm ngoài xu thế đó, hơn nữa Văn Giang lại có nét đặc thù là sản xuất nông nghiệp hộ gia đình là chính, do đó quy mô cho vay bị ràn trải khắp địa bàn huyện, khối lượng tín dụng lại không lớn, nên việc quyết định cho vay và công tác thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn đối với các cán bộ tín dụng. Chi nhánh quan tâm hàng đầu là khách hàng vay, hồ khế ước phải có tính pháp lý và tín nhiệm cao về tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi. Ban Giám đốc Chi nhánh phải thường xuyên kiểm tra và đôn đốc cán bộ tín dụng bám sát khách hàng vay, nhất là các hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi đến mùa vụ, kỳ thu hoạch nhắc nhở khách hàng trả tiền vay cho ngân hàng để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Chi nhánh ngân hàng liên hệ với chính quyền địa phương ở các thôn xã phổ biến và hướng dẫn hộ nông dân làm thủ tục vay vốn khi họ đủ điều kiện vay vốn theo quy định. 3.3.4 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng Nhân tố con người quyết định sự tồn tại phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào, đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp các loại dịch vụ như ngân hàng bởi nhân viên ngân hàng là bộ mặt và hình ảnh của ngân hàng, ảnh hưởng đến uy tínchất lượng hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng càng phát triển thì những đòi hỏi về trình độ, năng lực chuyên môn càng cao do đó chú trọng công tác đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực là một trong những chiến Đàm Thị Liên KT&QLC 47 lược phát triển của một tổ chức. Vì vậy ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng huyện Văn Giang phải không ngừng bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật xã hội đáp ứng yều cầu phát triển trong xu thế hội nhập toàn cầu cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Việc bố trí sử dụng nhân viên đúng người, đúng việc là rất quan trọng vì chỉ khi sử dụng đúng và phù hợp thì mới có thể phát huy hết năng lực của mình hiệu quả công việc mới , do đó ban lãnh đạo cần đánh giá đúng năng lực, chuyên môn của từng người , cần lưu ý đến tinh thần trách nhiệm trong công việc, sự tâm huyết với nghề của các nhân viên. Ngoài ra ngân hàng cũng cần tuyển thêm nhân viên để giảm tránh tình trạng làm việc quá tải gây ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả công việc. Đàm Thị Liên KT&QLC 47 . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN HUYỆN VĂN GIANG 3.1 Những. nhiều của ngân hàng, giảm bớt tình trạng quá tải, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ. 3.3 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phần phát

Ngày đăng: 20/10/2013, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan