Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

84 650 1
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, khi mà hội nhập hóa ngày càng sâu rộng trên quy mô khu vực và toàn thế giới làm đẩy mạnh mối quan hệ, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước diễn ra mạnh mẽ hơn. Với tư cách là chất xúc tác và sợi dây trung gian cho sự phát triển thương mại quốc tế, vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được mở rộng, phát triển và đóng vai trò không thể thiếu được. Trong khi đó, hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam còn rất non trẻ, thiếu kinh nghiệm và phải đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, nhất là các ngân hàng quốc tế với thực lực rất mạnh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khi hoạt động chủ yếu của các NHTM hiện nay là hoạt động tín dụng đang gặp nhiều khó kh ăn do sự kiểm soát chặt chẽ về lãi suất huy động và cho vay, các ngân hàng có xu hướng mở rộng và phát triển các dịch vụ khác nhằm đem lại nguồn thu an toàn, trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế là điều tất yếu đối với các ngân hàng. 1. Lý do chọn đề tài: Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Đồng Nai là một trong những ngân hàng lớn nhất tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hiện nay Vietcombank Đồng Nai đang cố gắng hướng đến phát triển dịch vụ. Hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank Đồng Nai được đánh giá cao trong thời gian qua. Tuy nhiên ,cũng như tình trạng của các NHTM khác, sự cạnh tranh và chiến lược lôi kéo khách hàng của các đối thủ ngày càng gay gắt, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghi ệp trên địa bàn, và gây tác động xấu đến hiệu quả hoạt động TTQT của Ngân hàng. Đồng thời, hoạt động TTQT của Vietcombank Đồng Nai còn tồn tại nhiều hạn chế. Nếu hoạt động TTQT bị suy giảm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến các dịch vụ khác của ngân hàng như: Kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh hay các hoạt động tăng c ường nguồn vốn ngoại tệ …Từ đó, sẽ làm giảm lợi nhuận chung của ngân hàng. Do đó, sau một thời gian học tập, nghiên cứu và cân nhắc, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng 2 cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đồng Nai” làm nội dung báo cáo nghiên cứu khoa học của mình. 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài Thanh toán quốc tếhiệu quả hoạt động của nó luôn là vấn đề được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Vì đây là một trong những cầu nối trung gian giúp cho hoạt động XNK được diễn ra một cách trôi chảy. Trong thờ i gian vừa qua, trong nước cũng như trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về Thanh toán quốc tế và các vấn đề liên quan. Riêng trường Đại học Lạc Hồng cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này như: - “Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank chi nhánh Đồng Nai” của tác giả Võ Thị Thủy Tiên”. [15] - “Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP-Sài Gòn thương tín- chi nhánh Đồng Nai” của tác giả Lê Trần Lan Anh. [15] - “Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Biên Hòa” của tác giả Lê Thị Anh Thi. [15] - “Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Biên Hòa” của tác giả Phan Đặng Ngọc Yến Vân. [15] Kế thừa nghiên cứu của các công trình trước đây, đề tài của em sẽ đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của Vietcombank Đồng Nai thông qua các hệ thống chỉ tiêu đánh giá mới, từ đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp có tính khả thi, giúp cho hoạt động TTQT của ngân hàng càng phát triển hơn. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau đây: - Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Cổ phần ngoạ i thương chi nhánh Đồng Nai trong thời gian vừa qua nhằm tìm ra những mặt đạt được và hạn chế. 3 - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đồng Nai - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Ngân hàng Vietcombank Đồng Nai + Thời gian: 01/01/2011 – 30/04/2011 5. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh d ựa trên số liệu qua các năm để nắm rõ tình hình hoạt động của Ngân hàng Cổ phần ngoại thương chi nhánh Đồng nai trong những năm qua - Sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn để theo dõi, nhìn nhận và thu thập thông tin hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Ngoại thương Đồng Nai và các NHTM khác. 6. Những đóng góp mới và hạn chế của đề tài: Vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mớ i để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của Ngân hàng Ngoại thương Đồng Nai, thấy được những hạn chế của hoạt động TTQT ở đây qua quá trình quan sát và nghiên cứu. Tuy nhiên hệ thống chỉ tiêu đánh giá chưa được vận dụng một cách triệt để do gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu nghiên cứu (tính bảo mật của các NHTM cao). Do đó, kết quả nghiên cứu chưa thự c sự chính xác và hoàn hảo, các giải pháp giải quyết vấn đề đưa ra chưa hoàn toàn giải quyết hết những tồn tạingân hàng đang gặp phải. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tếhiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế. Chương 2: Thự c trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Cổ phần ngoại thương chi nhánh Đồng Nai. 4 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Cổ phần ngoại thương chi nhánh Đồng Nai. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾHIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ NỘI DUNG : 1.1 Khái quát chung về thanh toán quốc tế 1.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế 1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế của các NHTM 1.4 Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾHIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1 Khái quát chung về thanh toán quốc tế 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế [2-Trang 100] Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này đối với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa quốc gia này với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. 1.1.2Vai trò của thanh toán quốc tế [2-Trang 102] ►Đối với nền kinh tế: TTQT là khâu quan trọng trong thương mại quốc tế, nhất là đối với một nền kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay. Nếu như không có TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó có thể tồn tại được. Nếu hoạt động TTQT nhanh chóng, chính xác, an toàn thì hàng hóa và tiền tệ sẽ lưu thông một cách linh động. Vai trò TTQT tóm lại được thể hiện như sau: - Bôi trơn và thúc đẩy hoạ t động xuất nhập khẩu. - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. - Thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế. - Tăng cường thu hút ngoại tệ và các nguồn lực tài chính khác. - Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế - Tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. ►Đối với ngân hàng thương mại: TTQT là hoạt động đem lại nguồn lợi lớn cho các NHTM, thể hiện : - Đem lại nguồn thu đáng kể. - Là mắt xích quan trọng thúc đẩy phát triển và mở rộng các hoạt động khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, tăng nguồn vốn huy động nhất là vốn ngoại tệ. - Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoả n cho ngân hàng. - TTQT tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. 7 - Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế. ►Đối với khách hàng: - Tạo thuận tiện cho khách hàng trong việc thanh toán khi bị giới hạn bởi điều kiện về thời gian, không gian và địa lý… - Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ năng lực tài chính thì có thể nhờ đến sự tài trợ củ a ngân hàng bằng cách ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ. 1.1.3 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế [2- Trang 111] ●Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ Gọi tắt là UCP (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit) do Phòng thương mại quốc tế (gọi tắt là ICC-International Champer off Commerce) soạn thảo và ban hành. Phiên bản mới nhất hiện nay là UCP 600. ●Quy tắc thống nhất về Nhờ thu Được gọi tắt là URC (Uniform Rules for Collect) do ICC soạn thảo và ban hành.Phiên bản URC đầu tiên được ban hành năm 1956. Phiên bản mới nhất hiện nay là URC 522. ●Các nguồn luật điều chỉnh Hối phiếu Cho đến nay có các nguồn luật điều chỉnh Hối phiếu, đó là: - Công ước Geneve 1930 – Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB 1930) - Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act 1882 – BEA) - Công ước Liên hiệ p quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and International Promissory Note – UN convention 1980) ●Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán séc Áp dụng các quy định có liên quan tới việc lưu thông séc trong công ước Geneve 1931. ●Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo tín dụng chứng từ (URR 525) 8 Quy tắc này được ban hành và có hiệu lực từ 1/7/1996. 1.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế 1.2.1 Hối phiếu 1.2.1.1 Khái niệm - Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này: Hoặc khi nhìn thấy phiếu; hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai; hoặc tại một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu. [2-Trang 228] - Theo Pháp lệnh về thương phiếu của Việt Nam, Hối phiếu được định nghĩa như sau: “Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”. [2-Trang 228] - Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch vụ…ký phát đòi tiền người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng. Yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu , hoặc đến m ột số ngày quy định trong hối phiếu, phải trả một số tiền nhất định, tại địa điểm nhất định, cho người hưởng lợi được ghi trong hối phiếu, hoặc theo lệnh của người này chuyển trả cho một người nào khác. [1-Trang 88] 1.2.1.2 Đặc điểm [1-Trang 88] - Tính trừu tượng: Trong hối phiếu không cần phải ghi rõ quan hệ kinh tế hay vấn đề nào khác liên quan đến người bán hoặc người mua, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu? Trả cho ai? Ai trả? Trả lúc nào? - Tính bắt buộc trả tiền: Sau khi người mua hoặc ngân hàng ký chấp nhận hối phiếu thì người trả tiền buộc phải trả theo yêu cầu được ghi trong hối phiếu. - Tính lưu thông: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn củ a nó. Người trả tiền sẽ phải trả tiền cho người chủ hối phiếu cho dù hợp đồng có thể thực hiện không hoàn chỉnh. 9 1.2.1.3 Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu [1-Trang 90] - Chấp nhận hối phiếu: Nghiệp vụ này được thực hiện khi người trả tiền ghi vào mặt trước, góc dưới bên trái của tờ hối phiếu bằng chữ “Accepted” và ký tên vào, có thể ký vào phía sau hoặc có thông báo chấp nhận riêng. - Ký hậu hối phiếu: Nghiệp vụ này được thực hiện khi người hưởng lợi ký vào mặt sau của tờ h ối phiếu để chuyển quyền sở hữu cho người khác. Việc ký hậu có thể được thực hiện dưới các hình thức: +Ký hậu để trắng +Ký hậu theo lệnh +Ký hậu hạn chế +Ký hậu miễn truy đòi +Ký hậu có điều kiện - Chiết khấu hối phiếu: Người hưởng lợi hối phiếu có thời hạn đến ngân hàng thương mại để chi ết khấu hối phiếu hay gọi là bán lấy tiền ngay. Số tiền nhận được sẽ thấp hơn giá trị ghi trên hối phiếu. Ngân hàng thương mại có thể tái chiết khấu tại Ngân hàng nhà nước. - Bảo lãnh hối phiếu: Là sự cam kết của người thứ bạn trả tiền cho người hưởng lợi hối phiếu khi đến hạn trả tiền. Người đứng ra bảo lãnh thườ ng là ngân hàng. Bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ bảo lãnh vào mặt trước hoặc mặt sau của tờ hối phiếu và người bảo lãnh sẽ ký tên vào. - Kháng nghị: Đây là một thủ tục pháp lý bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ, là một bản tuyên bố của người đại diện cơ quan pháp luật xác nhận tình trạng không trả nợ của con nợ. Giấy kháng nghị phải do ng ười thụ hưởng lập ra trong vòng 2 ngày sau ngày đến hạn thanh toán hối phiếu. 1.2.1.4 Các nguồn luật cần tuân thủ về hối phiếu [1-Trang 92] Hiện nay để thống nhất việc lưu thông hối phiếu quốc tế thì dựa vào các luật sau: +Luật Hối phiếu Anh 1882. +Luật thương mại thống nhất của Mỹ 1962. 10 +Công ước Geneve được các nước ký kết năm 1930: “Luật thống nhất về Hối phiếu” (ULB). +Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc kỳ họp thứ 5 tại Newyork, thông qua văn kiện A/CN 9/211 ngày 18/2/1982 về Hối phiếu và Lệnh phiếu quốc tế. 1.2.2 Séc 1.2.2.1 Khái niệm [2-Trang 247] Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản) ra lệ nh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm séc. 1.2.2.2 Điều kiện để lập Séc [1-Trang 93] - Người phát hành phải có tiền trong tài khoản mở tại ngân hàng. Số tiền ghi trên séc không được vượt quá số dư tài khoản. Nếu không có tiền, người phát hành séc phải vay tiền c ủa ngân hàng. - Séc phải được làm bằng văn bản và có những ghi chú bắt buộc theo luật định. - Người hưởng lợi séc có thể là một người hoặc nhiều người và phải được ghi rõ ràng trên séc. 1.2.2.3 Thời hạn hiệu lực của séc [1-Trang 93] Séc chỉ có giá trị thanh toán khi thời hạn hiệu lực của nó chưa hết hạn. Hiệu lực của séc được tính từ ngày phát hành và được ghi rõ trong tờ séc. Thời hạn c ủa séc thông thường được tính theo phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định. 1.2.2.4 Các loại séc thông dụng [2-Trang 251] - Séc đích danh: Là loại séc ghi rõ tên người được hưởng lợi trên tờ séc. Séc đích danh có 2 loại, đó là: ● Séc đích danh không thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu. ● Séc đích danh có thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu. - Séc vô danh: Người ký phát không ghi tên người hưởng lợ i trên tờ séc. Bất kỳ ai cầm séc này cũng lĩnh được tiền ở ngân hàng. . thanh toán quốc tế và hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế. Chương 2: Thự c trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Cổ phần ngoại thương chi nhánh. thức thanh toán quốc tế của các NHTM 1.4 Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Ngày đăng: 10/12/2013, 18:12

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Hình 2.1.

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 2.2: Trụ sở Vietcombank Chi nhánh Đồng Nai - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Hình 2.2.

Trụ sở Vietcombank Chi nhánh Đồng Nai Xem tại trang 35 của tài liệu.
giao dịch của tất cả các phòng ban trong chi nhánh, tổng hợp tình hình hoạt động chung của chi nhánh và báo cáo lên Ban giám đốc - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

giao.

dịch của tất cả các phòng ban trong chi nhánh, tổng hợp tình hình hoạt động chung của chi nhánh và báo cáo lên Ban giám đốc Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 2.3: VCB Đồng Nai đón nhân danh hiệu “Anh hùng lao động” hạng 3 - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Hình 2.3.

VCB Đồng Nai đón nhân danh hiệu “Anh hùng lao động” hạng 3 Xem tại trang 39 của tài liệu.
2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

2.2.4.

Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua Xem tại trang 39 của tài liệu.
Theo bảng trên ta thấy năm 2009 lãi trong kỳ tăng 330.5% so với năm 2008 là do thu nhập giảm 15.67% trong khi chi phí giảm đến 45.51% chứng tỏ năm 2009 NH  hoạt động có hiệu quả hơn so với năm 2008 - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

heo.

bảng trên ta thấy năm 2009 lãi trong kỳ tăng 330.5% so với năm 2008 là do thu nhập giảm 15.67% trong khi chi phí giảm đến 45.51% chứng tỏ năm 2009 NH hoạt động có hiệu quả hơn so với năm 2008 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm ĐVT: Triệu đồng  - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Bảng 2.2.

Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm ĐVT: Triệu đồng Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 2.4: Không khí làm việc của cán bộ phòng TTQT - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Hình 2.4.

Không khí làm việc của cán bộ phòng TTQT Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 2.5: Cán bộ phòng TTQT đang làm việc với khách hàng - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Hình 2.5.

Cán bộ phòng TTQT đang làm việc với khách hàng Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động phòng TTQT qua các năm - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Bảng 2.3.

Kết quả hoạt động phòng TTQT qua các năm Xem tại trang 50 của tài liệu.
[Nguồn: Do tác giả xử lý trên phần mềm Excel căn cứ vào Bảng 1,phần phụ lục] - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

gu.

ồn: Do tác giả xử lý trên phần mềm Excel căn cứ vào Bảng 1,phần phụ lục] Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.4: Kết quả doanh số thanh toán XNK qua các năm - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Bảng 2.4.

Kết quả doanh số thanh toán XNK qua các năm Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.5: Doanh số các phương thức thanh toán quốc tế qua các năm - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Bảng 2.5.

Doanh số các phương thức thanh toán quốc tế qua các năm Xem tại trang 53 của tài liệu.
[Nguồn: Do tác giả xử lý trên phần mềm Excel dựa vào bảng 1,phần phụ lục] - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

gu.

ồn: Do tác giả xử lý trên phần mềm Excel dựa vào bảng 1,phần phụ lục] Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.6: Tỷ số DSTTQT/Tổng TS của VCB Đồng Nai qua các năm - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Bảng 2.6.

Tỷ số DSTTQT/Tổng TS của VCB Đồng Nai qua các năm Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.8: Doanh số TTQT và mối tương quan với các chỉ tiêu khác - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Bảng 2.8.

Doanh số TTQT và mối tương quan với các chỉ tiêu khác Xem tại trang 57 của tài liệu.
Hình 2.6: Một cơ sở sản xuất gỗ xuất khẩu tại Đồng Nai - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Hình 2.6.

Một cơ sở sản xuất gỗ xuất khẩu tại Đồng Nai Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu năm 2011 của Vietcombank - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu năm 2011 của Vietcombank Xem tại trang 68 của tài liệu.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI  - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

3.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI Xem tại trang 68 của tài liệu.
Hình 3.1: Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư VNS - Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai

Hình 3.1.

Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư VNS Xem tại trang 79 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan