sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực, vừa đậm chất triết lí và trữ tình
CÂU HỎI
1. Ở lớp 8, chúng ta đã học những văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại nào? 2. Cho biết tên tác giả, năm sinh, năm mất?3
3. Các tác phẩm đó viết vào năm nào, thể loại và phương thức biểu đạt của mỗi tác phẩm? 4. Hãy nêu nội dung chủ yếu và phương thức biểu đạt của mỗi tác phẩm?
5. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau về thể loại, đề tài, phương thức biểu đạt, nội dung tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản
Giống nhau
- Phương thức biểu đạt: đều là văn tự sự, truyện kí hiện đại
- Đề tài: lấy đề tài về con người và đời sống xã hội đương thời của tác giả, đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của mỗi con người bị vùi dập
- Nội dung: đều chan chứa tinh thần nhân đạo, yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp của con người
BÀI 10 – TIẾT 38
Văn bản THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người thực hiện khi có điều kiện
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường
II – CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh có liên quan đến bài học
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặt một số câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Phần ghi bảng
- gọi HS đọc văn bản, vì đây là một văn bản thuyết minh cho chủ đề là bảo vệ môi trường nên khi đọc, các em cần phải đọc với giọng thuyết minh như đọc thời sự
1. Phân tích bố cục của văn bản? - gọi HS đọc từ “Như chúng ta… trẻ sơ sinh”
2. Bao ni lông có đặc tính gì có thể gây nguy hại đối với môi trường? 3. Giải nghĩa từ “phân hủy” và từ “pla-xtic”?
- pla-xtic: chất dẻo, còn gọi chung là nhựa, túi ni lông chủ yếu được sản xuất từ nhựa tái chế. Các loại ni lông cũng như các loại nhựa có một đặc tính chung là không thể tự phân hủy, nói một cách đơn giản là không thể mất đi được. Không giống như các loại chất thải khác như giấy có nguồn gốc từ gỗ, các loại rau hoặc vỏ trái cây có thể bị côn trùng phân hủy, chất dẻo hay túi ni lông không thể phân hủy được. Một túi ni lông nếu như chúng ta không đốt đi mà vứt nó ở một nơi nào khác thì nó có thể tồn tại khoảng 5000 năm
4. Tác hại của việc sử dụng bao ni lông là gì?
- HS tự phân tích
- không phân hủy của pla-xtic - đọc Chú thích
- lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi
- làm tăng các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt ở các đô thị, làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh, làm chết các sinh vật khi nuốt phải