1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả hoạt động vay vốn với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Hà đông

76 294 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 440 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hiệu quả hoạt động vay vốn với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Hà đông

Trang 1

Mục lục

Lời nói đầu……… ……… 1

Chơng 1 cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động cho vaycủa nhtm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa … .3

1.1 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa… … … … … … … 3

1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa… … … … … … … … … … … 3…

1.1.2 Tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa… … … … … 8…

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động cho vay ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 11…

1.2 Hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 12…

1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .12 .

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay … … … … … … … 14

1.2.3 Các nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa của NHTM … … … … … … … … … … … … … … … … .16

1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa ở một số nớc… … … … … … … … … … … … … … … … … … … .21.

2.1.5 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Đông 36

2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừatại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông … … … … … … … … … … … … 37

2.2.1 Tình hình cho vay, thu nợ đối với DNNVV… … … … … … … … … … … 37

Trang 2

2.2.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV… … … … … … … 47

2.2.4 Tình hình nợ quá hạn đối với DNNVV… … … … … … … … … … … … 48.

2.2.5 Số DNNVV có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT chi nhánh HàĐông… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 49

2.2.6 Chỉ tiêu mức sinh lời từ hoạt động cho vay DNNVV… … … … … … … 51.

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tạichi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông… … … … … … … … … … … … … … … 52

3.1 Định hớng và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông trong thờigian tới… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .60.

3.1.1 Mục tiêu tổng quát… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 60

3.1.2 Mục tiêu cụ thể… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 60

3.2.2 Tăng cờng biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng… … … … … … … … 65

3.2.3 Củng cố và hoàn thiện mạng lới thu thập thông tin về cácDNNVV… … … … … … … … … 67

3.2.4 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng… … … … … … … … 69.

3.2.5 Đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa các khách hàng là các doanh nghiệpnhỏ và vừa đến xin vay vốn… … … … … … … … … … … … … … … … … … … 70

3.2.6 Xây dựng chiến lợc khách hàng phù hợp… … … … … … … … … … … 71

3.2.7 Đa dạng hoá hình thức tín dụng cho DNNVV… … … … … … … … … 71

3.2.8 Tăng cờng các mối quan hệ giữa Ngân hàng và các Hiệp hội… … … 72

3.3 Kiến nghị… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 72

3.3.1 Đối với Chính phủ… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 72

Trang 3

3.3.3 NHNo&PTNT ViÖt Nam 75

3.3.4 KiÕn nghÞ víi doanh nghÞªp nhá vµ võa… … … … … … … … … … … … 77

KÕt luËn ch¬ng 3 79

KÕt luËn… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … .80 .

danh môc tµi liÖu tham kh¶o… … … … … … … … … … … 81

Trang 4

Tôi xin cam đoan khoá luận này là của riêng tôi Một số tàiliệu tôi sử dụng trong bài là chính xác, trung thực xuất phát từchính thực tiễn hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông.

Sinh viên thực hiện

Trịnh Thị Thanh

Trang 5

DNNVV : Doanh nghiÖp nhá vµ võa

Trang 6

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNTHà Đông

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn năm 2005 -2007 31Bảng 2.3 Nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông 34

Bảng 2.5 Tình hình thu nợ DNNVV tại chi nhánh NHNo &PTNT Hà Đông

dụng với chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông

Trang 7

Lời nói đầu 1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế là vần đề tất yếu đối với tất cả cácquốc gia và Việt Nam cũng không là ngoại lệ Hội nhập đã đem lại rất nhiềucơ hội nhng cũng không ít những khó khăn cho các doanh nghiệp trong đó cóDNNVV Để giúp các DNNVV đứng vững trên thị trờng thì hệ thống NHTMđóng một vai trò không nhỏ.

Tuy mới thành lập đợc 3 năm nhng thời gian qua chi nhánhNHNo&PTNT Hà Đông đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ cácDNNVV trên địa bàn thành phố Hà Đông Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàngđã góp phần quan trọng trong việc giúp các DNNVV có vốn để đầu t sản xuấtkinh doanh, táí sản xuất mở rộng Tuy nhiên các DNNVV vẫn gặp rất nhiềukhó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đó Làm thế nào để có vốn và sử dụngvốn có hiệu quả là một bài toán khó mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốncó lời giải Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cao hay thấp không chỉảnh hởng đến doanh nghiệp mà còn ảnh hởng tới nhà tài trợ vốn trong đó cócác NHTM Để mở rộng cho vay và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vaycũng là bài toán khó đối với các ngân hàng.

Xuất phát từ thực tế đó và qua thời gian nghiên cứu công tác tín dụngđối với DNNVV tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông nên tôi quyết địnhchọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệpnhỏ và vừa tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông” nhằm hoàn thiện hơn nữachất lợng của các khoản cho vay đối với DNNVV và đặc biệt là vì sự pháttriển bền vững của Ngân hàng

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hoá các vấn đề có tính lý luận cơ bản về DNNVV Phân tíchvà đánh giá thực trạng chất lợng cho vay của ngân hàng đối với DNNVV tạichi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông qua các năm 2005, 2006, 2007

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lợng cho vaycủa ngân hàng đối với DNNVV tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông qua cácnăm 2005, 2006, 2007

3 Đối tợng phạm vi nghiên cứu và phơng pháp nghiên cứu

* Đối tợng nghiên cứu của đề tài: Chủ yếu tập trung nghiên cứu nângcao hiệu quả của hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNNVV

Trang 8

* Phạm vi nghiên cứu: Đợc thực hiện tại NHNo&PTNT chi nhánh HàĐông qua các năm 2005, 2006, 2007

* Phơng pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng tổng hợp các phơng phápnghiên cứu khoa học kinh tế chủ yếu, từ phơng pháp duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, cho đến phơng pháp tổng hợp phân tích, so sánh, phơng pháptoán học Đề tài cũng sử dụng các bảng biểu và biểu đồ minh hoạ, qua đó rútra kết luận tổng quát về vấn đề cần nghiên cứu

4 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu,danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 3 chơng:

Chơng 1 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa

Chơng 2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏvà vừa tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Đông

Chơng 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Đông

Trang 9

Chơng 1

Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động cho vaycủa NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các

ngân hàng thơng mại1.1 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khi nói đến DNNVV là nói đến quy mô của doanh nghiệp DNNVV lànhững doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.DNNVV có thể chia thành 3 loại cũng căn cứ vào quy mô, đó là doanh nghiệpsiêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Theo tiêu chí của NhómNgân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lợng laođộng dới 10 ngời, doanh nghiệp nhỏ có số lợng lao động từ 10 đến 50 ngời,còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động ở mỗi nớc ngời ta có tiêuchí riêng để xác định DNNVV ở nớc mình Có thể một doanh nghiệp đối vớiquốc gia này là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhng đối với nớc khác là doanhnghiệp lớn Tuy nhiên không thể áp dụng khuôn mẫu cho tất cả các nớc màcòn tuỳ vào sự phát triển kinh tế của nớc đó, tuỳ từng lĩnh vực ngành nghề vàtuỳ từng giai đoạn nhất định Có thể đa ra khái niệm chung nhất về DNNVV

nh sau: “ DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh có t cách pháp

nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trongnhững giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanhthu, giá trị gia tăng thu đợc trong từng thời kì theo quy định của từngquốc gia.”

Theo Điều 3 Nghị định 90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/2001 của Chínhphủ về trợ giúp phát triển DNNVV thì “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sảnxuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, cóvốn đăng ký không quá 10 tỉ đồng hoặc số lao động trung bình hàng nămkhông quá 300 ngời” Theo cách xác định trên thì hiện nay nớc ta có khoảng270.000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể là DNNVV, chiếm tới 90%tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc

Theo Nghị định 90/CP thì DNNVV gồm các loại sau: Doanh nghiệp tnhân, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp Nhà nớc, hợp tác xã,hộ kinh doanh cá thể đăng kí kinh doanh theo Nghị định số 02/2000/NĐ - CPngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng kí kinh doanh.

Trang 10

1.1.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNNVV là một loại hình doanh nghiệp nên nó mang đầy đủ đặc điểmcủa một doanh nghiệp Ngoài ra DNNVV còn có đặc điểm riêng sau:

* Các DNNVV là những doanh nghiệp cần vốn đầu t ban đầu thấp, quymô sản xuất kinh doanh nhỏ, khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tếcao Vì loại hình DNNVV có quy mô vừa phải nên yêu cầu về vốn đầu t sảnxuất không quá lớn hơn nữa chu kỳ sản xuất kinh doanh thờng ngắn, vòngquay của mỗi đồng vốn nhanh Chính vì thế mà quy mô cấp tín dụng cho loạihình doanh nghiệp này cũng không lớn

* Các DNNVV thờng là doanh nghiệp có năng lực tài chính thấp, thựchiện quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng chỉ bằng số vốn tự có của mộthoặc một số cá nhân Với lợng vốn ít nh vậy doanh nghiệp gặp rất nhiều khókhăn trong việc đổi mới dây chuyền công nghệ, tăng năng suất, nâng cao chấtlợng và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.

* Về cơ cấu tổ chức thì DNNVV là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơcấu tổ chức đơn giản gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao nên dễ thích nghi với sựthay đổi của môi trờng kinh doanh Cơ cấu gọn nhẹ là điều kiện thuận lợi đểchủ doanh nghiệp quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, đồng thời làm giảm thiểu sai lệch thông tin do giảm bớt cấptrung gian Vì có tính linh hoạt cao nên các DNNVV có thể nhanh chóng điềuchỉnh các mục tiêu và chiến lợc kinh doanh để thích ứng với tình hình thị tr-ờng Tuy nhiên tính ổn định trong sản xuất kinh doanh của DNNVV khôngcao gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định và theo dõi khoản vay.

* DNNVV có khả năng nắm bắt và ứng dụng khoa học công nghệ hiệnđại và thờng có những sáng kiến đổi mới công nghệ để phù hợp với quy mônhỏ và vừa của mình Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ nh hiện naythì các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về sản phẩm, về thị phần tiêuthụ mà còn phải cạnh tranh gay gắt về công nghệ kỹ thuật Việc đổi mới dâychuyền công nghệ của DNNVV đòi hỏi nguồn vốn bổ sung không nhiều lại cóthể thu hồi vốn nhanh Lợi thế này giúp cho các DNNVV nâng cao chất lợngsản phẩm, hạ giá bán giúp tồn tại trên thị trờng Tuy nhiên do tài chính thấpnên các DNNVV khó có thể tiếp cận đợc với công nghệ mới, các sản phẩm đara thị trờng không có tính cạnh tranh.

* Năng lực quản trị điều hành của chủ DNNVV kém, còn thói quenđiều hành quản trị theo kiểu gia đình Đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ

Trang 11

phận không rõ ràng, những ngời quản lý các bộ phận cũng thờng tham gia trựctiếp vào quá trình sản xuất Các chủ doanh nghiệp thờng là những ngời cha đ-ợc qua đào tạo về quản lý, phần lớn thiếu hiểu biết về pháp luật Một số Luậtnhiều doanh nghiệp không nắm đợc nh: Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai,Luật Xây dựng, Luật Thơng mại, Luật Cạnh tranh Chính vì vậy nhiều doanhnghiệp vi phạm pháp luật mà cán bộ quản lí không biết.

1.1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNVV có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của nềnkinh tế Vai trò của DNNVV đợc thể hiện trên các mặt sau:

* DNNVV góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm mới cho ngời laođộng, giảm bớt áp lực về việc làm và thất nghiệp Hiện nay, giải quyết việc

làm cho ngời lao động góp phần ổn định trật tự xã hội là vấn đề nan giải vàcấp thiết cho nhiều quốc gia Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp Nhà nớcvà cơ quan hành chính sự nghiệp có chiều hớng giảm Trong hoàn cảnh nàycác DNNVV ngoài quốc doanh trở thành nơi giải quyết nhu cầu về việc làmcho số lao động đợc tinh giảm trong các doanh nghiệp và hệ thống hành chínhNhà nớc Các DNNVV còn là nơi tạo ra việc làm cho số lợng lớn những ngờimới tham gia vào lực lợng lao động hàng năm Nhìn chung các DNNVV lànguồn chủ yếu tạo ra việc làm trong tất cả các lĩnh vực Các DNNVV thờng đ-ợc dễ dàng thành lập với quy mô vốn không lớn, mặt khác nó có khả năng đápứng đợc nhu cầu thay đổi của thị trờng Vì thế, tuy số lợng lao động trong cácDNNVV là ít nhng theo quy luật số đông với số lợng rất lớn các DNNVV nhvậy đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu ngời lao động

* DNNVV tham gia vào quá trình tạo lập sự phát triển công bằngvà chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ Một thực tế hiện nay là

các doanh nghiệp lớn thờng tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã lớn,chính xu hớng đó đã gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về trình độphát triển kinh tế, văn hoá xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùngmiền trong cả nớc Sự phát triển của loại hình DNNVV là một giải pháp choviệc tạo lập lại sự cân bằng về trình độ phát triển giữa các vùng miền và sựphát triển đồng đều giữa các lĩnh vực của nền kinh tế, đồng thời thu hút laođộng trong xã hội Việc nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là DNNVV đợc thànhlập tại các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa đã hạn chế sự

Trang 12

chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm, đồng thời làmgiảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

* DNNVV cung cấp ra thị trờng khối lợng sản phẩm hàng hoá, đadạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại, góp phần thúc đẩy tăng trởngkinh tế Mặt khác, do đặc tính linh hoạt, mềm dẻo các DNNVV có khả năng

đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của thị trờng Bên cạnh đó, ở phần lớn cácnền kinh tế, các DNNVV là những nhà thầu phụ cho những nhà thầu lớn Sựđiều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có đợc sựổn định Vì thế, DNNVV đợc ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế.

* Sự ra đời của các DNNVVđã tạo ra môi trờng cạnh tranh thúcđẩy phát triển sản xuất kinh doanh và gia tăng nguồn hàng xuất khẩu.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh vàvới mức độ ngày càng sâu, rộng vì thế các DNNVVphải đối mặt với sự cạnhtranh gay gắt không chỉ với các doanh nghiệp trong nớc mà còn phải cạnhtranh với các doanh nghiệp nớc ngoài Do áp lực cạnh tranh mạnh mẽ nh vậybuộc các doanh nghiệp phải thờng xuyên cải tiến công nghệ, đổi mới mẫu mãchủng loại, nâng cao chất lợng sản phẩm để có thể cạnh tranh thành công.Hơn nữa, các DNNVV dành đợc u thế trong cạnh tranh do biết nắm bắt cơhội, lựa chọn đầu t đúng hớng và là ngời đi tiên phong trong việc áp dụng cácphát minh mới về công nghệ đã tạo ra một nguồn hàng lớn xuất khẩu ra thị tr-ờng quốc tế Do đó đem lại nguồn thu nhập lớn cho doanh nghiệp, đồng thờithu về một khối lợng lớn ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối quốc gia.

* Bên cạnh đó, DNNVV còn góp phần quan trọng trong việc thuhút vốn đầu t trong dân c, đồng thời khai thác và sử dụng tối u các nguồnlực của địa phơng Với quy mô hoạt động nhỏ và vừa thì DNNVV là mô hình

đầu t phù hợp cho những chủ thể có nguồn vốn và trình độ hạn chế muốn thamgia kinh doanh Trong quá trình hoạt động của mình, các DNNVV có khảnăng huy động vốn từ họ hàng, ngời thân, từ bạn bè đây đợc coi là phơng tiệnhiệu quả trong việc huy động vốn từ các tầng lớp dân c Số lợng các DNNVVđông và thờng phân tán ở hầu khắp các địa phơng, chính vì thế sẽ tận dụng đ-ợc lao động, nguyên nhiên vật liệu, các sản phẩm phụ, phế liệu ở các địa ph-ơng.

Trang 13

1.1.2 Tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa1.1.2.1 Khái niệm

Theo Mác, tín dụng là sự chuyển nhợng tạm thời một lợng giá trị từ ời sở hữu sang ngời sử dụng, sau một thời gian nhất định quay về với một lợnggiá trị lớn hơn lợng giá trị ban đầu.

ng-Trên cơ sở khái niệm tín dụng có thể khái niệm về tín dụng ngân hàng

nh sau: Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay

(ngân hàng thơng mại hoặc các định chế tài chính khác) và bên đi vay(cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vaychuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất địnhtheo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốcvà lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

1.1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hànga Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triểncủa doanh nghiệp trong đó có các DNNVV Tuy nhiên khu vực này đang gặpkhó khăn về vốn Đa phần các DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏlại luôn trong tình trạng thiếu vốn, “khát vốn” cho mở rộng quy mô sản xuấtkinh doanh, đầu t cải tiến máy móc, trang thiết bị mới Nhng vốn huy động từcác dự án, hay nguồn vốn tài trợ của nớc ngoài là rất hiếm hơn nữa vốn huyđộng từ thị trờng chứng khoán thì các DNNVV không đủ điều kiện Chính vìvậy, DNNVV chỉ có thể tiếp cận nguồn vốn duy nhất là vốn tín dụng ngânhàng để mở rộng sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh Nhng việc tiếpcận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng đang gặp nhiều trở ngại DNNVVđang “khát vốn” ngân hàng, chứng tỏ tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng tolớn đối với DNNVV Điều đó đợc thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Tín dụng ngân hàng giúp các DNNVV mở rộng sản xuất kinh

doanh Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình thông qua việc huy

động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tài trợ cho các thànhphần kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng Tín dụng ngân hànggiúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất, tái sản xuất mở rộng, phát triển cácngành nghề mũi nhọn Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ kháccho doanh nghiệp nh dịch vụ bảo lãnh, mở LC, tài trợ xuất nhập khẩu, nângcao năng lực hoạt động đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trang 14

- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNNVV Đặc

tr-ng của tín dụtr-ng tr-ngân hàtr-ng khôtr-ng chỉ là cutr-ng cấp một lợtr-ng giá trị trên cơ sởlòng tin mà còn phải hoàn trả lợng giá trị đó trên nguyên tắc phải hoàn trả cảgốc và lãi Vì vậy khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay của các ngân hàng phảitìm mọi biện pháp để đồng vốn đó sinh lời Doanh nghiệp phải đảm bảo sửdụng tiết kiệm vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuậnlớn hơn lãi suất đi vay của ngân hàng thì doanh nghiệp mới có khả năng trả đ-ợc nợ và có lợi nhuận.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV Trong điều kiện nền

kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt nh hiện nay, các DNNVV muốn tiếp tục đứngvững và phát triển thì phải không ngừng cải tiến công nghệ, giảm chi phí,nâng cao chất lợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng Muốn làm đợc những điều đó thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệpphải có đủ vốn Nhng các DNNVV lại có vốn ít, trong khi đó trình độ tổ chứclại yếu kém, lao động có tay nghề không cao vì thế buộc các doanh nghiệpphải tìm đến tín dụng ngân hàng Nguồn vốn của Ngân hàng sẽ đem lại chodoanh nghiệp nguồn lợi ích to lớn với mức lãi suất phù hợp đảm bảo chodoanh nghiệp kinh doanh có lãi, giúp doanh nghiệp thực hiện đợc mục đíchcủa mình, mở rộng sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần.

b Đối với sự phát triển kinh tế

Trong nền kinh tế thị trờng khi mà các mối quan hệ hàng hoá tiền tệngày càng đợc mở rộng thì nhu cầu giao lu kinh tế - xã hội giữa các nớc trênthế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách Việc phát triển kinh tế củamỗi quốc qia luôn gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là mộtbộ phận cấu thành nên sự phát triển đó Vì vậy, nền tài chính của mỗi nớccũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và ngân hàng thơng mại cùngcác hoạt động kinh doanh của mình đã đóng một vai trò quan trọng trong sựhoà nhập này.Với các hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng thơng mạiđã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thơng không ngừng đợc mở rộng Thông quacác hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với cácngân hàng thơng mại nớc ngoài, hệ thống ngân hàng thơng mại đã thực hiệnvai trò điều tiết nền tài chính trong nớc phù hợp với nền tài chính quốc tế.

Bên cạnh đó, bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các ngân hàngthơng mại trong hệ thống, các ngân hàng thơng mại đã góp phần mở rộng khốilợng tiền cung ứng trong lu thông Thông qua việc cung ứng tín dụng cho các

Trang 15

ngành trong nền kinh tế, ngân hàng thơng mại thực hiện việc dẫn dắt cácluồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trờng, điều khiển chúng một cáchcó hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô: “ Nhà nớc điều tiếtngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trờng”.

Tín dụng ngân hàng còn là kênh tài trợ vốn cho nền kinh tế Muốn cónhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân và có mức độ tiêu dùng hợp lý Đểtăng thu nhập quốc dân tức là phải mở rộng quy mô theo chiều rộng lẫn chiềusâu của sản xuất và lu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự phát triển của các ngànhtrong nền kinh tế và muốn làm đợc điều đó cần thiết phải có vốn NHTM làchủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh NHTM đứng rahuy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thànhphần kinh tế và thông qua hoạt động tín dụng sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạtđộng kinh tế và đáp ứng các nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình táisản xuất.

c Đối với ngân hàng

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn đồng thời là nghiệpvụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng Các NHTM đang và sẽ chú trọng đến đối t-ợng khách hàng là các DNNVV Với số lợng đông đảo trong nền kinh tế thìloại hình doanh nghiệp này mang đến cho các ngân hàng rất nhiều cơ hội.Việc cấp tín dụng cho DNNVV một cách hợp lý sẽ giúp ngân hàng mở rộngkhả năng cho vay, nâng cao uy tín và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa mình Ngoài ra, ngân hàng còn có cơ hội để phát triển các sản phẩm dịchvụ đi kèm để thoả mãn nhu cầu của khách hàng giúp ngân hàng thu hút nhiềukhách hàng, xây dựng thơng hiệu hình ảnh của mình trên thị trờng.

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động cho vay ngân hàng đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa

1.1.3.1 Về quy mô và tốc độ tăng trởng d nợ

Các DNNVV ngày càng phát triển cả về số lợng và chất lợng Song vấnđề nổi lên hiện nay đó là giải quyết vấn đề vốn cho DNNVV Trên thực tế, cácNHTM đang cạnh tranh mạnh mẽ để mở rộng cho vay đối với loại hìnhDNNVV, đặc biệt là trong nhu cầu vốn tín dụng để mở rộng sản xuất kinhdoanh Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanhnghiệp gặp rất nhiều trở ngại do thiếu tài sản thế chấp, thủ tục phức tạp, lãi

Trang 16

suất cao Hiện nay có ít DNNVV đợc vay vốn ngân hàng, nhng chủ yếu làtín dụng ngắn hạn, không đáp ứng đợc nhu cầu đầu t lớn và dài hạn.

1.1.3.2 Về nợ quá hạn

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủiro DNNVV vay vốn của ngân hàng thờng có nhiều rủi ro hơn các doanhnghiệp lớn Tuy nhiên rủi ro đó thờng nhỏ và không mang tính hệ thống, khógây ra phá sản cho ngân hàng vì các khoản vay của DNNVV thờng là khoảnvay nhỏ và thờng đi kèm với tài sản đảm bảo khi gặp rủi ro ngân hàng sẽ phátmại tài sản đảm bảo để thu hồi khoản nợ Rủi ro đối với cho vay DNNVV chỉảnh hởng đến thu nhập của ngân hàng, không dẫn đến phá sản nh trong hoạtđộng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn.

1.1.3.3 Khả năng sinh lời

Ngân hàng có thể thu đợc nguồn lợi lớn từ việc cho vay đối vớiDNNVV Đây chính là thị trờng tốt để các ngân hàng hoạt động Lãi suất đốivới cho vay DNNVV thờng cao hơn so với cho vay đối với doanh nghiệp lớn,nếu tính trên một doanh nghiệp thì lợng chênh đó là không đáng kể nhng tínhtrên tổng các khoản vay của DNNVV thì rất lớn Ngoài thu lợi từ khoản chovay đối với DNNVV, các ngân hàng còn thu thêm đợc nhiều khoản khác đikèm nhờ cung cấp thêm các dịch vụ: bảo lãnh, thanh toán, chuyển tiền, L/C

1.1.3.4 Chi phí thẩm định

Chi phí thẩm định của một khoản vay đối với DNNVV thờng đợc coi làcao vì khoản vay có giá trị thấp nhng vẫn phải tiến hành đầy đủ các bớc củaquy trình tín dụng Thời gian để cán bộ tín dụng thẩm định một DNNVV th-ờng ít hơn doanh nghiệp lớn vì số lợng giao dịch ít, tài liệu lu ít nên dễ dàngcho các cán bộ tín dụng Chính vì thế, trong ngân hàng thì một cán bộ tíndụng có thể quản lý nhiều khoản vay, giao dịch của nhiều DNNVV.

1.2 Hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa

1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa

Ngay từ buổi đầu sơ khai, hoạt động của các NHTM đã tập trung chủyếu vào nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốntạm thời của các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế Ngày nay khinền kinh tế phát triển cao, môi trờng kinh doanh đã có nhiều thay đổi songcho vay vẫn là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại nhiều thu nhập

Trang 17

nhất cho các ngân hàng Tại hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếmquá nửa giá trị tổng tài sản, tạo ra 1/2 đến 1/3 nguồn vốn thu của ngân hàng,tỷ trọng cho vay chiếm 70% tổng tài sản Có.

Hiệu quả của hoạt động cho vay không chỉ giới hạn trong lĩnh vực củahoạt động ngân hàng mà còn thực hiện thông qua hiệu quả sử dụng vốn vaycủa khách hàng vay vốn, qua sự tăng trởng và phát triển của các ngành kinhtế.

Hiệu quả của hoạt động cho vay có thể đợc hiểu nh sau:

Hiệu quả của hoạt động cho vay là kết quả tổng hoà những thànhtựu hoạt động tín dụng thể hiện ở sự phát triển ổn định vững chắc củanền kinh tế quốc dân, của ngân hàng và của khách hàng Hiệu quả hoạtđộng cho vay đợc hiểu đúng nghĩa là ngân hàng đáp ứng đợc nhu cầu vayvốn của khách hàng, đồng thời khách hàng vay vốn hoàn trả đúng thờihạn đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng Đối với khách hàng vay vốn thìhiệu quả của hoạt động cho vay đó chính là khách hàng có thể bù đắp kịpthời nhu cầu thiếu hụt vốn, trang trải đợc các chi phí hoạt động, đem lạilợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ta xem xét từ các giác độ sau:

- Từ góc độ ngân hàng: Các khoản cho vay của ngân hàng đối với

DNNVV đợc coi là có hiệu quả khi ngân hàng có thể thu hồi đợc khoản nợ,khoản vay đó phù hợp với khả năng của ngân hàng và mang lại lợi nhuận chongân hàng Chính vì vậy, trớc khi cho vay ngân hàng phải thẩm định kĩDNNVV vay vốn đồng thời tính toán một mức lãi suất cho vay hợp lý để cóthể mang lại nguồn thu cho ngân hàng.

- Từ phía DNNVV: Để hoạt động cho vay có thể diễn ra thì không thể

thiếu khách hàng vay vốn hay nói cụ thể là các DNNVV Nếu DNNVV thấykhoản vay đó không có hiệu quả thì khoản vay đó không thể đợc coi là có hiệuquả Khoản vay là hiệu quả khi nó đáp ứng kịp thời nhu cầu thiếu hụt vốn vớilãi suất hợp lý, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện tạo điều kiện cho doanh nghiệptổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Từ phía nền kinh tế: Hoạt động của NHTM luôn đặt trong mối quan

hệ chặt chẽ với nền kinh tế Hiệu quả của tín dụng ngân hàng đó là đảm bảonền kinh tế đi lên theo đúng hớng, góp phần giải quyết việc làm cho ngời laođộng, khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có của đất nớc góp phần làmcho nền kinh tế tăng trởng và phát triển bền vững.

Trang 18

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay

(1) Doanh số cho vay: Là số tiền mà ngân hàng đã thực sự giải ngân

cho khách hàng đợc tính trong một khoảng thời gian nhất định Doanh số chovay là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay Đây làvốn ngân hàng giúp doanh nghiệp trong đầu t, cải tiến máy móc thiết bị, ứngdụng công nghệ mới, mở rộng sản xuất kinh doanh Con số và tốc độ củadoanh số cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hớng của hoạt động tíndụng là đang mở rộng hay thu hẹp.

(2) Doanh số thu nợ: Phản ánh lợng vốn mà ngân hàng đã thu hồi đợc

từ các khách hàng vay vốn trong một thời kỳ nhất định.

(3) D nợ cho vay: Chỉ tiêu này đợc đo bằng số tuyệt đối giữa doanh số

cho vay và doanh số thu nợ, nó phản ánh lợng vốn mà khách hàng còn nợngân hàng tại một thời điểm cụ thể Tổng d nợ thấp phản ánh hiệu quả cho vaythấp, nó chỉ ra ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, khảnăng tiếp thị khách hàng kém, thị phần thấp Tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêunày không nên xem xét trong một thời kì riêng lẻ mà phải xem xét trong cảquá trình trên cơ sở phân tích các yếu tố bên ngoài để chỉ tiêu này phản ánhmột cách có hiệu quả nhất.

(4) Tổng d nợ quá hạn: Khả năng hoàn trả của ngời vay là yếu tố quan

trọng nhất để cấu thành hiệu quả của hoạt dộng cho vay Khi đến hạn trả nợmà khách hàng không chủ động trả, trên tài khoản tiền gửi không có tiền hoặckhông đủ tiền để thu nợ nếu sau khi xem xét mà ngân hàng thấy nguyên nhânchậm trả là do khuyết điểm chủ quan của khách hàng gây nên thì khoản nợ đósẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất bằng 150% lãi suất vay vốn

Nợ quá hạn đợc chia làm hai loại:

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Là những khoản nợ mà khách hàngvẫn có khả năng trả đợc nợ cho ngân hàng Đây là loại nợ quá hạn do định kỳtrả nợ ngắn hơn chu kì sản xuất kinh doanh hoặc vì một lý do nào đó màkhách hàng cha thu hồi đợc khoản tiền bán hàng nên khách hàng cha trả đợcnợ đúng hạn cho ngân hàng và khoản nợ đó bị chuyển sang nợ quá hạn.

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: Đây là loại nợ quá hạn dokhách hàng vay vốn bị phá sản do kinh doanh thua lỗ hoặc bị lừa đảo hoặckhách hàng vay vốn bị chết không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng Khi đóngân hàng buộc phải chuyển khoản vay này sang nợ quá hạn để chờ xử lý, khả

Trang 19

năng thu hồi đợc khoản vay vốn này là rất ít Thờng thì các ngân hàng sử dụngquỹ dự phòng rủi ro để bù bắp cho khoản nợ quá hạn này.

(5) Tỷ lệ nợ quá hạn: Để đánh giá về khoản nợ quá hạn, ngời ta thờng

xem xét chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.

x100nợd Tổng

Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất về hiệu quả cho vay của ngân hàng, nếutỷ lệ nợ quá hạn cao thì chứng tỏ ngân hàng đó hoạt động kém hiệu quả và ng-ợc lại Tỷ lệ nợ quá hạn phụ thuộc vào tổng d nợ bị chuyển sang nợ quá vàtổng d nợ tại một thời điểm, thờng là ngày cuối quý hoặc cuối năm Vì vậy,chỉ tiêu này cũng không phản ánh chính xác trong một thời gian dài Để giảmtỷ lệ nợ quá hạn các ngân hàng thờng giảm số tuyệt đối nợ quá hạn nếu d nợcho vay tăng không đáng kể hoặc vừa giảm nợ quá hạn vừa tăng d nợ Trờnghợp không thể giảm đợc nợ quá hạn hoặc giảm không đáng kể, các ngân hàngthờng tăng tổng d nợ cho vay tức là tăng quy mô d nợ cho vay Theo thông lệquốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn ở các ngân hàng phải dới 5% trên tổng d nợ là có thểchấp nhận đợc, tỷ lệ này càng thấp càng tốt Tuy nhiên, có trờng hợp tỷ lệ nợquá hạn ở dới mức cho phép song vẫn không đợc đánh giá là tốt nếu số nợ quáhạn không thể thu hồi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ quá hạn hoặc giá trịtài sản thế chấp không đủ để thu hồi nợ.

(6) Vòng quay vốn tín dụng

nâqunhìb nợD

nợthusốDoanh=

dụngtín vốnquay

Chỉ tiêu số vòng quay tín dụng cho biết trong một thời gian nhất địnhvốn tín dụng quay đợc mấy vòng Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏvốn của ngân hàng luân chuyển càng nhanh Việc đánh giá chỉ tiêu trên thờngđợc so sánh giữa các kỳ khác nhau So với kỳ trớc, nếu vòng quay vốn tíndụng càng nhiều chứng tỏ tốc độ quay vòng vốn tín dụng trong kỳ tăng nhanhvà ngợc lại

(7) Mức sinh lời

nâqunhìb nợD

nhuậnLợi

* Ngoài các chỉ tiêu định lợng trên, hiệu quả của hoạt động cho vay cònđợc thể hiện qua một số chỉ tiêu định tính nh: Việc tổ chức thực hiện các quychế, cơ chế lãi suất, công tác thẩm định khoản vay Mỗi chỉ tiêu dù định tính

Trang 20

hay định lợng đều có tầm quan trọng riêng, bởi vậy khi xem xét, đánh giá hiệuquả hoạt động cho vay phải sử dụng tổng hợp một hệ thống các chỉ tiêu.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM

1.2.3.1 Các nhân tố khách quana Môi trờng kinh tế

Hoạt động ngân hàng rất dễ nhạy cảm với mỗi sự thay đổi tốt hay xấucủa nền kinh tế Khi nền kinh tế tăng trởng, các ngân hàng cũng có xu hớngtăng trởng theo và ngợc lại Ngày nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốctế, các ngân hàng không những chịu ảnh hởng của môi trờng kinh tế trong nớcmà còn bị ảnh hởng rất nhiều từ môi trờng nớc ngoài Đó là các biến động củanền kinh tế nh: chu kì kinh tế, tỷ lệ lạm phát, mức độ ổn định của giá cả, lãisuất, tình trạng thất nghiệp, tốc độ tăng tởng GDP, triển vọng của các ngànhnghề kinh tế có sử dụng vốn vay của ngân hàng… Những yếu tố này có ảnh h-ởng trực tiếp đến việc mở rộng và nâng cao chất lợng tín dụng ngân hàng đốivới DNNVV.

Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trởng ổn định, sản xuất cũng pháttriển là lúc nhu cầu vay vốn ngân hàng của các DNNVV để đầu t, mở rộng sảnxuất kinh doanh tăng lên Đây là cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt độngcho vay, nâng cao chất lợng của các khoản vay, thu hồi các khoản nợ đến hạnđợc thuận lợi và đây là giai đoạn ngân hàng thu đợc mức lợi nhuận cao nhất.

Bên cạnh đó, lạm phát cũng là nhân tố ảnh hởng đến chất lợng cho vayđối với DNNVV Lạm phát luôn luôn bắt nguồn từ sự mất cân đối giữa tổng l-ợng hàng hoá và tổng lợng tiền cung ứng ra thị trờng Lạm phát hay nói cáchkhác chính là đồng tiền bị sụt giảm giá trị Lạm phát làm gia tăng chi phí đầuvào của các DNNVV, làm tăng giá bán của sản phẩm ảnh hởng đến doanhthu và lợi nhuận của doanh nghiệp Điều đó là yếu tố ảnh hởng đến khả năngtrả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn Khi nền kinh tế rơi vào tình trạnglạm phát khiến các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng.

Biến động của lãi suất cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng đối vớichất lợng của khoản cho vay Việc tăng giảm lãi suất có ảnh hởng trực tiếpđến lợng cho vay của ngân hàng đến các DNNVV Khi lãi suất trên thị trờngtăng buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệpnói chung và các DNNVV nói riêng Việc tăng lãi suất cho vay để trang trảichi phí huy động vốn và đạt đợc mức lợi nhuận dự kiến Tuy nhiên khi lãi suất

Trang 21

cho vay tăng lên các DNNVV vay vốn có xu hớng không muốn trả nợ ngânhàng mà muốn chiếm dụng vốn đó sử dụng cho kì sản xuất kinh doanh tiếptheo Điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi thu nợ Ngợc lại khi lãisuất trên thị trờng giảm thì các ngân hàng cũng có xu hớng giảm lãi suất chovay để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút các doanh nghiệp đến vay vốn.Lúc này doanh nghiệp lại có xu hớng trả nợ trớc hạn Việc tăng, giảm lãi suấtđều là nguy cơ làm giảm nghiêm trọng thu nhập lãi ròng và vốn tự có củangân hàng.

Ngoài ra, chính sách kinh tế của Nhà nớc u tiên hay hạn chế sự pháttriển của một ngành, nghề hay một lĩnh vực nào đó nhằm đảm bảo sự cân đốitrong nền kinh tế cũng ảnh hởng tới chất lợng tín dụng.

b Môi trờng pháp lý

Môi trờng pháp lý có ảnh hởng lớn đến hiệu quả của khoản vay Hệthống pháp lý đồng bộ, thống nhất sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc, giúpcho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đợc diễn ra thuận lợi và cóhiệu quả Đó cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp pháp lý phátsinh giữa ngân hàng và các DNNVV Điều này có ý nghĩa quan trọng khingân hàng là tổ chức trung gian tài chính chuyên kinh doanh tiền tệ, khi xảyra rủi ro đối với một hay một số món vay có thể dẫn đến sự đổ vỡ phá sản củacả ngân hàng, kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

c Môi trờng chính trị

Môi trờng chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trongkinh doanh, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng Tínhổn định của chính trị giúp các chủ DNNVV an tâm hơn khi bỏ vốn vào thị tr-ờng Khi đó các DNNVV sẽ mở rộng đầu t, muốn mở rộng đầu t thì nguồn tíndụng của ngân hàng là nguồn tài trợ có hiệu quả Nếu tình hình chính trị bấtổn, nhu cầu tín dụng sẽ giảm làm ảnh hởng đến chất lợng của các khoản tíndụng.

d Môi trờng tự nhiên - xã hội

Tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng đợc thực hiện trên cơ sở lòngtin Tuy nhiên có rất nhiều trờng hợp do những nguyên nhân không thể tránhđợc đã làm mối quan hệ tín dụng đó bị phá vỡ chẳng hạn: hạn hán, lũ lụt,động đất, hoả hoạn Những hiện tợng tự nhiên đó không phải lỗi của kháchhàng, nó khiến khách hàng không thể trả đợc nợ cho ngân hàng làm ảnh hởng

Trang 22

đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến làm ảnh hởng tới khảnăng trả nợ của khách hàng, làm giảm hiệu quả của khoản vay.

Trên đây là những nhân tố khách quan ảnh hởng đến hiệu quả của hoạtđộng cho vay của ngân hàng đối với DNNVV những nhân tố này tồn tại độclập với ý muốn chủ quan của ngân hàng và khách hàng Các nhân tố nàykhông tồn tại độc lập mà có mối liên hệ mật thiết với nhau trong cùng mộttổng thể Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh nh hiện nay,ngân hàng và các DNNVV phải nghiên cứu về các nhân tố để đa ra các biệnpháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh

1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan

a Các nhân tố thuộc về Ngân hàng

Các ngân hàng là chủ thể huy động lợng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tếvà sử dụng nó để cho vay lại đối với nền kinh tế Ngân hàng có thể cho vaynhiều hay ít tuỳ thuộc vào nguồn vốn tự có của ngân hàng, vào khả năng huyđộng vốn, công nghệ, uy tín, kinh nghiệm và nhận thức của cán bộ nhân viênngân hàng về DNNVV Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa ảnh hởng đến hiệuquả của hoạt động cho vay đó là đạo đức của cán bộ tín dụng

Hiệu quả của khoản vay đối với DNNVV thể hiện khi ngân hàng đápứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của DNNVV Khi nhu cầu vốn vay đợc đáp ứngtốt nhất cũng có nghĩa là ngân hàng đang tạo điều kiện để các doanh nghiệptiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, tái đầu t mở rộng sản xuất,tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn trả đủ gốc vàlãi đúng thời hạn Trên thực tế, ngân hàng có lợng vốn tự có rất nhỏ so với nhucầu của khách hàng vay vốn nên ngân hàng là chủ thể “huy động vốn” để “chovay” Để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu của các DNNVV, ngân hàng phải khaithác tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế Nguồn vốn đó baogồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội và tiền gửi dân c

Một nhân tố quan trọng ảnh hởng đến hoạt động cho vay là chất lợngthẩm định tín dụng và quy trình cho vay Hoạt động tín dụng là một trongnhững hoạt động chính của ngân hàng thơng mại, một hoạt động rất phức tạpvà chứa đựng nhiều rủi ro Trong hoạt động tín dụng, nếu hành động chủ quanduy ý chí sẽ mang lại những tổn thất nặng nề cho ngân hàng Vì vậy, để ra đợcmột quyết định cho vay đứng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng

Trang 23

và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng thì hoạtđộng tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vayvốn Trong quy trình cho vay thì phân tích tín dụng là khâu quan trọng nhấtquyết định đến chất lợng tín dụng Việc phân tích đánh giá một cách toàn diệnkhách hàng trớc khi vay vốn là điều kiện để ngân hàng thu hồi đủ gốc và lãiđúng hạn, tạo điều kiện tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng.

Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ của ngân hàng cũngảnh hởng đến chất lợng tín dụng Chính vì thế, cán bộ ngân hàng cũng cầnphải là ngời có trình độ nghiệp vụ, có khả năng tiếp thu và ứng dụng côngnghệ mới Công nghệ càng cao sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí, quản lý sátsao các khoản vốn huy động, vốn vay và đa ra mức lãi suất cạnh tranh, gópphần nâng cao chất lợng cho vay của ngân hàng.

Đặc biệt, đạo đức của cán bộ ngân hàng là nhân tố quan trọng ảnh hởngđến chất lợng tín dụng Cán bộ tín dụng có đạo đức không tốt sẽ ảnh hởng xấutới chất lợng công tác thẩm định dẫn đến làm giảm chất lợng cho vay đối vớiDNNVV DNNVV rất cần có vốn của ngân hàng để hoạt động kinh doanh nênhọ sẽ tìm mọi cách để có vốn Các DNNVV có thể tiếp xúc, móc nối với cáccán bộ tín dụng để đạt đợc mục đích Vì vậy, đạo đức của cán bộ ngân hàng làvô cùng quan trọng.

b Các nhân tố thuộc về DNNVV

Các DNNVV luôn trong tình trạng khát vốn và đó là cơ hội để các ngânhàng mở rộng quy mô cho vay và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Mộtsố nhân tố thuộc về DNNVV có ảnh hởng đến hiệu quả hoạt động cho vay:

* Vốn tự có của DNNVV: Vốn tự có thể hiện khả năng tự chủ về tàichính của DNNVV, khả năng thanh toán và chống đỡ rủi ro của doanh nghiệp.Nếu vốn tự có của DNNVV quá thấp trong khi vốn vay ngân hàng lại quá lớnthì khả năng tự chủ về tài chính, khả năng thanh toán thấp, đồng thời nợ đếnhạn khó có khả năng thanh toán.

* Năng lực quản lý: Thể hiện ở khả năng thích nghi của bộ máy quản lýcủa DNNVV trớc những biến động của thị trờng Năng lực yếu kém sẽ dẫnđến sử dụng lãng phí các nguồn lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, vốn bịthất thoát, gây hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp và dẫn đến khả năngkhông trả đợc nợ cho ngân hàng.

* Mục đích sử dụng vốn vay của DNNVV: Để vay vốn của ngân hàngthì các DNNVV phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích Tuy nhiên vẫn

Trang 24

có nhiều doanh nghiệp cố tình sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát vốn vàlàm ảnh hởng đến khă năng trả nợ vay cho ngân hàng.

Có thể thấy những nhân tố thuộc về DNNVV rất khó kiểm soát và phụthuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của cán bộ tín dụng.

1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa ở một số nớc

1.3.1 Kinh nghiệm ở các nớc1.3.1.1 Nhật Bản.

DNNVV của Nhật Bản, theo định nghĩa trong lĩnh vực sản xuất làdoanh nghiệp có số vốn dới 3 triệu USD, hoặc số công nhân ít hơn 300, chiếmhơn 90% số công ty tại Nhật Bản 70% số nhân công Nhật làm việc cho nhữngcông ty này, giá trị sản xuất chiếm một nửa tổng giá trị ngành sản xuất Hoạtđộng của họ tập trung vào sản xuất hàng điện tử, kỹ thuật và hoá học Một sốdoanh nghiệp đã có thâm niên hoạt động vài thế kỉ.

Nhận rõ tầm quan trọng của các DNNVV đối với sự phát triển của nềnkinh tế trong nớc, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thành thành lập Cục Pháttriển DNNVV, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành các chủ trơng chính sách,biện pháp về tài chính nhằm định hớng và hỗ trợ phát triển, nâng cao hiệu quảhoạt động của các DNNVV trong ngành công nghiệp nhẹ, tạp hoá, thựcphẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ngời dân Nhật Bản trớc đâyphỏng theo mô hình công nghiệp hoá cổ điển của các nớc Âu - Mĩ, tập trungphát triển công nghiệp ở khu vực đô thị, nhng trong quá trình phát triển đã cónhững nét sáng tạo, xuất phát từ đặc thù đất chật ngời đông của một nớc nôngnghiệp: các xí nghiệp công nghiệp Nhật Bản không chỉ tập trung hết vào cácthành phố lớn, thu hút lao động nông thôn bỏ ruộng, bỏ làng, ồ ạt di c vàothành phố, mà đã xây dựng ngay từ đầu một hệ thống xí nghệp công nghiệphài hoà giữa quy mô lớn, vừa và nhỏ từ đô thị đến nông thôn để tận dụng cácloại lao động nông thôn một cách hợp lý và kinh tế nhất.

Trong suốt những thập kỉ qua, DNNVV Nhật Bản đã đóng một vai tròquan trọng trong việc phát triển và tăng trởng của nền kinh tế Nhật Bản nhờ sựnăng động sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh của mình Các DNNVVNhật Bản đã tạo nên nguồn sống cho nền kinh tế Nhật Bản góp phần tạo côngăn việc làm cho hàng triệu lao động, đóng góp quan trọng vào GDP và tăng tr-ởng kinh tế, thu hút một lợng lớn vốn đầu t từ nớc ngoài, thúc đẩy cạnh tranhtrên thị trờng Hiện nay, Nhật Bản có khoảng 6.5 triệu DNNVV, Chính phủ

Trang 25

Nhật đã tiến hành nhiều biện pháp để duy trì sự ổn định về môi trờng kinh tếxã hội, cải thiện điều kiện hạ tầng kinh doanh, khuyến khích đổi mới kinhdoanh, tạo điều kiện thực hiện các ý tởng sáng tạo của các DNNVV Để pháttriển loại hình DNNVV góp phần vào công cuộc phát triển đất nớc, Chính phủNhật đã tăng cờng thu hút, bổ sung nguồn vốn cho các DNNVV thông quahoạt động tín dụng ngân hàng Các ngân hàng t nhân của Nhật có những chínhsách cho vay rất thông thoáng với nhiều u đãi, đồng thời các hình thức hỗ trợtín dụng ra đời nh: thành lập các công ty bảo lãnh tín dụng, hiệp hội bảo lãnhtín dụng để DNNVV dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngânhàng, khuyến nghị các trung tâm đổi mới doanh nghiệp do các chính quyềnđịa phơng thành lập hoặc của các phòng thơng mại công nghiệp địa phơnghoặc hiệp hội các ngành nghề

Trớc đây vài chục năm, khi phát triển lực lợng DNNVV, các trình độ tàichính kế toán của các DNNVV cũng nh các doanh nghiệp Việt Nam bây giờ.Kinh nghiệm của Nhật Bản là giải quyết bằng nhiều cách nh tăng cờng nănglực quản lý, tạo ra các khuôn khổ chính sách rõ ràng về tín dụng cho DNNVVvà điều quan trọng là hệ thống tài chính của Nhật Bản đã xây dựng thành côngcơ sở dữ liệu tín dụng rủi ro Hệ thống này là một kho các thông tin số liệu tàichính, số liệu phi tài chính, số liệu nợ đọng, khả năng thanh toán, độ rủi ro tíndụng của các DNNVV đợc cập nhật theo thời gian Hiện nay, hệ thống cơ sởdữ liệu tín dụng rủi ro ở Nhật Bản có hơn 200 tổ chức tín dụng tham gia và thuthập thông tin của hơn 2 triệu DNNVV.

1.3.1.2 Trung Quốc

Trung Quốc với hơn 1.3 tỉ ngời là nớc có số dân đông nhất thế giới.Ngay trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, Trung Quốc đã ápdụng nhiều biện pháp chính sách khuyến khích, phát triển các DNNVV Tínhđến cuối năm 2007, nớc này đã có hơn 4.3 triệu DNNVV, đóng góp 60% chotổng sản phẩm quốc nội và giải quyết 40% việc làm cho ngời lao động thànhthị Để có đợc những thành tựu to lớn trên thì vai trò của tín dụng ngân hàng làkhông hề nhỏ Trung Quốc đã thi hành chính sách để mở rộng tín dụng đối vớiDNNVV.

Nhận thức đợc những khó khăn của các DNNVV trong việc thế chấp tàisản vay vốn ngân hàng, đến nay hầu hết các tỉnh thành Trung Quốc đều đã lậpquỹ hỗ trợ DNNVV Ngoài ra, nớc này còn có hơn 3000 cơ quan bảo lãnh tíndụng cho DNNVV, với số tiền bảo lãnh lên tới 500 tỷ Nhân dân tệ (tơng đơng

Trang 26

hơn 65 tỷ USD) Bên cạnh đó, Trung Quốc còn áp dụng nhiều biện pháp khácnh: giảm lãi suất cho các khoản vay phục vụ sản xuất mới, t vấn giúp cácDNNVV sử dụng vốn vay có hiệu quả.

1.3.1.3 Việt Nam

Các DNNVV là lực lợng chiếm tỷ lệ rất lớn trong nền kinh tế và ngàycàng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nớc ta.DNNVV luôn đợc xem là đối tợng khách hàng tiềm năng của các ngân hàngthơng mại Cố gắng đi tìm tiếng nói chung, các ngân hàng ngày càng tạonhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Các ngân hàng đang đa dạng hoá các sảnphẩm dịch vụ, đồng thời có nhiều chơng trình hỗ trợ mới nhằm nâng cao nănglực cho các DNNVV nh các chơng trình đào tạo quản trị doanh nghiệp, cácchơng trình hội thảo về phơng pháp phân tích dự án đầu t, hay t vấn về phơngthức thanh toán, về bảo hiểm về thuế.

Cụ thể: ABBank vừa dành ra hạn mức tín dụng 1.500 tỉ đồng để cho

DNNVV vay ABBank cũng khởi xớng áp dụng lãi suất cho vay tối đa chỉbằng 95% lãi suất cho vay cùng kì hạn bình quân của các NHTMCP khác.ABBank cho vay 80% giá trị tài sản thế chấp nếu DNNVV thế chấp bằng bấtđộng sản, 65% giá trị tài sản đảm bảo khi thế chấp bằng động sản Ngoài ra,ngân hàng còn đa dạng các tài sản đảm bảo để phù hợp với các loại hình hoạtđộng của các DNNVV Đặc biệt, ngân hàng thanh giản tối đa các thủ tục xétduyệt, thẩm định, giải ngân nhằm giảm thời gian giải quyết hồ sơ xuống 3ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Không những giải quyết hồ sơ nhanh chóng đểgiúp doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, ngân hàng còn chủ độngnghiên cứu ngành nghề, tập quán kinh doanh, khó khăn và nhu cầu của doanhnghiệp để thiết kế những sản phẩm phù hợp Hơn nữa, ngân hàng còn có quychế xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ngay từ khi doanh nghiệp mới giao dịchđể từ đó có những chính sách u đãi về lãi suất Hiện nay nớc ta có khoảng270.000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể là DNNVV, chiếm tới 90%tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc đã tạo ra khối lợng sản phẩm lớn cho xãhội Mặt khác, do đặc tính linh hoạt, mềm dẻo các DNNVV có khả năng đápứng các nhu cầu ngày càng cao của thị trờng Hàng năm các DNNVV đónggóp khoảng 40% vào tăng trởng GDP của cả nớc, 29% tổng kim ngạch xuấtkhẩu của cả nớc và khoảng 14,8% tổng thu ngân sách nhà nớc Cơ hội của cácngân hàng đang ở trớc mắt.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Trang 27

Một là, Chính phủ các nớc thờng lập quỹ hỗ trợ DNNVV để làm đầu

mối trong việc xây dựng các chơng trình trợ giúp, điều phối, hớng dẫn và kiểmtra tình hình trợ giúp cho các DNNVV.

Hai là, cần duy trì sự ổn định về môi trờng kinh tế xã hội, cải thiện điều

kiện hạ tầng kinh doanh, khuyến khích đổi mới kinh doanh, tạo điều kiện thựchiện các ý tởng sáng tạo của các DNNVV, nên lập kênh tài chính riêng để đápứng nhu cầu về vốn của DNNVV

Ba là, thành lập các cơ quan bảo lãnh tín dụng để phát huy vai trò hỗ

trợ cho các DNNVV không có tài sản đảm bảo có thể tiếp cận đợc vốn vay.

Bốn là, mở rộng hình thức tín dụng thuê mua là biện pháp giúp các

DNNVV khắc phục khó khăn về vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuấtkinh doanh giúp các DNNVV tháo gỡ tình thế bị đóng băng và giảm bớt rủi ro.

Kết luận chơng 1

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay chất lợng cho vay cao trong đó cócho vay DNNVV là mục tiêu phấn đấu của hầu hết các ngân hàng Để đạt đợcmục tiêu đó các NHTM nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh Hà Đông nóiriêng phải nắm rõ các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hởng đến chất lợng cho vayDNNVV Trong quá trình hoạt động tuỳ theo tình hình thị trờng và điều kiệncủa mỗi ngân hàng mà có thể coi trọng yếu tố này hơn yếu tố kia để hiệu quảcủa khoản cho vay DNNVV đạt chất lợng cao.

Chơng 2

thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông

2.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông 2.1.1 Lịch sử hình thành

Chi nhánh ra đời trên cơ sở tách ra từ NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây theoquyết định số 95/QĐ/HĐQT/TCCB để trở thành một ngân hàng chi nhánh cấp2 hoạt động độc lập Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông có trụ sở chính tại số153 Trần Phú thuộc thành phố Hà Đông bao gồm Trung tâm và ba phòng giaodịch, biên chế gồm 32 cán bộ nhân viên (4 nhân viên hợp đồng) Từ khi ra đờichi nhánh ngân hàng Hà Đông đã thờng xuyên bám sát các mục tiêu, nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phơng, chủ động đáp ứng cao nhất nhu

Trang 28

cầu vay vốn và dịch vụ ngân hàng của các thành phần kinh tế trên địa bàn.Mặt khác, góp phần tham gia các chơng trình xã hội, các chính sách của Nhànớc ở địa phơng Để thực hiện mục tiêu quan trọng nói trên, Chi nhánh đã xâydựng chiến lợc kinh doanh, chiến lợc phát triển nguồn nhân lực, gắn với mạnglới với mục tiêu “ Tất cả vì con ngời, tất cả từ con ngời”, thực hiện phơng châmchung là “ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mangphồn thịnh đến với khách hàng”.

Trang 29

* PGD Yên Nghĩa * PGD Vạn Phúc

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT HàĐông

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Đối với bất kì doanh nghiệp, muốn hoạt động kinh doanh đợc thì phảicó vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinhdoanh Riêng đối với ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạtđộng kinh doanh của mình Bởi vì, với đặc trng của hoạt động ngân hàng, vốnkhông chỉ là phơng tiện kinh doanh chính mà còn là đối tợng kinh doanh chủyếu của NHTM Có thể nói, vốn là điểm đầu tiên trong chu kì kinh doanh củangân hàng Tuy nhiên, vốn tự có của NHTM lại rất ít do đó các NHTM phảithờng xuyên chăm lo tới việc tăng trởng vốn trong suốt quá trình hoạt độngcủa mình Ngay từ khi thành lập, Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Hà

Ban Giám Đốc - 1 Giám đốc - 1 Phó Giám đốc

Phòng Kế toán - ngân quỹ

Phòng

Tín dụng Phòng Hành chính, nhân sự

Tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ

PGD Quang Trung

PGD Vạn Phúc

PGD Yên Nghĩa

Trang 30

Đông đã chỉ đạo xây dựng và triển khai có hiệu quả việc thực hiện đề án huyđộng vốn, xác định rõ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và có ýnghĩa quyết định để mở rộng kinh doanh và hoàn thành kế hoạch Thực tế hoạtđộng huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông đợc thể hiện quabảng số liệu 2.1 nh sau:

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông

2 Cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn

- Nguồn vốn KKH7.28911,4111.21710,7717.3579,74- TG CKH dới 12 tháng8.54013,3618.39317,6741.41923,25- TG CKH trên 12 tháng24.52038,3745.73043,9383.74147,00- Tiền vay tổ chức kinh tế23.56036,8628.76927,6335.65720,01

3 Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

- Nội tệ57.70490,2994.29390,57163.32791,67

(Nguồn - Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Đông

các năm 2005-2007)

Bảng số liệu 2.1 cho thấy:

Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT trong các năm 2005, 2006,2007 tăng lên với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trớc Điều đó chứng tỏnguồn vốn huy động là ổn định, an toàn và tăng trởng khá mạnh.

Năm 2005, tổng vốn huy động là 63.909 triệu đồng Vốn huy động năm

này đạt thấp là do Ngân hàng mới thành lập nên cha thu hút đợc nhiều kháchhàng.

Năm 2006, nguồn vốn huy động 104.109 triệu đồng, tăng 40.200 triệu

Trang 31

thởng, có khuyến mại; Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền sản phẩm, lãisuất, dịch vụ mới và quảng bá thơng hiệu nên số lợng khách hàng cũ ổn định,khách hàng mới ngày càng tăng thêm một cách vững chắc

Phân chia nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế bao gồm tiềngửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi dân c và tiền vay của hợp tác xã nông nghiệp - TGKKH của tổ chức kinh tế: Là loại chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, có xu hớngtăng dần về giá trị tuy nhiên tỷ trọng giảm dần qua các năm

Năm 2005, TGKKH của tổ chức kinh tế là 7.289 triệu đồng, chiếm

11,41% trong tổng vốn huy động

Năm 2006, đạt 11.217 triệu đồng, tăng 3.928 triệu đồng so với năm

2005 (tơng ứng với tỷ lệ tăng 53,89%), tuy nhiên so với 2005 tỷ trọng giảm0,63%.

Năm 2007, tăng 6.140 triệu đồng so với năm 2006 (tơng ứng với tỷ lệ

tăng 54,74%), tuy nhiên so với 2006 tỷ trọng giảm 1,03% - Tiền gửi dân c:

Năm 2005, tiền gửi dân c là 33.060 triệu đồng, chiếm 51,73% tổngvốn huy động.

Năm 2006, là 64.123 triệu đồng, tăng 31.063 triệu đồng so với 2005,

với tốc độ tăng tơng ứng là 93,96%

Năm 2007, là 125.160 triệu đồng, tăng 61.037 triệu đồng so với năm

2006, với tốc độ tăng là 95,19%.

- Tiền vay hợp tác xã nông nghiệp: Có xu hớng tăng lên

Năm 2005, tiền vay hợp tác xã nông nghiệp là 23.560 triệu đồng, chiếm

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Cũng nh mọi ngân hàng khác, chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông cũngthực hiện đúng chức năng của mình là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và

Trang 32

tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế để cung cấpvốn cho mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời choquá trình tái sản xuất

Trong bối cảnh môi trờng đầu t hết sức khó khăn nh hiện nay, chi nhánhNHNo&PTNT Hà Đông đã triển khai nhiều biện pháp, chủ động tiếp cận tìmkiếm khách hàng, nâng cao chất lợng thẩm định và kết quả là chi nhánh đã đạtđợc mức tăng trởng d nợ một cách lành mạnh, vững chắc qua 3 năm kể từ khi

thành lập Thể hiện qua bảng 2.2 dới đây:

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn năm 2005 -2007 Đơn vị: Triệu đồng

Tăng giảm 2006so với năm 2005

Tăng giảm 2007so với năm 2006

Doanh nghiệp lớn 69.940 107.509 176.023 37.569 53,72 68.514 63,73 DNNVV 62.596 101.532 172 838 38.936 62,20 71.306 70,23

a D nợ theo đơn vị:

P.tín dụng Trung tâm 51.718 85.727 92.519 34.009 65.76 6.792 7,92 PGD Yên Nghĩa 4.315 7.720 23.363 3.405 78,91 15.643 202,63 PGD Quang Trung

2.8977.27820.9054.381 151,2

3 13.627 187,24 PGD Vạn Phúc

Trang 33

Bảng số liệu 2.2 phản ánh:

- Về doanh số cho vay: Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm,

Năm 2005, doanh số cho vay là 132.536 triệu đồng Trong đó, doanh số

cho vay doanh nghiệp lớn là 69.940 triệu đồng, doanh số cho vay DNNVV là62.596 triệu đồng

Năm 2006, doanh số cho vay đạt 209.041 triệu đồng, tăng 57,72% với

số tuyệt đối là 76.505 triệu đồng so với năm 2005 Trong đó, doanh số chovay doanh nghiệp lớn là 107.509 triệu đồng, doanh số cho vay DNNVV là101.532 triệu đồng

Năm 2007, doanh số cho vay đạt 348.861 triệu đồng, tăng 66,89% với

số tuyệt đối là 139.820 triệu đồng so với năm 2006 Doanh số cho vay doanhnghiệp lớn là 176.023 triệu đồng, doanh số cho vay DNNVV là 172.838 triệuđồng

- Về doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ cũng tăng liên tục qua các năm,

điều này cho thấy công tác quản lý vốn của ngân hàng tơng đối tốt Năm 2006doanh số thu nợ tăng 70.133 triệu đồng, tơng ứng với tỷ lệ tăng là 66,22% sovới năm 2005 Năm 2007 tăng 126.416 triệu đồng, tơng ứng với tỷ lệ tăng71,81% so với năm 2006.

- Về tổng d nợ: D nợ có xu hớng tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc

độ lại giảm vào năm 2007, cụ thể là năm 2006 là 106.368 triệu đồng, tăng sovới năm 2005 là 44.725 triệu đồng với tỷ lệ tăng 77.55% Đến năm 2007 tổngd nợ đạt 152.763 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 44.395 triệu đồng, tơngứng với tỷ lệ tăng 43.62% D nợ tăng là do d nợ của phòng tín dụng Trung tâmvà các phòng giao dịch đều tăng lên Tại phòng tín dụng Trung tâm d nợ năm2006 là 85727, tăng so với năm 2005 là 34.009 triệu đồng với tỷ lệ tăng là65.76% Cả 3 phòng giao dịch đều có tốc đốc độ tăng nhanh.

+ Phòng giao dịch Yên Nghĩa năm 2005 có d nợ là 4.315 triệu đồng.Năm 2006 là 7.720 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 3.405 triệu đồng vớitốc độ tăng là 78,91% Đến năm 2007 d nợ là 23.363 triệu đồng, tăng 15.643triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 202,63%

+ Phòng giao dịch Quang Trung năm 2005 có d nợ là 2.897 triệu đồng.D nợ năm 2006 là 7.278 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 4.381 triệu đồng,tơng ứng với tỷ lệ tăng 151,23% Năm 2007 con số này là 20.905 triệu đồng,tăng 13.627 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 187,24%

+ Phòng giao dịch Vạn Phúc năm 2005 có d nợ là 2.713 triệu đồng D

Trang 34

nợ năm 2006 là 5.643 triệu đồng, tăng 2.930 triệu đồng so với năm 2005, tơngứng với tỷ lệ tăng là 108% Năm 2007 là 15.976 triệu đồng, tăng 10.333 triệuđồng, tơng ứng với tỷ lệ tăng là 183,11%.

Để có đợc điều đó là do Ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay trênnguyên tắc đảm bảo chất lợng, đa ra các hình thức cho vay đa dạng, linh hoạt.Ngoài ra Ngân hàng còn chủ động tìm kiếm khách hàng tốt, cùng phân tích dựán và tìm kiếm các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh giúp d nợ tíndụng của Ngân hàng tăng lên.

Ngoài ra, trong cơ cấu d nợ thì cả 3 năm d nợ ngắn hạn đều chiếm tỷtrọng cao hơn d nợ trung hạn và cả d nợ ngắn hạn và d nợ trung dài hạn đều cóxu hớng tăng lên, cụ thể:

+ D nợ ngắn hạn năm 2005 là 38.896 triệu đồng, d nợ trung dài hạn là22.747 triệu đồng.

+ D nợ ngắn hạn năm 2006 là 82.227 triệu đồng so với 2005 tăng43.331 triệu đồng, tốc độ tăng là 111.40% và d nợ trung dài hạn tăng 1.394triệu đồng, tốc độ tăng là 6.13%.

+ D nợ ngắn hạn năm 2007 so với 2006 tăng 29.700 triệu đồng, tốc độtăng là 36.12% và d nợ trung dài hạn tăng 16.695 triệu đồng, tốc độ tăng là69.16% Cho vay trung dài hạn đến năm 2007 có tốc độ tăng nhanh chóng,điều này là do Ngân hàng có định hớng cho vay trung dài hạn để đáp ứng nhucầu về vốn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm trangthiết bị công nghệ… nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanhcủa khách hàng.

2.1.3.3 Tình hình nợ quá hạn

Khi xem xét tình hình cho vay không thể bỏ qua tình trạng nợ quá hạncủa ngân hàng Nếu coi cho vay là mặt tích cực thì nợ quá hạn là mặt trái chota cái nhìn toàn diện về kết quả tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên, nợ quáhạn không phải là tiêu chuẩn cứng nhắc mà chỉ cần nhìn vào nó là có thể nóirằng ngân hàng này cho vay có hiệu quả hay ngân hàng kia cho vay không cóhiệu quả… Vì vậy tất cả các chỉ tiêu khi nghiên cứu phải đặt trong mối liên hệchung với hàng loạt các chỉ tiêu khác của ngân hàng.

Bảng 2.3 Nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông

Đơn vị: Triệu đồng

Trang 35

Năm 2005, nợ quá hạn của chi nhánh là 124 triệu đồng.

Năm 2006, là 298 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng d nợ là 0,28%,

Tuy nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hớng tăng lên nhng đều nằm tronghạn mức quy định (quy định là 3%) Điều đó thể hiện chất lợng cho vay củaNHNo&PTNT Hà Đông là tốt.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT HàĐông

Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánhNHNo&PTNT Hà Đông đã đạt đợc những kết quả đáng khích lệ sau:

Trang 36

Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng 2005-2007

Tổng thu nhậpTổng chi phíLợi nhuận

(Nguồn- Báo cáo kết quả kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT

Hà Đông giai đoạn 2005-2007)

Nhìn vào biểu đồ trên thấy rằng: Lợi nhuận của Chi nhánh liên tục tăngqua các năm và tăng nhanh vào năm 2007.

Năm 2005, tổng thu nhập của Ngân hàng là 9.865 triệu đồng, tổng chi phí

là 8.814 triệu đồng nên lợi nhuận của Ngân hàng đạt đợc 1.051 triệu đồng.

Năm 2006, lợi nhuận là 1.433 triệu đồng tăng 382 triệu đồng so với

năm 2005, tơng ứng với tỷ lệ tăng là 36,35% Điều này đạt đợc là do tốc độtăng của tổng thu nhập tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí Cụ thể:Tốc độ tăng của tổng thu nhập là 2.102 triệu đồng, tơng ứng với tỷ lệ tăng21,31% trong khi đó tốc độ tăng của tổng chi phí là 1.720 triệu đồng, tơngứng với tỷ lệ tăng 19,51%

Năm 2007, tốc độ tăng của tổng chi phí là 4.366 triệu đồng so với năm

2006, tơng ứng với tỷ lệ tăng 41,45%, trong khi đó tốc đọ tăng của tổng thunhập năm 2007 so với 2006 là 7.341 triệu đồng, tơng ứng với tỷ lệ tăng61,34%, sự chênh lệch này lớn nên lợi nhuận của chi nhánh đã tăng 2.975triệu đồng, tơng ứng với tỷ lệ tăng 207,61% Mức tăng này là do Ngân hàngđã thực hiện rất tốt công tác quản lý chi phí, đồng thời thực hiện tốt công táchuy động vốn, mở rộng hoạt động cho vay tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng.

2.1.5 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Đông

Đến nay phần lớn doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố HàĐông là các DNNVV Trong những năm qua, các DNNVV đã phát triển mạnhcả về số lợng và chất lợng Tính đến hết ngày 31/12/2007, trên địa bàn thành

Trang 37

phố Hà Đông có 924 DNNVV đăng kí kinh doanh với số vốn đăng kí là3.057.601 triệu đồng Trong đó, doanh nghiệp t nhân là 212 doanh nghiệp vớisố vốn là 195.919 triệu đồng; Công ty TNHH: 536 doanh nghiệp với số vốn là1.219.179 triệu đồng; Công ty cổ phần: 176 doanh nghiệp với số vốn1.329.970 triệu đồng Ngoài ra còn có 138 chi nhánh, văn phòng đại diện củacác loại hình doanh nghiệp Hàng năm số lợng doanh nghiệp thành lập mớităng bình quân hàng năm 25,75%.

DNNVV chủ yếu làm nhiệm tiết phụ kiện các công đoạn hoặc tổ chứcthu mua, gom nguyên phụ liệu và là đại lý phân phối bán hàng Sự phát triểnkhông ngừng của các DNNVV đã tạo điều kiện phát huy những thế mạnh sẵncó của địa phơng, huy động các nguồn vốn, đất đai, tài sản và trí tuệ của mọitầng lớp nhân dân vào sản xuất kinh doanh Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạnđầu t vào chiều sâu, mua sắm máy móc, thiết bị tiên tiến, áp dụng công nghệhiện đại vào sản xuất và quản lý doanh nghiệp góp phần quan trọng vào việcthúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổnđịnh cho số đông ngời lao động Kết quả hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp này ngày một hiệu quả Năm 2007, doanh thu đạt 21.700.271triệu đồng, tăng 28,2% so với năm 2006, nộp Ngân sách 184.878 triệu đồng,tăng 33,12% so với năm 2006.

2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông

Chất lợng cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sức mạnh hoạtđộng cho vay của một ngân hàng truyền thống trong quá trình cạnh tranh đểtồn tại và phát triển Chất lợng cho vay đợc hình thành cả từ khách hàng và từngân hàng Chính vì thế trớc khi vay vốn ngân hàng phải thẩm định kĩ vềkhách hàng để bảo bảo khách hàng có khả năng trả đợc nợ vay cho ngân hàngđầy đủ và đúng thời hạn Chất lợng cho vay của ngân hàng không chỉ ảnh h-ởng tới sự tồn tại của riêng ngân hàng mà còn có sự tác động dây chuyền tớitoàn bộ hệ thống ngân hàng, tới sự tăng trởng và phát triển của nền kinh tế.Sau đây ta nghiên cứu một số chỉ tiêu ảnh hởng đến chất lợng cho vay đối vớiDNNVV.

2.2.1 Tình hình cho vay, thu nợ đối với DNNVV

2.2.1.1 Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong những năm gần đây Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông đãkhông ngừng mở rộng cho vay đối với loại hình DNNVV Để thấy rõ đợc ta

Trang 38

cã thÓ ph©n tÝch b¶ng sè liÖu sau ®©y:

Ngày đăng: 28/11/2012, 15:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông  - Hiệu quả hoạt động vay vốn với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Hà đông
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông (Trang 33)
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh                                            NHNo&PTNT Hà Đông - Hiệu quả hoạt động vay vốn với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Hà đông
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông (Trang 34)
Bảng số liệu 2.2 phản ánh: - Hiệu quả hoạt động vay vốn với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Hà đông
Bảng s ố liệu 2.2 phản ánh: (Trang 37)
b .D nợ theo kì hạn - Hiệu quả hoạt động vay vốn với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Hà đông
b D nợ theo kì hạn (Trang 37)
Bảng số liệu 2.3 cho thấy: Nợ quá hạn của chi nhánh có xu hớng gia tăng và tăng nhanh trong năm 2007 - Hiệu quả hoạt động vay vốn với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Hà đông
Bảng s ố liệu 2.3 cho thấy: Nợ quá hạn của chi nhánh có xu hớng gia tăng và tăng nhanh trong năm 2007 (Trang 40)
Bảng 2.4 Tình hình cho vay đối với DNNVV - Hiệu quả hoạt động vay vốn với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Hà đông
Bảng 2.4 Tình hình cho vay đối với DNNVV (Trang 44)
Bảng 2.14 Mức sinh lời từ hoạt động cho vay DNNVV - Hiệu quả hoạt động vay vốn với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Hà đông
Bảng 2.14 Mức sinh lời từ hoạt động cho vay DNNVV (Trang 56)
Qua số liệu bảng 2.13 đã cho thấy: Mức sinh lời từ hoạt động cho vay DNNVV qua 3 năm có xu hớng tăng lên - Hiệu quả hoạt động vay vốn với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Hà đông
ua số liệu bảng 2.13 đã cho thấy: Mức sinh lời từ hoạt động cho vay DNNVV qua 3 năm có xu hớng tăng lên (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w