ensitive to market risk)
Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong hệ thống phân tích CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.
Rủi ro lãi suất là rủi ro gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập, vốn của MSB do những biến động bất lợi của lãi suất. Rủi ro lãi suất phát sinh khi có sự chênh lệch về thời hạn giữa tài sản có nhạy cảm lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất được huy động tài trợ cho các tài sản có đó. Các hoạt động chính của MSB tạo ra rủi ro lãi suất gồm: hoạt động cho vay, huy động, đầu tư
a. Sự phù hợp trong kết cấu BCĐKT
Nội bảng:
Tài sản nợ/tổng tài sản
Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác
30,6% 21,78% 29,99% 24,97%
Tiền gửi của khách hàng 44,61% 59,39% 59,09% 67,03%
Tổng vốn chủ sở hữu 4,3% 6,9% 8,3% 8,5%
Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi khách hàng luôn duy trì một tỷ lệ khá cao trên tổng tài sản. Năm 2011, năm mà NHNN áp dụng trần lãi suất huy động cho các ngân hàng thì lượng tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác của MSB đã giảm khá mạnh về tỷ trọng (30,6% năm 2010 còn 21,78% năm 2011) trong khi tiền gửi của khách hàng lại tăng mạnh (44,61%- 59,39%) điều đó cho thấy độ nhạy cảm với lãi suất đã làm cho thay đổi cơ cấu tiền gửi và tiền vay của ngân hàng. Rõ ràng việc áp dụng trần lãi suất đã làm cho việc huy động vốn của MSB trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhìn vào con số tuyệt đối cũng như tỷ lệ vốn huy động của MSB đã làm tốt hơn rất nhiều các ngân hàng khác trong cùng thời kỳ này. Sang năm 2012, có tới 6 lần giảm lãi suất huy động. Lần đầu tiên vào ngày 13/03, mức điều chỉnh từ 14% về 13% . Từ ngày 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Trần lãi suất huy động giảm lại không ảnh hưởng nhiều đến tiền gửi khách hàng cho thấy MSB đã có chính sách kịp thời để thích ứng với nhạy cảm của lãi suất trong 2012. Bước sang năm 2013, lãi suất huy động vẫn duy trì ở mức của cuối 2012 nên không có khó hiểu khi tiền gửi của khách hàng đã tăng lên đáng kể gần 8% khi ngân hàng đẩy mạnh huy động với mức lãi suất ổn định này, điều này khiến ngân hàng đã ít tập trung vào tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác hơn, làm chỉ tiêu này giảm từ 29,99%- 24,97% trong 2013.
Do tổng tài sản có xu hướng giảm từ 2011-2013 trong khi đó, vốn chủ sở hữu lại tăng khiến tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài liên tục tăng trong các năm giai đoạn 2011-2013. Điều này cho thấy MSB đã tăng cường đầu tư về vốn chủ để đảm bảo an toàn trước rủi ro có thể xảy ra. Các yếu tố nhạy cảm thị trường mang lại thực chất không có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu mang tính chiến lược dài hạn này.
Tài sản có/tổng tài sản
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Tiền gửi và cho vay các tổ
chức tín dụng khác
Chứng khoán đầu tư 24,69% 29,82% 27,51% 31,16%
Tài sản cố định 0,53% 0,56% 0,82% 0,79%
So với năm 2010, năm 2011 nguồn vốn từ tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng giảm đi đáng kể thì tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác cũng giảm từ 26,42% xuống còn 25,16%, thể hiện sự luân chuyển vốn trong bản thân MSB cũng như MSB với các tổ chức tín dụng khác là không tốt. Điều này càng được thể hiện rõ hơn khi trong năm 2013, việc giảm tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác cũng kéo theo việc giảm tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác từ 26,37% xuống còn 23,05%.
Với khả năng huy động tiền gửi khách hàng rất tốt của mình tạo ra cho MSB một lượng vốn rất lớn để đầu tư và việc đầu tư chứng khoán nhằm đa dạng hóa khoản mục kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận trên nguồn vốn có được là điều dễ hiểu. Tuy vậy, việc đầu tư vào chứng khoán là không hề đơn giản và phải có định hướng và phát triển cụ thể để tránh rủi ro và thu được lợi nhuận nhất trong một giai đoạn có rất nhiều biến động của thị trường chứng khoán cũng như chứa đựng rủi ro lớn. Qua tỷ lệ về chứng khoán đầu tư cho thấy MSB đã coi đây là khoản mục chiến lược mang lại doanh thu cho ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2011, giá chứng khoán liên tục giảm nhưng MSB vẫn tăng từ 24,69% năm 2010 lên 29,82% vào cuối năm 2011. Và khi thấy sự biến động giá khi mà trong 7 tháng cuối năm 2012, giá chứng khoán đã giảm thì MSB cũng đã giảm tỷ lệ từ 29,82%- 27,51%. Điểm nhấn của TTCK 2013 là 2 đợt sóng tăng mạnh, và những nhà đầu tư bắt kịp đúng đã có được mức sinh lời không hề nhỏ. Hiển nhiên, với sự nhạy cảm của thị trường cùng nguồn tiền gửi có tỉ lệ tăng rất mạnh trong năm 2013 MSB đã đầu tư vào chứng khoán cao nhất trong giai đoạn 2010- 2013 đạt tới 31,16% trên tổng tài sản để tận dụng tốt nhất có thể sự trở lại của thị trường chứng khoán dù trong ngắn hạn để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mình.
Trong cơ cấu tài sản của ngân hàng thương mại, tài sản cố định là tư liệu lao động cần thiết có thời gian luân chuyển dài, là cơ sở vật chất quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên khác với nhiều loại hình doanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại là loại hình kinh doanh đặc thù nên tài sản cố định chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này mang tính dài hạn nên ít chịu sự nhạy cảm của thị trường. MSB đã duy trì tài sản cố định trong giai
đoạn 2011-2013 ở mức 0,53%-0,82% trên tổng tài sản, một mức duy trì hợp lý cũng như đảm bảo cho sự vận hành hoạt động ổn định của toàn ngân hàng.
Phần ngoại bảng.
Hoạt động ngoại bảng dùng để chỉ các hoạt động liên quan đến các dạng cam kết hay hợp đồng tạo ra nguồn thu nhập cho NH nhưng không được ghi nhận như Tài sản hay Nợ theo thủ tục kế toán thông thường. Nguyên nhân phát triển của hoạt động ngoại bảng là do chúng sẽ làm tăng thêm thu nhập dưới hình thức hoa hồng hay thu phí để bù đắp cho sự giảm thấp về thu nhập do những nghiệp vụ truyền thống của NH. Ngoài ra nó còn giúp NH tránh được các chi phí về thuế, dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi…Đồng thời Việt Nam đang theo hướng tham gia vào sân chơi quốc tế, vì vậy hầu hết các NH đẩy mạnh các hoạt động ngoại bảng cho phù hợp với xu hướng.
Các nghiệp vụ ngoại bảng của MSB: Hoạt động cam kết cho vay và bảo lãnh, hoạt động cam kết giao dịch ngoại hối, trong đó cam kết cho vay và bảo lãnh chiếm trọng yếu. Đây là một hoạt động với nhiều rủi ro nên nếu việc gia tăng giá trị các nghiệp vụ này cũng sẽ làm cho MSB phải đối mặt với những nguy cơ như rủi ro do KH không trả được nợ và MSB phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay. Theo báo cáo tài chính từ năm 2011-2013 của MSB thì chỉ tiêu nghiệp vụ ngoại bảng của ngân hàng liên tục giảm. Có thể do ngân hàng không chú trọng đến hoạt động này hoặc dịch vụ của ngân hàng chưa phát triển kịp để đáp ứng yêu cầu đặt ra của các hoạt động ngoại bảng này.
Để quản trị rủi ro từ các hoạt động ngoại bảng, MSB luôn thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng về tài sản đảm bảo, hạn mức và ký quỹ.
Năm 2010 2011 2012 2013
CV DN vừa và nhỏ 73,6% 71,1% 72,5% 68%
CV DN lớn 26,4% 28,9% 27,5% 32%
Tỷ lệ cho vay của MSB từ 2010-2013 (%)
Ngân hàng đang có sự thay đổi trong lĩnh vực cho vay. Cho vay doanh nghiệp năm 2012 chiếm 94.77% tổng cho vay khách hàng. Năm 2013 tổng dư nợ của MSB giảm 5,03% so với 2012, đạt 27.409 tỷ đồng. Tín dụng doanh nghiệp 2013 chiếm 82,15% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Ta thấy, không chỉ tổng dư nợ cho vay giảm mà tỷ lệ cho vay doanh nghiệp cũng giảm do khó khăn trong hoạt động sản xuất khiến các doanh nghiệp ít vay được vốn hơn cùng với đó, có thể thấy sự chuyển dịch sang khối khách hàng cá nhân của ngân hàng. Tỷ lệ cho vay khối khách hàng cá nhân tăng từ 5,23% lên 18,85% là một con số tăng đáng kể.
Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh năm 2012-2013 có sự thay đổi lớn Cho vay thương mại đã giảm một nửa từ 16,31% xuống còn 8,13%, cho vay xây dựng giảm từ 7,32% xuống còn 4,9%. Trong khi đó, cho vay các ngành nghề khác lại tăng đáng kể từ 7,98% lên 17,87%. Điều này là do sự phát triển của nền kinh tế khi mà các doanh kinh doanh, xây dựng gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận sụt giảm nên ngân hàng cũng chuyển hướng cho vay sang các lĩnh vực khác an toàn hơn.
Trong điều kiện lãi suất giảm từ 2012-2013 và nền kinh tế có sự chuyển dịch về sự phát triển và tỷ trọng các lĩnh vực ngành nghề, để giảm thiểu rủi ro lãi suất nói riêng và rủi ro thị trường nói chung, MSB cũng đã có những sự thay đổi trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
c. Rủi ro thị trường phải đối mặt và chiến lược quản trị rủi ro
- Rủi ro thị trường gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập, vốn của MSB do những biến động bất lợi của tỷ giá, lãi suất, giá hàng hóa có liên quan trên thị trường. Rủi ro thị trường bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro giá.
- Maritime bank đã có sự quan tâm thích đáng về quản trị rủi ro lãi suất nói riêng và rủi ro thị trường nói chung. Trong thời gian qua, mặc dù lãi suất tại thị trường Việt Nam có nhiều biến động nhất là vào giữa năm 2011 khi cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra chóng mặt đẩy lãi suất huy động và cho vay lên cao đỉnh điểm. Chính điều này là nguyên nhân làm tăng rủi ro lãi suất của ngân hàng MSB nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung. Việc lãi suất năm 2011 tăng cao và tăng trưởng tín dụng nóng của các ngân hàng đã gây ra hậu quả mà đến giờ vẫn còn là mối lo của toàn ngành: nợ xấu và rủi ro mất vốn.
Nguồn: theo VCBS
Nhưng chúng ta có thể thấy, dưới sự điều hành của ngân hàng nhà nước, lãi suất đã dần trở về ổn định và có xu hướng giảm dần. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro, nên MSB đã đưa ra hệ thống giám sát chất lượng toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của danh mục tín dụng để từ đó đưa ra kì hạn đặt lãi phù hợp, kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng. Việc giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng giúp cho ngân hàng có được cái nhìn tổng thể về rủi ro, từ đó, dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những hạng mục, trên cơ sở đó, có những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi ro. - Quản lý rủi ro thị trường
Công tác quản lý rủi ro thị trường được thực hiện tại phòng quản lý rủi ro thị trường thuộc khối quản lý rủi ro. Phòng quản lý rủi ro thị trường và thanh khoản chịu trách nhiệm xây dựng chi tiết các chính sách, quy trình, công cụ, hướng dẫn phưuơng pháp đo lường rủi ro thị trường, đề xuất hạn mức rủi ro thị trường độc lập trình cấp thẩm quyền phê duyệt và thực hiện việc giám sát việc tuân thủ hạn mức rủi rothị trường hàng ngày hoặc hàng tháng theo quy định của MSB.
Chính sách quản lý rủi ro thị trường ban hành đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản và hệ thống công cụ, giới hạn rủi ro thị trường kiểm soát hoạt động kinh doanh và các trạng thái rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng. Với các công cụ sử dụng kiểm soát tại sổ kinh doanh như hạn mức trạng thái ngoại tệ ròng, hạn mức PV01, hạn mức, kỳ hạn… và sổ ngân hàng như đo lường chênh lệch kỳ hạn theo mô hình Repricing-khe hở định giá lại. Ngân hàng đã mở rộng việc áp dụng phương pháp
VAR lịch sử cho các danh mục khác nhau như: ngoại tệ, vàng, quyền chọn. Khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng và mức độ sẵn có của dữ liệu đã sẵn sàng, MSB sẽ áp dụng các phương pháp ưu việt hơn như Var mô phỏng Monte Carlo để đo lường chính xác mức độ rủi ro và xác định mức phân bổ vốn cần thiết để bù đắp rủi ro thị trường theo các chuẩn mực Basel 2.
Công tác dự báo diễn biến thị trường có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro thị trường. Bộ phận quản lý rủi ro thị trường phối hợp với các đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu để đưa ra những dự báo nhận biết những thay đổi tiềm ẩn trên thị trường. Từ đó, MSB có cơ sở đầy đủ để quyết định những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
- Quản lý rủi ro lãi suất:
Việc đánh giá rủi ro lãi suất được đo lường dựa trên mô hình tái định giá Repricing Model để phân tích và xem xét thông qua 2 cách thức chính:
Phân tích thay đổi về thu nhập lãi ròng: Dựa trên phương pháp tính lãi cộng dồn do thay đổi về lãi suất theo các kịch bản khác nhau. Cách thức phân tích thay đổi về thu nhập lãi ròng được xem xét tác động trong ngắn hạn.
Phân tích ảnh hưởng giá trị vốn kinh tế EVE: giá trị này thể hiện tác động của các biến động về lãi suất lên giá trị kinh tế của tài sản có, tài sản nợ trong nội bảng và các tài sản trên bảng mục ngoại bảng. Cách thức phân tích ảnh hưởng giá trị vốn kinh tế được xem xét tác động trong dài hạn tới MSB đối với những biến động của lãi suất.