Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng (Trang 37 - 38)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.3.4. Tài nguyên nước

Nước trên mặt: Bảo Lộc nằm trong vùng có lượng mưa tập trung, có mạng sông suối khá dày, có mật độ bình quân 0,9 km/km2 - 1,1 km/km2.

+ Về phía Đông của thị xã có hệ thống sông Darnga là ranh giới với huyện Bảo Lâm. Các phụ lưu lớn của sông Darnga ở địa phận Bảo Lộc có suối DasreDong, suối DamDrong, suối Dalerian... các suối này có nước thường xuyên, lưu lượng nước 12.300m3/ngày có thể sử dụng làm nguồn nước bơm tưới cho cây trồng.

+ Về phía Nam có hệ thống sông Đại Bình được bắt nguồn từ các dãy núi phía Nam và Tây thị xã, các phụ lưu của sông Đại Bình, suối Datab, suối Tân Hà có trữ lượng nước khá lớn làm nguồn bơm tưới cho cây trồng vùng tiếp giáp hai bên sông.

+ Về phía Tây Bắc là hệ thống suối Đambri có nước quanh năm, nhiều gềnh thác, trong đó có khu du lịch sinh thái thác Đambri là nơi du lịch hấp

dẫn. Ngoài ra Bảo Lộc còn có 4 hồ có lượng nước khá lớn như hồ Nam Phương 1 diện tích 120 ha với 1 triệu m3 nước, hồ Đồng Nai trung tâm thị xã hơn 9ha với 10.000m3 nước, hồ thủy điện Lộc Phát 4ha với 5.000m3 nước. Trong quy hoạch hồ Nam Phương 2 ở khu đô thị Bắc Hà Giang có lượng nước từ 1.5 triệu m3 đến 1.8 triệu m3.

Nhìn chung Bảo Lộc có mức độ giàu nước trong các sông, suối, hồ.

Nước ngầm: Bảo Lộc là khu vực giàu nước ngầm phân bổ đều ở khu trung tâm thị xã và các vùng lân cận, rất thuận lợi trong khai thác, sử dụng, đầu tư ít cũng đảm bảo việc cung cấp sử dụng. Nếu đầu tư nhiều thì nguồn nước càng phong phú hơn, giếng đào độ sâu 15m - 25m, lưu lượng 0,25l/s - 0,30l/s, giếng khoan chừng 60m - 80m, lưu lượng từ 5l/s - 10l/s.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w