1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Hà Nội

68 669 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 487 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển và tăngtrưởng ổn định với những nỗ lực không ngừng trong việc hội nhập kinh tếquốc tế Đặc biệt, việc gia nhập thành công Tổ chức Thương mại Thế giới( WTO ) đã đem lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều tháchthức đối với toàn nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng

Với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phầnhàng đầu Việt Nam và có uy tín cao trên trường quốc tế, Ngân hàng Đông Áđang có những bước phát triển rất vững mạnh Chi nhánh Ngân hàng Đông ÁHà Nội là một trong những chi nhánh thuộc mạng lưới của Ngân hàng ĐôngÁ hoạt động với tư cách là một chi nhánh cấp I trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

Những năm qua, Chi nhánh luôn phấn đấu không những đạt chỉ tiêu củaNgân hàng Đông Á giao phó mà còn có những sáng tạo giúp cho các hoạtđộng kinh doanh ngày càng phát triển vững mạnh hiệu quả.

Trong các hoạt động cơ bản của Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Hà Nội,hoạt động phát hành và thanh toán qua thẻ đang ngày càng phát triển, trởthành một trong những hoạt động đem lại nguồn thu ổn định và tạo nênthương hiệu cho ngân hàng Tuy vậy, đây cũng là một hoạt động rất mới đốivới hệ thống thanh toán của nước ta Để góp phần phát triển hoạt động kinhdoanh thẻ ở Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Hà Nội, tôi đã tìm hiểu và nghiên

cứu chuyên đề : “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Hà Nội”

Trang 2

Sinh viên

Đàm Tiến Thành

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ngân hàng Đông Á : NHĐAHà Nội : HNThư tín dụng : L/CCông nghệ thông tin : CNTTMáy rút tiền tự động : ATMNgân hàng nhà nước : NHNNNgân hàng thương mại : NHTMVietnamBankCard : VNBC

Trang 4

Bảng 7 : Doanh số thẻ và tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHĐAHN

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

(Giai đoạn 2005 – 2007)Sơ đồ 1 : Quy trình thanh toán thẻ ngân hàng

Sơ đồ 2 : Sơ đồ tổ chức Chi nhánh NHĐAHN

Biểu đồ 1 : Số lượng thẻ phát hành của Chi nhánh NHĐAHNBiểu đồ 2 : Số lượng máy ATM và POS của Chi nhánh NHĐAHNBiểu đồ 3 : Doanh số thanh toán qua thẻ của Chi nhánh NHĐAHN

Trang 5

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁNKHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN QUA THẺ

CỦA NHTM

1 KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NHTM

1.1 Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.1 Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt

Quá trình trao đổi sản phẩm là một trong bốn giai đoạn của quá trình sảnxuất trong nền kinh tế Cùng với sự phát triển của các nền kinh tế, việc traođổi hàng hóa cũng có bước tiến từ trao đổi hàng – hàng sang trao đổi tiền –hàng Trong quá trình đó, sự lưu thông tiền tệ luôn gắn liền với lưu thônghàng hóa.

Khi nền kinh tế ở trình độ thấp, thanh toán các giao dịch kinh doanhthường sử dụng hàng hoặc tiền Sau đó, khi kinh tế phát triển ở trình độ caohơn, khối lượng sản phẩm tạo ra tăng lên rõ rệt, cung đã vượt cầu nội địa, việctrao đổi hàng hóa được mở rộng ra phạm vi các nước xung quanh và phạm viquốc tế Lúc này, tiền mặt đã xuất hiện một số điểm hạn chế như tốn kém chiphí cho việc in ấn, vận chuyển lưu thông, bảo quản, kiểm tra kiểm soát…vàcũng không đáp ứng được nhu cầu thanh toán cho các giao dịch giữa các chủthể xa nhau về khoảng cách địa lý, không đủ an toàn cho việc thanh toán đó

Và như vậy, cùng với sự giao lưu kinh tế trên thế giới, nhu cầu về mộthình thức mới cho việc thanh toán trong các giao dịch kinh tế trong nội địacũng như trên quốc tế ngày càng cần thiết hơn Thanh toán không dùng tiềnmặt dựa trên nhu cầu đó đã ra đời.

Thanh toán không dùng tiền mặt là sự lưu thông của tiền tệ với chứcnăng là phương tiện thanh toán trong các quan hệ kinh tế bằng cách chuyểntiền từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc bù trừ lẫn nhau với vai trò

Trang 6

trung gian của ngân hàng Do đó, thanh toán không dùng tiền mặt là kết quảtất yếu của quá trình phát triển kinh tế.

1.1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt

Với những ưu thế của mình, thanh toán không dùng tiền mặt có một sốvai trò đối với nền kinh tế như sau :

Đẩy nhanh quá trình trao đổi hàng hóa, góp phần tăng nhanh tốc độ vậnđộng của nền kinh tế thông qua các nhân tố như vật tư, hàng hóa, vốn…

Giảm khối lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, tiết kiệm chi phíphục vụ lưu thông tiền tệ cho NHNN, các NHTM cũng như toàn xã hội Từđó, có thể sử dụng để đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật chothanh toán không dùng tiền mặt.

Ngăn chặn và giảm thiểu các tệ nạn trong hoạt động của ngành ngânhàng nói riêng, nền kinh tế nói chung như tham nhũng, hối lộ, các hành vi viphạm pháp luật như rửa tiền, lưu thông tiền giả…

Tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể thu hút các nguồn vốn nhàn rỗiđể mở rộng hoạt động tín dụng và phát triển các dịch vụ của ngân hàng.

Tạo điều kiện để các ngân hàng chủ động xây dựng và điều hành mộtcách linh hoạt các chính sách tiền tệ, tài chính thông qua các tài khoản củakhách hàng gửi tại ngân hàng.

Tạo tính minh bạch cho nền kinh tế, tránh những hoạt động kinh tếngầm.

1.2 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

1.2.1 Séc ( Cheque)

Séc là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủtài khoản, ra lệnh cho ngân hàng phát hành séc trích từ tài khoản của mình đểtrả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định ghi trên séc Luật pháp của đa

Trang 7

số các quốc gia cho phép séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếpbằng thủ tục ký hậu trong thời hạn hiệu lực của séc.

Hiện nay, Séc được điều chỉnh bằng Luật hối phiếu thống nhất ULC1931, các quốc gia trên thế giới xây dựng luật về Séc dựa trên ULC 1931.

Một số cách phân loại Séc như sau :- Theo cách xác định người thụ hưởng:

Séc đích danh : ghi rõ tên người hưởng lợi và không chuyển nhượng đượcSéc vô danh : không ghi tên người hưởng lợi, người hưởng lợi là ngườicầm Séc

Séc theo lệnh : ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi ghi trên tờ Séc, cóthể chuyển nhượng bằng cách kí hậu

- Theo các yêu cầu đảm bảo :

Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trảtiền mặt hoặc chuyển khoản.

Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, khôngghi tên ngân hàng thu hộ tiền, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thứcghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.

Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạchhai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc chinhánh ngân hàng Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánhngân hàng ghi trên đó Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tênngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàngthanh toán từ chối thanh toán.

Séc gạch chéo có thể chuyển thành Séc gạch chéo đặc biệt nhưng khôngcó chiều ngược lại.

- Theo mức độ đảm bảo nhận được tiền của người thụ hưởng

Trang 8

Séc chuyển khoản : séc sẽ được ngân hàng thanh toán ngay bằng cáchchuyển khoản tiền từ tài khoản người ký phát sang tài khoản của người thụhưởng mà không được chuyển nhượng hay rút tiền mặt.

Séc bảo chi : là Séc được ngân hàng xác nhận để trả tiền, đảm bảo khảnăng chi trả của Séc và chống phát hành séc khống Trong trường hợp này,ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc.

1.2.2 Ủy nhiệm thu, chi

* Ủy nhiệm chi (lệnh chi): là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lậplệnh thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng yêu cầutrích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình, trả cho người thụ hưởng

Ủy nhiệm chi thường được những người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụngđể thanh toán cho người cung cấp Phạm vi áp dụng của ủy nhiệm chi có thểlà 2 tài khoản trong cùng ngân hàng hoặc hai ngân hàng khác nhau, hoặc cũngcó thể thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.

* Ủy nhiệm thu (nhờ thu) là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởnglập lệnh nhờ thu gửi cho ngân hàng ủy thác để nhờ thu hộ mình một số tiềnnhất định ghi trên lệnh nhờ thu Hiện nay, nhờ thu được sử dụng nhiều trongxuất nhập khẩu hàng hóa với 2 hình thức :

Nhờ thu phiếu trơn : là phương thức thanh toán trong đó, bộ chứng từthanh toán gửi nhờ thu chỉ là bộ chứng từ tài chính còn bộ chứng từ thươngmại được gửi trực tiếp giữa hai bên giao dịch, không thông qua ngân hàng

Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó chứng từgửi đi nhờ thu bao gồm cả chứng từ thương mại và chứng từ tài chính, ngânhàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu khi họ chấp nhận thanhtoán hoặc thanh toán ngay.

Trang 9

1.2.3 Ngân phiếu

Là một loại chứng từ có giá trị do NHNN phát hành, trên đó có ghi mệnhgiá và thời hạn của ngân phiếu Ngân phiếu không ghi tên người sở hữu vìvậy có thể chuyển nhượng dễ dàng.

1.2.4 Thư tín dụng ( L/C)

Đây là phương thức thanh toán sử dụng phổ biến và an toàn trong thanhtoán giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa Với phương thức này, người nhậpkhẩu sẽ thỏa thuận với một ngân hàng đứng ra phát hành thư tín dụng, camkết trả 1 khoản tiền nhất định hoặc kí chấp nhận trả tiền hối phiếu cho nhàxuất khẩu với điều kiện người xuất khẩu thực hiện đúng và đầy đủ những quyđịnh ghi trên thư tín dụng Hiện nay, thanh toán thư tín dụng được điều chỉnhbởi “ Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” do Phòng thươngmại quốc tế ban hành Phiên bản mới nhất là UCP 600.

Các loại thư tín dụng được sử dụng :- Theo tính chất của thư tín dụng:

Thư tín dụng không thể hủy ngang không xác nhận ( irrevocable L/C ) :L/C này chỉ đòi hỏi sự cam kết thanh toán từ phía ngân hàng phát hành, cònngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toán nào Ngânhàng thông báo chỉ đóng vai trò là đại diện cho ngân hàng phát hành để thôngbáo L/C đến người xuất khẩu.

Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận ( confirmed L/C ) : L/C nàyvừa có sự cam kết thanh toán từ ngân hàng phát hành, vừa có sự xác nhận củamột ngân hàng khác để đảm bảo thanh toán dù ngân hàng phát hành có thanhtoán hay không Sự xác nhận này là đảm bảo thanh toán độc lập với cam kếtcủa ngân hàng phát hành.

Trang 10

Thư tín dụng có thể hủy ngang (revocable L/C): trước đây được sửdụng nhưng UCP 600 đã hủy bỏ loại L/C này Hiện nay chỉ sử dụng thư tíndụng không hủy ngang.

Thư tín dụng dự phòng ( Stand – by L/C )Thư tín dụng giáp lưng ( back to back L/C )Thư tín dụng tuần hoàn ( revolving L/C ) - Theo thời gian thanh toán

Thư tín dụng trả ngay ( At sign L/C )Thư tín dụng trả chậm ( Usance L/C )Thư tín dụng trả chậm ( Deffered L/C )1.2.5 Thẻ thanh toán

Đây là một phương thức thanh toán trong đó, ngân hàng sẽ phát hành thẻcho một cá nhân bất kỳ có tài khoản tại ngân hàng Chủ thẻ có thể sử dụng thẻđể rút tiền hay thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ để mua hàng Tiền rúthay thanh toán có thể là tiền mà khách hàng gửi tại ngân hàng hoặc tiền ngânhàng cho vay như một hình thức tín dụng tiêu dùng.

2 TỔNG QUAN VỀ THẺ VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUA THẺ CỦANHTM

2.1 Cơ sở hình thành và quá trình phát triển

Thẻ thanh toán được ra đời từ đầu những năm 1940 do nhu cầu cấp thiếtcủa giao dịch kinh tế Hình thức sơ khai là charge – it do John Biggins sánglập năm 1946, cho phép khách hàng trả tiền cho các giao dịch tại địa phương.Sau đó các cơ sở chấp nhận thẻ sẽ liên hệ với nhà băng để được thanh toán từtiền của khách hàng do nhà băng thu.

Đến năm 1951, ngân hàng Franklin National Bank tại New York đã pháttriển thêm một bước bằng việc thẩm định và cấp tín dụng cho khách hàng có

Trang 11

nhu cầu thanh toán qua thẻ cho các cơ sở chấp nhận thẻ Ngân hàng sẽ chiếtkhấu khi thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ để bù đắp chi phí cho vay.

Năm 1959, có hình thức tín dụng tuần hoàn Chủ thẻ duy trì dư có trêntài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu hoàn thành trách nhiệm thanhtoán hàng tháng, số tiền thanh toán hàng tháng sẽ cộng thêm một khoản phívay.

Một bước ngoặt trong quá trình phát triển của thẻ thanh toán là Bank ofAmerica giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên BankAmeriCard năm 1960 Chođến nay đây là một trong 2 tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất sau khi chuyển thànhhệ thống thẻ quốc tế VISA.

Tổ chức thẻ quốc tế lớn thứ hai được ra đời năm 1967 với việc 4 ngânhàng tại California liên kết hình thành Western States Bank Card Association( WSBA) với thẻ Mastercharge WSBA cho phép một số ngân hàng kháctham gia vào hệ thống thẻ của mình và phát triển trở thành đối thủ cạnh tranhcủa VISA với tên gọi MasterCard.

Hiện nay hệ thống tín dụng thẻ bao gồm : các tổ chức thẻ quốc tế, các tổchức tài chính ngân hàng, các công ty cung ứng thiết bị công nghệ và giảipháp kĩ thuật, khách hàng bao gồm chủ thẻ và các cơ sở chấp nhận thẻ.

Tại Việt Nam, thẻ thanh toán được triển khai đầu tiên từ Ngân hàngNgoại thương Việt Nam Vietcombank từ đầu những năm 1990 Đến nay trêntoàn hệ thống NHTM Việt Nam đã có 8 ngân hàng phát hành thẻ thanh toánquốc tế và 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán nội địa Có 4 hệ thống thẻnội địa lớn là :

Trang 12

Hệ thống thẻ của ngân hàng ANZ

2.2 Khái niệm, vai trò của thẻ thanh toán

2.2.1 Khái niệm thẻ thanh toán

Có rất nhiều khái niệm được đưa ra khi định nghĩa về thẻ thanh toán,trong số đó, đây là khái niệm được đưa ra tại Quyết định 22- QĐ/NH1 ngày21/02/1994 của NHNN Việt Nam quy định về thẻ thanh toán :

Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngânhàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hóa và dịchvụ, các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanhtoán và các máy rút tiền tự động ATM ( Authomatic Teller Machine).

2.2.2 Vai trò của thẻ thanh toán

* Đối với chủ thẻ :

Nhanh chóng, thuận tiện và an toàn

Hiện nay với việc phát triển nhanh của nền kinh tế, mức sống của ngườidân cũng được nâng cao hơn, do đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ củangười dân tăng lên Với nhu cầu lớn đó, việc mang tiền mặt theo người dẫnđến nhiều sự bất tiện và không an toàn : nhầm lẫn, bỏ quên hay bị trộm cắpcướp giật Bên cạnh đó, khi thanh toán bằng tiền mặt, khách hàng và cả đơnvị cung cấp hàng hóa dịch vụ đều mất nhiều thời gian cho việc kiểm đếm tiền.Việc sử dụng thẻ thanh toán có thể khắc phục được những bất tiện đó Ngườisử dụng có thể rút tiền hay thanh toán hàng hóa dịch vụ ở bất cứ nơi nào màkhông cần phải mang theo tiền mặt

Việc thanh toán cũng diễn ra nhanh chóng do có sự phối hợp hệ thốnggiữa các bên tham gia : ngân hàng phát hành, chủ thẻ và các cơ sở chấp nhậnthẻ Khi thanh toán hàng hóa dịch vụ được cung cấp, khách chỉ mất một vàiphút để nhân viên có thể thực hiện các thao tác nghiệp vụ trong quy trìnhthanh toán theo hệ thống mạng được kết nối trực tiếp giữa ngân hàng và cơ sở

Trang 13

chấp nhận thẻ Vì vậy, việc thanh toán sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng vàthuận tiện Hệ thống liên minh thẻ giữa các ngân hàng và hệ thống thẻ của cáctổ chức thẻ quốc tế cũng giúp khách hàng sử dụng thẻ tại bất kì nơi nào, dùkhách hàng có quốc tịch nào, mở thẻ tại bất kì ngân hàng trong hệ thống Cáchệ thống này ngày càng được mở rộng và hoàn thiện hơn để phục vụ kháchhàng tốt hơn.

Hơn nữa, việc sử dụng thẻ thanh toán đem lại một sự an toàn cho kháchhàng Tài khoản của khách hàng được bảo vệ nhờ vào mã số cá nhân, thôngtin về chủ thẻ Với hệ thống thanh toán bằng thẻ của các ngân hàng, chủ thểcó được sự đảm bảo nhất định trước những rủi ro có thể xảy ra như mất thẻ, bịlợi dụng thẻ … Trong những trường hợp này, chủ thẻ thông báo ngay chongân hàng phát hành và phong tỏa tài khoản của mình, chủ thể có thể hoàntoàn yên tâm không bị mất tiền trong tài khoản Trong quá trình sử dụng, chủthể cũng có thể dễ dàng thay đổi mật mã cá nhân để đảm bảo tính bảo mật củathẻ thanh toán Điều này nói lên tính an toàn hơn hẳn của việc thanh toánbằng thẻ.

Tiết kiệm và hiệu quả

Thanh toán bằng thẻ có thể giúp khách hàng kiểm soát được chi tiêu vàđặt ra những hạn mức cho riêng mình thông qua việc quản lý tài khoản tạingân hàng Với số tiền nhất định trong tài khoản, khách hàng có thể hạn chếchi tiêu, thực hiện tiết kiệm Thông qua các bản sao kê giao dịch, khách hàngcó thể quản lý chi tiêu của mình mà không cần phải nhớ hay ghi chép lại nhưviệc sử dụng tiền mặt hay séc Bên cạnh đó, khách hàng cũng có sự hiệu quảdo có thể được ngân hàng cấp tín dụng cho việc thanh toán của mình Từ đókhách hàng sẽ có những kế hoạch chi tiêu hợp lý và việc quản lý tài chính củakhách hàng cũng sẽ hiệu quả hơn.

Văn minh và hiện đại

Trang 14

Đây là một hình thức thanh toán rất văn minh và hiện đại được áp dụngtại nhiều quốc gia trên thế giới Hiện nay đã có hàng triệu người trên thế giớisử dụng các dịch vụ thanh toán qua thẻ.

Với chỉ một chiếc thẻ, khách hàng có thể sử dụng nhiều tiện ích khôngdừng lại ở việc rút tiền và thanh toán hàng hóa Hiện nay, khách hàng có thểgửi tiền thông qua máy mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng, có thểnhận lương và thù lao qua thẻ một cách nhanh chóng Khách hàng có thểdùng thẻ để thanh toán các dịch vụ điện thoại, kết nối Internet…Đặc biệt, thẻthanh toán thể hiện ưu điểm qua việc phục vụ tốt nhu cầu công tác và du lịchquốc tế cho nhiều người sử dụng Từ những tiện ích này, kinh tế và xã hội sẽngày càng phát triển một cách văn minh hơn, hiện đại hơn.

* Đối với cơ sở chấp nhận thẻ

Tăng doanh số bán và thu hút khách hàng

Vì những tiện lợi trong khâu thanh toán và đảm bảo an toàn của thẻ,khách hàng sẽ hài lòng hơn với những dịch vụ mà các cơ sở chấp nhận thẻ tạora Từ đó sẽ tăng cao khả năng thu hút khách hàng sử dụng hàng hóa dịch vụcủa mình, tạo nên sức cạnh tranh trên thị trường và tăng doanh số bán cho cácđơn vị cung cấp Một đặc điểm của thẻ là người sử dụng thường là người cóthu nhập khá và ổn định do đó nhu cầu tiêu dùng của họ cũng cao và ổn địnhgiúp tăng doanh số bán và doanh thu của các đơn vị cung cấp.

Việc áp dụng thực hiện thanh toán thẻ cũng giúp các cơ sở chấp nhận nângcao tính chuyên nghiệp và nâng cao uy tín của mình Đây là một hình thức vănminh hiện đại và nhanh chóng, phù hợp với những xu hướng trong phát triểncủa xã hội Hơn nữa, việc áp dụng này được sự hỗ trợ rất lớn từ ngân hàngbằng việc cung cấp thiết bị và hệ thống mạng thanh toán cũng như việc đào tạonhân viên, đem lại sự tiện lợi cho các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ.

Đảm bảo chi trả, tăng quay vòng vốn và hiệu quả kinh tế

Trang 15

Khi thanh toán tiền hàng, các cơ sở chấp nhận có được sự đảm bảo thanhtoán từ ngân hàng thanh toán Với những dữ liệu về các giao dịch trong hệthống của mình, việc thanh toán giữa ngân hàng và cơ sở diễn ra rất nhanh vàan toàn, đảm bảo việc thu hồi vốn và quay vòng nhanh của vốn Hơn nữa, cáccơ sở chấp nhận sẽ được nhận lãi từ những khoản thanh toán nếu gửi vàongân hàng, đem đến thêm hiệu quả về kinh tế.

Tiết kiệm và đảm bảo an toàn

Tiết kiệm trong thanh toán thẻ đối với các cơ sở chấp nhận thẻ thể hiện ởviệc tiết kiệm chi phí và thời gian Thanh toán thẻ sẽ bỏ được thời gian kiểmđếm và kiểm soát tiền mặt, tránh tiền giả và giảm bớt khâu lưu trữ bảo quảntiền, từ đó vừa tiết kiệm thời gian, nguồn nhân lực và các thiết bị bảo quảntiền hàng Chính điều này đem lại hiệu quả cao và rất an toàn cho các cơ sởchấp nhận thẻ Hơn nữa, việc thanh toán thẻ có thể tránh được những gian lậncủa nhân viên tại các đơn vị cung cấp, giúp kiểm soát tốt hơn hoạt động củađơn vị.

* Đối với ngân hàng

Thu hút khách hàng và tăng doanh thu và lợi nhuận

Ngoài những khách hàng sử dụng dịch vụ truyền thống của ngân hàng,các ngân hàng có thể thu hút thêm một lượng khách hàng đáng kể sử dụng cáctiện ích của thẻ thanhh toán Ngân hàng sẽ mở rộng được thị phần và thu hútthêm nhiều khách hàng có thu nhập khá và ổn định.

Mặc dù đây là một hình thức dịch vụ tiện ích không nhằm mục đích lợinhuận nhưng lại đóng góp đáng kể vào hiệu quả của cả ngân hàng vì đâychính là một kênh huy động vốn nhanh và ổn định Mỗi một thẻ hoạt độngđều có một số dư nhất định với lãi suất thấp, thường là lãi suất không kì hạn,làm giảm chi phí cho việc huy động vốn mà vẫn đem lại một khoản vốn đáng

Trang 16

kể Từ đó ngân hàng có thêm nhiều vốn cho các hoạt động tín dụng của mình.Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng tiêu dùng cho khách hàng sẽ giúp ngân hàngđược lãi.

Đa dạng hóa dịch vụ và hiện đại hóa công nghệ

Thanh toán thẻ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngânhàng Bên cạnh huy động vốn và hoạt động tín dụng, thẻ thanh toán với nhiềutiện ích ở nhiều lĩnh vực trong đời sống giúp ngân hàng hiện diện ở nhiềumặt, giúp khách hàng biết đến ngân hàng và giúp hạn chế những rủi ro có thểxảy ra đối với ngân hàng.

Thực hiện thanh toán thẻ đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng cải tiếncông nghệ và thiết bị, đây chính là một động lực để nâng cao trình độ hiện đạicủa cả hệ thống ngân hàng.

Tăng uy tín và độ tin cậy của khách hàng

Thẻ là dịch vụ mới và hiện đại, góp phần xây dựng nên văn minh trongthanh toán và giao dịch Thẻ thể hiện trình độ kỹ thuật công nghệ nghiệp vụvà tính chuyên nghiệp của ngân hàng, đây là những tiêu chí để khách hàng cóthể đánh giá độ tin cậy và uy tín của khách hàng Do đó, phát triển nghiệp vụthanh toán thẻ sẽ giúp nâng cao uy tín cho ngân hàng, tạo sự tin cậy và thu hútkhách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

* Đối với nền kinh tế :

Nâng cao vai trò của hệ thống ngân hàng, giảm lượng tiền mặt lưuthông trên thị trường

Hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò cao hơn trong nền kinh tế.Với việc các giao dịch kinh tế sử dụng thanh toán thẻ thông qua ngân hàng sẽgóp phần nâng cao hơn nữa vai trò của hệ thống các ngân hàng trong mộtquốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới.

Trang 17

Thực hiện thanh toán thẻ sẽ giúp giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thịtrường, giúp giảm các chi phí trong in ấn, phát hành, kiểm đếm và bảo quảntiền mặt Hơn nữa, giảm tiền mặt cũng giúp giảm hiện tượng tiền giả lưuthông trên thị trường, gây ảnh hưởng đến các ngân hàng và người dân.

Tăng khối lượng chu chuyển và thanh toán

Thực hiện thanh toán thẻ một cách tiện lợi và nhanh chóng làm tănglượng giao dịch hàng hóa và dịch vụ trên thị trường cũng như rút ngắn thờigian của các giao dịch này Với số lượng giao dịch nhiều trong thời gian ngắnthì khối lượng chu chuyển sẽ được tăng lên Khối lượng chu chuyển tiền tệtăng sẽ giúp cho các yếu tố khác của nền kinh tế như vốn lưu động, nguyênnhiên liệu vật tư, hàng hóa… lưu chuyển nhanh, từ đó với tốc độ vận độngnhanh nền kinh tế sẽ phát triển theo.

Tạo môi trường thương mại văn minh trên thị trường, cho xã hội

Với sự hiện đại của thẻ thanh toán, xã hội sẽ phát triển hơn Thẻ thanhtoán sẽ làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của nhân dân, đẩy mạnhcác hoạt động giao dịch kinh tế, thanh toán thẻ sẽ giúp hình thành nên mộtmôi trường thương mại văn minh hơn cũng như xã hội sẽ ngày càng vănminh hơn.

2.3 Phân loại thẻ thanh toán

2.3.1 Phân loại theo đặc tính kĩ thuật

Thẻ từ ( thẻ băng từ - Magnetic stripe) : được sản xuất với kĩ thuật từtính với hai dải băng từ thông tin phía mặt sau thẻ Thẻ chứa những thông tincố định và không mã hóa được nên vấn đề bảo mật thông tin còn nhiều hạnchế và thẻ dễ bị lợi dụng để thực hiện những hành vi sai trái như rút tiền, ăncắp từ tài khoản của khách hàng

Trang 18

Thẻ thông minh ( Smart Card) : thẻ được ứng dụng kĩ thuật vi xử lý tinhọc và có được gắn chip điện tử, thẻ có cấu trúc như một máy vi tính.

Trước đây còn có loại thẻ khắc chữ nổi ( Embrossing card) được sảnxuất theo công nghệ khắc chữ nổi nhưng hiện nay không còn được sử dụng vìkĩ thuật đơn giản, dễ bị làm giả.

2.3.2 Phân loại theo hạn mức tín dụng :

Thẻ vàng ( Gold card ) : thẻ được phát hành cho những khách hàng cóuy tín hoặc có khả năng tài chính cao, những thẻ này thường được áp dụngnhững mức hạn mức cao từ phía ngân hàng.

Thẻ thường ( Standard Card ) : thẻ dành cho những khách hàng bìnhthường.

2.3.3 Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ :

Thẻ ghi nợ ( Debit card ): loại thẻ này hoạt động dựa trên số dư tàikhoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng nên gắn liền với tài khoản tiềngửi và không áp dụng các hạn mức tín dụng Khi thanh toán hàng hóa haydịch vụ, giá trị giao dịch sẽ bị khấu trừ ngay vào tài khoản của khách hàng,chuyển thẳng vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ Thẻ ghi nợ có thể dùngđể rút tiền mặt.

Thẻ tín dụng ( Credit card ) : là loại thẻ mà ngân hàng sẽ cấp một hạnmức tín dụng nhất định cho chủ thẻ để thanh toán các giao dịch tại các cơ sởchấp nhận thẻ Sau đó khách hàng sẽ phải thanh toán khoản tín dụng này theonhững kỳ hạn nhất định Thẻ duy trì nếu khách hàng hoàn thành đúng nghĩavụ thanh toán cho ngân hàng Khoản tín dụng này không phải trả lãi cho ngânhàng phát hành thẻ.

Thẻ rút tiền mặt ( Cash card ) : dùng để rút tiền mặt từ máy ATM hoặctừ ngân hàng Thẻ được phát hành khi chủ thẻ ký quỹ tiền gửi hoặc khi được

Trang 19

ngân hàng cấp tín dụng thấu chi Có hai loại thẻ rút tiền hiện nay là rút từngân hàng phát hành hoặc là rút được từ các ngân hàng trong hệ thống.

2.3.4 Phân loại theo phạm vi sử dụng

Thẻ thanh toán nội địa : hoạt động trong lãnh thổ của một quốc gia vàsử dụng đồng tiền của quốc gia đó.

Thẻ thanh toán quốc tế : hoạt động trên phạm vi toàn thế giới, nhữngquốc gia tham gia vào hệ thống thẻ quốc tế Đồng tiền sử dụng thường là cácloại ngoại tệ mạnh như USD, Bảng Anh, Euro…

2.3.5 Phân loại theo chủ thể phát hành

Thẻ do ngân hàng phát hành : ngân hàng phát hành dựa trên tài khoảntiền gửi của khách hàng hoặc trên cơ sở hạn mức tín dụng cấp cho kháchhàng.

Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành : thẻ du lịch, thẻ của các tổchức, tập đoàn lớn…

2.4 Các chủ thể tham gia hoạt động và một số thuật ngữ liên quan

2.4.1 Các chủ thể tham gia :

 Chủ thẻ ( Cardholder): là người đứng tên trên thẻ được ngân hàngphát hành Đây cũng là chủ tài khoản có liên quan đến hoạt động của thẻ Khisử dụng thẻ để thanh toán, chủ thẻ xuất trình cho các cơ sở chấp nhận thẻ đểthực hiện giao dịch thanh toán Chủ thẻ có một mã số cá nhân để sử dụng thẻ.

 Ngân hàng phát hành ( Issuer) : là ngân hàng cung cấp dịch vụ và thẻcho khách hàng Ngân hàng cũng chịu trách nhiệm trong việc xử lý các giaodịch và quản lý hoạt động của thẻ và thực hiện việc thanh toán đối với chủ thẻcho các giao dịch phát sinh

 Ngân hàng đại lý ( Ngân hàng thanh toán – Acquirer) : là ngân hàngđứng ra thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ những giao dịch từ phíakhách hàng của ngân hàng với các cơ sở này Khi thực hiện thanh toán, các cơ

Trang 20

sở chấp nhận thẻ xuất trình biên lai chứng từ về việc cung cấp hàng hóa dịchvụ cho khách hàng Đây có thể chính là ngân hàng phát hành.

 Cơ sở chấp nhận thẻ ( Merchant) : là các đơn vị cung cấp hàng hóadịch vụ có hợp đồng kí kết với ngân hàng về việc chấp nhận thanh toán bằngthẻ Các cơ sở này được ngân hàng cung cấp trang thiết bị máy móc để có thểthực hiện việc thanh toán bằng thẻ.

2.4.2 Các thuật ngữ liên quan

Mã số cá nhân ( PIN – Personal Identificate Number) : Đây là một dãykí tự do chủ thẻ quản lý và chỉ có chủ thẻ mới được biết Mã số được sử dụngđể thực hiện các giao dịch rút tiền mặt từ các máy ATM Mã số này cần đượctuyệt đối giữ bí mật vì có thể bị lợi dụng thẻ.

Hạn mức tín dụng (Credit limit) : là một số tiền nhất định ngân hàngquy định cấp tín dụng cho chủ thẻ tùy từng loại thẻ và từng đối tượng kháchhàng.

Thời hạn hiệu lực : là thời gian chủ thẻ có thể sử dụng các hoạt độngrút tiền và thanh toán bằng thẻ, khi hết thời hạn này, chủ thẻ cần đến ngânhàng để gia hạn thẻ.

2.5 Quy trình thanh toán qua thẻ

1 Khách hàng gửi đề nghị phát hành thẻ thanh toán tới ngân hàng pháthành thẻ Sau khi kiểm tra thủ tục và các điều kiện cần thiết, nếu đủ điều kiện

Chủ sở hữu thẻ

Ngân hàng phát hành thẻ

Cơ sở chấp nhận thẻ

NH đại lý thanh toán thẻ2

1

Trang 21

ngân hàng sẽ phát hành thẻ tới khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụngthẻ Các thông tin hoàn toàn được bảo mật.

2 Khi có giao dịch cần thanh toán, chủ thẻ sẽ giao thẻ cho cơ sở chấpnhận thẻ để kiểm tra và thực hiện thanh toán.

3 Cơ sở chấp nhận thẻ giao biên lai cho khách hàng và trả thẻ thanhtoán.

4 Cơ sở chấp nhận thẻ lập bảng kê các biên lai thanh toán và gửi đếnngân hàng đại lý thanh toán thẻ để yêu cầu thanh toán.

5 Sau khi kiểm tra bản kê và các biên lai thanh toán, ngân hàng đại lýthanh toán thẻ thực hiện việc thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ.

6 Ngân hàng đại lý thanh toán tiến hành thanh toán với ngân hàng pháthành thẻ thông qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

Đây chỉ là quy trình thanh toán bằng thẻ, ngoài ra khách hàng còn có thểsử dụng nhiều tiện ích khác của thẻ thanh toán như rút tiền, chuyển khoản…

3 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ THANH TOÁN

3.1 Nghiên cứu thị trường và các hoạt động Marketing

3.1.1 Tìm hiểu và tiếp xúc các cơ sở cung cấp hàng hóa dịch vụ, đàmphán kí kết hợp đồng làm cơ sở chấp nhận thẻ

Đây chính là một hoạt động quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới vàhệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng Các cơ sở chấp nhận thẻ càng nhiều,trên quy mô rộng sẽ giúp cho thẻ của ngân hàng được sử dụng rộng rãi hơn vàtiện lợi hơn Để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của mình, các ngânhàng cần thường xuyên nghiên cứu thị trường các nhà cung cấp hàng hóa dịchvụ, tiến hàng các hoạt động đàm phán để kí hợp động làm các cơ sở chấpnhận thẻ Mạng lưới và số lượng cơ sở chấp nhận thẻ càng rộng và nhiều, dịchvụ thẻ của ngân hàng càng phát triển và được khách hàng biết đến.

Trang 22

3.1.2 Cung cấp dịch vụ và duy trì mối quan hệ vớicác cơ sở chấp nhận thẻ

Sau khi kí hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, ngân hàngcần trang bị cho nhà cung cấp đó những trang thiết bị cần thiết và kết nối vàomạng lưới thanh toán của ngân hàng Ngân hàng cũng cần tổ chức các lớp đàotạo và tập huấn nghiệp vụ cho các nhân viên tại các cơ sở chấp nhận thẻ.

Để duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng và cơ sở chấp nhận thẻ, ngânhàng cần thường xuyên cung cấp thêm các tiện lợi cũng như các khoản chiếtkhấu hợp lý, các chương trình xúc tiến làm tăng mối quan hệ này.

3.1.3 Tiến hành các hoạt động thu hút khách hàng, quảng cáo dịch vụthẻ của ngân hàng để nâng cao số lượng khách hàng

Số lượng khách hàng và thẻ phát hành thể hiện quy mô sức mạnh của hệthống thẻ của ngân hàng Thẻ là một dịch vụ mới và có nhiều ngân hàng thựchiện hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, vì vậy ngân hàng tổ chức các hoạtđộng, sự kiện nhằm đưa thương hiệu thẻ của mình tới khách hàng, góp phầnthay đổi thói quen và nhận thức của người tiêu dùng Các hoạt động quảng bá,xúc tiến, nâng cao thương hiệu có thể được thực hiện rộng rãi, thường xuyêntrên các phương tiện thông tin và nhiều hình thức khác

3.1.4 Mở rộng các dịch vụ và tiện ích cho khách hàng, duy trì mốiquan hệ tốt với khách hàng

Không ngừng gia tăng các tiện ích cho việc thanh toán bằng thẻ góp phầnmở rộng các dịch vụ liên quan Đây là hoạt động góp phần phát triển dịch vụthanh toán thẻ, tăng thêm niềm tin cho khách hàng Bên cạnh đó, ngân hàngthực hiện, tổ chức các chương trình hoạt động nhằm duy trì mối quan hệ vớikhách hàng Tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm mục đíchgiữ vững và tăng thị phần khách hàng.

Trang 23

3.2 Phát hành và thực hiện thanh toán thẻ

3.2.1 Phát hành thẻ, mở rộng hệ thống máy ATM vàcơ sở chấp nhận thẻ

Sau khi khách hàng đăng kí mở thẻ và sử dụng các tiện ích của ngânhàng, ngân hàng cần tăng số lượng các máy ATM cũng như các cơ sở chấpnhận thẻ để hệ thống thanh toán của ngân hàng được thực hiện trên phạmvi rộng hơn với quy mô lớn hơn.Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng thựchiện việc kết nối và liên minh với các ngân hàng khác để nâng cao hiệu quảcủa hệ thống.

3.2.2 Thanh toán với các cơ sở chấp nhận thẻ

Hoạt động thanh toán được thực hiện thường xuyên theo định kì với cáccơ sở chấp nhận thẻ Đây là một khâu quan trọng trong chuỗi quy trìnhnghiepej vụ thanh toán thẻ

3.2.3 Cấp tín dụng và thanh toán với chủ thẻ.

Nếu khách hàng sử dụng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thì ngân hàngtiến hành thanh toán trừ vào tài khoản của khách hàng tại ngân hàng đối vớinhững giao dịch được thanh toán bằng thẻ hoặc các giao dịch rút tiền qua máyATM Nếu khách hàng có nhu cầu về tài chính thì ngân hàng cấp các khoảntín dụng tiêu dùng với mức lãi suất nhất định tùy thuộc vào tình hình và khảnăng tài chính của khách hàng, đây cũng giống đặc điểm của các hình thức tíndụng khác.

3.3 Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro

3.3.1 Thường xuyên thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát đảmbảo an toàn cho hoạt động của hệ thống.

Trang 24

Các hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên được thực hiện giúp chohệ thống thanh toán hoạt động hiệu quả, liên tục đảm bảo an toàn Vì hệ thốngthanh toán qua thẻ là một hệ thống lớn bao gồm nhiều cơ sở chấp nhận thẻ,nhiều máy ATM cũng như số lượng khách hàng lớn nên hệ thống luôn đượcgiám sát chặt chẽ để giảm thiểu những vấn đề có thẻ xảy ra làm gián đoạnhoạt động cũng như giảm thiểu rủi ro.

3.3.2 Thực hiện các biện pháp tra soát khi có những khiếu nại từ phíachủ thẻ hoặc các cơ sở chấp nhận thẻ

Khi có vấn đề trong các giao dịch của các cơ sở chấp nhận thẻ với kháchhàng hoặc với ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp tra soát,kiểm tra giao dịch thông qua thông tin lưu trong hệ thống và thông qua cácbản sao kê các giao dịch Dựa trên việc tra soát, ngân hàng thực hiện các biệnpháp phù hợp nhằm giải quyết những khiếu nại cho khách hàng.

3.3.3 Quản lý rủi ro

* Các rủi ro thường gặp trong thanh toán thẻ :

 Giả mạo thông tin chủ thẻ : chủ thẻ cố tình cung cấp thông tin giảmaojveef bản thân, tài chính, có thể dẫn đến tổn thất về tài chính khi chủ thẻkhông đủ khả năng thanh toán.

 Sử dụng thẻ giả : thẻ bị làm giả rồi sử dụng vào hệ thống để rút tiền  Sử dụng thẻ lấy cắp hoặc thẻ thất lạc : thẻ bị mất cắp hoặc bị lợi dụngđể rút tiền hoặc thanh toán các giao dịch khi chưa được phép của chủ thẻ.

 Lợi dụng sử dụng tài khoản bất hợp pháp

 Giả mạo hóa đơn để thực hiện các giao dịch không có thật : nhân viêntại các cơ sở chấp nhận thẻ cố tình làm giả hóa đơn, lập hóa đơn khống đểđược ngân hàng thanh toán.

* Các biện pháp quản lý rủi ro

Trang 25

 Ngăn ngừa các hành vi sử dụng thẻ giả mạo : kiểm tra kiểm soát đầyđủ và chính xác thông tin cá nhân của chủ thẻ, nâng cao trình độ kĩ thuật côngnghệ để thẻ khó bị làm giả…

 Quản lý danh mục các tài khoản có liên quan đến hoạt động thanhtoán thẻ : quản lý số dư tài khoản, quản lý các giao dịch liên quan đến các tàikhoản có liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ.

 Thường xuyên tiến hành cập nhật thông tin về thẻ thất lạc, mất cắptrên toàn hệ thống : thiết lập hệ thống thông tin cảnh báo và thông báo ngaykhi chủ thẻ báo thẻ bị mất để có thẻ khóa thẻ và giữ tài khoản an toàn.

 Có kế hoạch kiểm tra theo dõi thường xuyên các hoạt động kinhdoanh thẻ : định kì tổ chức các hoạt động kiểm tra theo dõi hệ thống, các giaodịch và kiểm tra các cơ sở chấp nhận thẻ

 Hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các nghiệp vụđiều tra và xử lý các vi phạm

 Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn cho các cơ sở chấp nhận thẻvà hướng dẫn khách hàng về các biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

3.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động

Sau mỗi kì, tiến hành các hoạt động kiểm tra tổng hợp, đánh giá tình hìnhhoạt động thanh toán thẻ trong kì để có những điều chỉnh thích hợp cho toànhệ thống trong các kì tiếp theo Hoạt động đánh giá được tiến hành kháchquan trên toàn hệ thống thanh toán và cả tại các cơ sở chấp nhận thẻ.

4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ

4.1 Nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động phát hành và thanhtoán thẻ bao gồm một số các nhân tố sau :

4.1.1 Điều kiện xã hội

Thói quen sử dụng tiền mặt

Trang 26

Hiện nay, hầu hết các giao dịch chi tiêu tiêu dùng cá nhân của người dânlà giao dịch thông qua tiền mặt Đây không phải là một điều kiện thuận lợicho việc phát triển thanh toán thẻ Để có thể phát triển hình thức này cần cóthời gian để thay đổi thói quen và nhận thức của người dân Khi nào các giaodịch đều thông qua ngân hàng thì thanh toán qua thẻ sẽ được mở rộng và pháttriển sử dụng Thẻ là một phương tiện thanh toán mới và hiện đại sẽ trở thànhlựa chọn tất yếu của khách hàng khi các giao dịch đều được thực hiện thôngqua ngân hàng.

Thu nhập cá nhân

Thu nhập của nhân dân sẽ thể hiện mức sống và nhu cầu tiêu dùng củahọ Khi thu nhập thấp, nhu cầu và khả năng chi tiêu cũng thấp, dịch vụ thanhtoán thẻ là chưa cần thiết Nhưng khi thu nhập của người dân tăng lên, nhucầu và khả năng chi tiêu cũng sẽ tăng lên, khối lượng các giao dịch tăng lênkhiến cho việc sử dụng thẻ thanh toán là một đòi hỏi tất yếu Thông thườngnhững khách hàng có thu nhập khá và ổn định sẽ có những nhu cầu sử dụngthẻ thanh toán Và như vậy, thẻ thanh toán chỉ phát triển khi thu nhập củangười dân tăng lên

Sự ổn định về chính trị xã hội

Khi chính trị xã hội được ổn định, tình hình an ninh được đảm bảo sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho thanh toán thẻ An ninh không đảm bảo có thể ảnhhưởng đến các trang thiết bị của hệ thống thanh toán như các máy ATM, vàảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nếu tình trạng tội phạm diễn ra màkhông có sự ngăn chặn.

4.1.2 Điều kiện khoa học kĩ thuật công nghệ

Thẻ thanh toán ra đời dựa trên trình độ công nghệ thông tin Khoa học kĩthuật tiên tiến hiện đại sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thanh toán thẻ.

Trang 27

Công nghệ ngày càng được hoàn thiện và áp dụng vào hệ thống sẽ giúp choviệc thanh toán thẻ diễn ra ngày càng tốt hơn, thuận tiện và an toàn hơn.

4.1.3 Điều kiện kinh tế

Sự bền vững ổn định của tốc độ phát triển kinh tế tác động rất lớn tới sựphát triển của kinh doanh thẻ Kinh tế phát triển kéo theo sự tăng thu nhập củanhân dân, đời sống nâng cao dẫn đến nhu cầu dân cư tăng lên Thẻ thanh toánphát triển dựa trên những nhu cầu tăng lên đó và đặc biệt là ở những người cóthu nhập cao và ổn định Vì thế, nền kinh tế phát triển là nền tảng thuận lợigiúp cho thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn.

4.1.4 Điều kiện pháp lý

Sự đầy đủ và hoàn thiện của hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt độngthanh toán thẻ sẽ tạo ra một môi trường trong đó quyền lợi và nghĩa vụ củacác bên được quy định rõ ràng và chặt chẽ Khi đó các giao dịch sẽ diễn rathuận tiện hơn và các tranh chấp sẽ ít xảy ra hơn Nếu các quy định điều chỉnhhoạt động phát hành và thanh toán thẻ không chặt chẽ sẽ tạo ra những vướngmắc gây khó dễ cho cả người sử dụng và ngân hàng phát hành thẻ.

4.1.5 Điều kiện cạnh tranh

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ sẽ là động lựcthúc đẩy thanh toán thẻ phát triển Sự cạnh tranh đòi hỏi các nhà cung cấpdịch vụ phải không ngừng cải tiến công nghệ, gia tăng các sản phẩm dịch vụtiện ích cho thẻ, thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng Khi đó, sẽ tạo ra môitrường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp để dịch vụ thanh toán thẻphát triển hơn.

4.2 Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là các nhân tố nội tại của ngân hàng, thông thường, cácnhân tố này ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình phát triển của dịch vụ thanhtoán thẻ Dưới đây là một số các yếu tố tiêu biểu và quan trọng nhất :

Trang 28

4.2.1 Vốn của ngân hàng

Nguồn vốn của ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán vàviệc mở rộng hệ thống thanh toán qua thẻ của ngân hàng Khi ngân hàng cólượng vốn lớn, ngân hàng có thể cấp các hạn mức tín dụng cao hơn cho kháchhàng và các giao dịch thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ diễn ra nhanhchóng hơn Khi đó, hoạt động thanh toán qua thẻ sẽ được thực hiện nhiềuhơn Bên cạnh đó, nguồn vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng hệ thốngmáy ATM, các cơ sở chấp nhận thẻ và giúp cho việc nâng cao trình độ kĩthuật công nghệ áp dụng trong hệ thống thanh toán.

4.2.2 Nguồn nhân lực của ngân hàng

Như bất kỳ lĩnh vực nào, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyếtđịnh hiệu quả của công việc.

Nhân lực cho hoạt động kinh doanh thẻ cần ở nhiều mảng công việc khácnhau như : nhân lực cho phát triển thị trường, các hoạt động marketing, cáchoạt động nghiệp vụ quy trình thanh toán, nhân lực về công nghệ và kĩ thuật.

Đây là một lĩnh vực mới mẻ và hiện đại, do vậy, nguồn nhân lực đòi hỏiphải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao Bên cạnh đó, liên kết hợp tác vớicác tổ chức thẻ quốc tế và hội nhập với thế giới trong lĩnh vực này cũng đòihỏi nguồn nhân lực thành thạo về ngoại ngữ và tin học Hơn nữa mô hình tổchức nguồn nhân lực cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động thanh toánthẻ Hiện nay các ngân hàng thường tổ chức theo phòng, trung tâm phát hànhthẻ như một nghiệp vụ độc lập.

4.2.3 Mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ (POS) và máy ATM của ngân hàng

Số lượng các máy ATM và mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ tạo ra sựtiện lợi nhanh chóng cho hoạt động thanh toán thẻ đối với khách hàng Thanhtoán thẻ chỉ có thể phát triển khi mạng lưới này được mở rộng và đặt tại

Trang 29

những địa điểm thuận lợi cho khách hàng Bên cạnh đó, các trang thiết bị hoạtđộng tốt, không có sự trục trặc, gián đoạn có ý nghĩa rất quan trọng Khi trụctrặc xảy ra sẽ dẫn đến những ách tắc trong cả hệ thống, vì thế song song vớiviệc triển khai mở rộng phát hành, ngân hàng phải chú ý đầu tư vào hệ thốngcông nghệ máy móc trang thiết bị.

4.2.4 Định hướng và chính sách phát triển của ngân hàng

Định hướng và chiến lược của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thẻsẽ quyết định sự phát triển của hoạt động này Nếu định hướng và các chínhsách phát triển đúng đắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanhthẻ Các chính sách thường bao gồm nhiều chiến lược, trong đó chiến lượcmarketing và chiến lược khách hàng là 2 chiến lược quan trọng nhất.

Chiến lược marketing ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng, tăng thịphần cũng như mở rộng mạng lưới thanh toán nhằm nâng cao hình ảnh vàthương hiệu thẻ của ngân hàng.

Chính sách khách hàng bao gồm chủ thẻ và các cơ sở chấp nhận thẻ.Các chính sách này nhằm duy trì mối quan hệ của khách hàng với ngân hàngvà nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

5 CÁC TIÊU THỨC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ

Hiện nay do chưa có một hệ thống hoàn chỉnh các tiêu thức đánh giá hiệuquả hoạt động kinh doanh thẻ nên các ngân hàng thường có những cách đánhgiá riêng Trong đó có một số chỉ tiêu đặc trưng phản ánh rõ nhất hiệu quả củahoạt động này bao gồm các tiêu thức định tính và định lượng.

5.1 Tiêu thức định lượng

5.1.1 Nguồn vốn trên tài khoản tiền gửi thanh toán

Mỗi khách hàng mở thẻ và sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàngđều phải có một số dư nhất định trên tài khoản (tùy vào từng ngân hàng) và số

Trang 30

dư nhằm mục đích thanh toán qua thẻ Số tiền này khách hàng sẽ được hưởnglãi của khách hàng như tiền gửi tiết kiệm Đây chính là một hình thức huyđộng vốn của ngân hàng Vì vậy, số lượng các tài khoản thanh toán và nguồnvốn trên các tài khoản này cũng thể hiện hiệu quả của hoạt động phát hành vàthanh toán thẻ.

5.1.2 Số lượng, tần suất giao dịch

Số lượng và tần suất giao dịch phản ánh số giao dịch qua mỗi máy ATMhoặc tại các cơ sở chấp nhận thẻ Đây chính là hiệu quả về mặt đầu tư vàocông nghệ và mở rộng hệ thống thanh toán của ngân hàng.

5.1.3 Doanh số và lợi nhuận kinh doanh thẻ

Doanh số thanh toán thẻ là tổng giá trị các giao dịch thanh toán qua thẻtrong một kỳ hoạt động của ngân hàng Doanh số thanh toán thẻ càng cao thìlợi nhuận thu được càng nhiều.

Lợi nhuận kinh doanh thẻ chính là khoản chênh lệch giữa thu và chi chohoạt động này Thu từ kinh doanh thẻ thường bao gồm các khoản mục nhưphí phát hành, phí hoạt động, lãi từ hoạt động tín dụng cho thẻ, phí chuyểnkhoản…Chi cho hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm chi phí cho việc sản xuấtthẻ, chi phí cho việc mua sắm các trang thiết bị máy ATM, máy POS, hóađơn, thiết bị phụ trợ, chi phí thuê địa điểm đạt máy ATM, chi phí cho đào tạotập huấn, chi phí quảng cáo và marketing…

Lợi nhuận là chỉ tiêu hàng đầu trong đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạtđộng kinh doanh thẻ và là động lực kích thích ngân hàng đầu tư và duy trìphát triển hình thức hoạt động này.

5.2 Tiêu thức định tính

5.2.1 Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ thể hiện ở thời gian thực hiện nghiệp vụ và tính chínhxác trong các giao dịch thanh toán.

Trang 31

Đặc điểm của thẻ thanh toán là giúp khách hàng thực hiện các giao dịchthanh toán nhanh chóng hơn, do đó, thời gian thực hiện giao dịch thể hiện rấtrõ chất lượng của dịch vụ Thời gian thanh toán cũng như phát hành thẻ nhanhchóng không chỉ cho thấy trình độ công nghệ kĩ thuật hiện đại của trang thiếtbị mà còn thể hiện trình độ chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ của cáccán bộ ngân hàng.

Tính chính xác là một đòi hỏi rất quan trọng Nếu một giao dịch đượcthực hiện không chính xác có thể sẽ dẫn đến những sai lệch trên cả hệ thốngvà làm mất niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.

5.2.2 Tính bảo mật, an toàn của thẻ

Với thẻ thanh toán, thông tin về thẻ và thông tin cá nhân của chủ thẻ phảiđược bí mật tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho tài khoản của khách hàng Tínhan toàn là một tiêu chí rất quan trọng đánh giá sự phát triển của nghiệp vụthanh toán thẻ Sự an toàn cũng giúp cho ngân hàng tránh được những rủi rotrong hệ thống của mình.

Mức độ của các chỉ tiêu này được căn cứ dựa trên mục tiêu và chiến lượcvà dựa trên sự phát triển hoạt động của ngân hàng theo từng giai đoạn kinhdoanh.

Trang 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺTẠI CHI NHÁNH NHĐA HÀ NỘI

1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHĐA HÀ NỘI

1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHĐA Hà Nội

1.1.1 Sự ra đời và phát triển NHTM cổ phần Đông Á

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á thành lập ngày 01/07/1992.NHTMCP Đông Á được thành lập theo giấy phép số 135/GP-UB ngày06/04/1992 của UBND TP.HCM và hoạt động theo giấy phép số 192/QĐNHngày 26/06/1997 của NHNN Việt Nam Vốn điều lệ ban đầu theo giấy phép là20.000.000.000 VNĐ Hội sở : 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận PhúNhuận, TP.HCM.

Qua hơn 15 năm hoạt động, NHĐA đã khẳng định là một trong nhữngngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng điđầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầuthiết thực cho cuộc sống hàng ngày Hiện nay hệ thống NHĐA bao gồm : 1Hội sở, 1 Sở giao dịch, 101 Chi nhánh và Phòng giao dịch hiện diện tại gần50 tỉnh, thành trong cả nước NHĐA là một trong những ngân hàng cổ phầnlớn nhất hiện nay với 800 máy giao dịch tự động ATM và 1500 điểm chấpnhận thanh toán bằng thẻ - POS

NHĐA không ngừng cải tiến và ứng dụng những công nghệ hiện đại vàtiên tiến trong quá trình hoạt động Việc áp dụng này đã đem lại những thànhcông to lớn trong hoạt động phục vụ khách hàng của Ngân hàng và giúp Ngânhàng đưa ra thêm nhiều dịch vụ mới Đặc biệt, NHĐA hiện nay đã phục vụtrực tuyến trên toàn hệ thống với ngân hàng điện tử và ngân hàng tự động mọinơi và mọi lúc bên cạnh ngân hàng truyền thống.

Trang 33

NHĐA đạt được giải thưởng SMART 50 của tạp chí hàng đầu về CNTT– ZDNet Asia dành cho 50 doanh nghiệp Châu Á ứng dụng thành công vàhiệu quả CNTT vào hoạt động doanh nghiệp Trong nước, Ngân hàng đượcngười tiêu dùng bình chọn là “ Thương hiệu Việt Nam nổi tiếng nhất” thuộclĩnh vực Tài chính - Ngân hàng – Bảo hiểm Năm 2003 Ngân hàng được traotặng giải thưởng “Sao vàng Đất Việt” do Hiệp hội Doanh nghiệp Trẻ ViệtNam trao tặng Ngoài ra Ngân hàng còn nhận được nhiều bằng khen với sựđóng góp cho phát triển giáo dục cũng như những hoạt động xã hội khác.

Trong hội nhập quốc tế, NHĐA đạt được chứng nhận “ Thanh toán quốctế xuất sắc” do các định chế tài chính uy tín thế giới chứng nhận bao gồm :Standard Chartered Bank, Bank of New York, American Express Bank vàCitibank.Cho đến nay, NHĐA đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý chấtlượng ISO 9001: 2000 vào hoạt động ngân hàng.

1.2 Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội

1.2.1 Quá trình hoạt động và phát triển của Chi nhánh NHĐA Hà Nội

Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội chính thức hoạt động ngày17/9/1993 với số lượng cán bộ nhân viên ban đầu là 15 người Sau hơn 14năm hoạt động, NHĐA - Chi Nhánh Hà Nội đã phát triển được 15 PhòngGiao Dịch trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận như Bắc Giang, BắcNinh, số cán bộ nhân viên lên tới 220 người Trong thời gian tới, NHĐA sẽcó mặt tại các tỉnh như Hà Tây, thành phố Vinh – Nghệ An … Chi nhánh đãxây dựng được thương hiệu và có được lòng tin của các khách hàng cá nhâncũng như các doanh nghiệp trên địa bàn khu vực phía Bắc Với phương châm“Đáp ứng mức cao nhất nhu cầu hợp lý của khách hàng”, NHĐA - Chi nhánhHà Nội luôn quan tâm, lắng nghe và giúp khách hàng lựa chọn những sảnphẩm dịch vụ phù hợp nhất và luôn nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

Trang 34

* Sơ đồ tổ chức Chi nhánh NHĐA Hà Nội

Giám đốc Chi nhánh

Phó giám đốc Chi nhánh

Phòng Hành chínhPhòng

Tín dụng kinh doanh

Phòng Ngân

Phòng

Kế toánThông Phòng Tin

Phòng giao dich Kim LiênPhòng giao dịch

Hồ GươmPhòng giao dịch

Ba ĐìnhPhòng giao dịch

Bạch MaiPhòng giao dịch

Cầu GiấyPhòng giao dịch

Thanh XuânPhòng giao dịch

Minh Khai

Phòng giao dịch Thái NguyênPhòng giao dịch

Long BiênPhòng giao dịch

Khâm ThiênPhòng giao dịch

Hưng YênPhòng giao dịch

Vĩnh yênPhòng giao dịch

Hà ĐôngPhòng giao dịch

Bắc GiangPhòng giao dịch

Bắc Ninh

Ngày đăng: 28/11/2012, 15:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Tỡnh hỡnh tớn dụng của Chi nhỏnh NHĐA Hà Nội giai đoạn 2005 – 2007 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Hà Nội
Bảng 2 Tỡnh hỡnh tớn dụng của Chi nhỏnh NHĐA Hà Nội giai đoạn 2005 – 2007 (Trang 39)
Với bảng số liệu trờn ta cú thể thấy được sự tăng trưởng trong lợi nhuận đạt được của Chi nhỏnh - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Hà Nội
i bảng số liệu trờn ta cú thể thấy được sự tăng trưởng trong lợi nhuận đạt được của Chi nhỏnh (Trang 42)
Bảng 5: Số lượng thẻ phỏt hành của Chi nhỏnh NHĐA Hà Nội  giai đoạn 2005 – 2007 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Hà Nội
Bảng 5 Số lượng thẻ phỏt hành của Chi nhỏnh NHĐA Hà Nội giai đoạn 2005 – 2007 (Trang 45)
2.2.5 Doanh số kinh doanh thẻ và huy động vốn qua kờnh thẻ thanh toỏn - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Hà Nội
2.2.5 Doanh số kinh doanh thẻ và huy động vốn qua kờnh thẻ thanh toỏn (Trang 49)
Bảng 7: Doanh số kinh doanh thẻ và tỡnh hỡnh huy động vốn của Chi nhỏnh Ngõn hàng Đụng Á Hà Nội giai đoạn 2005 – 2007 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Hà Nội
Bảng 7 Doanh số kinh doanh thẻ và tỡnh hỡnh huy động vốn của Chi nhỏnh Ngõn hàng Đụng Á Hà Nội giai đoạn 2005 – 2007 (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w