1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Anh

58 754 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 319 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhán

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa của nhân loại, hoạtđộng kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm vị trí quan trọngtrong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta Với tư cách làchất xúc tác cho sự phát triển thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tếcũng không ngừng được mở rộng và chú trọng phát triển

Trong khi đó, với sự non trẻ và còn ít kinh nghiệm thực tế trong thanhtoán quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Chi nhánhNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Anh nói riêng đanggặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khuvực và quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt Do vậy, việchoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế là mối quantâm hết sức cấp bách và thường xuyên của mỗi ngân hàng.

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:

“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Anh” làm nội dung

chuyên đề tốt nghiệp Với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò của hoạt độngthanh toán quốc tế trong nền kinh tế, luận giải có tính hệ thống cơ sở lý luậnvà thực tiễn, các hạn chế và nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc pháttriển hoạt động thanh toán quốc tế Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh.

Đề tài tập trung nghiên cứu một số hoạt động thanh toán quốc tế như:phương thức thanh toán Chuyển tiền, phương thức Nhờ thu, phương thức Tíndụng chứng từ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Anh.

Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu: phương pháp duyvật biện chứng, phương pháp duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác – Lênin,

Trang 2

phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp thống kê chọn mẫu kếthợp với phân tích tổng hợp, so sánh và mô hình hóa.

Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3chương :

Chương 1: Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế và hiệu quả hoạtđộng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương Mại

Chương 2: Phân tích các hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Anh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tếtại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Anh.

Trang 3

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀHIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN

Trong các quan hệ đối ngoại trên thì quan hệ kinh tế là quan hệ giữ vịtrí quan trọng nhất, là cơ sở của các quan hệ khác Hiệu quả các quan hệ đóđều được đánh giá thông qua kết quả hoạt động của nghiệp vụ thanh toánquốc tế.

“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinhtrên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhânnước này với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với mộttổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của cácnước có liên quan”.

Khác với các hoạt động thanh toán nội địa, hoạt động thanh toán quốctế gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền củaquốc gia khác.

Để tiến hành các hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi các bên tham giatrong hợp đồng thương mại phải lựa chọn phương tiện thanh toán, phươngthức thanh toán sao cho phù hợp nhất Các phương tiện thanh toán ở đây có:Séc, hối phiếu, kì phiếu, thẻ thanh toán Các phương thức thanh toán phổ biến

Trang 4

được sử dụng hiện nay gồm có: phương thức Chuyển tiền, phương thức Nhờthu và phương thức Tín dụng chứng từ.

1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

“Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiềntệ, tín dụng mà hoạt động chủ yếu của nó là nhận tiền gửi của khách hàng vớitrách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để đầu tư, cho vay, chiết khấu vàlàm phương tiện thanh toán”.

Với nền kinh tế thế giới đang ngày càng hội nhập và phát triển, việc mởrộng các lĩnh vực hoạt động, xây dựng mô hình Ngân hàng hiện đại đang làhướng đi chung của tất cả các Ngân hàng thương mại trên thế giới Ngân hànghiện đại là ngân hàng hoạt động theo hướng đa năng, tức là ngoài các nghiệpvụ truyền thống như nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay và làm trung gianthanh toán còn thực hiện nhiều hoạt động dịch vụ khác Một trong các dịch vụđem lại lượng doanh thu lớn cho ngân hàng chính là hoạt động TTQT.

Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò bổ sung và hỗ trợ cho các hoạtđộng kinh doanh khác của ngân hàng phát triển Nó tạo ra một nguồn thu lớncho các ngân hàng thương mại, phí thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọngkhông nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng.

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay thì hoạt động TTQTngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,cũng như trong việc thúc đẩy xuất nhập khẩu của nền kinh tế Tháng 11/2006,Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Nền kinh tế Việt Nam bước vào một sân chơi lớn, khắc nghiệt, đòi hỏi hệthống pháp luật, các doanh nghiệp cần có những đổi mới nhanh, quyết liệthơn để thích ứng kịp thời Tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta diễn raphụ thuộc vào tốc độ phát triển của các ngành kinh tế then chốt, trong đó cólĩnh vực kinh doanh Ngân hàng Hoạt động Ngân hàng hội nhập và phát triển

Trang 5

như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Chính vì vậy, mở rộng vàphát triển hoạt động TTQT là việc các Ngân hàng cần phải chú trọng quantâm.

1.2 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trong các điều kiện thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán có mộtvị trí quan trọng Quan hệ TTQT được thực hiện thông qua các phương thứcthanh toán Phương thức thanh toán là phương pháp, cách thức tiến hànhnghiệp vụ nhất định, thông qua đó người nhập khẩu trả tiền, nhận hàng vàngười xuất khẩu giao hàng, nhận tiền thanh toán.

Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, mỗi phương thức đều cónhững ưu, nhược điểm riêng biệt Để phù hợp với từng mối quan hệ thươngmại và trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, các bên sẽ thỏa thuận và lựachọn một phương thức thanh toán nhất định sao cho có lợi nhất.

Sau đây là một số phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng trongthương mại quốc tế:

1.2.1 Thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền

Khái niệm : Phương thức thanh toán chuyển tiền là một phương thức

thanh toán trong đó một khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầuNgân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác(người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định

Trang 6

- Chuyển tiền bằng Fax (trong phạm vi giới hạn Fax được sử dụng nhưlà một phương tiện chuyển tiếp trong thanh toán quốc tế);

- Chuyển tiền bằng điện thoại (thường có nhiều sai sót nên ít được sửdụng);

- Chuyển tiền qua hệ thống SWIFT: SWIFT (Society for WorldwideInterbank Financial Telecommunication) Đây là một tổ chức hoạt động theođạo luật của Bỉ, có trụ sở tại Brucxen Mục đích hoạt động của SWIFT làchuyển những thông tin thanh toán, giá thành hạ, an toàn, nhanh chóng,không dùng chứng từ giữa ngân hàng với ngân hàng Mọi thông tin củaSWIFT đều được mật mã hoá mà chỉ những người có phận sự mới được tiếpnhận.

Dùng nghiệp vụ chuyển tiền trong thanh toán xuất nhập khẩu thườngkhông an toàn nên ít khi sử dụng Người ta thường sử dụng phương thứcchuyển tiền trong các trường hợp sau:

- Thanh toán các khoản chi tiêu phi thương mại và các chi phí liên quanđến xuất nhập khẩu hàng hoá, trị giá hợp đồng nhỏ, đối tác quen biết, tínnhiệm;

- Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư;- Chuyển kiều hối;

- Thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu (khi hai bên mua bán có quan hệlâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn).

Trong phương thức thanh toán chuyển tiền ngân hàng đóng vai tròtrung gian thực hiện dịch vụ chuyển tiền và thu phí chuyển tiền.

1.2.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức Nhờ thu

Khái niệm: Nhờ thu (ủy thác thu) là phương thức thanh toán, trong đó

người xuất khẩu (bên bán hàng) sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển giaohàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho Ngân hàng

Trang 7

phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu (người mua hàng), trên cơ sởtờ hối phiếu do người xuất khẩu kí phát hành.

Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu màngười ta chia phương thức thanh toán này thành hai loại:

- Nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức thanh toán, trong

đó người xuất khẩu ủy nhiệm cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ởngười nhập khẩu, chỉ căn cứ vào hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra mà khôngkèm theo các chứng từ hàng hóa.

- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Credit): là một phương thức

thanh toán, trong đó người xuất khẩu ủy nhiệm cho Ngân hàng phục vụ mìnhthu hộ số tiền ở người nhập khẩu, không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căncứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo, yêu cầu ngân hàng chỉ trao bộ chứng từhàng hóa cho người nhập khẩu sau khi họ đã thanh toán tiền (phương thứcthanh toán D/P) hoặc ký chấp nhận thanh toán lên tờ hối phiếu có kỳ hạn(phương thức thanh toán D/A).

Phương thức thanh toán quốc tế qua nhờ thu, nhất là nhờ thu hối phiếutrơn thường gặp rất nhiều rủi ro trong thanh toán Người ta thường sử dụngphương thức nhờ thu trong các trường hợp sau:

- Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau;- Trị giá hợp đồng không lớn.

1.2.3 Thanh toán quốc tế theo phương thức L/C

Theo “ quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ” (UCPNo.600) Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau:

“Tín dụng chứng từ là bất cứ một thỏa thuận nào, dù cho được gọihoặc mô tả như thế nào, theo đó một Ngân hàng (Ngân hàng phát hành) hànhđộng theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu phát hànhThư tín dụng) hoặc đại diện cho chính bản thân Ngân hàng mình: thực hiện

Trang 8

thanh toán theo lệnh của một người thứ 3 (người thụ hưởng) hoặc chấp nhậnvà thanh toán hối phiếu do người thụ hưởng ký phát hành; hoặc ủy quyền choNgân hàng khác thực hiện việc thanh toán hoặc chấp nhận và thanh toán hốiphiếu; hoặc cho phép Ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trongThư tín dụng với điều kiện chứng từ phù hợp với tất cả điều khoản và điềukiện của Thư tín dụng”.

Đây là phương thức thanh toán phức tạp nhất nhưng lại có độ an toàncao và phổ biến nhất hiện nay Chính vì sự phức tạp trong quá trình thực hiệnmà phí dịch vụ của loại hình này cao, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổngthu nhập về thanh toán quốc tế của ngân hàng Với loại hình này, ngân hàngvừa có thể cung cấp dịch vụ thu phí, vừa có thể kinh doanh thu lãi.

Các loại Thư tín dụng

- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): là loại Thư tín dụng

sau khi được mở vẫn có thể bị sửa đổi một số điều khoản hoặc hủy bỏ toàn bộmà không cần báo trước cho người thụ hưởng Việc sửa đổi, hủy bỏ L/C nàychỉ được thực hiện trước khi người xuất khẩu chuyển giao hàng hóa và vậnđơn chưa được chuyển nhượng.

Loại L/C này không bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu, do vậyngày nay hầu như không sử dụng nó trong thương mại quốc tế.

- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C sau

khi được mở, mọi việc liên quan đến sửa đổi, hủy bỏ, bổ sung… chỉ đượcthực hiện bởi Ngân hàng phát hành khi có sự đồng ý của các bên có liên quan.Loại L/C này được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế, nó bảo đảmquyền lợi cho các bên tham gia.

- Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed

Irrevocable L/C): là loại L/C không thể hủy ngang được một Ngân hàng có uytín xác nhận đảm bảo việc thanh toán cho người thụ hưởng theo yêu cầu của

Trang 9

Ngân hàng phát hành Loại Thư tín dụng này là phương thức thanh toán đảmbảo quyền lợi cho người xuất khẩu nhưng người xuất khẩu đương nhiên phảichịu một khoản phí xác nhận tương đối cao.

- Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable

Without Recourse L/C): là loại Thư tín dụng không thể hủy ngang mà sau khingười thụ hưởng đã được thanh toán tiền thì Ngân hàng phát hành không cóquyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất cứ tình huống nào Loại Thư tíndụng này cũng được sử dụng rộng rãi trong TTQT.

- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): là loại Thư tín

dụng không thể hủy ngang cho phép Ngân hàng trả tiền được quyền trả toànbộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh củangười hưởng lợi đầu tiên L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng mộtlần, chi phí chuyển nhượng do người thụ hưởng đầu tiên chịu trách nhiệm.

Loại L/C này áp dụng trong trường hợp người thụ hưởng đầu tiênkhông có đủ số lượng hàng hóa để xuất khẩu hoặc không có hàng, họ chỉ làngười môi giới thương mại.

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại Thư tín dụng không

thể hủy ngang sau khi đã sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực lại tự độngcó giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất định.

L/C tuần hoàn thường được dùng khi các bên có sự tin cậy lẫn nhau,sau khi mua hàng thường xuyên, định kì, khối lượng lớn và trong thời hạn dài.

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C được mở dựa

trên giá trị của L/C đã được mở trước đó Loại L/C này thường được sử dụngnhiều trong phương thức giao dịch mua bán qua trung gian, chiết khấu Quytrình thanh toán loại L/C khá phức tạp, đặc biệt là những điều kiện chặt chẽvề bộ chứng từ và thời hạn.

Trang 10

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại L/C chỉ bắt đầu có

hiệu lực khi L/C của bên đối tác đã được mở L/C đối ứng được sử dụng trongphương thức hàng đổi hàng (Barter) và phương thức gia công thương mạiquốc tế.

- Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): là loại L/C do người nhập

khẩu mở cho bên thụ hưởng Trong trường hợp người xuất khẩu vi phạm hợpđồng thương mại đã ký kết, gây thiệt hãi cho người nhập khẩu thì Ngân hàngmở L/C dự phòng sẽ thanh toán tiền, đền bù những thiệt hại, tổn thất đó LoạiL/C này được phát hành với mục tiêu trực tiếp bảo vệ quyền lợi của ngườinhập khẩu Điều kiện mở L/C này rất chặt chẽ.

- Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred Payment L/C): là loại L/C

không thể hủy ngang mà Ngân hàng phát hành sẽ cam kết thanh toán dần dầngiá trị L/C cho người thụ hưởng theo tiến trình hoàn thành nghĩa vụ giao hàngcủa họ Loại L/C này thích hợp với các hợp đồng giao hàng nhiều lần.

- Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause Credit): là loại L/C có kèm

theo một điều khoản đặc biệt thể hiện ở: người yêu cầu mở L/C cho phépngười thụ hưởng được nhận một số tiền nhất định trong tổng giá trị của L/C,ngay cả khi người này còn chưa thực hiện nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa.Đây là một hình thức tài trợ vốn cho nhà xuất khẩu.

1.3 HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI

1.3.1 Khái niệm

Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế: là một phạm trù hiệu quả kinhtế phản ánh chất lượng kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tại Ngânhàng thương mại Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu hoạt động thanhtoán quốc tế và chi phí hoạt động thanh toán quốc tế.

Hiệu quả hoạt động TTQT được thể hiện qua công thức sau:

Trang 11

Httqt = Dttqt - Cttqt

Trong đó:

Httqt : Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tếDttqt : Doanh thu hoạt động thanh toán quốc tếCttqt : Chi phí hoạt động thanh toán quốc tế

Hiệu quả hoạt động TTQT trong cơ chế thị trường hiện nay không chỉđơn thuần ở việc đo lường hữu hình bằng hiệu số giữa doanh thu và chi phímà còn được đánh giá thông qua mối liên hệ giữa hoạt động TTQT và cáchoạt động khác, là hiệu quả mang lại do sử dụng dịch vụ TTQT làm đòn bẩyđể phát triển các hoạt động kinh doanh khác như: Tín dụng, kinh doanh ngoạihối Hơn thế nữa, nó còn là uy tín và mối quan hệ rộng lớn của NHTM trênthương trường quốc tế, là thị phần hoạt động TTQT của NHTM, là hiệu quảcủa hoạt động TTQT tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế xã hội.

Như vậy, bản chất hiệu quả hoạt động TTQT phản ánh chất lượng cáchoạt động này Nâng cao hiệu quả hoạt động này cũng chính là nâng cao chấtlượng các hoạt động này.

1.3.2 Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tạiNHTM

Hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM có thể được đánh giá qua một sốchỉ tiêu định tính sau:

Một là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc góp

phần tạo hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng:

Khi Ngân hàng cho vay thu mua hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơsở đảm bảo bằng bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C, Ngân hàng sẽ thu lãi trênkhoản vốn đã đầu tư tín dụng này, nếu nghiệp vụ TTQT được thực hiện antoàn thì đồng vốn tín dụng sẽ được thu hồi cả gốc và lãi, sẽ làm tăng hiệu quảcho hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Đồng thời việc thu nợ

Trang 12

đúng hạn sẽ phát sinh nợ quá hạn, nâng cao chất lượng của công tác tín dụng,góp phần làm tăng doanh thu dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động Ngânhàng.

Hai là, hiệu quả hoạt động TTQT được mang lại thông qua việc tăng

cường hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu:

Bên cạnh các khoản thu phí dịch vụ trên, Ngân hàng còn có thể thuđược lãi trong các nghiệp vụ tài trợ thương mại trên cơ sở phương thức thanhtoán Nhờ thu, phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ, tài trợ thương mạitrên cơ sở bảo lãnh Ngân hàng… Các khoản phí dịch vụ Ngân hàng thu đượcthông qua dịch vụ tài trợ XNK như: Phí chiết khấu chứng từ hàng xuất miễntruy đòi, Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ hàng xuất khẩu của khách hàng,mọi rủi ro trong thu hồi tiền hàng từ nước ngoài thuộc về Ngân hàng Do vậytỷ lệ phí chiết khấu trong trường hợp này thường cao hơn phí chiết khấu truyđòi.

Khi hoạt động này càng phát triển thị hiệu quả mang lại từ hoạt độngTTQT càng cao.

Ba là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá qua việc góp phần tăng

cường và tạo hiệu quả kinh doanh ngoại hối:

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, Ngân hàng bán ngoại tệcho khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu, hoặc mua củakhách hàng có nguồn ngoại tệ thu về trong thanh toán hàng xuất Khi nghiệpvụ thanh toán XNK qua Ngân hàng ngày càng phát triển sẽ tạo điều kiện chohoạt động kinh doanh ngoại tệ nâng cao được doanh số Như vậy, nhờ vàohoạt động TTQT các Ngân hàng phát triển được hoạt động kinh doanh ngoạitệ, tạo khả năng tăng doanh thu dịch vụ, đạt hiệu quả trong kinh doanh Ngânhàng.

Trang 13

Bốn là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc làm

tăng và củng cố nguồn vốn cho Ngân hàng:

Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoàihoặc chi ngoại tệ để thanh toán cho nước ngoài, các NHTM phải thực hiệnthông qua tài khoản NOSTRO – Tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài.Trong khi đó, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phát triển, doanh sốthanh toán hàng xuất càng cao thì nguồn ngoại tệ thu về trên tài khoảnNOSTRO càng lớn, số dư tiền gửi ngoại tệ của NHTM cũng sẽ tăng Nhưvậy, hoạt động TTQT đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiềngửi ngoại tệ ở nước ngoài Đây chính là hiệu quả mà hoạt động thanh toánquốc tế mang lại cho quá trình kinh doanh của Ngân hàng.

Năm là, hiệu quả mà hoạt động TTQT đem lại còn được đánh giá

thông qua sự phát triển mạng lưới Ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ hốingoại, nâng cao uy tín của Ngân hàng:

Để quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh đối ngoại của mìnhtrên lĩnh vực thanh toán, bảo lãnh được nhanh chóng, an toàn và thuận lợi, cácNgân hàng trong nước phải có quan hệ với các Ngân hàng đại lý ở nướcngoài Mối quan hệ này phải dựa trên cơ sở hợp tác và tương trợ Với thờigian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ này ngày càng được mở rộngđồng thời uy tín của Ngân hàng trên thương trường quốc tế được nâng cao.Đây chính là hiệu quả mà hoạt động TTQT đem lại cho Ngân hàng.

Tóm lại, hoạt động TTQT phải gắn liền với hoạt động kinh tế quốc tếcủa quốc gia, phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của đấtnước trong từng thời kì Hiệu quả hoạt động TTQT không chỉ thể hiện ở phầnlợi nhuận của hoạt động này mang lại cho Ngân hàng cao hay thấp mà cònthông qua nó tạo hiệu quả cho các hoạt động khác tại Ngân hàng cũng nhưkhách hàng và cho nền kinh tế phát triển.

Trang 14

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT cóvai trò quan trọng trong việc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa nó Chúng ta có thể tập trung vào một số nhân tố chủ yếu sau:

a) Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan có thể được chia thành:

- Môi trường kinh tế khu vực và trong nước: Bao gồm trình độ phát

triển của nền kinh tế, sự tham gia của mọi thành viên vào hoạt động của thịtrường với một trình độ phát triển nhất định của sức sản xuất Một nền kinh tếvới sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịchvụ… đồng nghĩa với việc nâng cao về đầu tư quốc tế, xuất nhập khẩu Nhucầu đó đòi hỏi hoạt động TTQT của các NHTM trong khu vực, quốc gia đócàng lớn cả về quy mô, chất lượng cũng như phạm vi hoạt động.

- Môi trường chính trị: Một sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện

thuận lợi cho lĩnh vực kinh tế đối ngoại của một nước phát triển, trên cơ sở đócác hoạt động thương mại quốc tế sẽ phát triển, nhu cầu thanh toán XNK sẽtăng theo.

- Môi trường pháp lý: Bất cứ hoạt động kinh doanh nào vượt ra ngoài

biên giới một quốc gia sẽ phải tuân thủ hai loại luật pháp: đó là luật pháptrong nước và luật pháp của nước chủ nhà nơi tiến hành hoạt động kinhdoanh.

- Môi trường tài chính quốc tế: Sự tác động của các cuộc khủng

hoảng tài chính đã gây vỡ nợ, phá sản một số doanh nghiệp hoặc Ngân hàng,sẽ tác động đến hoạt động đến hoạt động TTQT: tiền hàng trong thanh toánXNK hoặc vốn tín dụng không thu hồi được, nợ đọng…

- Sự ổn định của đồng tiền trong thanh toán: Nếu đồng tiền thanh

toán bị mất giá thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác xuất khẩu, nó làm cho

Trang 15

hoạt động xuất khẩu giảm sút Ngược lại, nếu đồng tiền thanh toán tăng thì nólại làm giảm các hoạt động nhập khẩu Chính sự bất ổn định của đồng tiềntrong thanh toán làm ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương, dẫn đến ảnhhưởng tới hoạt động TTQT của các Ngân hàng Do vậy, hoạt động TTQT khánhạy cảm với sự thay đổi về giá trị của đồng tiền trong thanh toán

- Năng lực kinh doanh của khách hàng: Đối với lĩnh vực TTQT,

khách hàng của Ngân hàng là những doanh nghiệp kinh doanh XNK, có quanhệ thương nhân với nước ngoài đòi hỏi họ phải là người năng động, có nănglực và trình độ về TTQT và pháp luật nước ngoài.

b) Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT điển hìnhnhư:

- Chính sách đối ngoại của Ngân hàng: Bao gồm các định hướng

chung trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, quan hệ đại lí với các ngân hàngnước ngoài, phát triển hoạt động TTQT, đưa ra các quy trình nghiệp vụTTQT… Chính sách đối ngoại của Ngân hàng phải phù hợp với quan điểm,đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của một quốc gia.

- Chính sách phát triển dịch vụ của NHTM: Nếu Ngân hàng chỉ quan

tâm đến các dịch vụ sẵn có mà không quan tâm đến phát triển các dịch vụmới sẽ đi dần vào lạc hậu, không theo kịp đà tiến bộ xã hội, không đủ khảnăng hội nhập và chắc chắn sẽ bị đào thải Vì vậy, chính sách phát triển dịchvụ phải nằm trong tổng thể chiến lược kinh doanh của Ngân hàng và phải baogồm dịch vụ TTQT Một chính sách phát triển dịch vụ hấp dẫn, phù hợp vớiyêu cầu của khách hàng sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hút khách hàng.Để thực hiện chính sách này, các Ngân hàng phải thực hiện đa dạng hóanghiệp vụ, nghiên cứu áp dụng các nghiệp vụ mới vào trong thực tiễn nhằm

Trang 16

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạtđộng TTQT nói riêng.

- Chính sách khách hàng: Cần phải gắn liền hiệu quả kinh doanh của

khách hàng với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, kết hợp nhiều loại hìnhdịch vụ với các nhu cầu tổng thể Đồng thời có chính sách ưu đãi với nhữngkhách hàng trung thành, khách hàng truyền thống và khách hàng có doanh sốhoạt động TTQT qua Ngân hàng lớn.

- Chính sách tỷ giá của Ngân hàng: Phải phù hợp với cơ chế quản lí

tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Một chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp vớicơ chế thị trường, đáp ứng được yếu tố đôi bên cùng có lợi giữa khách hàngvà Ngân hàng sẽ làm phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng.

- Năng lực kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng trên thị trườngngoại hối trong và ngoài nước: Nếu Ngân hàng có năng lực kinh doanh ngoại

hối tốt sẽ thu hút được nhiều ngoại tệ, từ đó có thể thỏa mãn nhu cầu thanhtoán hàng nhập khẩu cho khách hàng Đồng thời nắm bắt những thông tin liênquan đến hoạt động thanh toán quốc tế trong và ngoài nước để từ đó Ngânhàng sẽ có những thông tin quan trọng có lợi cho hoạt động kinh doanh củamình cũng như để tư vấn cho khách hàng Điều này sẽ mang lại hiệu quả chocả Ngân hàng và khách hàng.

Trang 17

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH ĐÔNG ANH

2.1 GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNHĐÔNG ANH

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của NHNo & PTNT Chi nhánh ĐôngAnh

Từ khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Để đạt được sự ổn định về chính trị, để nền kinh tế có thể phát triển đi lênngang tầm các quốc gia độc lập có nền kinh tế phát triển trên thế giới thì phảigiành và kiểm soát được hệ thống Ngân hàng – Tài chính” Trong hoàn cảnhđó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được thành lập ngày 06/05/1951.

Thực hiện chủ trương của Đảng, năm 1959 trên địa bàn Đông Anh

Ngân hàng Nhà nước Chi điếm Đông Anh được thành lập Hoạt động của

Ngân hàng lúc bấy giờ thực chất là thay Ngân sách Nhà nước cấp phát vốntiền mặt cho đơn vị theo kế hoạch, hoạt động tín dụng mang tính bao cấp,đồng vốn cho vay không tính đến hiệu quả kinh tế Như vậy trong thời kì này,Ngân hàng Đông Anh chưa phải là một Ngân hàng Thương Mại theo đúngnghĩa của nó: là một tổ chức tài chính trung gian chuyên hoạt động về lĩnhvực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhậntiền gửi và cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế.

Đến khi Đảng và Nhà nước thực hiện bước chuyển mình, từ nền kinh tếkế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhànước (1986) Theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 thì hệ thống Ngânhàng là một cấp chuyển sang hệ thống Ngân hàng hai cấp Ngân hàng cấp mộtlà Ngân hàng Nhà nước với chức năng điều hành quản lí vĩ mô Ngân hàngcấp hai là Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh tiền tệ Với sựtách bạch này thì hệ thống ngân hàng thương mại thực sự ra đời Sau đó với

Trang 18

quyết định số 53/HĐBT – NHNN Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi điếmĐông Anh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Đông Anh (NHNo & PTNT Đông Anh) thuộc NHNo & PTNTThành phố Hà Nội Năm 1996 có sự thay đổi về cơ chế quản lí và cấp điềuhành, NHNo & PTNT Đông Anh tách ra khỏi NHNo & PTNT Hà Nội Và từđó đến nay, NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh trực thuộc trung tâm điềuhành NHNo & PTNT Việt Nam.

Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của NHNo & PTNT Chi nhánh ĐôngAnh là một tổ chức chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngânhàng Bên cạnh đó, NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh còn phải bảo đảmhoạt động được lành mạnh, an toàn có hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích củacác cá nhân, tổ chức, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia phát triểnnền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Anh có văn phòng trụ sở chính đặt tạingã tư trung tâm thị trấn Đông Anh (Khối 1A – Thị trấn Đông Anh – Thànhphố Hà Nội) Hiện nay, mô hình tổ chức của Chi nhánh gồm có phòng tổ chứchành chính, phòng kiểm soát nội bộ và 5 phòng nghiệp gồm phòng Kinhdoanh, phòng Kế toán – ngân quỹ, phòng Thẩm định, phòng Thanh toán quốctế (nay mới đổi tên thành phòng Kinh doanh ngoại hối), phòng Tín dụng, 4chi nhánh cấp 2 gồm: chi nhánh Bắc Thăng Long, chi nhánh Mai Lâm, chinhánh Nguyên Khê, chi nhánh Liên Hà và 3 phòng giao dịch gồm: phòng giaodịch Nam Hồng, phòng giao dịch Vân Trì, phòng giao dịch Dâu Tổng số cánbộ nhân viên là 117 người

 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Đông Anh được mô tả theo sơ đồ sau :

Trang 19

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Anh có một hệthống các phòng chức năng phối kết hợp chặt chẽ với nhau tạo điều kiệnthuận lợi cho việc quản lí, điều hành và đã tạo cho NHNo&PTNT Đông Anhmột mô hình hoạt động khá hiệu quả.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chinhánh Đông Anh

Trong mấy năm gần đây tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anhtiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng khá Tháng 11/2006 ViệtNam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới(WTO), kéo theo đó thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng được mởrộng hơn, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, bộmặt nông thôn đổi mới từng ngày Từ đó đến nay, tốc độ đô thị hóa, các khucông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống được mở rộng vàphát triển mạnh Đạt được thành tựu đó không thể không nhắc đến sự nỗ lựcvà đóng góp không nhỏ của hệ thống NHTM trong khu vực, đặc biệt phải kể

Phòng kế toán – ngân

Phòng thẩm

Phòng hành chính -tổ chức

Phòng tín dụng

Phòng nguồn vốn kế hoạch

Phòng kiểm

tra- kiểm

toán nội bộPhòng

Kinh doanh Ngoại

hốiPhòng

kinh doanh

Các chi nhánh

cấp 2GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ GIÁMĐỐC

giaodịch

Trang 20

đến là NHNo & PTNT chi nhánh Đông Anh Hoạt động của NHNo & PTNTchi nhánh Đông Anh năm 2007 đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:

Nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động năm 2007 đạt 1510 tỷ VND đạt 102/100 so với kếhoạch, trong đó :

- Nguồn vốn nội tệ đạt : 1408 tỷ VNĐ

- Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi đạt :102 tỷ VNĐ

Trong đó, vốn huy động từ dân cư tại chi nhánh là 835 tỷ VNĐ tăng sovới năm 2006 là 192 tỷ đồng, tốc độ tăng 29.86 %

Kết quả tài chính năm 2007

Lợi nhuận đạt : 24,2 tỷ VNĐ, tăng 6.5% so với năm 2006 và đạt 96%so với kế hoạch.

Nhìn chung, năm 2007 Chi nhánh đã thực hiện cơ chế lãi suất huy độngvà cho vay một cách linh hoạt, cơ cấu lãi suất hợp lí, đa dạng hóa các loại sảnphẩm, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh mà vẫn đem lại lợi ích cho kháchhàng và ngân hàng Đồng thời, ngân hàng cũng không phân biệt thành phầnkinh tế mở rộng đầu tư cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chọn lọc kháchhàng để đầu tư vốn, đặc biệt chi nhánh đã chăm sóc những khách hàng truyềnthống có quan hệ tốt với ngân hàng Nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của chinhánh luôn đạt được hiệu quả cao.

Thành tựu mà chi nhánh NHNo & PTNT Đông Anh đã đạt được trongnhững năm qua có đóng góp rất lớn của hoạt động thanh toán quốc tế

Sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh trong nhữngnăm qua gắn với sự tăng trưởng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngoại tệnhư: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ Séc, chi trả kiềuhối, các lĩnh vực tài trợ thương mại phục vụ xuất nhập khẩu, góp phần tạo ra

Trang 21

sự thay đổi cả về chiều rộng và chiều sâu trong quan hệ với khách hàng nộiđịa và quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế năm 2007

Năm 2007 là năm thứ 8 chi nhánh thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốctế Hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh ngày càng được mở rộng và đivào chiều sâu, hoạt động thanh toán ngày càng đạt được hiệu quả cả về mặtlượng lẫn chất Thực hiện thanh toán cho các ngân hàng nước ngoài đúng thờihạn cam kết, ngày càng có uy tín đối với các ngân hàng đại lý nước ngoài, vớikhách hàng trong và ngoài nước.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾTẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐÔNG ANH

Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam được tổchức theo mô hình quản lý vốn tập trung, xử lý nghiệp vụ tổng hợp Trong đócác Chi nhánh cấp I (bao gồm NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Anh) đượcphép trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế Phòng Thanh toánquốc tế của NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh được thành lập vào ngày01/04/2002 Mọi quy trình kĩ thuật nghiệp vụ TTQT được thực hiện theoquyết định số 447/QĐ – NHNo – QHQT ngày 07/06/2001 về quy trình kĩthuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Namvà đến ngày 01/01/2006 thực hiện theo quyết định số 1998/QĐ – NHNo –QHQT ngày 15/12/2005 về quy trình kĩ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tếtrong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam

2.2.1 Thanh toán chuyển tiền

Đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh Mặc dùĐông Anh là địa bàn hoạt động ngoại thương không mấy thuận lợi song hoạtđộng thanh toán này của Chi nhánh đã có những bước đầu phát triển khá khảquan.

Trang 22

2.2.1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán Chuyển tiền

* Thanh toán chuyển tiền đi

Trong quan hệ thanh toán XNK, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thểthỏa thuận điều kiện thanh toán bằng phương thức chuyển tiền TTR Khikhách hàng mang chứng từ tới Ngân hàng xin làm thủ tục thanh toán chuyểntiền, Ngân hàng tiếp nhận bộ hồ sơ liên quan đến việc chuyển tiền bao gồmcác chứng từ: Hợp đồng ngoại thương, Lệnh chi ngoại tệ, Giấy đề nghị muangoại tệ, Bộ chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu và Bộ hồ sơ pháp lí (đốivới khách hàng giao dịch lần đầu với Ngân hàng) bao gồm : Giấy đăng kí mãsố kinh doanh xuất nhập khẩu, mã số thuế, quyết định bổ nhiệm Giám đốc vàKế toán trưởng, Biên bản họp Hội đồng thành viên sáng lập và điều lệ hoạtđộng của công ty (nếu có).

Căn cứ vào bộ hồ sơ xuất trình thanh toán viên sẽ kiểm tra tính đầy đủ,xác thực và phù hợp của các chứng từ theo yêu cầu của chế độ quản lí ngoạihối và thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành của Ngân hàng Nhànước Việt Nam, đồng thời thanh toán viên cũng sẽ kiểm tra và xác nhận số dưtài khoản của khách hàng Nếu hồ sơ phù hợp thì thanh toán viên tiến hànhlập điện MT 103 trong hệ thống SWIFT nội bộ và in làm 03 bản, trong đó : 01bản lưu hồ sơ chuyển tiền, 01 bản chuyển bộ phận kế toán ngoại tệ hạch toán,01 bản trả cho khách hàng

Sau khi kiểm tra xong, thanh toán viên trình lãnh đạo Phòng và Bangiám đốc duyệt Khi ban giám đốc đã phê duyệt, lãnh đạo Phòng gửi điện vềSở đầu mối NHNo & PTNT Việt Nam và điện được chuyển tiếp ra nướcngoài cho người thụ hưởng.

* Thanh toán chuyển tiền đến

Hàng ngày, lãnh đạo Phòng và các thanh toán viên truy cập vào chươngtrình SWIFT nội bộ kiểm tra các bức điện được chuyển đến từ Sở Quản lý

Trang 23

vốn và Kinh doanh ngoại tệ - NHNo & PTNT Việt Nam Căn cứ vào các bứcđiện MT 103 được chuyển tới, lãnh đạo Phòng tiến hành kiểm tra nội dungbức điện và in ra làm 02 bản chuyển bộ phận kế toán ngoại tệ hạch toán vàotài khoản chỉ định trong bức điện cho người thụ hưởng Đồng thời thông báobằng điện thoại, fax… cho khách hàng của Ngân hàng biết.

2.2.1.2 Thực trạng hoạt động thanh toán Chuyển tiền

Tại Chi nhánh, hoạt động thanh toán Chuyển tiền được coi là mộtnghiệp vụ chiếm doanh số tương đối lớn (chỉ đứng sau hoạt động thanh toánTín dụng chứng từ), bao gồm thanh toán Chuyển tiền đi và thanh toán Chuyểntiền đến Hoạt động này cũng mang đến nguồn thu phí đáng kể cho Chinhánh.

* Thanh toán chuyển tiền đi

Hoạt động chuyển tiền đi chủ yếu là chuyển tiền thương mại (Thanhtoán TTR.TT).

Đối tượng khách hàng thanh toán chuyển tiền qua Chi nhánh đa số làcác DN cổ phần, DN nhà nước như : Công ty cổ phần XNK Hà Anh, Công tyô tô 1-5, Công ty xích líp Đông Anh, Công ty Đông Thành, Công ty TNHHVạn Lộc, Công ty TNHH SX & KD XNK Tuyên Quang, Công ty cổ phần Insách giáo khoa Hà Nội để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa dịch vụ

Bảng 1.1 : Doanh số thanh toán tiền chuyển đi

Đơn vị: Quy 1000 USD

Chỉ tiêu Năm2005

Năm 2006so với 2005

Năm 2007so với

2006Số món chuyển tiền đi 38 47 88 1,24 lần 1,87 lần

Doanh số chuyển tiền đi 5,091 1,846 7,792 63,7% 322%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT)

Trang 24

Qua số liệu bảng 1.1 ta thấy doanh số chuyển tiền năm 2006 là1,846 nghìn USD giảm mạnh so với năm 2005 là 3,245 nghìn USD, đạt36,3% (tức giảm 63,7%) so với năm 2005, trong khi đó số món chuyển tiền đilại tăng 1,24 lần Nguyên nhân là do chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 tiếp tụctăng, làm sức cạnh tranh của nhiều hàng hóa, dịch vụ, nhiều mặt hàng thiếtyếu như: lương thực thực phẩm, sắt thép, vật liệu xây dựng, xăng dầu và mộtsố nguyên vật liệu tăng cao, đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, hạn chếviệc mở rộng sản xuất cũng như là nhập khẩu các mặt hàng của các DN Dovậy mà doanh số cho những món tiền chuyển đi trong năm 2006 của kháchhàng là nhỏ hơn năm 2005 đã làm cho tổng doanh số chuyển tiền đi năm 2006bị giảm so với năm 2005 Đến năm 2007 thì số món chuyển tiền đi đã tăng rấtnhanh, cụ thể là 88 món, gấp 1,87 lần so với năm 2006 và doanh số đạt 7,792nghìn USD tức tăng 322% so với năm 2006 và tăng 53% so với năm 2005 Cóđược kết quả này là do các doanh nghiệp thường xuyên hoạt động thanh toánchuyển tiền qua NHNo & PTNT chi nhánh Đông Anh đã tạo dựng được uytín của mình với các đối tác nước ngoài do đó họ có thêm nhiều những hợpđồng ngoại thương với điều khoản thanh toán là TTR.

Song song với nhân tố khách quan trên là Chi nhánh đã tiến hành nhiềuchính sách tiếp thị, thu hút khách hàng và tạo dựng được uy tín trên địa bànnên ngoài các khách hàng truyền thống còn có các khách hàng mới khác đếnyêu cầu thanh toán chuyển tiền.

* Thanh toán chuyển tiền đến

Hoạt động Chuyển tiền đến tại Chi nhánh chủ yếu là Chuyển tiền cánhân (trong đó chuyển tiền Western Union chiếm tỷ trọng khá lớn), chi kiềuhối và một số ít là chuyển tiền thanh toán L/C hàng xuất khẩu Doanh số chonhững món chuyển tiền đến thường là nhỏ

Trang 25

Bảng 1.2 : Doanh số thanh toán chuyển tiền đến

Đơn vị: Quy 1000 USD

Chỉ tiêuNăm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006so với 2005

Năm 2007so với 2006Số món tiền chuyển đến121811961341 0,98 lần 1,12 lầnDoanh số tiền chuyển đến 3,8473,4069,701 11,5% 184%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT)

Qua bảng số liệu 1.2 cho ta thấy trong năm 2006 số món chuyển tiềnđến giảm 0,98 lần và doanh số là 3,406 nghìn USD giảm 11,5 % so với năm2005 Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng xăng dầu trên thế giới đã ảnhhưởng đến sự biến động chỉ số giá cả ở hầu hết các nước trên thế giới Do đónguồn thu nhập của các cá nhân đi lao động ở nước ngoài gặp khó khăn hơnvà nguồn ngoại tệ gửi về bị hạn chế hơn Đến năm 2007, số món tiền chuyểnđến đã tăng 1,12 lần so với năm 2006 và doanh số đạt 9,701 nghìn USD tức làtăng so với năm 2006 184% Để đạt được kết quả này, Ngân hàng No &PTNT Chi nhánh Đông Anh đã không ngừng cố gắng thu hút khách hàng mớivà tạo dựng được uy tín trong và ngoài địa bàn Và cũng bởi lẽ, môi trườngkinh doanh trong nước đã an toàn và rộng mở hơn trước kể từ khi Việt Namgia nhập WTO Bước ngoặt này đã làm các nhà kinh doanh trong nước thấyrằng không thể thụ động và chờ đợi sự bảo hộ của Nhà nước nữa, họ cần phảikhai thác những cơ hội mà WTO đem lại Đồng thời những doanh nhân nướcngoài cũng nhận thấy thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng, cầnđầu tư để phát triển hơn.

Hoạt động chuyển tiền đến làm tăng nguồn thu nhập cho Chi nhánh, làhoạt động không thể thiếu được trong quá trình thu hút nguồn vốn ngoại tệphục vụ hoạt động thanh toán chuyển tiền đi của Chi nhánh Vì vậy, NHNo &PTNT đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công

Trang 26

tác quảng bá sản phẩm dịch vụ, marketing… để thu hút ngày càng nhiềunguồn ngoại tệ gửi về Chi nhánh.

2.2.2 Thanh toán Nhờ thu

2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán Nhờ thu

* Thanh toán Nhờ thu hàng nhập khẩuBước 1 : Tiếp nhận chứng từ

Khi nhận được chứng từ nhờ thu (Nhờ thu kèm chứng từ) hoặc hốiphiếu đòi tiền (Nhờ thu trơn) do Ngân hàng nước ngoài gửi đến, thanh toánviên phải nhập sổ theo dõi và tiến hành kiểm tra nội dung lệnh nhờ thu củaNgân hàng chuyển chứng từ nhờ thu Lệnh nhờ thu phải đảm bảo cung cấpchỉ dẫn một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện như tên và địa chỉ của nhàxuất khẩu, nhà nhập khẩu, chỉ dẫn và hướng dẫn thanh toán, xử lí đối vớihàng hóa phải rõ ràng (trong trường hợp nhà nhập khẩu chậm hay khôngthanh toán).

Ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm trên bề mặt bộ chứng từ, không cótrách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, nội dung của bất kỳ chứng từ nàocó liên quan đến chứng từ nhờ thu.

Bước 2 : Kiểm tra chứng từ

Căn cứ vào chứng từ nhận được, Chi nhánh NHNo & PTNT ĐôngAnh tiến hành lập công văn thông báo cho khách hàng biết Trong thông báophải nêu rõ các nội dung của nhờ thu như : miêu tả hàng hóa, số tiền, thời hạnthanh toán, loại và số lượng từng loại chứng từ Thanh toán viên lập 02 giấybáo nhờ thu hàng nhập : 01 bản gửi khách hàng, 01 bản lưu hồ sơ nhờ thu sauđó chuyển giấy báo cùng toàn bộ chứng từ nhờ thu đến Phụ trách phòng xemxét trình lãnh đạo kí duyệt Trong giấy báo nhờ thu hàng nhập phải đề nghịnhà nhập khẩu cho biết ý kiến về việc thanh toán, chấp nhận thanh toán đốivới nhờ thu trên

Trang 27

Bước 3 : Giao chứng từ nhờ thu và thanh toán/ chấp nhận thanh toán

Căn cứ vào ý kiến của khách hàng tức nhà nhập khẩu về việc đồng ýthanh toán hoặc ký chấp nhận thanh toán, Ngân hàng sẽ giao chứng từ hànghóa để nhà nhập khẩu đi nhận hàng Đồng thời Ngân hàng lập điện MT 202để thanh toán hoặc MT 412 để thông báo chấp nhận thanh toán của nhà nhậpkhẩu cho Ngân hàng chuyển chứng từ nhờ thu.

* Thanh toán Nhờ thu hàng xuất khẩu

Sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hóa gửitới Ngân hàng Khi nhận được bộ chứng từ do khách hàng gửi đến kèm chỉdẫn thanh toán, thanh toán viên kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ.Sau đó, thanh toán viên tiến hành đăng ký số tham chiếu, vào sổ theo dõi vàkiểm tra chi tiết trên Giấy yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu của khách hàng theonội dung sau : Tên, địa chỉ đầy đủ của người nhờ thu và của ngân hàng thu hộ,số tiền, loại tiền nhờ thu, danh mục chứng từ, số lượng của từng loại chứng từđính kèm, hình thức thanh toán và giao chứng từ, các loại phí (nếu có) do aichịu, các điều kiện khác (nếu có) Trên giấy nhờ thu phải chỉ rõ : Nhờ thu đượctuân thủ theo quy tắc thống nhất về nhờ thu của Phòng Thương mại quốc tế, ấnphẩm 522 (URC522) NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh không có tráchnhiệm kiểm tra nội dung chứng từ, nhưng có thể xem xét một số điểm cơ bảnđể lưu ý khách hàng nếu phát hiện có sự khác biệt trên chứng từ.

Khi bộ chứng từ nhờ thu đã đảm bảo tính pháp lý, căn cứ vào chỉ dẫnthanh toán của khách hàng, thanh toán viên NHNo & PTNT Chi nhánh ĐôngAnh tiến hành lập chỉ thị nhờ thu và gửi cho Ngân hàng đại lí của mình theophương thức chuyển phát nhanh : EMS, DHL Trong chỉ dẫn thanh toán chỉrõ số tiền đòi được của bộ chứng từ được chuyển vào tài khoản NOSTRO –Tài khoản tiền gửi của NHNo & PTNT Việt Nam tại Ngân hàng nước ngoàivà ghi rõ số tham chiếu của Chi nhánh để tiện theo dõi.

Trang 28

Khi nhận được báo có từ NHNo & PTNT Việt Nam, thanh toán viênthông báo cho nhà xuất khẩu biết và kết thúc quá trình thanh toán.

2.2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán Nhờ thu

* Thanh toán Nhờ thu hàng nhập khẩu

NHNo & PTNT Chi nhánh Đông Anh luôn quan tâm phát triển nghiệpvụ này nhằm đa dạng hóa dịch vụ TTQT, cung cấp cho khách hàng dịch vụkhép kín Đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các DN Nhà nướcvà các công ty cổ phần thanh toán tiền nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc,thiết bị, phụ tùng ô tô, sắt thép.

Tình hình thanh toán cụ thể như sau:

Bảng 1.3: Doanh số thanh toán Nhờ thu hàng nhập khẩu

Đơn vị: Quy 1000 USD

Chi tiêu Năm2005

Năm 2006so với 2005

Năm 2007so với 2006Số món Nhờ thu đến081014 1,25 lần 1,4 lần

Doanh số Nhờ thu đến 251,2 293,34 745,624 16,8% 154,2%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT)

Hoạt động thanh toán Nhờ thu hàng nhập năm 2006 đạt doanh số là293,34 nghìn USD tăng là 42,14 nghìn USD, tăng 16,8% so với năm 2005.Năm 2007 doanh số Nhờ thu tăng lên là 745,624 nghìn USD, tăng 154,1% sovới năm 2006 Hoạt động thanh toán Nhờ thu trong 2 năm 2006 và 2007 đạtđược như vậy là do Chi nhánh đã tiếp thị và thu hút được một số khách hàngthường xuyên sử dụng hình thức thanh toán nhờ thu đối với phía nước ngoàiđồng thời NHNo & PTNT chi nhánh Đông Anh cũng không ngừng khẳngđịnh được uy tín của mình với khách hàng trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, phương thức thanh toán Nhờ thu đòi hỏi sự tin tưởng lẫnnhau giữa hai bên mua bán nên việc sử dụng phương thức thanh toán nàychưa phát triển mạnh

Trang 29

Thêm vào đó, Chi nhánh chỉ ưu tiên bán ngoại tệ cho các DN mở L/Cmà chưa quan tâm nhiều đến Nhờ thu Vì vậy, các DN có yêu cầu gửi bộchứng từ Nhờ thu qua Chi nhánh còn ít

* Thanh toán Nhờ thu hàng xuất khẩu

Do khách hàng quan hệ thường xuyên với Chi nhánh chủ yếu sử dụngphương thức thanh toán Chuyển tiền hoặc phương thức thanh toán Tín dụngchứng từ nên hoạt động Nhờ thu hàng xuất khẩu tại Chi nhánh hầu như khôngphát sinh Vì vậy hiệu quả hoạt động Nhờ thu hàng xuất khẩu tại Chi nhánh làkhông có.

2.2.3 Thanh toán tín dụng chứng từ

2.2.3.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ

* Thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu

Đây là hoạt động đang chiếm doanh số lớn nhất và đem lại nguồn thulớn nhất cho Chi nhánh trong hoạt động thanh toán quốc tế Quy trình nghiệpvụ của hoạt động thanh toán này như sau :

Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ xin mở Thư tín dụng

Sau khi kí kết hợp đồng ngoại thương, căn cứ vào điều kiện của hợpđồng, nhà nhập khẩu tiến hành lập đơn yêu cầu mở L/C và gửi tới Chi nhánhNHNo & PTNT Đông Anh hồ sơ xin mở L/C.

Hồ sơ xin mở L/C gửi tới Ngân hàng bao gồm :

- Đơn yêu cầu mở Thư tín dụng (theo mẫu quy định của NHNo &PTNT Việt Nam).

- Bản sao hợp đồng ngoại thương.

- Đăng kí mã số XNK (đối với DN lần đầu giao dịch với Chi nhánh)hoặc giấy phép / hạn ngạch nhập khẩu (quota) (đối với những mặt hàng nămtrong danh mục hạn chế nhập khẩu).

Ngày đăng: 28/11/2012, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trong mấy năm gần đây tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng khá - nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Anh
rong mấy năm gần đây tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng khá (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w