Thuận lợi và khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng (Trang 48 - 52)

- Phổ thông trung học

4. Số học sinh h.sinh 35.785 30.337 516 932 3705 28.367 5.441

2.1.7. Thuận lợi và khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo

2.1.7.1. Thuận lợi

Bảo Lộc có vị trí địa lý, các điều kiện phát triển kinh tế, lợi thế vượt trội để phát triển toàn diện về các lĩnh vực: công nghiệp - nông nghiệp - lâm nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch và đầu tư. Là tâm điểm cách các vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai)

200km, cách thành phố Đà Lạt 115km, cách thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 200km và cách sân bay Liên Khương (Đức Trọng) 90km. Dự án đường cao tốc mới từ thành phố Đà Lạt đến Dầu Giây đi qua tạo điều kiện thuận lợi khai thác vùng kinh tế phía Bắc thị xã Bảo Lộc là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, nhất là về công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng... các nhà đầu tư có thể sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Vũng Tàu - Bình Thuận để phục vụ đầu tư phát triển vào Bảo Lộc.

Bảo Lộc nằm trên tuyến đường giao thông thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa với các vùng kinh tế trong tỉnh và các tỉnh lân cận, là điều kiện thuận lợi để Bảo Lộc phát triển kinh tế hàng hóa, giao lưu và tiếp nhận những tiến bộ về KHKT, công nghệ mới vào địa phương.

Bảo Lộc có điều kiện thuận lợi để trở thành một trung tâm công nghiệp lớn nhất khu vực giữ vai trò làm động lực phát triển kinh tế xã hội các huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, khu công nghiệp Lộc Sơn đã được Nhà nước phê duyệt với diện tích gần 200ha. Cơ sở hạ tầng đường giao thông thuận tiện chỉ cách quốc lộ 20 chừng 3km, nằm cạnh đường quốc lộ 55 từ Bảo Lộc đi Bình Thuận, Khu công nghiệp Đại Lào - cụm công nghiệp liên thông giữa phường Lộc Tiến và phường II - khu công nghiệp mới Bắc phường I, tiếp giáp phường Lộc Phát. Ở đây có vùng nguyên liệu đủ cho công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản phát triển không chỉ ở địa bàn thị xã mà còn thu hút lao động để phát triển ở các vùng lân cận.

Bảo Lộc có đất đai, khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nhất là cây công nghiệp dài ngày như trà, cà phê, dâu tằm. Bảo Lộc có nhiều khoáng sản có giá trị kinh tế cao, phong phú về chủng loại, với trữ lượng khá lớn tập trung và rất thuận tiện cho việc khai thác chế biến và vận chuyển. Tài nguyên khoáng sản nguyên liệu như than nâu, than bùn, khoáng

sản kim loại như Bôxit, Nhôm, Diatomit và các nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

Bảo Lộc là vùng đất Nam Cao Nguyên khí hậu ôn hòa, cảnh quan đẹp, đa dạng, địa hình rừng núi nhiều thác tạo cho Bảo Lộc có tiềm năng lớn về du lịch, nhất là du lịch sinh thái cảnh quan nghỉ dưỡng như khu du lịch sinh thái thác Đambri, thác Bảy Tầng, hồ Nam Phương, hồ Đồng Nai.

Cùng với thế mạnh về du lịch, ngành thương mại, dịch vụ cũng là lợi thế của Bảo Lộc, là trung tâm dịch vụ quan trọng nhất khu vực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, đầu mối có vai trò cung cấp các loại vật tư, hàng hóa phục vụ cho sản xuất đời sống chiếm hơn 30% tổng thu nhập ngành dịch vụ của tỉnh, ở khu trung tâm thị xã (phường I, phường II, phường B’Lao) dọc quốc lộ 20 và các khu trung tâm xã - phường, mạng lưới thương nghiệp dịch vụ ăn uống, du lịch, giao thông vận tải, dịch vụ công... phát triển khá mạnh. Trong tương lai cùng với khu đô thị Bắc Hà Giang, thị xã có dự án chợ mới với diện tích mặt bằng rộng, thu hút hàng ngàn sạp hàng vào khu thương mại siêu thị trong các khu dân cư.

Bảo Lộc có nguồn lao động còn khá lớn, phần nhiều lao động trẻ, văn hóa phổ biến hết trung học, một số đã được đào tạo nghề, người lao động có đức tính chịu khó, cần cù, có khả năng tiếp thu công nghệ mới.

Với những lợi thế này sẽ tạo ra cơ hội cho thị xã Bảo Lộc phát huy sức mạnh toàn dân, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, thu hút đầu tư từ bên ngoài , đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa phát triển công – nông nghiệp toàn diện và bền vững, xây dựng ngành công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu ổn định có năng suất, chất lượng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tận dụng khai thác thế mạnh về du lịch - dịch vụ, nghĩ dưỡng, phát triển thành một ngành kinh tế có thu nhập cao, phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, phấn đấu xây dựng Bảo Lộc thành trung tâm KT - XH phục vụ sự phát triển các huyện phía Nam của tỉnh.

2.1.7.2. Khó khăn

Cũng như các tỉnh miền núi Tây Nguyên Thị xã Bảo Lộc có địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa đồng bộ.

Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của thị xã, quy mô sản xuất của ngành công nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ quản lý hạn chế, nhiều sản phẩm vẫn là dạng nguyên liệu sơ chế, bán thành phẩm, công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu chưa được chú trọng đúng mức, việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trường còn bị động và lúng túng. Mối quan hệ giữa các ngành và lãnh thổ trong phát triển kinh tế chưa thật chặt chẽ nên chưa gắn công nghiệp với vùng nguyên liệu.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, thiếu vững chắc, nhất là lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lợi thế so sánh trong từng ngành chưa phát huy tốt.

Quy mô phát triển kinh tế của thị xã còn nhỏ, GDP bình quân đầu người thấp, chênh lệch về tăng trưởng kinh tế của thị xã so với các địa phương trong khu vực còn lớn.

Sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững, hoạt động kinh doanh của các loại hình kinh tế tập thể hiệu quả còn thấp, nhất là các HTX NN. Giá trị sản phẩm cây trồng trên một đơn vị diện tích của một số loại cây công nghiệp như chè, cà phê... đạt 16 - 18 triệu đồng/ha. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn thả nổi.

Kinh tế tư nhân, hộ gia đình vẫn còn nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho sản xuất, tiếp cận thị trường.

Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, còn mang nặng tính tự phát, chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỉ lệ lao động qua đào tạo còn ít, đời sống dân cư nông thôn và đồng bào dân tộc ít người gặp nhiều khó khăn.

Dân cư chưa ổn định luồng di dân vẫn tiếp tục là trở ngại đối với phát triển KT - XH ở thị xã Bảo Lộc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w