Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro dự án đầu tư tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Trung Yên
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong năm qua, đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới, phảiđương đầu với nhiều khó khăn thách thức do cuộc suy thoái kinh tế gây nên, nhưngđất nước ta vẫn giành được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, giữ vữngổn định kinh tế chính trị - xã hội Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế tuy không cao bằngmấy năm trước nhưng vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng bền vững Tình hình hoạtđộng tiền tệ ngân hàng có nhiều biến chuyển tích cực mặc dù phải chịu tác động ảnhhưởng của nhiều yếu tố bất lợi trong nước cũng như trên thế giới
Cùng với xu thế này, trong những năm vừa qua, kể từ khi được nâng cấp thànhchi nhánh cấp I đến nay, NHNo&PTNT Chi nhánh Trung Yên đã được đánh giá làmột trong những Ngân hàng có nhiều đóng góp trong sự đổi mới ngành, cơ cấu tổchức của Ngân hàng dần dần đã được hoàn thiện hơn Là một NHTM, Chi nhánhTrung Yên đã thực hiện rất nhiều nghiệp vụ duy trì sự tồn tại và phát triển của Ngânhàng trong đó phải nhắc tới nghiệp vụ cho vay các dự án đầu tư phát triển Bên cạnhnhững thành công đạt được trong lĩnh vực đầu tư vào các dự án của các doanhnghiệp, Chi nhánh cũng đã gặp phải không ít khó khăn và nhiều rủi ro Chính vìvậy, để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong cho vay thực hiện dự án đầu tư, thì phảinâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro dự án đầu tư Do vậy, công tác hoànthiện chất lượng quản lý rủi ro dự án đang là một vấn đề cần thiết, đóng một vai tròrất quan trọng đối với Chi nhánh trong thời điểm hiện nay Từ thực tế như vậy, vớimong muốn góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển của Ngân hàng, em đã
lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro dự án đầu
tư tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Trung Yên”
làm chuyên đề tốt nghiệp
Kết cấu của chuyên đề gồm có 2 chương chính:
Chương I : Thực trạng quản lý rủi ro dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánhTrung Yên
Chương II : Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro dự ánđầu tư tại chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Trung Yên
Do những hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, bài viết của emkhông thể tránh khỏi những thiếu sót Bởi vậy, em rất mong nhận được ý kiến đónggóp của các thầy cô giáo và các cán bộ Ngân hàng để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 2CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH TRUNG YÊN
1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chinhánh Trung Yên
1.1.1 Vài nét giới thiệu về NHNo&PTNT Chi nhánh Trung Yên
1.1.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của NH NN & PTNT
Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước được cấp vốntự có, được tự chủ hoàn toàn về tài chính từ khâu lựa chọn các phương thức huyđộng vốn, lựa chọn phương án đầu tư đến quyết định mức lãi suất với quan hệ cungcầu trên thị trường vốn NH NN&PTNT Việt Nam được quyền kinh doanh tổnghợp, đa năng, vừa làm chức năng kinh doanh thực sự, vừa làm chức năng dịch vụ tàichính trung gian cho chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội trong nước và quốc tế.Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông nghiêp và nông thôn.
Trải qua những năm tháng vật lộn trong cơ chế thị trường, vượt qua bao khókhăn chồng chất, phấn đấu không ngừng đổi mới, NH NN&PTNT đã trở thành ngânhàng thương mại quốc doanh đa năng có quy mô vào loại lớn nhất Việt Nam, là hệthống ngân hàng duy nhất có mạng lưới tổ chức rộng khắp trong phạm vi toàn quốc
1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NH NN&PTNT chinhánh Trung Yên
Sở giao dịch I (SGD I) là một bộ phận của Trung tâm điều hành NHNN&PTNT và là một chi nhánh trong hệ thống NHNo, có trụ sở tại số 4 đườngPhạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa- Hà Nội
Sở giao dịch I NH NN&PTNT được thành lập theo quyết định số 15/TCCBngày 16/3/1991 của Tổng giám đốc NH NN&PTNT với chức năng chủ yếu là đầumối để quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện thí điểm văn bản, chủtrương của ngành trước khi áp dụng cho toàn hệ thống, trực tiếp cho vay trên địabàn Hà Nội, cho vay đối với các công ty lớn về nông nghiệp Ngày 01/04/1991, SGD1 được sự ủy nhiệm của Tổng giám đốc NHNN&PTNT đã tiến hành thêm nhiệm vụmới đó là quản lý vốn, điều hòa vốn, thực hiện quyết toán tài chính cho 23 tỉnh,thành phố phía Bắc ( từ Hà Tĩnh trở ra) Trong các năm từ 1992-1994 việc thực hiệntốt nhiệm vụ này của SGD I và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội
Trang 3bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ, ngoạitệ sau đó cho vay để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế
Ngoài ra SGD I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiếtkhấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản,mua bán kinh doanh ngoại tê, vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu…và ngày càngkhẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống NH NN&PTNT VN
Từ ngày 14/04/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành chi nhánh NH NN&PTNTThăng Long Theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày 12/02/2003 của Chủtịch Hội đồng Quản trị NH NN&PTNT Việt Nam về việc chuyển và đổi tên SGD INH NN&PTNT thành chi nhánh NH NN&PTNT Thăng Long
Chi nhánh NH NN&PTNT Trung Yên được thành lập từ năm 2000, là chinhánh cấp 2 (trực thuộc SGD I NH NN&PTNT sau là Chi nhánh NH NN&PTNTThăng Long).
Từ 01/04/2006, Chi nhánh NH NN&PTNT Trung Yên được nâng cấp lên chinhánh cấp I trực thuộc NH NN&PTNT Việt Nam
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1 CHI NHÁNH NHNo&PTNT TRUNG YÊN
PHÒNG KẾ HOẠCH, KINH DOANH
PHÒNG HÀNH CHÍNH VÀ NHÂN SỰ
PHÒNG KẾ TOÁN VÀ NGÂN QUỸ
PHÒNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Trang 4Cơ cấu tổ chức của NN NN&PTNT Trung Yên bao gồm một Giám đốc, mộtphó Giám đốc Chi nhánh NH NN&PTNT Trung Yên có 6 phòng ban để thực hiệnchức năng chuyên môn của mình Đó là các phòng kế hoạch kinh doanh, phònghành chính nhân sự, phòng kế toán ngân quỹ, phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ,phòng dịch vụ marketing và phòng điện toán
Do là Chi nhánh trẻ nằm trong hệ thống NH NN&PTNT nên hiện nay phòngkế hoạch kinh doanh đảm nhận tất cả nhiệm vụ thuộc hoạt động kế hoạch tổng hợp,hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh ngoại hối trong chi nhánh Bên cạnh đóchi nhánh Trung Yên bao gồm 4 phòng Giao dịch (PGD) là PGD số I, PGD số II,PDG số III và PDG Nguyễn Tuân nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ Cácphòng ban trên và các PGD hoạt động và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốcvà Phó giám đốc theo lĩnh vực phân công quản lý Ở mỗi phòng ban bao gồmtrưởng phòng và phó phòng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành hoạtđộng chuyên môn của phòng mình Bên cạnh đó, chi nhánh NHNo&PTNT TrungYên còn có hội đồng tín dụng với nhiệm vụ xem xét việc giải trình của các thànhviên, kiểm soát trước về mặt pháp lý của dự án và tham gia ý kiến về việc giải trìnhcủa các thành viên, kiểm soát trước về mặt pháp lý của dự án và tham gia ý kiến đểgiám đốc ra quyết định Thành phần của hội đồng tín dụng này bao gồm : giám đốcchi nhánh là chủ tịch hội đồng tín dụng, phó giám đốc phụ trách tín dụng, trưởngphòng kinh doanh trực tiếp thẩm định dự án, trưởng phòng kế toán, trưởng phòngngân quỹ, trưởng phòng kế hoạch,cán bộ trực tiếp công tác phòng ngừa rủi ro.
1.1.2.2 Các chức năng nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên
Huy động vốn
Nhiệm vụ huy động vốn được thực hiện thông qua các hình thức dịch vụ tiềngửi bao gồm huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờcó giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Cho vay
Nhiệm vụ cho vay được thực hiện thông qua các hình thức dịch vụ tín dụng:Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế, cho vay vốn theodự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các dự án trong nước và quốctế, cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tưnhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực, cho vay tiêu dùng bằng đồngViệt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, CNV và các đối tượng khác
Trang 5Kinh doanh ngoại hối
Thu đổi ngoại tệ và Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A,DP,CAD), chuyển tiền (TTR).
Mua bán ngoại tệ, Thanh toán phi thương mại, chi trả kiều hối và Western Union,chi trả cho người lao động xuất khẩu
Thanh toán, chuyển tiền biên giới, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước vàquốc tế
Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các cá nhân vàtổ chức kinh tế
Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước
Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án Thu, chi hộ đơn vị Chi trả lương qua tài khoản,
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
Dịch vụ gửi, rút tiền nhiều nơi Thu tiền tận nơi theo yêu cầu của Khách hàngkhi số dư tiền gửi đạt 100 triệu đồng
Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức
Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa SUCCESS và quốc tếVISA, MASTER CARD
Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác
1.1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch tổng hợp
Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn Là đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch pháttriển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tíndụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy địnhChịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinhdoanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro,quản lý tài sản nợ
Trang 6Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nướcngoài Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đềxuất hướng khắc phục.
Kinh doanh ngoại hối
Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo&PTNTThực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toánquốc tế và các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoàiThực hiện biện pháp quản lý thông tin và các nhiệm vụ khách do giám đốc giao
Phòng kế toán ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định củaNHNN, NHNo&PTNT
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹtiền lương Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu và các báo cáo theo quy định
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theoquy định của NHNo&PTNT Việt Nam
Phòng điện toán
Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chinhánh, xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thốngkê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt độngkinh doanh
Phòng hành chính và nhân sự
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng quý của chi nhánh
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ, lưu trữ, phân tích đánh giá cácvăn bản pháp luật có liên quan Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửachữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhànghỉ của cơ quan.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của cán bộ nhânviên, người lao động trong chi nhánh.
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửacác tồn tại thiếu sót của chi nhánh theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm soát, văn
Trang 7phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ Đầu mối phối hợp với các đoànkiểm tra của Ngân hàng, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộckiểm tra tại chi nhánh theo quy định.
Bảo mật hồ sơ, tài liệu thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụviệc theo quy định, thực hiện quản lý thông tin và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộtheo quy định.
Phòng dịch vụ và Marketing
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sảnphẩm dịch vụ với khách hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịchvụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng củakhách hàng.
Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩmdịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựngkế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chinhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.
1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Nguồn hình thành vốn
Mặc dù là một chi nhánh trẻ nằm trong NHNo&PTNT nhưng chi nhánh TrungYên đã phát triển nguồn vốn của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinhtế Bằng các biện pháp và chính sách cụ thể, nguồn vốn của chi nhánh Trung yênngày càng gia tăng với khối lượng năm sau cao hơn năm trước.
Để đạt được kết quả đó, NHNo&PTNT Trung Yên đã áp dụng những hình thứcsau:
Huy động bằng hình thức tiền gửi tiết kiệm
Huy động bằng phát hành kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích
Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu để bỏ sung cho nguồnvốn vay trung và dài hạn đối với nền kinh tế.
Tình hình huy động vốn
Trang 8Bảng 1 : KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH 2007-2009
Phân loại theo loại tiền
Tiền gửi ngoại tệ8820.47115167.31157666.84+1063+1207.95+425+36.92
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh Trung Yên 2007-2008)
Trong những năm qua, cùng với chính sách tiền tệ Ngân hàng tiếp tục đổi mới,cung ứng tiền tệ chủ động linh họat theo tín hiệu của thị trường, họat động củaNHNo&PTNT Trung Yên cũng được đổi mới về mọi mặt, nguồn vốn kinh doanh đadạng, kết quả tài chính có nhiều tiến bộ, nộp ngân sách ngày càng tăng
Biểu đồ 1: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế
Năm 2007Năm 2008Năm 2009
Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo th nh phành ph ần kinh tế
Tiền gửi các tổ chức kinhtế
Tiền gửi tiết kiệmTiền gửi khác
Trước hết chúng ta nghiên cứu tình hình huy động trong từng năm Năm 2007chi nhánh Trung Yên chỉ huy động được 430 tỷ trong đó có 311 tỷ tiền gửi của các
Trang 9tổ chức kinh tế, 76 tỷ tiền gửi khác, 43 tỷ tiền gửi tiết kiệm Bởi vì, chi nhánh TrungYên mới được nâng cấp từ một chi nhánh cấp 2, mới bước vào giai đọan đầu họatđộng dân chúng còn chưa biết đến sự xuất hiện của Ngân hàng và còn e dè trongviệc gửi tiền, bên cạnh đó ngân hàng đang trong giai đoạn hoàn thiện các phòng banvà hoạt động Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm ưu thế với tỷ trọng lớndo mới được nâng cấp nên phương châm hoạt động là an toàn trong thời gian đầunên khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn có uy tín trong hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả.
Năm 2008, mặc dù phải đối đầu với biến động của cuộc khủng hoảng tài chínhthế giới, nhưng chi nhánh Trung Yên vẫn gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn huy độngđược Tiền gửi tiết kiệm tăng 142 tỷ chiếm 10,82 % trong tổng nguồn vốn huy động.Nhưng tiền gửi khác tăng rất mạnh là 1416 tỷ nên chiếm một tỷ trọng đáng kể trongtổng nguồn vốn Nguồn tiền gửi khác và tiền gửi ngoại tệ tăng lên mạnh mẽ là donguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng mạnh bao gồm tiền gửi có kỳ hạn vàkhông kỳ hạn của các tổ chức tín dụng, đây là nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chứctín dụng khác gửi vào chi nhánh nhằm nhận được khoản thu nhập và tránh tình trạngứ đọng vốn của họ
Năm 2009 có sự gia tăng đáng kể của tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổchức kinh tế So với năm 2008 tiền gửi tiết kiệm tăng 293 tỷ đồng, tiền gửi của cáctổ chức kinh tế tăng 417 tỷ đồng, tiền gửi khác giảm 68 tỷ đồng nhưng vẫn chiếm tỷtrọng cao trong tổng nguồn vốn
Để đạt được kết quả trên là nhờ chi nhánh đã liên tục phát triển mối quan hệvới nhiều doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh nhằm huy động nguồn vốn nhànrỗi từ các tổ chức này và phát triển thanh tóan trong hệ thống Mặt khác tiếp tục pháttriển số lượng tài khoản cá nhân thông qua việc làm tốt công tác dịch vụ thanh toán
Như vậy nếu xét về tổng thể nguồn vốn thì tổng nguồn vốn liên tục gia tăngvới tốc độ cao Năm 2007 là 430 tỷ Năm 2008 là 1710 tỷ Năm 2009 là 2358 tỷđồng Cuối năm 2009 thế giới đã bước đầu đã thoát ra cuộc khủng hoảng tài chínhthế giới thì các loại tiền gửi khác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
Trong mấy năm gần đây, mức sống ngày càng tăng dần với tỷ lệ tích lũy trongdân chúng ngày càng nhiều và tuy mức lãi suất tiền gửi vào tiết kiệm gần đây khôngcao nhưng nguồn huy động tiền gửi vào tiết kiệm đã đạt được những kết quả đáng
Trang 10kể và tiền gửi của các tổ chức kinh tế gia tăng với tốc độ cao tạo cho Ngân hàngnông nghiệp Trung Yên huy động được nguồn vốn lớn trong mấy năm gần đây
Biểu đồ 2 : Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo thời gian
Năm 2007Năm 2008Năm 2009
Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo thời gian
Tiền gửi có kì hạnTiền gửi không kì hạn
Tuy nhiên, nhìn vào tình hình huy động vốn phân theo kỳ hạn cho thấy, tiềngửi có kỳ hạn chỉ dao động ở mức 20% Điều này cho thấy Ngân hàng có thể giảmchi phí vì lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng lại cónhược điểm là Ngân hàng có thể bị động khi không biết trước thời điểm thanh toáncho người gửi để từ đó sẽ có kế hoạch cho vay và trả gốc đúng hạn Mặc dù vậynhìn chung hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã và đang đạt được những kếtquả hết sức khả quan.
Sự tăng trưởng về nguồn vốn khá nhanh cho thấy chi nhánh đã áp dụng tốtchính sách khách hàng và các biện pháp huy động vốn phù hợp với đặc điểm tìnhhình kinh tế trên địa bàn, nâng cao chất lượng nguồn vốn huy động bằng cách tăngtỷ trọng nguồn tiền gửi có lãi suất thấp của các tổ chức kinh tế trên cơ sở địnhhướng đúng đắn chiến lược huy động vốn, bằng nhiều hình thức trong tiếp thị vớikhách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế với nhiều mức lãi suất thích hợp nên đãtừng bước thu hút được nguồn vốn lớn từ các cấp chủ quản.
Trong chiến lược cạnh tranh, ngoài việc đổi mới phong cách làm việc phục vụtối đa nhu cầu khách hàng, trong khuôn khổ khung lãi suất của Ngân hàng cấp trêncho phép ban lãnh đạo chi nhánh đã kịp thời đưa ra mức lãi suất phù hợp nhằm thuhút tiền gửi vào chi nhánh, khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế làmăn có hiệu quả đến vay vốn, giải quyết đầu ra tốt.
1.1.3.2 Hoạt động cho vay
Trang 11Bảng 2: KẾT QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CHI NHÁNH 2007-2009
TT (%)
TT (%)
Tỷ lệ %Tănggiảm
(+)Tỷ lệ %Tăng giảm
I Tổng doanh số cho
1 Cho vay ngắn hạn26369.58125883.09165978.96+995+378.33+401+31.882 Cho vay trung dài hạn11530.4225616.9144221.04+141+122.61+186+72.66
2 Dư nợ trung dài hạn6355.752815.8719716.21-35-55.56+169+603.57
Phân theo thành phần kinh tế
Dư nợ cho vay tiêu
Dư nợ cho vay sản xuất
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh Trung Yên 2007-2009)
Song song với công tác huy động vốn, việc đầu tư tín dụng vẫn là công tác mũinhọn của chi nhánh NHNo Trung Yên
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng tiến hành phân phối sử dụngnguồn vốn đó Huy động và sử dụng vốn phải luôn được chú trọng, quan tâm để vừađáp ứng được nhu cầu về lợi nhuận, vừa an tòan về nguồn vốn, mang lại hiệu quảkinh tế cao
Trang 12Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh Trung Yên trongtổng nguồn vốn huy động đạt khá cao ( năm 2007 là 87,91%, năm 2008 là 88,54%,năm 2009 là 89,1%) Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh tín dụng thểhiện thị trường cho vay của chi nhánh khá tốt Có được kết quả này là do chi nhánhTrung Yên đã luôn mở rộng cho vay, tạo cơ sở tăng lợi nhuận cho chi nhánh
Tình hình họat động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp TrungYên
Chi nhánh được nâng cấp trong điều kiện nền kinh tế nước ta gia nhập tổ chứcthương mại thế giới ( WTO) nhưng trong những năm đầu mới được nâng cấp, đãphải chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Do vậy, công tác tíndụng của chi nhánh năm 2007 đã gặp nhiều khó khăn, tâm lý cán bộ Ngân hàng cònngại cho họat động của chi nhánh chủ yếu trong giai đọan tìm hiểu thị trường, kháchhàng còn ít và chưa có nhiều khách hàng có quy mô hoạt động lớn nên tổng dư nợcho vay của chi nhánh mới dừng lại ở con số khiêm tốn
Năm 2007 tổng dư nợ mới đạt 113 tỷ đồng, năm 2008 dư nợ đạt 174 tỷ đồngnhưng đến năm 2009 chi nhánh Trung Yên đã có bước tiến nhảy vọt tổng dư nợ đạt1215 tỷ đồng tăng 598,28% so với năm 2008, nền kinh tế đã có những bước đầu hồiphục và ổn định trở lại, họat động sản xuất kinh doanh của chi nhánh đã tăng lênnhanh chóng Đạt được những kết quả như trên là nhờ chi nhánh đã kiên trì thựchiện đúng chiến lược khách hàng với mục tiêu xây dựng và phát triển quan hệ vớicác doanh nghiệp lớn của nhà nước và với khối lượng tín dụng của những kháchhàng này là nguyên nhân cho sự tăng trưởng nhanh chóng của tổng dư nợ
Từ bảng số liệu cho thấy cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷtrọng cao trong tổng số dự nợ qua các năm Từ năm 2007 đến năm 2009 tỷ lệ nàyluôn dao động trong khoảng 45-60% tổng dư nợ Nhu cầu vay cho hoạt động sảnxuất kinh doanh cũng luôn chiếm khoàng80% tổng nhu cầu vay Điều này cho thấy,các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc nhóm khách hàng chủ đạo của chi nhánh.Đây là nhóm khách hàng chiếm vị trí quan trọng đối với đầu ra tín dụng của chinhánh, do trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn phục hồi tìnhhình sản xuất kinh doanh và mở rộng thêm quy mô doanh nghiệp sau cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới và trong nước
Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn tăng qua các năm và cho vaytrung dài hạn chỉ chiếm mức nhỏ trong tổng dư nợ.Năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng
Trang 1396 tỷ đồngkhoảng 192% so với năm 2007, ngược lại dư nợ dài hạn lại giảm35 tỷđồng khoảng 55,56% so với năm 2007 Mặc dù năm 2009, dư nợ trung dài hạn tăngrất ít nhưng đây cũng là một tín hiệu tốt cho cơ cấu cho vay của chi nhánh Trongnhững năm tới, chi nhánh Trung Yên nên chuyển dịch dần cơ cấu sang cho vaytrung dài hạn tăng cường khả năng tham gia vào các chương trình, dự án lớn hơn,dài hạn hơn Hiện nay, chi nhánh đang tích cực triển khai để có bước chuyển dịch vềcơ cấu tín dụng, tăng dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn đầutư, cải tiến, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến cho các doanh nghiệp.
1.1.3.3 Các hoạt động khác
Với lợi thế là một chi nhánh trẻ nằm trong hệ thống NHNo&PTNT, cùng xuthế hiện đại hóa ngành ngân hàng, chi nhánh Trung Yên đã đưa vào khai thác cácsản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới.Triển khai dịch vụ thanh toán, rút tiền tự động quamáy ATM, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đáp ứng yêu cầu đổimới và hội nhập quốc tế
Bên cạnh đó, các hoạt động chuyển tiền trong nước và nước ngoài của chinhánh qua các năm cũng tăng rất mạnh với doanh số hàng tỷ VNĐ Trong nhữngnăm qua, chi nhánh cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ ngânhàng như : thanh toán L/C, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, đại lý ủythác đầu tư…
Bảng 3 : BÁO CÁO TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI CỦA CHI NHÁNH
(Nguồn : Bảng cân đối chi tiết của chi nhánh NHNo&PTNT Trung Yên)
Nhìn vào báo cáo tài trợ thương mại của Chi nhánh, L/C nhập chiếm tỉ trọnglớn hơn nhiều so với L/C xuất do đặc điểm của Chi nhánh có ít doanh nghiệp làm
Trang 14xuất khẩu, khách hàng chủ yếu là những đơn vị sản xuất công nghiệp, thường xuyênnhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh Vì vậy,nghiệp vụ thanhtoán quốc tế tại chi nhánh chủ yếu phục vụ cho mở L/C nhập, thanh toán chuyểntiền đi, đến.
1.2 Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Chinhánh Trung Yên
1.2.1 Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro dự án đầu tư tại Chi nhánhNHNo&PTNT Trung Yên
1.2.1.1 Quy trình thực hiện
Quy trình quản lý rủi ro dự án đầu tư ở chi nhánh Trung Yên luôn gắn chặt vớiquy trình cho vay dự án bởi lẽ từng giai đoạn trong quá trình cho vay luôn là cơ sởđể cán bộ trong chi nhánh làm cơ sở để thực hiện việc giảm thiểu, ngăn ngừa vàkiểm soát cho vay đối với dự án
Với mục tiêu nâng cao vai trò công tác quản lý rủi ro cho vay các dự án đầu tư, việccho vay các dự án phải được tiến hành chặt chẽ từng bước theo quy trình đã đượcquy định của ngân hàng nhà nước và NHNo&PTNT Viêt Nam Quy trình quản lýrủi ro dự án đầu tư tại NHNo&PTNT chi nhánh Trung Yên được chia làm 2 giaiđoạn : quản lý rủi ro trước khi cho vay và sau khi cho vay được thể hiện theo sơ đồsau :
Sơ đồ 2 : Quy trình quản lý rủi ro dự án đầu tư của chi nhánh Trung Yên
Trang 15( Nguồn : Sổ tay tín dụng – NHNo&PTNT Việt Nam)
1.2.1.1.1 Quản lý rủi ro trước khi cho vay dự án đầu tư
Đối với giai đoạn quản lý rủi ro dự án trước khi cho vay, chi nhánh tập trungvào 3 bước cơ bản
Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng : Đây là khâu đầu tiên của quy trình cho vay dự án
đầu tư, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với doanh nghiệp,
Khách hàng cung cấp hồ sơ đề nghị vay vốn, các tài liệu và thông tin
Hồ sơ đề nghị vay
Phòng tín dụng: tiếp xúc, hướng dẫn và phỏng vấn khách hàng
Lập hồ sơ dự án
Phân tích và thẩm định
Quyết địnhThu thập thông tin
qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi
Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lý
- P.Kế toán, ngân quỹ- P Kế hoạch – kinh doanh-P Kiểm tra, kiểm soát
Kết quả ghi nhận
Đàm phán, kí kết hợp đồng , thực hiện các hợp đồng giao dịch bảo đảm, và các hợp đồng phụ khác
Quản lý rủi ro dự án sau khi cho vayTheo dõi khoản vay
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư bảo đảmKiểm tra, phân tích hiệu quả vốn vay, tính hình hoạt động của dự án
Kiểm tra các biện pháp bảo đảm vốn vay
Quản lý rủi ro dự án trước khi cho vay
Trang 16chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn Đây là khâu quan trọng vì nó thu thập thông tin làmcơ sở thực hiện các khâu sau này, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định chovay, là tiền đề cho việc kiểm soát rủi ro cho vay dự án đầu tư.
Phân tích và thẩm định : Trong bước này, chi nhánh đã thực hiện phân tích khả
năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn vay đầu tư, khả nănghoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi Mục tiêu của khâu phân tích vàthẩm định là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho chi nhánh, tiênlượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó, và dự kiến các biện pháp phòngngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra Mặt khác, phân tích dự án còn quan tâm đếnviệc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn dự án đầu tư do doanh nghiệp, chủđầu tư cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng là cơ sở quyếtđịnh cho vay đầu tư.
Ra quyết định : Đây là một khâu cực kì quan trọng đối với việc quản lý rủi ro
dự án đầu tư bởi 2 lý do :
Quyết định chấp thuận cho vay đối với hồ sơ vay vốn của dự án tồi.Loại sai lầm này dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn, nợ không thể thuhồi tức là thiệt hại về tài chính
Từ chối cho vay đối với một dự án đầu tư tốt Loại sai lầm này gây rủiro về mặt uy tín và cơ hội cho vay của chi nhánh.
Do đó trong khâu này cán bộ phải thu thập thông tin và xử lý thông tin mộtcách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định
1.2.1.1.2 Quản lý rủi ro sau khi cho vay dự án đầu tư
Đối với công tác quản lý rủi ro dự án đầu tư , sau khi ra quyết định cho vay thìcông tác giải ngân cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần phát hiện và chấnchỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước Ngoài ra cách thức giải ngân cònkiểm tra và kiểm soát xem vốn vay dự án có được sử dụng đúng mục đích haykhông Vì vây, đây cũng được xem là khâu quan trọng trong quá trình thực hiệnquản lý rủi ro dự án đầu tư ở chi nhánh
Giám sát và kiểm tra: Sau khi cho vay, chi nhánh Trung Yên tập trung vào giai
đoạn tiếp theo là giai đoạn giám sát Đây là khâu khá quan trọng và có sự kết hợpcủa khá nhiều phòng ban trong việc giám sát vốn cho vay dự án, đảm bảo cho tiềnvay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro cho vay dự án, phát
Trang 17hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồinợ sau này Bao gồm các công việc như : kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hìnhthực hiện các cam kết, thực trạng các TSĐB, định kỳ hàng năm thực hiện rà soát,đánh giá hiệu quả khai thác các dự án đầu tư: công suất thực tế/ thiết kế, doanh thu,lợi nhuận, khấu hao, dòng tiền nguồn trả nợ, tiến độ trả nợ, các yếu tố rủi ro mớiphát sinh và các biện pháp phòng ngừa Các phòng ban chịu trách nhiệm quản lý rủiro cho vay dự án đầu tư, phối hợp với nhau để phát hiện kịp thời các rủi ro, đề xuấthướng giải quyết và các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng có dấuhiệu bất thường hoặc khoản vay được chuyển sang nợ xấu.
Trong quá trình giám sát và kiểm tra, nếu nhận thấy dự án không đạt hiệu quả,cán bộ tín dụng sẽ thông báo lại cho ngân hàng và ngừng việc giải ngân vốn, phátmại tài sản để thu hồi vốn, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Thu nợ: Trong quá trình cho vay, ngân hàng luôn có biện pháp để hỗ trợ khách
hàng hạn chế rủi ro: cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh lại khoản nợ, giảm một phần lãisuất, miễn phí lãi suất, điều chỉnh thời gian hiệu lực của thư bảo lãnh, điều chỉnhđiều kiện tín dụng, điều chỉnh biện pháp bảo đảm tài sản đảm bảo, và các điều chỉnhtín dụng khác, hỗ trợ thêm vốn cho khách hàng khi nhận thấy khách hàng có khảnăng phục hồi được sản xuất kinh doanh
Khi khoản nợ quá hạn và không có khả năng thu hồi, ngân hàng chuyển sangcho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để công ty tiến hành thu hồi nợ hoặc xửlý phát mại tài sản.
1.2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý rủi ro
Trang 18Mô hình quản lý rủi ro dự án đầu tư ở NHNo&PTNT Việt Nam nói chung vàchi nhánh Trung Yên nói riêng sử dụng phương thức kiểm soát rủi ro phi tập trungtrong đó, trách nhiệm chính của việc theo dõi và kiểm soát các rủi ro do các đơn vịcấp chi nhánh thực hiện ở mỗi chi nhánh, các bộ phận kiểm soát rủi ro báo cáo trựctiếp cho lãnh đạo của chi nhánh đó.
Sơ đồ 3 : Mô hình tổ chức quản lý rủi ro dự án đầu tư của chi nhánh
( Nguồn : Sổ tay tín dụng – NHNo&PTNT Việt Nam)
Hội đồng QLRR cấp Trung ương
Phòng kế toán, ngân quỹ
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộPhòng điện toánGiám đốc
chi nhánhTrưởng phòng kế
hoạch kinh doanhTrưởng phòng kế toán ngân quỹTrưởng phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộHội đồng QLRR
chi nhánh Trung Yên
Thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động của phòng
Dự án đầu
Phân tích, thẩm định
Giám sát
Trang 19Mô hình này được xây dựng trên những nguyên tắc căn bản sau:
Một là, thiết lập một cơ cấu hội đồng QLRR để quản lý và kiểm soát rủi rophát sinh từ các hoạt động của trung ương, được hỗ trợ bởi một bộ phận quản lý vàkiểm soát rủi ro độc lập ở cấp trung ương.Hội đồng QLRR ở cấp trung ương chịutrách nhiệm trong việc thiết kế, xây dựng, duy trì các phương pháp và công cụQLRR cho các ngân hàng cấp chi nhánh Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chovay các dự án ở cấp chi nhánh
Hai là, bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro ở cấp trung ương tập trung vàonhững vấn đề chiến lược trong khi, các bộ phận QLRR ở chi nhánh tập trung vàocác vấn đề chiến thuật Hội đồng quản lý rủi ro cấp trung ương thiết lập các văn bảnhướng dẫn trong quy định quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư để ban QLRR chinhánh Trung Yên tập trung thực hiện
Ba là, bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro ở cấp trung ương hoạt động độc lậpvới các đơn vị kinh doanh (người chấp nhận rủi ro) và quản lý tất cả các loại rủi ro ởtất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng đó.
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ đề cấp đến khía cạnh quản lý rủi ro ởcấp chi nhánh
Hội đồng quản lý rủi ro dự án đầu tư ở chi nhánh Trung Yên bao gồm giámđốc thực hiện nhiệm vụ quản lý chung tình hình quản lý rủi ro đối với dự án.
Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh, trưởng phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ,trưởng phòng kế toán ngân quỹ trực tiếp quản lý hoạt động quản lý rủi ro ở phòngmình
Các cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh đóng vai trò chính trong việc quản lýrủi ro dự án thể hiện ở quá trình phân tích thẩm định, giám sát cho vay dự án, cáccán bộ thuộc phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng kế toán ngân quỹ chịu tráchnhiệm cung cấp thông tin, kiểm tra các khoản vay, và thực hiện các biện pháp đảmbảo khoản vay
Tuy nhiên Quá trình quản lý, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro phải đượcthực hiện một cách độc lập giữa các phòng ban Các cá nhân chịu trách nhiệm thựchiện các chức năng QLRR phải hoàn toàn tách riêng và độc lập với các bộ phận màcó thể có các lợi ích xung đột với họ nhằm tránh sự thông đồng giữa các phòng, cáccá nhân với nhau, hoặc tìm ra những điểm mâu thuẫn trong quá trình quản lý rủi rocho vay dự án đầu tư
Trang 201.2.1.3 Nội dung quản lý rủi ro
1.2.1.3.1 Quản lý rủi ro trước khi cho vay dự án đầu tư
a Đánh giá năng lực khách hàng vay vốn đầu tư
Phân tích tư cách pháp nhân của doanh nghiệp vay vốn
Đối với những doanh nghiệp xin vay vốn đầu tư lần đầu tiên quan hệ với Ngânhàng, doanh nghiệp phải chứng minh được tư cách pháp nhân của mình bằng cáchxuất trình các giấy tờ :Quyết định thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, điềulệ hoạt động, quy chế tài chính, quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kếtoán trưởng, văn bản ủy quyền…Còn đối với các doanh nghiệp đã có quan hệ vớingân hàng thì không cần phải xuất trình những giấy tờ trên Chỉ khi có sự thay đổivề tư cách pháp nhân như đổi tên đơn vị, thay đổi lãnh đạo…thì doanh nghiệp cầnphải thông báo ngay cho ngân hàng biết
Những giấy tờ trên chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động theo đúng luậtđịnh Đó là cơ sở đầu tiên để Ngân hàng lựa chọn khách hàng đầu tư vốn
Trong một doanh nghiệp thì vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng Ngườilãnh đạo đóng vai trò to lớn trong sự thành công hay thất bại của công ty Chính vìthế khi đánh giá khách hàng, Chi nhánh nhất thiết phải đánh giá về trình độ kỹthuật, quản lý và kinh tế của người lãnh đạo Thông thường cán bộ tín dụng tại chinhánh Trung Yên còn đánh giá uy tín của người lãnh đạo đối với cán bộ trong doanhnghiệp và uy tín đối với thị trường
Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpKhi đến vay vốn tại Chi nhánh, khách hàng cần cung cấp cho chi nhánh Ngânhàng báo cáo tài chính của mình trong 3 năm liên tiếp trước thời điểm vay vốn hoặc2 năm và quý gần nhất.
Nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là phải đánh giá, xem xét tình hình tài chính củađơn vị ảnh hưởng đến khoản tín dụng như thế nào? Tình hình tài chính có ý nghĩaquan trọng đối với hoạt động của chi nhánh Thông qua phân tích tài chính doanhnghiệp, Chi nhánh biết được doanh nghiệp có khả năng thanh toán như thế nào, tìnhhình quản lý và sử dụng vốn…Thông qua đó Chi nhánh Trung Yên cũng đánh giáđược tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xin vay vốn Kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp càng cao hay nói cách khác chênh lệch giữa giá bán và giáthành càng cao thể hiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcàng có hiệu quả Chênh lệch càng cao, doanh nghiệp càng có ưu thế trên thị trường
Trang 21cạnh tranh, doanh nghiệp vẫn có thể giảm giá bán để cạnh tranh, có điều kiện hỗ trợtrong việc trả nợ ngân hàng.
Khi phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, Chi nhánh xem xét nếudoanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì xem xét nguyên nhân của thua lỗ do khách quanhay chủ quan của doanh nghiệp
Thông thường ngân hàng sẽ cho vay những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.Đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì khi cho vay phải dựa trên phương ánkinh doanh có hiệu quả, giải trình kế hoạch khả thi về việc khác phục lỗ.
Bên cạnh đó, khi phân tích tài chính của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng của chinhánh đã bám theo các đối tượng cần tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân ảnhhưởng.
Qua phân tích tài chính, phân tích tư cách pháp nhân, tình hình sản xuất kinhdoanh của đơn vị, Chi nhánh cũng đã phần nào đánh giá được mức độ ảnh hưởngcủa các yếu tố này đến rủi ro của một khoản vay.
b Phân tích dự án đầu tư
Phân tích tính pháp lý của dự án
Thông qua phân tích tính pháp lý của dự án, Chi nhánh lựa chọn được nhữngdự án có đầy đủ tính pháp lý Một dự án có đầy đủ tính pháp lý, nó phải được cấp cóthẩm quyền phê duyệt theo đúng nghị định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản củanhà nước.
Khi phân tích tính pháp lý của dự án, Chi nhánh phải đối chiếu xem xét vớichức năng, nhiệm cụ kinh doanh của công ty xem có phù hợp hay không Thực tiễntại chi nhánh đã có những dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt nhưng đốitượng trong dự án lại không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình trong trườnghợp Chi nhánh thấy dự án có hiệu quả
Phân tích vốn đầu tư và các phương án nguồn vốn
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện,vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn sản phẩm dự kiến ban đầu, dẫn đến việckhông cần đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.Xác định tổng vốn đầu tư sát thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dựkiến khả năng trả nợ của dự án.
Trang 22Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư củadự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cầnthiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khốilượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ Thôngthường, kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý Tuynhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ởgiai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư, cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy cósự khác biệt lớn ở bất kì một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểunguyên nhân và đưa ra nhận xét Từ đó đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảmbảo được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tốiđa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, cán bộ thẩm định phảidựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định,đánh giá và tính toán Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xemnhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau nàynhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính saunày.
Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định của Chi nhánh cũng đã xem xét, đánh giá vềtiến độ thực hiện dự án và nhu cầu cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý haykhông Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho từng giai đoạn thực hiện dự án để đảmbảo tiến độ thi công Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham giatrong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầutư trước
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiếnđộ giải ngân tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từngloại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án , đánh giá khả năng tham gia của từng loạinguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khảnăng tham gia của nguồn vốn
Phân tích thị trường,công nghệ và khả năng tiêu thụ, của dự án đầu tưThị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án đóng vai trò quan trọngtrong việc tạo ra lợi nhuận đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện trả nợ khoản vay
Trang 23cho ngân hàng sau này Trong khâu này, cán bộ thẩm định sẽ chủ yếu phân tíchnhững nội dung sau
Tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm dự ánChính sách của Nhà nước đối với sản phẩm này
Thế mạnh của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thịtrường, khả năng bị thay thế
Tình hình cạnh tranh hiện tại, khả năng cạnh tranh trong tương lai, biện pháptăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm, v.v Tình hình nhập khẩu sản phẩm cùngloại
Các vấn đề liên quan đến chính sách thuế đối với sản phẩm này
Khối lượng sản phẩm và dự kiến mức độ tiêu thụ, vòng đời của sản phẩm, quycách, phẩm chất, mẫu mã sản phẩm, đưa ra ý kiến về mức độ hợp lý của quy mô dựán, đặc tính và cơ cấu sản phẩm.
Bên cạnh đó, khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểubiết, kinh nghiệm đã tích lũy của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhàchuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn,chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể Nội dung thẩm định côngnghệ của dự án dựa trên các điểm chính như : Tính hiện đại so với thế giới, sự phùhợp với Việt Nam, phương thức chuyển giao công nghệ, giá cả của các thiết bị lắpđặt ở Việt Nam và số lượng, quy cách, chủng loại, tính đồng bộ của dây chuyền sảnxuất…
Đối với các dự án đầu tư xây dựng, là một lĩnh vực khá phức tạp mà công tácthẩm định đòi hỏi khả năng chuyên môn cao và thời gian thẩm định dài Nên đối vớicác dự án đầu tư xây dựng, chi nhánh đã thuê các chuyên gia tư vấn xây dựng thamgia thẩm định dự án đầu tư Việc thẩm định các dự án đầu tư ở Chi nhánh TrungYên thường dựa trên các điểm sau đây :
Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gầncác nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ không, cónằm trong quy hoạch hay không
Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư, đánh giá, so sácnh về chiphí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác
Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnhhưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ…
Trang 24Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án haykhông, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không.
Tổng dự toán ( dự toán) của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào đầu tưmà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cầnthiết phải đầu tư hay không.
Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợpvới thực tế không
Vấn đề hạ tầng cơ sở giao thông, môi trường…
Dự tính hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư
Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ chophần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầutư Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tùy thuộc rấtnhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu Kết quả phân tích ở trên sẽđược lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể nhưsau:
Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưavào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn ( lãi, phí vay vốn cố định), chiphí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định hàng năm, nợ phải trả.
Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dựán và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suấtso với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tínhcủa dây chuyền để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trựctiếp
Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của cácdoanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xácđịnh nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác địnhphần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ của chi nhánh đã thiết lập được cácbảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả vàkhả năng trả nợ vốn vay
Trang 25Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉtiêu chính cần thiết phải đề cấp, tính toán cụ thể, gồm có
Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự ánNPV
ROE( đối với những dự án có vốn tự có tham gia)Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ
Nguồn trả nợ hàng nămThời gian hoàn trả vốn vay
DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án)
Ngoài ra tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khácnhư : khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mớicông nghệ, đào tạo nhân lực… được để cập tới tùy theo từng dự án cụ thể
Ở khâu này, cán bộ trong chi nhánh đã phân tích các loại rủi ro có thể phát sinhtrong từng dự án sản xuất kinh doanh…của khách hàng vay vốn Đối với mỗi dự áncó thể phát sinh những rủi ro khác nhau Tùy theo tình hình thực tế, cán bộ thẩmđịnh đánh giá các rủi ro khác nhau theo những dự án khác nhau
Thông thường, rủi ro đối với dự án đầu tư bao gồm:
Rủi ro về tiến độ thực hiện : Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phùhợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện
Rủi ro về thị trường : Nguồn cung cấp và giá cả của nguyên liệu đầu vào thayđổi theo chiều hướng bất lợi, hàng hóa sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu thịtrường, thiếu sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã, công dụng…
Rủi ro về môi trường xã hội: dự án có thể gây tác động tiêu cực đối với môitrường và dân cư xung quanh
Rủi ro kinh tế vĩ mô : Rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm tỷgiá hối đoái, lạm phát, lãi suất
Có nhiều các phương pháp để đánh giá mức độ rủi ro của dự án đầu tư nhưngphương pháp phân tích độ nhạy vẫn được ứng dụng rộng rãi và phổ biến nhất trongchi nhánh Trung Yên Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổimột nhân tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ củadự án Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy
Trang 26nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủiro của dự án dựa vào các nhân tố này
1.2.1.3.2 Quản lý rủi ro dự án đầu tư sau khi cho vay
Cán bộ tín dụng theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng,bảng theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán theo nộidung : ngày tháng, năm giải ngân, số tiền giải ngân, lãi suất áp dụng, ngày tháng,năm thu nợ, số tiền thu nợ, dư nợ từng thời điểm, số tiền gia hạn nợ, thời gian giahạn nợ, số tiền chuyển nợ quá hạn, thời gian chuyển nợ quá hạn…
Ngoài ra, cán bộ tín dụng trong chi nhánh thường xuyên sử dụng phần mềmđiện toán để theo dõi quản lý khoản vay, nếu có phát hiện số liệu hạch toán sai lệchvới hồ sơ tín dụng thì phối hợp với các phòng có liên quan để xử lý.
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vayCách thức tiến hành :
Thu thập thông tin, chứng cứ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của kháchhàng.
Kiểm tra thực tế nơi sử dụng vốn
Đối chiếu với mục đích vay ghi trong hợp đồng tín dụng.Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ
Kiểm tra trước, trong khi giải ngân Kiểm tra sau khi giải ngân
Định kỳ hàng tháng, quý hoặc trường hợp đột xuất CBTD có thể cùng Trưởngphòng tín dụng tiến hàng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vaycủa khách hàng thông qua: sổ sách hạch toán theo dõi của khách hàng, chứng từ,
Trang 27hóa đơn hạch toán ( chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác…) chứng từ thanh quyếttoán, thanh lý hợp đồng
Kiểm tra tại hiện trường
Thị sát tiến độ thực hiện ( vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị…)Lập biên bản kiểm tra
Sau khi kiểm tra, CBTD lập biên bản kiểm tra về mục đích sử dụng vốn củakhách hàng vật tư đảm bảo nợ vay Ngân hàng Nếu khách hàng sử dụng sai mụcđích hoặc phát sinh những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợcủa khách hàng, CBTD có báo cáo trưởng phòng tín dụng để trình lãnh đạo xem xétquyết định ngừng cho vay hoặc có biện pháp thu hồi nợ trước hạn
Kiểm tra phân tích hiệu quả vốn vay, theo dõi phân tích tình hình thực hiệnkế hoạch, tình hình tài chính và đảm bảo tín dụng của khách hàng
Cách thức tiến hành
Đánh giá tiến độ thực hiện dự án
Đánh giá phân tích hiệu quả tình hình tài chính
Khi nhận được các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch của khách hàng,cán bộ tín dụng tiến hành theo dõi phân tích
Theo dõi, phân tích tình hình thực hiện dự án đầu tư.Theo dõi phân tích tình hình tài chính.
Theo dõi, phân tích đảm bảo tín dụng.
Nếu những yếu tố trên có biến động ảnh hưởng lớn đến tình hình trả nợ củakhách hàng, cán bộ tín dụng có ý kiến báo cáo trưởng phòng để trình giám đốc cùngkhách hàng tìm giải pháp khắc phục, ngừng cho vay hoặc tiến hành thu nợ trướchạn.
Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay
Đối với tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, nhà xưởng… cán bộ tín dụngthường xuyên kiểm tra trên hồ sơ đảm bảo tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiệntrường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, cósự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo quản, mục đích sử dụng có sự thay đổinhững biến động về giá trị tài sản do tăng, giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng,bảo quản tài sản
Trang 28Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ 3, cán bộ tín dụng thườngxuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh để đảm bảo thựchiện nghĩa vụ của bên thứ 3 khi có yêu cầu.
1.2.1.4 Ví dụ minh họa về công tác quản lý rủi ro dự án vay vốn mua máy mócthiết bị của công ty cổ phần Việt Hà tại NHNo&PTNT Chi nhánh Trung Yên
1.2.1.4.1 Công tác quản lý rủi ro trước khi cho vay dự án mua máy móc thiếtbị tại công ty cổ phần Việt Hà tại NHNo&PTNT Chi nhánh Trung Yên
a Phân tích khả năng khách hàng vay vốn Thông tin về khách hàng vay vốnTên khách hàng : Công ty cổ phần Việt Hà
Trụ sở giao dịch : 74 Đông Ngạc – Đường 69 Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà NộiNgành nghề sản xuất kinh doanh : Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ mây, tre,trúc, nứa, luồng và một số lâm sản phụ khác để sản xuất ra các sản phẩm trang trínội thất gia đình kiểu truyền thống.
Họ tên giám đốc công ty : Ông Nguyễn Đức Việt hồ sơ pháp lý
Quyết định thành lập số 2557/QĐ-UB ngày 08/07/2003 do UBND Thành phốHà Nội cấp
Giấy phép đăng kí kinh doanh số 108784 cấp này 12/08/2003Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 2051063/GP
Giấy chứng nhận đăng ký thuế : Mã số thuế 0302776127 do cục thuế TP HàNội cấp ngày 22/09/2003
Điều lệ : Do hội đồng thành viên công ty cổ phần Việt Hà thông qua ngày20/10/2003
Quyết định bổ nhiệm giám đốc số 3966/QĐ-UB ngày 23/11/2004 của UBNDThành phố Hà Nội
Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng số 3674/QĐ-UB ngày 24/7/2005 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Từ khi chuyển thành doanh nghiệp, Việt Hà đã ký hợp đồng hợp tác vớiBarotex và cung ứng hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ các nước Trung Quốc,Nhật Bản, Lào, Campuchia và Thái Lan Bên cạnh đó, sắp tới, Việt Hà có kế hoạchsẽ thâm nhập các thị trường trên
Trang 29- Hiện tại, so với các doanh nghiệp trên thị trường, quy mô hoạt động của ViệtHà nhỏ tuy nhiên, các sản phẩm của Việt Hà bao gồm : Bàn, ghế, sofa – tràng kỷ,giường tủ, bình phong, giá kệ, đôn, đèn, sản phẩm tranh, nhà - quầy bar bằng tređang được khách hàng rất ưa chuộng và liên tục đặt hàng đích danh Việt Hà =>Doanh nghiệp đã phần nào xây dựng được thương hiệu trên thị trường
- Việt Hà hiện có 10 điểm sản xuất chính với tổng diện tích là 2.500 m2,khoảng ½ diện tích đi thuê Ngoài ra, Việt Hà còn tổ chức thuê gia công sản phẩmtại các hộ gia đình từ các khu vực làng nghề nông thôn ở Hà Tây, Hưng Yên và BắcNinh
- Về đầu tư trang thiết bị : Máy khoan đứng, máy khoan tay, máy cắt, máy bào,máy trà, máy vi tính, máy bơm
=> Các sản phẩm của Việt Hà hiện tại vẫn mang tính thủ công rất cao, chủyếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ nhằm tạo ra các sản phẩm tinh xảo,đáp ứng nhu cầu của thị trường Máy móc thiết bị đơn giản
Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Nợ các tổ chức cá nhân khác : 2 868 589, trong đó nợ ngân sách 784 654
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 7 684 512
Tài sản cố định : 7 454 125
+ Nhà cửa, phân xưởng : 4500 000
+ Máy móc thiết bị, phương tiện 2 954 125
Các khoản đầu tư dài hạn ra ngoài doanh nghiệp :0Chi phí trả trước dài hạn : 0
Tài sản lưu động : 11 145 648
Vốn bằng tiền : 1 013 784
Giá trị vật tư hàng hóa 5 487 327
Trang 30Các khoản phải thu : 2 894 629 trong đó nợ phải thu khó đòi : 0Tài sản lưu động khác : 1 749 908
Nhìn vào bảng hệ số tài chính nói trên , Ngân hàng nhận thấy công ty có khảnăng tự chủ về mặt tài chính, khả năng thanh khoản cao, tình hình sản xuất kinhdoanh của công ty tương đối tốt mang lại hiệu quả cao Như vậy hiện tại tình hìnhtài chính của công ty tương đối khả quan
b Phân tích dự án
Tính pháp lý của dự án
Đối tượng đầu tư : phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh đã đăng ký.Đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hóa máy móc thiết bị, dây chuyềnsản xuất.
Hồ sơ của dự án bao gồm : dự án, hợp đồng mua máy, biên bản họp hội đồngthành viên công ty về việc vay vốn để đầu tư theo dự án
Như vậy, hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật Vốn đầu tư và các phương án nguồn vốn
Tài sản cố định hiện có của công ty đã được khấu hao hết và không đồng bộ docác năm trước đầu tư tài sản cố định không được chú trọng Chi tiết về kế hoạch đầutư của khách hàng như sau :
BẢNG 4 : KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Trang 31Thị trường của Công ty chủ yếu là hướng tới thị trường xuất khẩu theo đơn đặthàng từ các nước : Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia và Thái Lan Theo 02hướng :
- Hợp tác với Barotex : Cung ứng hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng - Tự xuất khẩu : Kế hoạch sắp tới
Thị trường xuất khẩu được Công ty lựa chọn khá hợp lý, do các nước nàytương đồng với Việt Nam về tập quán tiêu dùng, thời tiết, khí hậu do đó, các sảnphẩm của Việt Hà nhanh chóng có được thương hiệu trên thị trường.
+ Nguyên liệu đầu vào:
- Nguyên vật liệu chính của Công ty là song mây (1 tấn/năm), luồng (1.000cây/năm), tre (100.000 cây/năm), trúc (200.000 cây/năm), nứa (30.000 cây/năm),tầm vông (10.000 cây/năm)
- Nguyên vật liệu phụ là dây, chỉ nhựa…
Hiện tại, nguồn nguyên liệu về ngành mây tre đan của Việt Nam khá dồi dào,Công ty thu mua trong nước từ các hộ nông dân tỉnh phía Bắc (Hà Tây, Hưng Yên,Bắc Ninh) và các vùng nguyên liệu lớn tại miền Tây (Bình Thuận, Bình Phước) vàĐà Nẵng
Ngoài ra, Công ty còn tiến hành nhập khẩu nguyên liệu Từ Campuchia, đây lànước có nguồn nguyên liệu khá dồi dào với giá thành nhập khá cạnh tranh so vớinguyên liệu mua trong nước
Theo tìm hiểu của chuyên viên khách hàng, giá cả của nguyên liệu khá ổn định,do nguồn cung dồi dào, sử dụng nguyên liệu tại chỗ
Nguồn nguyên liệu của Công ty khá ổn định, các nhà cung ứng của Công tykhá phong phú, Công ty có thể chủ động trong việc nhập nguyên liệu
+ Triển vọng ngành, khu vực
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là quốc gia có nghề mâytre đan phát triển và đa dạng bậc nhất thế giới Sản phẩm mây tre đan mang thươnghiệu “Made in Viet Nam” đã có mặt ở 94 nước trên thế giới Thị trường xuất khẩu90% xuất qua Châu Âu và Châu Á, còn lại 10% bán nội địa và xuất khẩu sang Mỹ
Cùng ngành hàng với Việt Hà có 12 Công ty khác, trong đó có 8 công ty cùngcung ứng sản phẩm cho Barotex Lực lượng lao động trong ngành có khoảng400.000 người Kim ngạch xuất khẩu mây tre đan, liên tục tăng trong các năm gầnđây :
Trang 32- Năm 2000 : 78,6 tr USD - Năm 2001 : 93,8 tr USD - Năm 2002 : 107,9 tr USD - Năm 2003 : 115 tr USD - Năm 2005 : 180,2 tr USD - Năm 2006 : 195 tr USD
Bí quyết tạo nên thành công của các doanh nghiệp mây tre đan Việt Nam là :Vốn, thương hiệu, thiết bị kỹ thuật công nghệ, thông tin thị trường, vấn đề bảo vệmôi trường và kiến thức của nhà quản lý
Một ưu thế của ngành mây tre đan Việt Nam hiện nay là tài nguyên thiên nhiêndồi dào và chi phí lao động rẻ Tuy nhiên, trong tương lai tới đó không còn là lợi thếcạnh tranh mà thay vào đó, công nghệ, tri thức sẽ là yếu tố quyết định sự thành côngtrên thị trường
Nhận xét :
- Ngành mây tre đan là một ngành nghề truyền thống của Việt Nam, là ngànhnghề được chính phủ VN ưu tiên phát triển do góp phần, giải quyết việc làm đặcbiệt là vùng nông thôn, tăng kim ngạch xuất khẩu => Tiềm năng phát triển khá
- Sản phẩm mây tre đan là sản phẩm truyền thống của Việt Nam rất được thịtrường quốc tế ưa chuộng, cầu về sản phẩm tăng nhanh qua các năm (thể hiện trênkim ngạch xuất khẩu tăng nhanh).
- Để thành công trên thị trường, doanh nghiệp phải tập trung được rất nhiềuyếu tố trong đó quan trọng là công nghệ và tri thức của doanh nghiệp để có thểchuyên môn hóa được sản phẩm, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường
+ Sản phẩm dịch vụ
Trong định hướng của Công ty, trong 10 năm tới sẽ tập trung sản xuất và xuấtkhẩu 4 loại sản phẩm : tủ tre, bàn ghế tre, sofa – tràng kỷ tre, quầy bar tre Đây làcác sản phẩm của Công ty bước đầu đã xây dựng được thương hiệu và được ngườitiêu dùng chấp nhận
Các sản phẩm của Công ty bền, đẹp, đa dạng về mẫu mã, tinh xảo, đảm bảotiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong đó có :
- Tiêu chuẩn về sử dụng nguồn nguyên liệu bảo vệ môi trường
- Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm : bền, đẹp, phù hợp với môi trường và khíhậu, đáp ứng thị hiếu nước nhập khẩu
Trang 33Xác định và miêu tả sản phẩm của doanh nghiệp, tầm quan trọng tương đối củatừng loại sản phẩm, và những hạn chế hoặc bảo hộ đặc biệt đối với các sản phẩmnày
Khả năng tổ chức, quản lý sản xuất và lao độngCơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm :
- Bộ phận gián tiếp : Bình quân 10 người bao gồm cả ban quản lý Trong đó : + Giám đốc Nguyễn Đức Việt: Là người có kinh nghiệm trong ngành mây tređan và quản lý tổ hợp sản xuất nhiều năm, đồng thời là người nắm quyền kiểm soátdoanh nghiệp
+ Bô phận quản lý : chủ yếu mới tốt nghiệp đại học, chưa có kinh nghiệm vềngành mây tre đan
+ Bộ phận kế toán : gồm 02 người, tốt nghiệp đại học, chưa có kinh nghiệm vềmây tre đan tuy nhiên, việc lưu trữ chứng từ của Công ty khá cẩn thận, hệ thống báo
Hội đồng QLRR cấp Trung ương
Phòng điện toánGiám đốc
chi nhánhTrưởng phòng kế
hoạch kinh doanh
Trưởng phòng kế toán ngân quỹ
Trưởng phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộHội đồng QLRR
chi nhánh Trung Yên
Thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động của phòng
Phân tích, thẩm định
Trang 34 쿐 34șĀ ሀ 34 쿐 "34ЙĀĀ 쿐 34 쿐 B 34ܙĀ 刀34343
4343434343434343434343434343434343434343434343434343434343434343434343434343434343434343434343434343434343434343434343434343
Trang 35535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353
Trang 3663636363636363636363636363636363636363636363636363636hínhcủa dự án
26610
25560
25825
10631
12787
14613
15161
16380
Lợi nhuận trước thuế
7919
12163
11997
10399
9445
Thuế thu nhập doanh nghiệp
2534
3892
3839
3328
3022
Lợi nhuận sau thuế
Trang 37+ Trong năm thứ 1, trong giai đoạn mới đầu tư nên % chi phí /doanh thu đềutăng cao
+ % chi phí trực tiếp tạo doanh thu/doanh thu tăng qua các năm Các chỉ tiêu tài chính
* Các khoản phải thu - phải trả
- Các khoản phải thu của Công ty ổn định trong khoảng 30 ngày, phải trảkhoảng 31 ngày => Công ty quản lý tốt chu kỳ các khoản phải trả, phải thu
- Giá trị các khoản phải thu và phải trả tương đương qua các quý => Doanhnghiệp không bị thâm hụt nhiều vốn tín dụng thương mại
- Thời gian thu hồi các khoản phải thu rơi vào thời điểm quý 1 * Tồn kho
- Chu kỳ hàng tồn kho của Công ty khoảng : 40 ngày => khá tốt so với các đơnvị sản xuất
- Hàng tồn kho tăng mạnh vào thời điểm quý 4 vì đây là thời điểm doanh thutăng trưởng cao nhất trong năm
* Khả năng thanh toán
Trang 38쿐f538
( Nguồn : Tờ trình thẩm định dự án)
- Khả năng thanh toán của Công ty ở mức khá, trừ năm thứ 1 do Công ty mớiđi vào giai đoạn đầu tư mới (hệ số trả gốc & lãi từ dòng tiền thuần 0,9 – chưa tínhkhoản vay mới ngân hàng)
- Các năm sau, khả năng thanh toán của Công ty tốt do dòng tiền từ hoạt độngkinh doanh của Công ty khá tốt