- Phổ thông trung học
PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI THỊ XÃ BẢO LỘC
3.4.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo
Trong thực tế một vấn đề rất quan tâm không chỉ đối với người đi vay mà đối với người cho vay, đó là sử dụng vốn vay làm sao để có hiệu quả nhất. Đối với hộ nghèo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả là cơ sở để tăng thu nhập từ đó nâng cao được cuộc sống, tiến tới giảm nghèo và là một nền tảng vững chắc để họ trả được vốn và lãi vay cho NHCSXH thể hiện được trách nhiệm, và uy tín của mình. Song việc sử dụng cho mục đích kinh doanh nào, cho trồng trọt hay chăn nuôi hay buôn bán nhỏ... để có hiệu quả là vấn đề không đơn giản, bởi vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố về lao động (số lượng và chất lượng lao động), các nguồn lực về đất đai, TLSX, thời tiết khí hậu, lợi thế về vị trí địa lý, giá cả thị trường, chính sách về khuyến nông, khuyến lâm v.v…
Qua thực tế khảo sát các hộ nghèo vay vốn sử dụng cho các mục đích khác nhau thể hiện ở bảng sau.
Mục đích sử dụng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
- Trồng trọt - Chăn nuôi - Trả nợ - Tiêu dùng
- Kinh doanh, buôn bán, phát triển ngành nghề
112 106 3 17 11 95,7 90,6 2,6 14,5 9,4
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2007, phụ lục 5
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy việc sử dụng vốn vay cho mục đích kinh doanh ngành trồng trọt là 112 hộ (95,7%), cho mục đích chăn nuôi 106 hộ (90,6%) là rất lớn. Việc sử dụng vốn vay cho tiêu dùng 17 hộ (14,5%), cho kinh doanh buôn bán nhỏ, phát triển ngành nghề 11 hộ (9,4%) và cho việc trả nợ là 3 hộ (2,6%). Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay chủ yếu cho việc kinh doanh cây trồng và vật nuôi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trong đó yếu tố cơ bản nhất là đất đai, thời tiết khí hậu, dịch bệnh và giá cả thị trường. Cho nên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, tăng được thu nhập thì cần phải có sự hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Đồng thời tiến hành kiểm tra giám sát quá trình hoạt động SXKD của các hộ nghèo.