- Phổ thông trung học
PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI THỊ XÃ BẢO LỘC
3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
Để tiến hành sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó lao động là yếu tố cơ bản nhất, với tính năng động chủ quan và sức sáng tạo sẵn có của mình quyết định sự tồn tại và phát triển trong quá trình sản xuất của con người trên cơ sở tạo ra của cải vật chất phục vụ cho toàn xã hội.
Do vậy, việc đánh giá tình hình về nhân khẩu và lao động sẽ thấy được sự tác động của nó đến việc thoát nghèo và không thể thiếu trong quá trình điều tra nghiên cứu thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: Tình hình nhân khẩu và lao động
Số lao động Tổng số hộ (hộ) Tỷ trọng (% + 1 lao động + 2 lao động + 3 lao động trở lên 8 44 65 6,84 37,61 55,55 Số nhân khẩu Tổng số hộ (hộ) Tỷ trọng (%) + Từ 1 đến 3 nhân khẩu + Từ 4 đến 5 nhân khẩu + Từ 6 nhân khẩu trở lên
12 64 41 10,26 54,70 35,04 Trình độ chủ hộ Tổng số hộ (hộ) Tỷ trọng (%) + Tiểu học + Phổ thông cơ sở + Phổ thông trung học 47 62 8 40,17 52,99 6,84
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2007
Qua kết quả điều tra hộ ít nhất chỉ có 1 lao động và hộ có nhiều lao động nhất là 5 lao động, bình quân của một hộ có 2,78 lao động. Số hộ nghèo có
hai lao động là 37,61%, số hộ nghèo có ba lao động trở lên là 55,55%. Với sự điều tra cho thấy trong thực tế ở những hộ gia đình có nhiều lao động nhưng vẫn rơi vào cảnh nghèo, vì lao động có trình độ học vấn thấp, thời gian rãnh rỗi nhiều, không có việc làm hoặc làm việc không thường xuyên nên năng suất lao động thấp.
Mặt khác các hộ gia đình nghèo neo đơn ít lao động thì phần lớn là nghèo đã chiếm 10,26%. Các hộ gia đình nghèo đông con, số nhân khẩu trong hộ nghèo thấp nhất là 2 nhân khẩu, cao nhất là 8 nhân khẩu. Tỉ lệ ăn theo từ 4 đến 5 nhân khẩu chiếm 54,70%, từ 6 nhân khẩu trở lên chiếm 35,04%. Như vậy, số hộ gia đình đông con chiếm một tỉ lệ lớn đây là điều cần phải quan tâm và lo ngại là nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo.
Đồng thời người nghèo thường xuyên không có điều kiện để học tập nâng cao trình độ nên học vấn của họ thấp hơn đại bộ phận dân cư. Qua số liệu điều tra của 117 hộ nghèo ở các xã, phường trong thị xã Bảo Lộc trình độ học vấn cao nhất là lớp 11, thấp nhất là lớp 2, bình quân trình độ học vấn là 6,05 (trình độ phổ thông cơ sở). Trình độ chủ hộ ở bậc phổ thông cơ sở là 52,99%, ở bậc phổ thông trung học là 6,84%. Như vậy, trình độ văn hóa của chủ hộ còn thấp; với trình độ văn hóa thấp này thì kiến thức ít sẽ làm giảm hiệu quả mang lại từ hoạt động SXKD qua việc sử dụng vốn, tài sản, đất đai... Mặt khác với trình độ có hạn sẽ hạn chế họ trong việc tìm kiếm việc làm để có thu nhập cao hơn.
Ngoài ra, qua bảng số liệu điều tra độ tuổi thấp nhất của chủ hộ là 26 tuổi, cao nhất là 75 tuổi, trung bình 46,44 tuổi, với độ tuổi này đảm bảo được sức khỏe kết hợp với việc vay vốn và các yếu tố sản xuất khác như TLSX, đất đai… để tiến hành hoạt động SXKD một cách tốt nhất hy vọng họ sẽ vươn lên thoát nghèo.
Về nghề nghiệp của các chủ hộ, qua điều tra: nghề nghiệp buôn bán có 4,3%, nghề nghiệp làm vườn 74,4%, làm thuê 17,1%, làm ruộng có 2,5%, nghề may, đan có 1,7%. Như vậy, đa số hộ nghèo là làm vườn đây là đặc điểm ở thị xã Bảo Lộc. Do vậy, họ cần có một số vốn để chăm sóc cây trồng và phát triển chăn nuôi nhằm đảm bảo cho cuộc sống ngày càng tốt hơn.