DỰA VÀO MÔ HÌNH CAMELS PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI MARITIME BANK VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

61 845 8
DỰA VÀO MÔ HÌNH CAMELS PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI MARITIME BANK VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP  NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG MARITIME BANK Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001NHGP ngày 08061991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12071991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt gần 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến hơn 230 điểm giao dịch trên toàn quốc. Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam. II. BÁO CÁO TÀI CHÍNH MARITIME BANKĐIỂM NHÌN TỪ NHỮNG CON SỐ 2.1. Phân tích theo mô hình CAMELS 2.1.1. Các chỉ tiêu xếp loại về mức độ an toàn vốn (CCapital adequacy) a. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Mức độ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: DỰA VÀO MÔ HÌNH CAMELS PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI MARITIME BANK VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Lớp: Thứ năm, ca 3+4, D9 HÀ NỘI - 2014 THE FIRE Nguyễn Thanh Huyền: Chữ L và làm slide Nguyễn Huyền Trang: Chữ C và thuyết trình Đỗ Thị Minh Trang: Chữ A và thuyết trình Phạm Văn Tùng: Chữ E Trần Thị Thu Phương: Chữ M, S, đưa ra giải pháp và tổng hợp MỤC LỤC I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG MARITIME BANK Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt gần 110.000 tỷ VNĐ Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến hơn 230 điểm giao dịch trên toàn quốc Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam II BÁO CÁO TÀI CHÍNH MARITIME BANK-ĐIỂM NHÌN TỪ NHỮNG CON SỐ 2.1 Phân tích theo mô hình CAMELS 2.1.1 Các chỉ tiêu xếp loại về mức độ an toàn vốn (C-Capital adequacy) a Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn được có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng càng xuất hiện nhiều rủi do thì càng đòi hỏi có nhiều vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn Tỷ lệ an toàn vốn được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng CAR= (Vốn cấp 1+ 4 vốn cấp 2)/ tài sản đã điều chỉnh rủi ro×100% Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì 1 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam theo thống tư số 13/2010/TT – NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 tỷ lệ này được quy định là 9% Theo chuẩn mực BASEL 2 mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là 8% Vốn cấp 1 gồm : - Vốn điều lệ (Vốn đã được cấp, vốn đã góp) - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ - Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ - Lợi nhuận không chia - Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật phải trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ - Vốn cấp 2 gồm: - 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tải sản cố định theo quy định của pháp luật - 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật - Quỹ dự phòng tài chính - Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật - Các công cụ nợ khác thỏa mãn các tất cả các điều kiện thoe quy định của pháp luật Tổng tài sản có rủi ro là tổng giá trị tài sản có xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản có tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro Áp dụng vào ngân hàng Maritime Bank ta có theo số liệu ngân hàng công bố trên báo cáo thường niên thì tỷ lệ an toàn vốn tối tiểu (CAR) riêng lẻ, hợp nhất lần lượt là: Năm 2011: 11,02%; 10,18% Năm 2012: 11,93%; 11,31% Năm 2013: 11,24%; 10,56% 5 Năm CAR riêng lẻ CAR hợp nhất Ta thấy tỷ lệ này có sự 2011 2012 2013 11,02% 11,93% 11,24% 10,18% 11,31% 10,56% biến động qua các năm: cụ thể năm 2012 so với năm 2011 có sự tăng lên từ 10,18% lên 11,31% tăng 1,13% Năm 2013 lại giảm so với năm 2012 từ 11,31% xuống 10,56% giảm 0,75% Vậy nguyên nhân của sự biến động trên là gì? Ta thấy trên bảng cân đối kế toán thì vốn tự có năm 2011 là 9.499.881 triệu đồng còn 2012 là 9.090.031 triệu đồng tức vốn tự có có sự giảm sút giảm 4,31% trong khi đó tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu lại có sự tăng lên Điều này chứng tỏ tài sản có rủi ro có sự giảm sút mạnh mẽ hơn vốn tự có, tức giảm vượt con số 4,31% Từ năm 2012 sang năm 2013 thì vốn tự có năm 2013 là 9.412.546 triệu đồng tức tăng hơn so với năm 2012 là 3,54% mà tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu lại có sự sụt giảm điều này chứng tỏ tài sản có rủi ro có sự tăng lên mạnh mẽ hơn vốn tự có tức vượt con số 3,54% Nói tóm lại thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng có sự biến động qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013 Tuy nhiên thì năm 2012, 2013 vẫn cao hơn năm 2011 và cao hơn nhiều so với quy định của ngân hàng nhà nước là 9% và hiệp hội BASEL 2 là 8 % theo như hiệp hôi BASEL 2 thì ngân hàng Maritime Bank là một trong những ngân hàng tốt (theo quy định thì ngân hàng tốt là ngân hàng có tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu lớn hơn 10%) Sự biến động của tỷ lệ này của ngân hàng cũng phù hợp với bối cảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua Trong thời gian qua từ năm 2011,2012, 2013 vấn đề nổi bật của hệ thống ngân hàng Việt Nam là tình trạng nợ xấu đặc biệt năm 2011 Nên ta thấy trước tình trạng đó năm 2011 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng là thấp nhất so với năm 2012 năm 2013 Sang đến năm 2012 khi toàn hệ thống ngân hàng đặc biệt là quyết định của ngân hàng nhà nước về việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và việc tăng cường giảm nợ xấu dẫn đến việc cho vay của các ngân hàng cũng thận trọng hơn nên tài sản có rủi ro giảm kéo theo đó là lợi nhuận cũng giảm Cụ thể năm 2012 so với năm 2011 lợi nhuận cũng giảm sút một cách mạnh mẽ từ 688.604 triệu đồng xuống 269.828 triệu đồng vào năm 2012 giảm 60,82% tức là giảm còn hơn 1/3 so với năm 2011 Sang đến năm 2013 khi nền kinh tế có dấu hiệu dần phục hồi cũng như chính 6 sách của chính phủ để kích thích nền kinh tế tăng trưởng thì ngân hàng cũng dần nới lỏng các điều kiện về cho vay Đáng lý ra tài sản có rủi ro sẽ tăng lên trong khi ngân hàng lại có mức tăng trưởng tín dụng giảm 5,3% so với năm 2012 đây là 1 điểm cần lưu ý đối với ngân hàng khi có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giảm i b Chất lượng cơ cấu của nguồn vốn Trên khía cạnh tỷ số tự tài trợ Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu÷tổng tài sản Áp dụng: Năm 2010 = 6.327.589 ÷ 115.336.083= 5,49% Nam 2011 = 9.499.881÷114.374.998= 8,3% Năm 2012 = 9.090.031÷109.923.376= 8,26% Năm 2013= 9.412.546÷107.114.882= 8,79% Năm VCSH/Tổng TS Tổng TS 2010 5,49% 115.336.083 2011 8,3% 114.374.998 2012 8,26% 109.923.376 2013 8,79% 107.114.882 (Trđồng) VCSH (Trđồng) 6.327.589 9.499.881 9.090.031 9.412.546 Ta thấy năm 2011 so với năm 2010 thì tỷ lệ này có sự tăng lên đáng kể từ 5,49 lên 8,3% tăng 2,81% Sự tăng lên này chủ yếu là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu tăng từ 6.327.589 triệu đồng lên 9.499.881 triệu đồng tăng 50,13% Sự tăng lên của vốn chủ sở hữu của năm 2011 so với năm 2010 là do vốn điều lệ tăng từ 5.000.000 triệu lên 8.000.000 triệu và lợi nhuận chưa phân phối tăng từ 417.396 triệu lên 688.604 triệu Ta thấy năm 2012 so với năm 2011 thì tỷ lệ này có sự giảm xuống từ 8,3% vào năm 2011 xuống 8,26% vào năm 2012 sự giảm xuống này là do tổng tài sản giảm nhẹ hơn năm 2012 khi vốn chủ sở hữu giảm 4,31% nhưng tổng tài sản chỉ giảm 3,89% Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu thì ta đã giải thích ở trên còn sự sụt giảm của tổng tài sản chủ yếu đến từ việc sụt giảm khoản mục cho vay từ 37.388.434 triệu đồng năm 2011 xuống 28.193.028 triệu đồng năm 2012 giảm 24,59% Từ năm 2012 sang năm 2013 thì tỷ lệ này lại tăng lên từ 8,26% năm 2012 lên 8,79 % năm 2013 Sự tăng lên này là do tổng tài sản giảm xuống còn vốn chủ sở hữu tăng lên khi vốn chủ sở hữu tăng 3,54% thì tổng tài sản giảm 2,55% Việc giảm này cũng chủ yếu đến từ sự sụt giảm khoản mục cho vay Điều này là hoàn toàn phù hợp với mức tăng trưởng tín dụng của năm 2013 với năm 2012 là giảm 5,3% 7 Nói tóm lại nhìn chung thì ngân hàng luôn giữ mức độ tự tài trợ vượt trên 8% và giao động trong khoảng từ 8 đến 9% một mức độ khá ổn định Mà đặc điểm của ngân hàng thương mại là kinh doan tiền tệ huy động và cho vay là chủ yếu còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ thường dưới 10% nên con số 8%-9% vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là một mức khá an toàn ii Mức độ ổn định của vốn chủ sở hữu Ta thấy vốn chủ sở hữu của ngân hàng có sự biến đông mạnh từ năm 2010 sang năm 2011 chủ yếu là do ngân hàng tăng vốn điều lệ Còn bắt đầu sang năm 2011 ta thấy vốn chủ sở hữu của ngân hàng từ năm 2011-2013 luôn giao động trên mức 9.000.000 triệu đồng và dưới 9.500.000 triệu đồng tức vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng khá ổn định mặc dù 3 năm qua hệ thống ngân hàng gặp muôn vàn khó khăn những cú sốc và những biến động lớn như: tình trạng nợ xấu, vấn đề tái cấu trúc, huy động lớn cho vay khó… Và nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng chủ yếu đến từ vốn điều lệ Năm 2011, 2012, 2013 đều là 8.000.000 triệu đồng lớn hơn con số 3.000.000 triệu đồng so với quy định về vốn điều lệ của ngân hàng NN Việt Nam Vốn cổ phần năm 2011 là 8.400.607 triệu đồng năm 2012 là 8.352.692 triệu đồng, năm 2013 là 8.352.676 triệu đồng Nó có sự giảm sút tuy nhiên không đáng kể hoàn toàn phù hợp với lòng tin của nhà đầu tư với toàn hệ thống ngân hàng trong thời gian qua Thặng dư vốn cổ phần năm 2011, 2012, 2013 đều là 400.000 nghìn triệu đồng Lợi nhuân chưa phân phối năm 2011 là 688.604 triệu đồng, năm 2012 là 269.826 triệu đồng, năm 2013 là 548.697 triệu đồng Nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng có sự đóng góp một phần không nhỏ đến từ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Điều này giúp cho ngân hàng có 1 nguồn vốn chủ sở hữu vững chắc thể hiện sự thành công trong kết quả kinh doanh của ngân hàng iii Khả năng chịu đựng rủi ro Ta thấy vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng tài sản tức tỉ lệ tự tài trợ đặt trong đặc điểm hoạt động của ngân hàng và kết hợp với tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu của ngân hàng vượt khá xa so với quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam theo thông tư 13 và hiệp đinh BASEL 2 thì ngân hàng đang duy trì một tỷ lệ tự tài trợ 8 khá an toàn và nguồn vốn chủ sở hữu để gánh chịu bù đắp những rủi do đến với ngân hàng trong hoạt động kinh doanh là khá vững chắc, khá cao Tất cả tạo nên cho ngân hàng một mức đệm chịu đựng rủi ro cao c Đòn bấy tài chính Đòn bấy tài chính= Tổng tài sản÷vốn chủ sở hữu Áp dụng vào ngân hàng Năm 2010 = 115.336.083 ÷ 6.327.589 = 18,23 Năm 2011= 114.374.998÷9.499.881= 12,04 Năm 2012= 109.923.376÷9.090.031=12,09 Năm 2013= 107.114.882÷9.412.546= 11,38 Qua các năm ta thấy tỷ lệ này là khá ổn định duy trì trên và dưới 12 một chút Chỉ riêng năm 2010 có sự vọt lên tức là vượt khá xa con số 12 lên 18,23 Điều này cũng giống như những vấn đề ở trên thì nó cũng do vốn điều lệ của ngân hàng thay đổi mạnh Khẳng định khả năng huy động hay uy tín của ngân hàng là khá cao, ổn định Khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính vào hoạt động kinh doanh của mình là khá ổn định d Mức độ rủi ro của hoạt động ngoại bảng Mức độ rủi ro ngoại bảng = Giá trị các hoạt động ngoại bảng× hệ số rủi ro quy đổi Áp dụng vào ngân hàng ta có Năm 2011 = (7.920.846+1.223.616 – 2.041.288)×100%= 7.103.174 Năm 2012= (10.000 + 624.399)× 100% + 1.799.426 × 50%= 1.534.112 Năm 2013= 782.017 × 100%+ 1.440.381 ×50%= 1.500.407,5 Ta thấy mức độ rủi ro của hoạt động ngoại bảng của ngân hàng có sự sụt giảm dần qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013 cụ thể năm 2011 là 7.103.174 xuống 1.534.112 năm 2012 và 1.500.407,5 năm 2013 Điều này chứng tỏ ngân hàng có thể đang thu hẹp phạm vi hoạt động của các hoạt động ngoại bảng, nâng cao điều kiện đối với các hoạt động ngoại bảng để đảm bảo an toàn chho mình Cũng có thể ngân hàng không có uy tín trên lĩnh vực trong các hoạt động ngoại bảng dẫn đến có sự giảm sút này Tuy nhiên điều đó cũng sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro e Nhận xét 9 Nhìn chung ta thấy ngân hàng đang có sự giảm rủi ro qua các năm để đảm bảo mức độ an toàn cho mình tránh rủi ro nhưng đi ngược lại thì lợi nhuận của ngân hàng kéo theo đó cũng bị giảm sút Mức vốn của ngân hàng là khá an toàn so với quy định của ngân hàng nhà nước cũng như hiệp dịnh Basel2 2.1.2 Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tài sản có (A-Asset quality)  Nội dung hoạt động của ngân hàng chủ yếu thể hiện ở phía tài sản có trên Bảng cân đối kế toán của ngân hàng Chất lượng tài sản có phản ánh chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng Phần lớn rủi ro của ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản có nên việc nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố then chốt đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng  Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm chủ yếu Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời chúng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết,… trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ đọng cao… sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi đó mức dự phòng trích lập không đủ sẽ dẫn tới giảm vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh khoản  Phân tích chất lượng tài sản có giúp đưa ra những quyết định quản trị rủi ro cho ngân hàng phù hợp nhất a Kết cấu tài sản của Maritime bank 10 Nhận xét: Maritime Bank đã duy trì một tỷ lệ các tài sản có tính thanh khoản cao trên nợ phải trả rất lớn, đảm bảo khả năng chi trả khi có sự việc ngoài ý muốn xảy ra, tránh rơi vào tình trạng mất thanh khoản, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng Có thể trong tình hình hiện nay, ngân hàng nào cũng cẩn thận hơn về nguồn vốn của mình Tuy nhiên tỷ lệ này có thể hơi lớn, dẫn đến chi phí tăng cao, ngân hàng nên tính toán lại để dự trữ cho mình lượng tài sản này với tỷ lệ hợp lý hơn - Tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả trong vòng 7 ngày làm việc kế tiếp bằng 1 *Nhận xét: BCTC năm 2013 chỉ ra rằng Maritime Bank đã duy trì tốt tỷ lệ giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả trong vòng 7 ngày làm việc kế tiếp Như vậy, qua các số liệu công bố trên BCTC, chúng ta có thể khẳng định rằng, NHTM Maritime Bank đã chấp hành tốt các quy định của NHNN về đảm bảo khả năng thanh khoản 2.1.6 Sự nhạy cảm của ngân hàng với những rủi ro thị trường (S-Bank’s ensitive to market risk) Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong hệ thống phân tích CAMELS Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung Rủi ro lãi suất là rủi ro gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập, vốn của MSB do những biến động bất lợi của lãi suất Rủi ro lãi suất phát sinh khi có sự chênh lệch về thời hạn giữa tài sản có nhạy cảm lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất được huy động tài trợ cho các tài sản có đó Các hoạt động chính của MSB tạo ra rủi ro lãi suất gồm: hoạt động cho vay, huy động, đầu tư a Sự phù hợp trong kết cấu BCĐKT Nội bảng: Tài sản nợ/tổng tài sản 31/12/2010 47 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Tiền gửi và tiền vay từ các 30,6% 21,78% 29,99% 24,97% tổ chức tín dụng khác Tiền gửi của khách hàng 44,61% 59,39% 59,09% 67,03% Tổng vốn chủ sở hữu 4,3% 6,9% 8,3% 8,5% Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi khách hàng luôn duy trì một tỷ lệ khá cao trên tổng tài sản Năm 2011, năm mà NHNN áp dụng trần lãi suất huy động cho các ngân hàng thì lượng tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác của MSB đã giảm khá mạnh về tỷ trọng (30,6% năm 2010 còn 21,78% năm 2011) trong khi tiền gửi của khách hàng lại tăng mạnh (44,61%- 59,39%) điều đó cho thấy độ nhạy cảm với lãi suất đã làm cho thay đổi cơ cấu tiền gửi và tiền vay của ngân hàng Rõ ràng việc áp dụng trần lãi suất đã làm cho việc huy động vốn của MSB trở nên khó khăn hơn Tuy nhiên, nhìn vào con số tuyệt đối cũng như tỷ lệ vốn huy động của MSB đã làm tốt hơn rất nhiều các ngân hàng khác trong cùng thời kỳ này Sang năm 2012, có tới 6 lần giảm lãi suất huy động Lần đầu tiên vào ngày 13/03, mức điều chỉnh từ 14% về 13% Từ ngày 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm Trần lãi suất huy động giảm lại không ảnh hưởng nhiều đến tiền gửi khách hàng cho thấy MSB đã có chính sách kịp thời để thích ứng với nhạy cảm của lãi suất trong 2012 Bước sang năm 2013, lãi suất huy động vẫn duy trì ở mức của cuối 2012 nên không có khó hiểu khi tiền gửi của khách hàng đã tăng lên đáng kể gần 8% khi ngân hàng đẩy mạnh huy động với mức lãi suất ổn định này, điều này khiến ngân hàng đã ít tập trung vào tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác hơn, làm chỉ tiêu này giảm từ 29,99%- 24,97% trong 2013 Do tổng tài sản có xu hướng giảm từ 2011-2013 trong khi đó, vốn chủ sở hữu lại tăng khiến tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài liên tục tăng trong các năm giai đoạn 2011-2013 Điều này cho thấy MSB đã tăng cường đầu tư về vốn chủ để đảm bảo an toàn trước rủi ro có thể xảy ra Các yếu tố nhạy cảm thị trường mang lại thực chất không có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu mang tính chiến lược dài hạn này Tài sản có/tổng tài sản Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác 48 31/12/2010 31/12/2011 26,42% 25,16% 31/12/2012 26,37% 31/12/2013 23,05% Chứng khoán đầu tư 24,69% 29,82% 27,51% 31,16% Tài sản cố định 0,53% 0,56% 0,82% 0,79% So với năm 2010, năm 2011 nguồn vốn từ tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng giảm đi đáng kể thì tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác cũng giảm từ 26,42% xuống còn 25,16%, thể hiện sự luân chuyển vốn trong bản thân MSB cũng như MSB với các tổ chức tín dụng khác là không tốt Điều này càng được thể hiện rõ hơn khi trong năm 2013, việc giảm tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác cũng kéo theo việc giảm tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác từ 26,37% xuống còn 23,05% Với khả năng huy động tiền gửi khách hàng rất tốt của mình tạo ra cho MSB một lượng vốn rất lớn để đầu tư và việc đầu tư chứng khoán nhằm đa dạng hóa khoản mục kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận trên nguồn vốn có được là điều dễ hiểu Tuy vậy, việc đầu tư vào chứng khoán là không hề đơn giản và phải có định hướng và phát triển cụ thể để tránh rủi ro và thu được lợi nhuận nhất trong một giai đoạn có rất nhiều biến động của thị trường chứng khoán cũng như chứa đựng rủi ro lớn Qua tỷ lệ về chứng khoán đầu tư cho thấy MSB đã coi đây là khoản mục chiến lược mang lại doanh thu cho ngân hàng Cụ thể, trong năm 2011, giá chứng khoán liên tục giảm nhưng MSB vẫn tăng từ 24,69% năm 2010 lên 29,82% vào cuối năm 2011 Và khi thấy sự biến động giá khi mà trong 7 tháng cuối năm 2012, giá chứng khoán đã giảm thì MSB cũng đã giảm tỷ lệ từ 29,82%- 27,51% Điểm nhấn của TTCK 2013 là 2 đợt sóng tăng mạnh, và những nhà đầu tư bắt kịp đúng đã có được mức sinh lời không hề nhỏ Hiển nhiên, với sự nhạy cảm của thị trường cùng nguồn tiền gửi có tỉ lệ tăng rất mạnh trong năm 2013 MSB đã đầu tư vào chứng khoán cao nhất trong giai đoạn 2010- 2013 đạt tới 31,16% trên tổng tài sản để tận dụng tốt nhất có thể sự trở lại của thị trường chứng khoán dù trong ngắn hạn để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mình Trong cơ cấu tài sản của ngân hàng thương mại, tài sản cố định là tư liệu lao động cần thiết có thời gian luân chuyển dài, là cơ sở vật chất quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của đơn vị Tuy nhiên khác với nhiều loại hình doanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại là loại hình kinh doanh đặc thù nên tài sản cố định chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trên tổng tài sản Chỉ tiêu này mang tính dài hạn nên ít chịu sự nhạy cảm của thị trường MSB đã duy trì tài sản cố định trong giai 49 đoạn 2011-2013 ở mức 0,53%-0,82% trên tổng tài sản, một mức duy trì hợp lý cũng như đảm bảo cho sự vận hành hoạt động ổn định của toàn ngân hàng Phần ngoại bảng Hoạt động ngoại bảng dùng để chỉ các hoạt động liên quan đến các dạng cam kết hay hợp đồng tạo ra nguồn thu nhập cho NH nhưng không được ghi nhận như Tài sản hay Nợ theo thủ tục kế toán thông thường Nguyên nhân phát triển của hoạt động ngoại bảng là do chúng sẽ làm tăng thêm thu nhập dưới hình thức hoa hồng hay thu phí để bù đắp cho sự giảm thấp về thu nhập do những nghiệp vụ truyền thống của NH Ngoài ra nó còn giúp NH tránh được các chi phí về thuế, dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi…Đồng thời Việt Nam đang theo hướng tham gia vào sân chơi quốc tế, vì vậy hầu hết các NH đẩy mạnh các hoạt động ngoại bảng cho phù hợp với xu hướng Các nghiệp vụ ngoại bảng của MSB: Hoạt động cam kết cho vay và bảo lãnh, hoạt động cam kết giao dịch ngoại hối, trong đó cam kết cho vay và bảo lãnh chiếm trọng yếu Đây là một hoạt động với nhiều rủi ro nên nếu việc gia tăng giá trị các nghiệp vụ này cũng sẽ làm cho MSB phải đối mặt với những nguy cơ như rủi ro do KH không trả được nợ và MSB phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay Theo báo cáo tài chính từ năm 2011-2013 của MSB thì chỉ tiêu nghiệp vụ ngoại bảng của ngân hàng liên tục giảm Có thể do ngân hàng không chú trọng đến hoạt động này hoặc dịch vụ của ngân hàng chưa phát triển kịp để đáp ứng yêu cầu đặt ra của các hoạt động ngoại bảng này Để quản trị rủi ro từ các hoạt động ngoại bảng, MSB luôn thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng về tài sản đảm bảo, hạn mức và ký quỹ b Thay đổi hoạt động kinh doanh do nhân tố thị trường 50 Năm 2010 2011 2012 2013 CV DN vừa và nhỏ 73,6% 71,1% 72,5% 68% CV DN lớn 26,4% 28,9% 27,5% 32% Tỷ lệ cho vay của MSB từ 2010-2013 (%) Ngân hàng đang có sự thay đổi trong lĩnh vực cho vay Cho vay doanh nghiệp năm 2012 chiếm 94.77% tổng cho vay khách hàng Năm 2013 tổng dư nợ của MSB giảm 5,03% so với 2012, đạt 27.409 tỷ đồng Tín dụng doanh nghiệp 2013 chiếm 82,15% tổng dư nợ Trong đó, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp Ta thấy, không chỉ tổng dư nợ cho vay giảm mà tỷ lệ cho vay doanh nghiệp cũng giảm do khó khăn trong hoạt động sản xuất khiến các doanh nghiệp ít vay được vốn hơn cùng với đó, có thể thấy sự chuyển dịch sang khối khách hàng cá nhân của ngân hàng Tỷ lệ cho vay khối khách hàng cá nhân tăng từ 5,23% lên 18,85% là một con số tăng đáng kể Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh năm 2012-2013 có sự thay đổi lớn Cho vay thương mại đã giảm một nửa từ 16,31% xuống còn 8,13%, cho vay xây dựng giảm từ 7,32% xuống còn 4,9% Trong khi đó, cho vay các ngành nghề khác lại tăng đáng kể từ 7,98% lên 17,87% Điều này là do sự phát triển của nền kinh tế khi mà các doanh kinh doanh, xây dựng gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận sụt giảm nên ngân hàng cũng chuyển hướng cho vay sang các lĩnh vực khác an toàn hơn 51 Trong điều kiện lãi suất giảm từ 2012-2013 và nền kinh tế có sự chuyển dịch về sự phát triển và tỷ trọng các lĩnh vực ngành nghề, để giảm thiểu rủi ro lãi suất nói riêng và rủi ro thị trường nói chung, MSB cũng đã có những sự thay đổi trong hoạt động cho vay của ngân hàng c Rủi ro thị trường phải đối mặt và chiến lược quản trị rủi ro Rủi ro thị trường gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập, vốn của MSB do những biến động bất lợi của tỷ giá, lãi suất, giá hàng hóa có liên quan trên thị - trường Rủi ro thị trường bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro giá Maritime bank đã có sự quan tâm thích đáng về quản trị rủi ro lãi suất nói riêng và rủi ro thị trường nói chung Trong thời gian qua, mặc dù lãi suất tại thị trường Việt Nam có nhiều biến động nhất là vào giữa năm 2011 khi cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra chóng mặt đẩy lãi suất huy động và cho vay lên cao đỉnh điểm Chính điều này là nguyên nhân làm tăng rủi ro lãi suất của ngân hàng MSB nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung Việc lãi suất năm 2011 tăng cao và tăng trưởng tín dụng nóng của các ngân hàng đã gây ra hậu quả mà đến giờ vẫn còn là mối lo của toàn ngành: nợ xấu và rủi ro mất vốn 52 Nguồn: theo VCBS Nhưng chúng ta có thể thấy, dưới sự điều hành của ngân hàng nhà nước, lãi suất đã dần trở về ổn định và có xu hướng giảm dần Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro, nên MSB đã đưa ra hệ thống giám sát chất lượng toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của danh mục tín dụng để từ đó đưa ra kì hạn đặt lãi phù hợp, kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng Việc giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng giúp cho ngân hàng có được cái nhìn tổng thể về rủi ro, từ đó, dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những hạng mục, trên cơ sở đó, có những điều - chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi ro Quản lý rủi ro thị trường Công tác quản lý rủi ro thị trường được thực hiện tại phòng quản lý rủi ro thị trường thuộc khối quản lý rủi ro Phòng quản lý rủi ro thị trường và thanh khoản chịu trách nhiệm xây dựng chi tiết các chính sách, quy trình, công cụ, hướng dẫn phưuơng pháp đo lường rủi ro thị trường, đề xuất hạn mức rủi ro thị trường độc lập trình cấp thẩm quyền phê duyệt và thực hiện việc giám sát việc tuân thủ hạn mức rủi rothị trường hàng ngày hoặc hàng tháng theo quy định của MSB Chính sách quản lý rủi ro thị trường ban hành đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản và hệ thống công cụ, giới hạn rủi ro thị trường kiểm soát hoạt động kinh doanh và các trạng thái rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng Với các công cụ sử dụng kiểm soát tại sổ kinh doanh như hạn mức trạng thái ngoại tệ ròng, hạn mức PV01, hạn mức, kỳ hạn… và sổ ngân hàng như đo lường chênh lệch kỳ hạn theo mô hình Repricing-khe hở định giá lại Ngân hàng đã mở rộng việc áp dụng phương pháp 53 VAR lịch sử cho các danh mục khác nhau như: ngoại tệ, vàng, quyền chọn Khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng và mức độ sẵn có của dữ liệu đã sẵn sàng, MSB sẽ áp dụng các phương pháp ưu việt hơn như Var mô phỏng Monte Carlo để đo lường chính xác mức độ rủi ro và xác định mức phân bổ vốn cần thiết để bù đắp rủi ro thị trường theo các chuẩn mực Basel 2 Công tác dự báo diễn biến thị trường có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro thị trường Bộ phận quản lý rủi ro thị trường phối hợp với các đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu để đưa ra những dự báo nhận biết những thay đổi tiềm ẩn trên thị trường Từ đó, MSB có cơ - sở đầy đủ để quyết định những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả Quản lý rủi ro lãi suất: Việc đánh giá rủi ro lãi suất được đo lường dựa trên mô hình tái định giá Repricing Model để phân tích và xem xét thông qua 2 cách thức chính:  Phân tích thay đổi về thu nhập lãi ròng: Dựa trên phương pháp tính lãi cộng dồn do thay đổi về lãi suất theo các kịch bản khác nhau Cách thức phân tích thay đổi về thu nhập lãi ròng được xem xét tác động trong ngắn hạn  Phân tích ảnh hưởng giá trị vốn kinh tế EVE: giá trị này thể hiện tác động của các biến động về lãi suất lên giá trị kinh tế của tài sản có, tài sản nợ trong nội bảng và các tài sản trên bảng mục ngoại bảng Cách thức phân tích ảnh hưởng giá trị vốn kinh tế được xem xét tác động trong dài hạn tới MSB đối với những biến động của lãi suất 2.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng - Tiếp tục tái cơ cấu bộ máy tổ chức: sử dụng mô hình hoạt động ngân hàng tiên tiến, chủ yếu tập trung theo ngành dọc với sự quản lý tập trung về chính sách, sản phẩm dịch vụ, rủi ro,… xuyên suốt từ trụ sở chính xuống các đơn vị kinh doanh và quản lý theo ngành ngang với sự phối hợp giữa bộ phận kinh doanh với bộ phận hỗ trợ để nâng cao chuyên môn hóa, tính chuyên nghiệp, phân cấp ủy quyền hợp lý minh bạch Tập trung hơn nữa vào các phân khúc thuộc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh gia đình, tiểu thương, tăng cường doanh thu từ phí dịch vụ:  Mở rộng mạng lưới các điểm kinh doanh theo chiến lược đã đặt ra để nắm bắt nhiều hơn nữa các khách hàng mục tiêu  Tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình đã thí điểm thành công trong năm 2013 với 54 các phân khúc thuộc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân và kinh doanh hộ gia đình  Nghiên cứu mở rộng quy mô, mạng lưới, năng lực kinh doanh thông qua mua bán - sáp nhập để phục vụ định hướng chiến lược Tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ Rà soát, lên kế hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ cho - định hướng chiến lược của ngân hàng Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển đội ngũ nhân sự để có đủ nguồn lực nòng cốt sẵn sàng đáp ứng với sự thay đổi của nền kinh tế và thị trường ngày càng yêu cầu khắt khe hơn - Thực hiện chi tiêu tiết kiệm chống lãng phí - Giảm thiểu nợ xấu phát sinh trong các năm tiếp theo, thúc đẩy mạnh công tác thu - hồi nợ Xây dựng hình ảnh thương hiệu, đi sâu khai thác chiến lược khác biệt hóa trong việc cung cấp dịch vụ 55 III KẾT LUẬN Thông qua các chỉ tiêu CAMELS, ta có thể thấy rằng: MSB đã đáp ứng được các chỉ tiêu về đảm bảo quản lý rủi ro tốt nhưng mặt khác, trong khi MSB nỗ lực thực hiện chiến lược để trở thành một ngân hàng hoạt động tốt nhất thì các chỉ số về lợi nhuận của ngân hàng lại liên tục giảm sút: ROA, ROE đều giảm và thấp hơn nhiều so với một số ngân hàng khác Điều này có thể được giải thích do nền kinh tế đang trong quá trình đi lên từ khủng hoảng, cũng như ngân hàng đang bước đầu thay đổi mang tính hệ thống, nâng cao hệ thống quản lý rủi ro vì vậy mà chi phí tăng cao, vị thế cạnh tranh chưa được củng cố Có thể thấy rằng trong vài năm tới, khả năng phát triển vượt bậc của Maritime bank là không lớn nhưng trong dài hạn, với chiến lược của ngân hàng, MSB có thể sẽ có vị thế cạnh tranh tốt và tăng trưởng vượt bậc trong tương lai 56 ... gần ngân hàng maritime, CTG, ACB, MBB, SHB EIB Từ biểu đồ trên, ta thấy 32 Roa maritime bank thường đứng vị trí thấp Cụ thể, vào năm 2011, Roa maritime ngân hàng, vào năm 2012 ngân hàng vào năm... vị ngân hàng MSB Cụ thể năm 2011, 2012 ngân hàng MSB có số NIM yếu ngân hàng chọn Đến năm 2013 số NIM MSB cao ngân hàng khác Với mức độ NIM thấp ta thấy ngân hàng hoạt động hiệu so với ngân hàng. .. lý rủi ro hoạt động ngân hàng Nó phần cốt lõi phản ánh hiệu hoạt động, thước đo xác cho phát triển ngân hàng tương lai Một ngân hàng quản lý rủi ro tốt nghĩa ngân hàng bị ảnh hưởng tác động rủi

Ngày đăng: 21/10/2014, 22:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

    • Năm 2012, Maritime Bank là một trong ba ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam

    • Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong hệ thống phân tích CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan