Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

100 2K 6
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, ngân hàng, tài chính, vốn, đầu tư, tín dụng, cổ tức, tài chính, cổ phần

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nếu vấn đề nghèo đói không giải quyết được thì không mục đích nào mà cộng đồng quốc tế, quốc gia đặt ra như hòa bình, ổn định công bằng hội có thể giải quyết được. Đói nghèo và xoá đói giảm nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới bởi vì giàu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của đất nước. Đói nghèo thường gây ra sự xung đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn về hội, bất ổn về chính trị. Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có. Trong hơn 60 năm qua Đảng và Nhà nước ta không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế, chăm lo nuôi dưỡng sức dân, thu hẹp diện đói nghèo, xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải ra sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi” và “Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy thì cũng không thực hiện được”[10,572]. Từ Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa VII Đảng ta đã đề ra chủ trương xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như trong chiến lược phát triển KT-XH. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công cuộc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã xác định phải đưa hộ đói nghèo thoát khỏi tình trạng túng thiếu hiện nay và sớm hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước. 1 Để đạt được mục tiêu trên ngoài việc cố gắng tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế gia đình, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp người nghèo hiểu và biết cách kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Chính phủ còn tăng cường chủ trương tiếp cận tín dụng người nghèo nhằm khai thác mọi nguồn vốn và biết sử dụng đồng vốn có hiệu quả để phát triển kinh tế, XĐGN tiến tới cuộc sống ngày càng giàu có hơn. Thực hiện chủ trương này Ngân hàng Chính sách hội (NHCSXH) và các tổ chức tín dụng khác như quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN và PTNT) . đã và đang nỗ lực rất lớn trong việc thực hiện cơ chế cho vay, nhất là thủ tục vay vốn ngày càng đơn giản để người nghèo dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với đồng vốn hơn. Ở tỉnh Lâm Đồng nói chung, thị Bảo Lộc nói riêng là nơi có nhiều tiềm năng kinh tế lớn. Ngoài khả năng phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như trà, cà phê, dâu tằm, nhiều loại cây ăn quả đặc sản, công nghiệp chế biến, chăn nuôi gia súc, gia cầm v.v. Đây còn là vùng có thể phát triển về du lịch tốt. Mặc dù là vùng có nhiều tiềm năng lớn như vậy. Song đến nay do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, đặc biệt là do trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật (KHKT) của người dân còn thấp, nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, địa hình phân bố phức tạp, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, lạc hậu v.v . Nên kinh tế của thị Bảo Lộc còn chậm phát triển, sản xuất và đời sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn. Vấn đề phát triển kinh tế đang là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra trong công cuộc đổi mới kinh tế và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước ta. Bởi vậy, kinh tế của thị Bảo Lộc được phát triển vừa mang lại lợi ích cho quá trình tăng trưởng, vừa tạo điều kiện cho việc thực hiện công bằng hội, đồng thời sẽ nhanh chóng XĐGN. Muốn khai thác hết tiềm năng kinh tế của thị Bảo Lộc để phát triển sản xuất và ổn 2 định cuộc sống các hộ nghèo có điều kiện vươn lên làm giàu thì vấn đề vốn là nhu cầu lớn và cấp bách đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết kịp thời. Để đạt được mục đích đó phải kể đến vai trò của các tổ chức tín dụng đặc biệt là hoạt động cho vay vốn của NHCSXH đối với các hộ nghèo để phát triển kinh tế, XĐGN trên địa bàn. Trước những đòi hỏi cấp thiết như vậy, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách hội đối với hộ nghèo tại thị Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách hội cho các hộ nghèo tại thị Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụnghiệu quả tín dụng. - Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - hội hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách hội. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và sử dụng hiệu quả tín dụng của các hộ nghèo với mục đích phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát là Ngân hàng Chính sách hội thị Bảo Lộc và các hộ gia đình nghèo hưởng lợi tham gia vay vốn nhằm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thị Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Bao gồm NHCSXH và 11 xã, phường sau đây: + Phường I. + Phường II. + Phường Blao + Phường Lộc Phát + Phường Lộc Sơn + Phường Lộc Tiến + Lộc Nga + Đam Bri + Lộc Thanh + Lộc Châu + Đại Lào. - Về thời gian: Đánh giá phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách hội trong giai đoạn 2005 - 2007 và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng từ nay đến năm 2015. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHÈO ĐÓI 1.1.1. Khái niệm và quan điểm về nghèo đói 1.1.1.1. Khái niệm Quan niệm về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp hội. Sự khác biệt duy nhất là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển KT - XH cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia [1,11]. Ở Việt Nam chúng ta cho đến thời điểm này chuẩn nghèo đã thay đổi đến 5 lần. Trong thực tế ở thời điểm nào đó của một vùng, một nước nào đó thì chỉ số này là nghèo đói hoặc giàu có. Nhưng thời điểm khác, nước khác, vùng khác, dân tộc khác thì con số này không còn ý nghĩa. Thật vậy, khái niệm nghèo đói cũng ngày càng được mở rộng. Nếu như nhu cầu hỗ trợ của nhiều người nghèo những năm 90 chỉ được giới hạn đến nhu cầu: “ăn no, mặc ấm” thì ngày nay, người nghèo cần có nhu cầu được hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa . tức là nhu cầu “giảm nghèo và phát triển”. Điều này có ý nghĩa là các chính sách phát triển kinh tế cần hướng về người nghèo. Tăng trưởng kinh tế là cần thiết, song lợi ích từ tăng trưởng không tự động chuyển đến cho 5 các hộ nghèo. Người nghèo cần trở thành mục tiêu trong việc hoạch định các chính sách phát triển [2,8]. Về khái niệm nghèo đói, tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng “Nghèo đóitình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được hội thừa nhận”. Nhà kinh tế học người Mỹ Galleraith chia sẻ với quan niệm rằng: “Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức”. Chuyên gia hàng đầu của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - ông Abapia Sen, người được giải thưởng Nôben về kinh tế năm 1998 cho rằng “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn. Hội nghị thượng đỉnh Quốc tế về tín dụng vi mô đã nhận định “Nghèo đói là nỗi bức xúc của thời đại” và đã đưa ra khái niệm chung về nghèo đói như sau: Người nghèo đói là những người có mức sống nằm dưới chuẩn mực nghèo đói của từng quốc gia. Ngân hàng phát triển Châu Á đã đưa ra khái niệm nghèo đói tuyệt đốinghèo đói tương đối như sau: 6 Nghèo đói tuyệt đối là sự thiếu hụt so với một mức sống (những nhu cầu) tối thiểu. Nghèo đói tuyệt đối thường được tính toán dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và một số hàng hóa khác. Theo David O.Dapice thuộc Viện phát triển quốc gia Haward: “Nghèo đói tuyệt đối là không có khả năng mua một lượng sản phẩm tối thiểu để sống” [27]. Nghèo đói tuyệt đối là hiện tượng xảy ra khi mức thu nhập hay tiêu dùng của một người hay của hộ gia đình giảm xuống mức thấp hơn giới hạn nghèo đói (theo tiêu chuẩn nghèo đói) thường được định nghĩa là “Một điều kiện sống được đặc trưng bởi sự suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật đến nỗi thấp hơn mức được cho là hợp lý cho một con người” [27]. Nghèo đói tương đối là sự thiếu hụt so với mức sống hiện thời. Nghèo đói tương đối được xét trong tương quan hội, phụ thuộc địa điểm dân cư sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó. Nghèo đói tương đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định. Để đánh giá nghèo đói người ta thường sử dụng khái niệm nghèo đói tuyệt đối vì nó cho phép thực hiện các phân tích có tính so sánh, trong khi nghèo đói tương đối được coi là tiêu chuẩn đánh giá sự công bằng của hội đối với một bộ phận dân cư có thu nhập thấp [2,9]. 1.1.1.2. Quan điểm về nghèo đói Hiện nay có hai quan điểm khác nhau về người nghèo đói: Một là, người nghèo đói là những người hèn kém, không biết làm ăn nên qua bao đời họ luôn thất bại trong cuộc sống, do đó cần phải cứu giúp họ. Quan điểm này đứng trên nhìn xuống, coi thường người nghèo, đưa tay cứu vớt họ, không tin tưởng ở họ, hạn chế việc khai thác tiềm năng của 20% nhân loại. 7 Hai là, người nghèo đói cũng là con người, cũng được sinh ra như những người khác, chẳng qua họ không có cơ hội để làm được những điều mà người khá giả làm được. Đói nghèo đã cướp đi quyền con người, do đó nếu tạo ra được cơ hội cho họ để họ vượt qua đói nghèo thì họ có thể làm được những điều mà người khác làm được. Quan điểm này tôn trọng người nghèo, đặt niềm tin vào họ nên đã giúp họ phát huy khả năng vào sự nghiệp kinh tế của đất nước. Như vậy, nghèo đói có thể xảy ra với một người nào đó khi những người này không có cơ hội, điều kiện làm ăn như những người khác. Người nghèo đói ở Việt Nam nhìn chung đều có khả năng và biết làm ăn, có tính tự trọng, phần lớn cần cù lao động, có cố gắng vượt khó khăn [11,7-8]. 1.1.2. Đặc điểm và tính đa dạng của nghèo đói Hầu hết người nghèo sống ở khắp nơi trong hội, nhưng nhìn chung họ tập trung chủ yếu ở các vùng ven thành thị và nông thôn. Sau hơn 20 năm đổi mới, thu nhập mức sống của đại đa số người dân đều được cải thiện, do vậy mức độ nghèo đói của người dân cũng có sự thay đổi. Một số tài liệu của các tổ chức quốc tế như Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng bản chất của nghèo đói đã thay đổi đó là từ chỗ nghèo về lương thực thực phẩm (nhu cầu ăn no mặc ấm) cơ bản được giải quyết. Vấn đề nghèo hiện nay và trong những năm tới là nghèo về nhu cầu lương thực thực phẩm là chủ yếu. Trong khi các nhu cầu khác (nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sức khỏe…) đang có xu hướng tiếp tục gia tăng. Ngoài ra là sự mong muốn vị thế của người nghèo, tiếng nói của người nghèo được nâng cao và bình đẳng với nhóm không nghèo trong việc tiếp cận các dịch vụ hội và thành quả của sự phát triển. Tuy vậy, nghèo ở nước ta cũng rất đa dạng thể hiện trên các đặc điểm chủ yếu sau đây: 8 Thứ nhất, nghèo thể hiện thiếu ăn hàng năm từ 1 đến 3 tháng, chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng lũ lụt, hạn hán. Ước tính mỗi năm có khoảng 1 đến 1,3 triệu lượt người thiếu ăn, điển hình là các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, H’ Mông, Ba Na v.v… Thứ hai, nghèo thể hiện nhà ở tạm bợ, tài sản đồ dùng lâu bền không có hoặc có nhưng giá trị rất thấp. Thứ ba, nghèo thể hiện ở chỗ nông dân không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất, chính điều này họ đã gặp khó khăn trong việc làm ăn để sinh sống. Thứ tư, nghèo thể hiện ở việc thiếu điều kiện cơ bản để phát triển sản xuất: thiếu công cụ, không tiếp cận được nguồn vốn, không tiếp cận được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Theo báo cáo điều tra tại 4 tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Quảng Trị, Đồng Tháp tỉ lệ hộ nghèo chưa tiếp cận được với vốn tín dụng khá cao, có tỉnh tới 40 - 50%, và hầu hết các hộ chỉ có công cụ sản xuất thô sơ, không có trâu bò cày kéo [2,39]. Thứ năm, nghèo thể hiện ở việc thiếu kiến thức sản xuất do trình độ văn hóa của chủ hộ thấp, chẳng hạn ở tỉnh Lai Châu có đến 48,78% chủ hộ nghèo không biết chữ, ở Quảng trị là 26,22%, ở Đồng Tháp là 25,19% [2,40]. Thứ sáu, nghèo còn thể hiện ở việc con cái chỉ theo học ở bậc tiểu học nếu có học tiếp ở bậc trung học cơ sở thì tỉ lệ bỏ học lớn nhất là các em gái ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khi ốm đau không có tiền đến chữa trị ở các bệnh viện mà chủ yếu là chữa trị tại nhà, một số nghiên cứu định tính cho thấy người nghèo còn nhờ các thầy lang, thậm chí cả thầy cúng chữa bệnh khi ốm đau. Thứ bảy, nghèo gắn liền với tập quán lạc hậu, nhất là ma chay, cưới xin, chi phí tốn kém, đã nghèo lại nghèo thêm. Một số nghiên cứu tham vấn có sự tham gia của người dân cho thấy có hộ nghèo dân tộc thiểu số khi ma chay 9 phải bán cả trâu bò mới mua bằng nguồn vốn NHCSXH, dẫn đến không có khả năng trả nợ. Thứ tám, nghèo đói còn thể hiện ở cuộc sống của người dân nhập cư đô thị, không có việc làm ổn định, thu nhập thấp không nhà cửa hoặc nhà cửa tạm bợ, không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục con cái lang thang kiếm sống không học hành tử tế. Thứ chín, trong điều kiện đô thị hóa nhanh tình trạng người dân không còn đất sản xuất do chuyển đổi mục đích sử dụng, song không kịp chuyển đổi nghề nghiệp và tay nghề thấp, thậm chí không có nghề cũng là tiềm năng của đói nghèo. Đã có nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu xác định yếu tố nghèo đói, trong đó cuộc điều tra của Bộ Nông nghiệp năm 1993, tại 17 tỉnh thuộc 7 vùng trong cả nước để xác định các yếu tố nghèo đói [4,131] đó là: Đông con, thiếu lao động, thiếu ruộng đất sản xuất, thiếu vốn, rủi ro tai nạn, không có kinh nghiệm làm ăn, chi tiêu không có kế hoạch. Theo báo cáo kết quả điều tra của Ban chỉ đạo XĐGN của UBND thị Bảo Lộc năm 2005, nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo đói là thiếu kinh nghiệm, thiếu lao động, đông con, thiếu vốn, thiếu đất và nguyên nhân khác [16,2]. Như vậy, kết quả từ hai nghiên cứu trên đều cho thấy thiếu vốn là nguyên nhân ảnh hưởng đến đói nghèo. 1.1.3. Tiêu chí để xác định nghèo đói 1.1.3.1. Quan niệm của thế giới Để lượng hóa tỉ lệ nghèo đói trên thế giới người ta thường sử dụng hai thước đó sau đây: Một là, dựa trên cơ sở thuần thu nhập một đô la Mỹ (PPP - Sức mua tương đương) một đầu người một ngày. Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về 10 . chọn đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng làm luận. giá hiệu quả kinh tế - xã hội hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng

Ngày đăng: 04/08/2013, 21:35

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1. Tỉ lệ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2003 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 1.1..

Tỉ lệ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2003 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên tỉ lệ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lương thực, thực phẩm của cả nước và từng vùng giai đoạn 2002 - 2004 đều giảm đây là thành  quả tốt trong chiến lược XĐGN của đất nước ta. - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

ua.

bảng số liệu trên tỉ lệ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lương thực, thực phẩm của cả nước và từng vùng giai đoạn 2002 - 2004 đều giảm đây là thành quả tốt trong chiến lược XĐGN của đất nước ta Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 1.3. Các chỉ tiêu xã hội cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2002 - 2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 1.3..

Các chỉ tiêu xã hội cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2002 - 2006 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 1.4. Các chỉ tiêu xã hội cấp xã của thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2002 - 2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 1.4..

Các chỉ tiêu xã hội cấp xã của thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2002 - 2006 Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2004 – 2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 2.1..

Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2004 – 2006 Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.2. Tình hình lao động của thị xã Bảo Lộc giai đoạn 200 4- 2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 2.2..

Tình hình lao động của thị xã Bảo Lộc giai đoạn 200 4- 2006 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.3. Tình hình trường lớp, giáo viên và học sinh mẫu giáo năm 2005 - 2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 2.3..

Tình hình trường lớp, giáo viên và học sinh mẫu giáo năm 2005 - 2006 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.4. Tình hình giáo dục - đào tạo của thị xã Bảo Lộc năm 2005 - 2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 2.4..

Tình hình giáo dục - đào tạo của thị xã Bảo Lộc năm 2005 - 2006 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Tình hình cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế trên địa bàn thị xã Bảo Lộc thể hiện ở bảng 2.5. - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

nh.

hình cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế trên địa bàn thị xã Bảo Lộc thể hiện ở bảng 2.5 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.6. Số hộ nghèo điều tra năm 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 2.6..

Số hộ nghèo điều tra năm 2007 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 3.1. Tình hình nghèo đói ở thị xã Bảo Lộc năm 2007 Số  - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 3.1..

Tình hình nghèo đói ở thị xã Bảo Lộc năm 2007 Số Xem tại trang 58 của tài liệu.
Có thể thấy được các nguyên nhân dẫn đến nghèo qua bảng sau: - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

th.

ể thấy được các nguyên nhân dẫn đến nghèo qua bảng sau: Xem tại trang 60 của tài liệu.
3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

3.1.2.1..

Tình hình nhân khẩu và lao động Xem tại trang 61 của tài liệu.
3.1.2.3. Tình hình tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

3.1.2.3..

Tình hình tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Xem tại trang 64 của tài liệu.
3.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO NGƯỜI NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ BẢO LỘC - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

3.3..

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO NGƯỜI NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ BẢO LỘC Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 3.6: Tình hình cho vay hộ nghèo của NHCSXH thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2005 – 2007  - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 3.6.

Tình hình cho vay hộ nghèo của NHCSXH thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2005 – 2007 Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 3.7: Mức độ tăng diện tích trà, cà phê và đàn gia súc của các hộ vay vốn của NHCSXH thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2005 – 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 3.7.

Mức độ tăng diện tích trà, cà phê và đàn gia súc của các hộ vay vốn của NHCSXH thị xã Bảo Lộc giai đoạn 2005 – 2007 Xem tại trang 70 của tài liệu.
3.4.2.1. Đánh giá về tình hình cho vay vốn - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

3.4.2.1..

Đánh giá về tình hình cho vay vốn Xem tại trang 73 của tài liệu.
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy việc sử dụng vốn vay cho mục đích kinh doanh ngành trồng trọt là 112 hộ (95,7%), cho mục đích chăn nuôi 106 hộ  (90,6%) là rất lớn - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

ua.

số liệu ở bảng trên cho thấy việc sử dụng vốn vay cho mục đích kinh doanh ngành trồng trọt là 112 hộ (95,7%), cho mục đích chăn nuôi 106 hộ (90,6%) là rất lớn Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng 3.14: Mức tăng thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn so với trước khi vay vốn  2005 - 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 3.14.

Mức tăng thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn so với trước khi vay vốn 2005 - 2007 Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng 3.15: Mức tăng thu nhập bình quân sau khi vay vốn so với trước khi vay vốn năm 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 3.15.

Mức tăng thu nhập bình quân sau khi vay vốn so với trước khi vay vốn năm 2007 Xem tại trang 79 của tài liệu.
Bảng 3.18. Phân tích các nhân tố  Nhân tố - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 3.18..

Phân tích các nhân tố Nhân tố Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 3.19: Nghề nghiệp của các hộ nghèo vay vốn - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng

Bảng 3.19.

Nghề nghiệp của các hộ nghèo vay vốn Xem tại trang 84 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan