TÌM HỂU VĂN BẢN 1 Tác hại của thuốc lá

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 HKI (Trang 60 - 64)

1. Tác hại của thuốc lá

 Đối với người hút

- viêm phế quản - ung thư

- nhồi máu cơ tim

- tác hại đến kinh tế xã hội

 Đối với mọi người xung quanh

- thai nhiễm độc - đẻ non

- trộm cắp - ma túy

- ảnh hưởng môi trường

- ảnh hưởng ngày công lao động

2. Biện pháp

- mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này

5. Tác giả bài viết đã dựa vào đâu để đưa ra nhận định đó?

6. Trước khi bàn về tác hại của thuốc lá, tác giả đã dẫn lời của Trần Hưng Đạo bàn về phép đánh giặc qua câu nói “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Tại sao? Chống giặc ngoại xâm và chống thuốc lá có liên quan gì mà tác giả lại so sánh như vậy?

- gọi HS đọc từ “Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc… sức khỏe cộng đồng”

7. Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc, đó là những chất độc nào?

8. Khói thuốc lá gây nguy hại cho đường hô hấp ở điểm nào?

9. Tác hại của chất hắc ín và chất nicôtin đối với người hút thuốc lá?

- gọi HS đọc ví dụ trong SGK 10. Đó là tác hại về mặt sức khỏe, còn về mặt kinh tế xã hội, hút thuốc lá đã gây ra những thiệt hại gì?

- dựa vào kết luận của các nhà bác học sau mấy chục năm nghiên cứu và hơn năm vạn công trình nghiên cứu để đưa ra nhận định đó. Do đó chúng ta tiếp nhận thông tin này như một định đề, không cần thiết phải chứng minh hay bàn luận thêm gì nữa

- tác giả đã mượn lối nói so sánh rất hay của nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học. Tác giả so sánh việc chống thuốc lá với việc chống giặc ngoại xâm, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả việc chống giặc ngoại xâm. Trần Hưng Đạo cho rằng cái đáng sợ nhất của giặc là chúng cứ gặm nhấm như tằm ăn dâu nhưng tằm ăn dâu đến đâu, dù chậm, ta vẫn có thể biết được đến đó. Còn khói thuốc lá, chẳng những người hút thường không thấy tác hại của nó ngay, lại càng không hề biết rằng trong khói thuốc lá có hơn 4000 chất hóa học có khả năng gây bệnh hiểm nghèo khác. Và nguy hiểm hơn là những căn bệnh do khói thuốc lá gây ra không dễ nhận biết, người mắc bệnh không vì căn bệnh thuốc lá mà lăn đùng ra chết, không say bê bế như người uống rượu. Đó chính là cái kiểu, cái cách mà thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng con người

- ô-xit các-bon, hắc ín, ni-cô-tin - khói thuốc lá làm hại đến sự vận chuyển ôxi gây nên khó thở, ho, viêm phế quản

- hắc ín gây ung thư vòm họng và ung thư phổi

- nicôtin làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim

- “Có thấy… thuốc lá”

- “chỉ riêng bệnh viêm phế quản của hàng triệu người cũng đã mất bao nhiêu ngày công lao động và tổn hao sức khỏe cộng đồng”

11. Chúng ta đã nói đến vấn đề sức khỏe và kinh tế xã hội, thế còn về môi trường thì sao, người hút thuốc lá có làm ô nhiễm môi trường không?

12. Thuốc lá có những tác hại nghiêm trọng như thế đối với mỗi cá nhân, vậy thì theo em, làm cách nào để có thể bỏ được thuốc lá?

- gọi HS đọc từ “Có người bảo… con đường phạm pháp”

13. Tác giả đã mở đầu đoạn này bằng câu nói của một con nghiện “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, câu nói này thể hiện thái độ gì của người nghiện thuốc lá?

14. Tác giả bài viết đã phản bác lại câu nói đó bằng những dẫn chứng nào?

15. Khoa học đã đưa ra hai khái niệm và được dùng rất phổ biến, đó là “hút thuốc lá chủ động” và “hút thuốc lá bị động”, phân biệt hai loại trên?

16. Hãy nêu những tác hại của thuốc lá về phương diện xã hội được trình bày trong phần này?

- ở đoạn văn này, tác giả đã sử dụng một trong những phương pháp thường được dùng trong văn thuyết minh, đó là phương pháp so sánh: so sánh tỉ lệ hút thuốc của thanh thiếu niên ở các thành phố lớn ở Việt

- Người hút thuốc lá làm ô nhiễm không khí. Khi họ thở ra, họ đã làm ô nhiễm gấp 100 lần so với người không hút thuốc lá. Không những thế, hơi thở của họ còn ảnh hưởng đến con cái họ, vợ hoặc chồng của họ. Nhiều người phụ nữ không hút thuốc lá nhưng lấy chồng là một người hút thuốc lá, cũng chết vì ung thư phổi. Và người ta đã đưa ra một kết luận là người đàn ông có quyền giết chết bản thân họ bởi thuốc lá nếu họ muốn nhưng họ không có quyền giết chết vợ và con cái họ vì thuốc lá

- câu nói có vẻ như là một câu nói đùa, không ảnh hưởng gì đến người khác nhưng thực ra là chứng tỏ họ là những con người vô trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với cả cộng đồng. Vì họ chính là những người làm ô nhiễm không khí, gây tác hại đến kinh tế xã hội và lây bệnh cho những người xung quanh, nhất là những người mẹ đang mang thai

- đọc SGK

- bản thân người hút thuốc là là người hút thuốc lá chủ động, những người hít phải khói thuốc lá gọi là hút thuốc lá bị động. Tóm lại bản thân hút là làm cho những người xung quanh bị động hút theo, tự làm hại sức khỏe của mình đồng thời cũng làm hại sức khỏe của bao nhiêu người khác và không chỉ làm hại sức khỏe mà còn nêu gương xấu về đạo đức

Nam ngang với các thành phố Âu – Mĩ, so sánh số tiền nhỏ (1 đôla để mua một bao 555 của thanh niên Mĩ) với số tiền lớn (15000Đ cũng để mua một bao thuốc đó ở Việt Nam). Điều đó cho thấy cái mức độ tác hại của thuốc lá đến cuộc sống đạo đức của con người là rất nghiêm trọng, nó hủy hoại lối sống, nhân cách của người Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên

- gọi HS đọc từ “Ngày nay… ôn dịch này”

phần cuối cùng này đã đưa ra những số liệu thống kê để chứng tỏ rằng, ở Châu Âu, chiến dịch chống thuốc lá rất quyết liệt. Cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm như ở Bỉ, cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến. Cuối thế kỉ XX đã có thể nêu lên những khẩu hiệu “Một Châu Âu không còn thuốc lá”. Từ những số liệu đó, tác giả đã đi đến cảm nghĩ và lời bình: “Nghĩ đến mà kinh! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này”, tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu – Mĩ. Ta nghèo hơn các nước Âu – Mĩ rất nhiều nhưng lại xài thuốc lá tương đương với các nước đó. Đó là điều thứ nhất không thể chấp nhận được. Để chống lại tệ hút thuốc lá, các nước đó đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế quyết liệt hơn nước ta. Đó là điều thứ hai đáng để suy nghĩ

- gọi HS đọc Ghi nhớ II – GHI NHỚ

BÀI 12 – TIẾT 46

Ngữ pháp CÂU GHÉP (tiếp theo)I – CHUẨN BỊ I – CHUẨN BỊ

-Bảng phụ

II – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu ý nghĩa của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng

- gọi HS đọc ví dụ

1. Đây là một câu ghép, câu ghép này có mấy vế? Xác định từng vế? Câu ghép này thuộc mối quan hệ ý nghĩa nào trong các mối quan hệ ý nghĩa trên? Từng vế của câu ghép biểu thị ý nghĩa gì?

a) Quan hệ giữa vế câu 1 với vế câu 2 là quan hệ nguyên nhân – kết quả, vế chứa từ “vì” chỉ nguyên nhân. Quan hệ giữa vế câu 2 với vế câu 3 là quan hệ giải thích, vế câu 3 giải thích cho điều ở vế câu 2 e) Đoạn trích này có hai câu ghép. Cầu đầu dùng từ “rồi” nối hai vế câu, từ này chỉ quan hệ thời gian nối tiếp. Câu sau không dùng quan hệ từ nối hai vế câu, thế nhưng vẫn ngầm hiểu được quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ nguyên nhân (“vì yếu nên bị lẳng”)

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 HKI (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w