Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời (E-Earnings strength)

Một phần của tài liệu DỰA VÀO MÔ HÌNH CAMELS PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI MARITIME BANK VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG (Trang 30 - 39)

a. Phân tích định tính.

Khi xem xét chỉ tiêu định tính về khả năng sinh lời, ta cần xem xét các yếu tố cơ bản sau:

 Tính đầy đủ và hợp lí của các khoản thu nhập, chi phí và diễn biến so với thời kì trước: các chi phí của MSB các năm đều tăng cao khiến cho các chỉ số tài chính bị ảnh hưởng lớn.

 Tính tương đối của các khoản thu nhập, chi phí so với mức độ sử dụng vốn hoặc so với vốn huy động: MSB không tỏ ra hiệu quả trong khả năng sử dụng vốn. Trong khi huy động được khá nhiều nhưng cho vay ít, làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp, chi phí tăng cao.

 Các khoản thu nhập: các khoản thu nhập của MSB là không ổn định do tỉ trọng của lãi thuần từ hoạt động cho vay trên tổng thu nhập thấp nên MSB phụ thuộc vào các thu nhập ngoài, điều này gây ra sự mất ổn định cho ngân hàng.

 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập: ngoài những nguyên nhân chủ quan thì maritime bank chịu tác động không nhỏ của những nguyên nhân khách quan như sự suy giảm của toàn ngành ngân hàng, rủi ro thị trường, biến động lãi suất…

 Ngân hàng không duy trì được cơ cấu vốn và tài sản hợp lí. Tình hình huy động tốt nhưng cho vay không được như ý muốn, lợi nhuận liên tục giảm qua các năm.

Trong khi đó, ngân hàng vẫn bị phụ thuộc vào các khoản thu nhập ngoài lãi trong khi không kiểm soát tốt chi phí làm cho lợi nhuận ngân hàng không tốt.

b. Phân tích định lượng.

- Chỉ tiêu ROA ( Return of assets ) : Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản

Roa là chỉ tiêu quan trọng khi phân tích khả năng hoạt động tổng quát của doanh nghiệp cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản).

Ta có bảng: Chỉ số Roa 3 năm gần đây. (đơn vị: triệu đồng )

Năm Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân ROA

2011 977.228,5 114.855.540,5 0,85

2012 526.366 112.149.187 0,47

2013 292.632 108.519.129 0,27

Ta có biểu đồ về sự thay đổi Roa trong 3 năm gần nhất.

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy Roa của ngân hàng maritime đã suy giảm liên tục trong 3 năm gần đây. Cụ thể Roa của năm 2011 là 0,85 %, của năm 2012 là 0,47 % và của năm 2013 còn 0,26 %. Để tìm hiểu nguyên nhân sự sụt giảm này, ta bắt đầu với công thức tính Roa:

Ta thấy Roa phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân trong năm. Ta sẽ tìm hiểu sự thay đổi của 2 yếu tố này qua các năm.

Ta có bảng sự thay đổi của lợi nhuận sau thuế và sự thay đổi của tổng tài sản bình quân qua các năm .

Nhìn vào 2 đồ thị trên, ta thấy tổng tài sản bình quân qua các năm của ngân hàng tuy có giảm nhưng tốc độ giảm không mạnh bằng tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế. Ngân hàng làm việc ngày một kém hiệu quả, việc này thể hiện ở lợi nhuận của ngân hàng ngày càng giảm.

Để rõ hơn, ta có các bảng đồng quy mô về sự thay đổi của 2 yếu tố lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân:

năm 2011 làm gốc)

Năm Lợi nhuận sau thuế Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối

2011 977.228,5

2012 526.366 -450.862,5 -85,66 %

2013 292.632 -684.596,5 -233,94 %

Bảng đồng quy mô về sự thay đổi của tổng tài sản bình quân qua các năm (lấy năm 2011 làm gốc)

Năm Tổng tài sản bình quân Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối

2011 114.855.540,5 _ _

2012 112.149.187 -2.706.353,5 -2,41 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2013 108.519.129 -6.336.411,5 -5,84 %

Ta thấy trong khi tổng tài sản bình quân qua 2 năm 2012 và 2013 chỉ giảm 2,41 % và 5,84 % mà lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm mạnh qua 2 năm 2012-2013 là 85,66 % và 233,94 %. Đây chính là nguyên do của sự suy giảm Roa.

Ta đi sâu hơn với công thức tính Roa: Roa =

Ta có bảng về các chỉ số liên quan:

Chỉ số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu nhập lãi 11.162.365,5 13.003.005 10.358.244

Chi phí lãi 9.423.676 11219304 8.546.086

Thu nhập phi lãi 468.090,5 408.575,5 636.729,5

Chi phí phi lãi 1.159.015 1.669.940,5 1.906.325,5

Thu nhập bất thường 476.941 679.777 384.286

Chi phí bất thường 215799.5 351402.5 281.158

Phân bổ dự phòng tổn thất 1.406.215 832.685 417.298

Thuế thu nhập 361.071 300.163 164.570,5

Ta có biểu đồ theo dõi sự thay đổi của các yếu tố qua các năm

Nhận xét: Sự suy giảm của Roa qua từng năm ta có thể thấy do các chi phí phi lãi và chi phí bất thường tăng cao nhưng các chỉ số thu nhập không đuổi kịp, làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm mạnh, vì thế mà chỉ số Roa suy giảm.

So sánh Roa của Maritime bank với các ngân hàng khác:

Nhận xét: biểu đồ trên cho thấy tương quan về mức Roa 3 năm gần nhất của các ngân hàng maritime, CTG, ACB, MBB, SHB và EIB. Từ biểu đồ trên, ta thấy

Roa của maritime bank thường đứng ở 1 trong các vị trí thấp nhất. Cụ thể, vào năm 2011, Roa của maritime chỉ hơn 1 ngân hàng, vào năm 2012 hơn được 2 ngân hàng và vào năm 2013 thì maritime bank có chỉ số Roa thấp nhất trong số các ngân hàng ngẫu nhiên được chọn. Điều này cho thấy mức độ cạnh tranh của maritime bank với các ngân hàng khác là không cao.

Thứ 2, ta thấy sự suy giảm Roa qua 3 năm là một xu hướng tất yếu. Ngân hàng nào, dù tốt dù xấu cũng gần như đều tuân theo xu hướng đó. Điều này được lí giải do từ năm 2011, 2012 bong bóng bất động sản phát nổ, kinh tế đi xuống kéo theo sự sụt giảm về thu nhập của toàn bộ ngành ngân hàng. Chính vì vậy việc Roa của MSB giảm cũng là việc tuân theo quy luật chung của thị trường.

- Chỉ tiêu ROE (return of equity): lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Roe là một trong các chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá một ngân hàng, nó phản ánh thu nhập của các cổ đông trên lợi nhuận làm ra của ngân hàng.

Ta có * 100%

Ta có bảng Roe qua các năm 2011, 2012, 2013 của maritime bank:

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân ROE

Năm 2011 977.228,5 7.913.735 12,35 %

Năm 2012 526.366 9.294.956 5,66 %

Năm 2013 292.632 9.251.288,5 3,16 %

Biểu đồ cho thấy sự thay đổi của Roe của maritime bank qua các năm:

Nhận xét: trong 3 năm 2011, 2012, 2013, chỉ số Roe của ngân hàng ngày càng giảm. Nếu như năm 2011, chỉ số Roe của ngân hàng vẫn đạt mức khá tốt là 12,35 % ( >10%) thì đến năm 2012, chỉ số Roe giảm hơn nửa, chỉ còn 5,66 %. Và đến năm 2013, chỉ số Roe ở mức rất thấp 3,16 %. Điều này cho thấy cổ đông của maritime qua 3 năm thu lại lợi nhuận từ ngân hàng là ngày càng giảm.

Nguyên nhân: Ta có * 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ số Roe phụ thuộc vào 2 chỉ tiêu là lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân, vì thế đầu tiên, ta phân tích sự thay đổi của 2 chỉ tiêu trên.

Ta có bảng lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân của ngân hàng qua 3 năm:

Nhận xét: Đồ thị cho ta thấy rõ nguyên nhân vì sao Roe của ngân hàng giảm mạnh qua các năm. Trong khi lợi nhuận sau thuế giảm mạnh qua 3 năm thì vốn chủ sỡ hữu bình quân có xu hướng tăng. Để biết rõ sự chênh lệch qua các năm, ta có bảng so sánh đồng quy mô sau.

Bảng so sánh đồng quy mô lợi nhuận sau thuế qua các năm (lấy năm 2011 làm gốc)

Lợi nhuận sau thuế Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối

Năm 2011 977.228,5

Năm 2012 526.366 -450.862,5 -85.66%

Năm 2013 292.632 -684.596,5 -233.94 %

Bảng so sánh đồng quy mô vốn chủ sở hữu qua các năm (lấy năm 2011 làm gốc ) Vốn chủ sở hữu bình quân Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2011 7.913.735 _ _ Năm 2012 9.294.956 + 1.381.221 +14,85 % Năm 2013 9.251.288,5 + 1.337.553,5 +14,45 % Ta thấy với tử số là lợi nhuận sau thuế bị giảm qua các năm, cụ thể giảm 450.862 triệu vào năm 2012, chênh lệch tương đối là 85% và với năm 2013, con số là giảm 684.596 triệu, tức là giảm hơn 230 % vào năm 2013 với lợi nhuận sau thuế. Không những thế, vốn chủ sở hữu qua các năm lại tăng dần, cụ thể là 2 năm 2012 và 2013 đều tăng khoảng hơn 14% so với năm 2011. Chính vì thế mà Roe của ngân hàng bị giảm lớn và nhiều đến vậy.

Để có cái nhìn rõ hơn ta sẽ đi vào so sánh Roe qua các năm của maritime bank với các ngân hàng khác trên thị trường: ACB, EIB, MBB, BID, SHB và CTG.

Maritim e

ACB EIB MBB SHB BID CTG TB

ngành Năm 2011 12,35 % 27,49% 20,39% 22,96% 15,04 % 13,2% 26,76% 11,86% Năm 2012 5,66 % 6,38 % 12,32% 20,49% 0,34 % 12,83 % 19,81 % 10,34 % Năm 2013 3,16 % 6,58 % 4,32% 16,25% 8,56 % 13,77 % 13,21% 4,3% Ta có biểu đồ thể hiện tương quan Roe giữa các ngân hàng.

ROE và ROA đều giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, nhận xét riêng về ROE của maritime bank, ta có thể thấy chỉ số Roe của ngân hàng rất thấp khi so với các ngân hàng khác hoặc so với trung bình ngành. Cụ thể, năm 2011 và 2013 chỉ số của maritime bank xếp cuối cùng trong các ngân hàng chọn ngẫu nhiên để so sánh, với năm 2012 thì xếp áp chót. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngân hàng là rất thấp.

Việc xu hướng giảm của ngành ngân hàng 3 năm qua cũng là do kinh tế suy thoái, bong bóng bất động sản bị vỡ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành ngân hàng (do không nhiều chủ đầu tư đủ tiền mặt để đầu tư dự án nên tất yếu phải vay ngân hàng).

Tiếp theo, ta sẽ phân tích sâu hơn để hiểu rõ được sự thay đổi của chỉ số ROE của ngân hàng maritime. Ta có:

ROE = = ROA* EM

Trong đó EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu. Ta có bảng

ROA EM ROE

Năm 2011 0,85 14,51 12,35

Năm 2012 0,47 12,06 5,66

Năm 2013 0,27 11,73 3,16

Ta có thể thấy ROE giảm từ năm 2011 đến năm 2013 là do ROA giảm quá mạnh trong khi hệ số nhân vốn chủ sở hữu cũng giảm theo từng năm, dẫn đến việc chỉ số ROE giảm mạnh. Xét đến chỉ số EM là xét đến tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân. Ta có bảng sau mô họa sự thay đổi của 2 chỉ số này.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản bình quân 114.855.54 0,5 112.149.187 108.519.129 Vốn chủ sở hữu bình quân 7.913.735 9.294.956 9.251.288,5 Nợ phải trả (= tổng tài sản- vốn chủ sở hữu) 106.941.805,5 102.854.231 99.267.840,5 Ta có biểu đồ theo dõi sự thay đổi của nợ phải trả của ngân hàng qua các năm: Ta thấy nợ phải trả của ngân hàng maritime giảm đều qua các năm. Tuy nhiên, chỉ số Roe của maritime bank lại sụt giảm rất lớn mặc dù lượng vay vốn vẫn

còn nhiều chứng tỏ ngân hàng chưa tỏ ra hiệu quả trong khả năng sử dụng vốn vay. - NIM: Tỉ lệ thu nhập lãi thuần.

NIM là chỉ số phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí. Chỉ số này giúp ta đánh giá xem ngân hàng đã tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí trả lãi hay chưa. Ta có:

NIM = * 100 %.

Ta lại có: Tổng tài sản sinh lời= Tổng tài sản bình quân – tiền mặt – TSCĐ – TS có khác – dư nợ quá hạn. Ta có bảng sau: Tổng tài sản bình quân Tiền mặt TSCĐ TS có khác Dư nợ quá hạn Tổng tài sản sinh lời Năm 2011 114.855.540,5 1.066.526 670.142 15.237.72 9 436.320 97.444.823,5 Năm 2012 112.149.187 1.104.201 812.874, 5 10.573.81 8 488.265 99.170.028,5 Năm 2013 108.519.129 1.006.704, 5 874.162 14.734.78 0 3.888.55 5 88.014.927,5 Vậy ta có bảng NIM qua các năm

Thu nhập lãi thuần Tổng tài sản sinh lời NIM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011 1.738.689,5 97.444.823,5 1,78

Năm 2012 1.783.701 99.170.028,5 1,8

Năm 2013 1.812.158 88.014.927,5 2,06

Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của NIM trong 3 năm:

Chỉ số NIM lại cho thấy sự thay đổi ngược với 2 chỉ số ROA và ROE. Trong khi 2 chỉ số kia giảm mạnh từ năm 2011 đến năm 2013 thì chỉ số NIM lại tăng theo từng năm, từ đó ta thấy ngân hàng có hoạt động tín dụng chiếm tỉ trọng lớn, cùng với đó là các thu nhập ngoài lãi thấp và chi phí ngoài lãi cao.

Ta có bảng

Thu nhập lãi Chi phí lãi

Năm 2011 11.162.365,5 9.423.676

Năm 2012 13.003.005 11.219.304

Năm 2013 10.358.244 8.546.086

Ta có thể thấy thu nhập lãi thuần qua các năm không thay đổi nhiều do có sự đồng biến giữa thu nhập lãi và chi phí lãi. Qua các năm, mỗi khi thu nhập lãi tăng hay giảm bao nhiêu thì chi phí lãi cũng có tốc độ tăng và giảm gần như vậy, nhờ đó mà thu nhập lãi thuần được giữ nguyên qua các năm.

Ta có bảng

Thu nhập phi lãi Chi phí phi lãi

Năm 2011 468.090,5 1.159.015

Năm 2012 408.575,5 1.669.940,5

Năm 2013 636.729,5 1.906.325,5

Sự thay đổi của các yếu tố trên được thể hiện qua đồ thị:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy thu nhập phi lãi có tăng trong 3 năm nhưng tốc độ tăng không mạnh bằng chi phí phi lãi. Chi phí phi lãi tăng rất mạnh từ 1.159.015 triệu vào năm 2011 tăng đến 1.906.325,5 triệu vào năm 2013. Điều này cho thấy công tác quản lí chi phí ngoài lãi của ngân hàng không được tốt khi để chi phí ngoài lãi tăng liên tục các năm qua.

Ta có tỉ trọng của thu nhập lãi trên tổng thu nhập qua các năm của ngân hàng qua bảng sau:

Thu nhập lãi thuần Tổng thu nhập Tỉ trọng

Năm 2011 1.738.689,5 2.496.270,5 69,65 %

Năm 2012 1.783.701 2.515.996 70,89 %

Năm 2013 1.812.158 _

Ta có tỉ trọng thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập của 1 số ngân hàng khác:

CTG VCb STB EIB SHB MSB

Năm 2011 89,6 83,53 86,49 85,03 85,15 69,65

Năm 2012 83,87 72,55 94,8 90,98 63,81 70,89

Ta thấy, so với 1 số ngân hàng khác thì tỉ trọng thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập của MSB là không cao, điều này cho thấy ngân hàng có nguồn thu từ lãi yếu. Điều này là do ngân hàng tuy huy động tốt nhưng lại cho vay được rất ít, từ đó lợi nhuận từ lãi không lớn.

Ta sẽ so sánh chỉ số NIM của ngân hàng với 1 số ngân hàng khác trên thị trường trong 3 năm qua. Các ngân hàng được lựa chọn là CTG, VCB, STB, EIB, SHB.

Năm 2011 1,78 5,11 3,88 4,78 3,75 3,52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2012 1,8 4,06 2,94 5,34 3,13 2,29

Năm 2013 2,06 3,61 2,55 4,97 1,8 1,85

Ta có đồ thị thể hiện:

Cũng như các chỉ số ROA, ROE, chỉ số NIM của MSB luôn ở mức thấp nhất và gần thấp nhất qua các năm. Điều này phản ánh được vị thế của ngân hàng MSB. Cụ thể trong 2 năm 2011, 2012 ngân hàng MSB luôn có chỉ số NIM yếu nhất trong các ngân hàng được chọn. Đến năm 2013 thì chỉ số NIM của MSB cao được hơn 2 ngân hàng khác. Với mức độ NIM thấp như thế này ta thấy ngân hàng hoạt động kém hiệu quả so với các ngân hàng cạnh tranh. Trong khi nguồn thu từ lãi không được cải thiện thì chi phí không có dấu hiệu sẽ giảm.

- NPM- khả năng kiểm soát chi phí

Ta có công thức tính NPM như sau: NPM = * 100%.

Chỉ số NPM cho ta biết khả năng kiểm soát chi phí của ngân hàng như thế nào. Ta có chỉ số NPM của ngân hàng MSB qua 3 năm qua:

Lợi nhuận sau thuế Tổng thu nhập NPM

Năm 2011 977.228,5 2.496.270,5 0,3914

Năm 2012 526.366 2.515.996 0,2092

Một phần của tài liệu DỰA VÀO MÔ HÌNH CAMELS PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI MARITIME BANK VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG (Trang 30 - 39)