TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ BẢO LỘC TRONG VIỆC CHO HỘ NGHÈO VAY VỐN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng (Trang 66 - 67)

- Phổ thông trung học

3.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ BẢO LỘC TRONG VIỆC CHO HỘ NGHÈO VAY VỐN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI THỊ XÃ BẢO LỘC

3.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ BẢO LỘC TRONG VIỆC CHO HỘ NGHÈO VAY VỐN

HỘI THỊ XÃ BẢO LỘC TRONG VIỆC CHO HỘ NGHÈO VAY VỐN 3.2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của NHCSXH thị xã Bảo Lộc trong việc cho hộ nghèo vay vốn

Ngân hàng phục vụ người nghèo ra đời vào năm 1995, sau 7 năm hoạt thì được đổi tên thành NHCSXH theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ [12,14].

NHCSXH là một định chế tài chính cho vay chính sách, với phương châm họat động là không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục đích xã hội nhằm góp phần thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo của quốc gia.

Đối tượng cho vay của Ngân hàng là các đối tượng chính sách, trong đó hơn 60% dư nợ là cho hộ nghèo vay, phần còn lại cho các đối tượng chính sách khác như học sinh, sinh viên, cho vay giải quyết việc làm.

Phương thức cho vay là không cần thế chấp tài sản, chủ yếu là cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức Đoàn, Hội trong xã, phường như hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.

NHCSXH thị xã Bảo Lộc thành lập tháng 5/2003 sau 4 năm hoạt động đã có kết quả khả quan. Nhiều đối tượng chính sách, các chương trình tín dụng ưu đãi đều tăng lên, làm cho hoạt động của NHCSXH ngày càng phong phú.

+ Về thuận lợi

- Được sự chỉ đạo thường xuyên kịp thời của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng. Các nguồn vốn cho vay được giao ngay từ đầu năm, đối tượng đầu tư định xuất cho vay được mở rộng, giúp thêm cho người nghèo và đối tượng chính sách có vốn mở rộng sản xuất chăn nuôi.

- Sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ngành, sự chỉ đạo thường xuyên của Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH thị xã Bảo Lộc. Sự kết hợp chặt chẽ của phòng LĐTB-XH và các tổ chức cấp hội, nhận vốn ủy thác cho vay.

- Bộ máy tổ chức gọn, trụ sở làm việc ổn định khang trang, có 7 điểm giao dịch tại các xã, phường các phương tiện làm việc được cấp trên trang bị phục vụ kịp thời cho công tác, cùng với sự nổ lực cố gắng khắc phục khó khăn của tập thể cán bộ công nhân viên NHCSXH thị xã Bảo Lộc.

+ Khó khăn

- Cho vay tạo việc làm trên địa bàn chưa chủ động được vốn, thường tập trung vào cuối năm, một số dự án vay vốn lớn cho sản xuất kinh doanh từ năm 2001 kém hiệu quả, không có khả năng thu hồi, làm ảnh hưởng đến việc quay vòng nguồn vốn, một vài dự án hàng thủ công, gia công dịch vụ nhằm tạo việc làm mới chưa kịp thời, còn chờ đợi lâu do không thu được nợ để tái đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội đối với hộ nghèo tại thị xã bảo lộc, tỉnh lâm đồng (Trang 66 - 67)