Nhóm chỉ tiêu về tính thanh khoản (L-Liquidity risk exposuar)

Một phần của tài liệu DỰA VÀO MÔ HÌNH CAMELS PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI MARITIME BANK VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG (Trang 39 - 47)

a. Tính thanh khoản

Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần thu hồi những khoản vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hơn (lãi suất cao) nên ngân hàng về cơ bản có nhu cầu thanh khoản rất lớn.

Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay. Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lượng tài sản kém, mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng. Nói chung có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguốn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược, chính sách quản lý tài sản – nợ của ngân hàng, tuân thủ với các chính sách thanh khoản nội bộ ngân

hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng.

b. Đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng Maritime Bank.

- Kết cấu tài sản của ngân hàng

Nhìn vào bảng CĐKT của ngân hàng phần tài sản chúng ta có thể thấy khoản mục tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác và chứng khoán đầu tư chiếm tỷ lệ rất lớn, tiếp theo là khoản mục Tài sản Có khác cũng chiếm tỷ lệ khá nhiều, còn lại đều rất nhỏ (trên dưới 1%). Đi sâu vào phân tích một số khoản mục tiêu biểu như sau:

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý: đây là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, tuy nhiên chi phí nắm giữ lại rất cao, vì thế các NHTM phải cân nhắc lượng tiền mặt (vàng bạc, đá quý ) nắm giữ mà không mang đi đầu tư sao cho chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo tính thanh khoản. Từ năm 2010 đến năm 2013 quy mô nắm cũng như tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tăng (từ 912 tỷ đồng lên hơn 1nghìn tỷ đồng tương đương tăng từ 0,79% lên 0,96%), kéo theo đó là lượng tiền gửi dự trữ bắt buộc ở NHNN cũng tăng lên, đáng chú ý là năm 2011 khoản mục này tăng một cách đáng kể (1,07%). Đây có thể là kết quả của cuộc chạy đua lãi suất khi mà dân chúng ồ ạt gửi tiền vào để hưởng lãi nhưng doanh nghiệp lại không có nhu cầu về vốn vì nền kinh tế trì trệ và chi phí phải trả cho khoản vay này quá cao. Qua tình hình phân tích 4 năm chúng ta có thể thấy xu hướng ngân hàng càng ngày càng chú trọng ổn định tính thanh khoản,đảm bảo uy tín, nhất là trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay.

Bảng 1: Tài sản NHTM (trích báo cáo thường niên Maritime Bank năm 2011 – 2013)

Tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác

Đây là khoản mục chiếm tỷ lệ cao trong tài sản của NHTM. Từ năm 2010 đến cuối năm 2013 khoản mục này đã giảm một cách đáng kể (giảm từ khoảng 30,5 nghìn tỷ đồng xuống còn hơn 24,5 nghìn tỷ đồng, tương đương với 26,42% xuống

23,05% tổng tài sản).  Cho vay khách hàng

Xu hướng chung trong 4 năm qua thì khoản mục cho vay khách hàng giảm (từ khoảng 31,5 nghìn tỷ đồng tương đương với 27,33% xuống còn hơn 26,6 nghìn tỷ đồng tương đương với gần 25%). Điều này phản ánh tình trạng cho vay rất khó khăn xảy ra với các NHTM hiện nay, dẫn đến việc chi phí để quản lý vốn huy động được tăng cao. Để giải quyết tình trạng này cũng như giảm rủi ro trong đầu tư, các NHTM hiện nay đang có xu thế đa dạng hóa các khoản mục đầu tư, theo đó tỷ lệ khoản mục cho vay khách hàng sẽ giảm đi, tăng tỷ lệ thu nhập từ các dòng sản phẩm mới. Maritime Bank cũng nằm trong số đó. Vì thế trong tổng tài sản của mình thì khoản mục cho vay khách hàng đã giảm đi một ít.

Trong khoản mục này đáng chú ý là lượng tiền cũng như tỷ lệ cho vay ở năm 2011 tăng đáng kể, cao hơn hẳn năm 2010 và năm 2012. Đây có thể là ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung khi năm 2011 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau đợt suy thoái vào năm 2008. Vì thế nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tăng cao dẫn đến ngân hàng cho vay ra ồ ạt để kiếm lãi. Tuy nhiên thì đây cũng là nguyên ra tình trạng nợ xấu vì những khoản cho vay không đủ tiêu chuẩn.  Chứng khoán đầu tư.

Chứng khoán đầu tư (chiếm tỷ trọng lớn là bộ phận chứng khoán sẵn sàng để bán) là khoản mục có khả năng thanh khoản cao, khả năng sinh lời trung bình. Vì thế nó được coi như nguồn thanh khoản bổ sung cho ngân hàng. Từ năm 2010 đến 2013 khoản mục này đã tăng đáng kể (từ 28,5 nghìn tỷ đồng lên gần 33 nghìn tỷ đồng tương đương 24,71% lên 30,75%) làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng mà chi phí nắm giữ không quá cao.

Các tài sản khác

Ngoài các khoản mục đã nêu ở trên, thì các tài sản khác có tính thanh khoản thấp hơn như: góp vốn đầu tư dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư cũng tăng nhẹ, giúp ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận trong giai đoạn khó khăn này.

Về phần các tài sản có tính thanh khoản cao chưa đề cập đến như chứng khoán kinh doanh cũng tăng nhẹ, tuy nhiên thì nó chiếm tỷ trọng không lớn vì đặc điểm của nền kinh tế hiện nay. Ngoài ra, từ năm 2011 Maritime Bank cũng đã sử

dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro, hạn chế những tổn thất khi đầu tư.

- Phân tích các nguồn vốn của ngân hàng.

Bảng 2: Nợ phải trả NHTM (trích báo cáo thường niên Maritime Bank năm 2011 – 2013)

Các khoản cần lưu ý cũng như chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả của NHTM bao gồm: các khoản nợ Chính phủ và NHNN, tiền gửi và tiền vay các TCTD khác, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá (GTCG).

Nhìn vào bảng 2 chúng ta có thể thấy nguồn vốn Maritime Bank đang tập trung trong giai đoạn vừa qua từ năm 2011 đến cuối năm 2013 là tiền gửi khách hàng, khoản mục này đã tăng từ hơn 48,5 nghìn tỷ lên gần 65,5 nghìn tỷ đồng (tương đương với 44,61% lên 67,03%), trong khi đó các khoản vay Chính phủ, NHNN và các TCTD khác, phát hành GTCG đã giảm đi đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu nhất có lẽ là do ngân hàng đang ngày càng phát triển và có vị thế hơn trong ngành, nên việc huy động nguồn vốn từ dân chúng (nguồn vốn có chi phí gần như là thấp nhất) đã dễ dàng hơn. Tuy nhiên nguồn vốn này có nhược điểm đó là ngân hàng không chủ động được số lượng và thời hạn theo mong muốn, vì thế để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngân hàng còn cần huy động từ những chủ thể, thị trường hoặc công cụ tài chính khác.

Một minh chứng có thể thấy uy tín của ngân hàng tăng lên, đó là, mặc dù tổng nợ phải trả giảm về quy mô, tuy nhiên thì khoản vay từ các TCTD lại tăng (từ 259 tỷ lên gần 16 nghìn tỷ đồng), chứng tỏ khả năng tiếp cận thị trường liên ngân hàng của Maritime Bank đang có những dấu hiệu khả quan. Đây là điều đáng mừng vì

nguồn vốn từ thị trường này rất linh hoạt, giúp ngân hàng có thể đáp ứng nguồn vốn thiếu hụt nhanh chóng, tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng còn huy động được từ một số nguồn khác, làm phong phú danh mục để giảm thiểu rủi ro về thanh khoản, tận dụng tính linh hoạt do các dòng tiền này mang lại.

Bảng 3: Chi tiết một số khoản vay ở thuyết minh BCTC: ( Trích BCTN năm 2013 )

Ở năm 2012, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn xấp xỉ nhau, nhưng đến năm 2013, trên thuyết minh BCTC ta có thể thấy, lượng tiền gửi có kỳ hạn của các TCTD tăng lên, trong khi đó lượng tiền gửi không kỳ hạn lại giảm đi đáng kể, làm cho tỷ lệ giữa 2 loại tiền gửi này chênh lệch nhau rất nhiều. Lượng tiền gửi có kỳ hạn này sẽ tăng thêm tính ổn định cho nguồn vốn của ngân hàng, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro về tính thanh khoản.

Không giống khoản mục vay và tiền gửi của các TCTD, khoản mục tiền gửi của khách hàng qua 2 năm 2012 và 2013 lại có tính ổn định về tỷ lệ cũng như quy mô về tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (gấp hơn 2 lần so với tiền gửi không kỳ hạn). Có thể là do ảnh hưởng về tình hình của nền kinh tế, các NHTM nói chung và Maritime Bank nói riêng, rất cần tính ổn định trong các nguồn vốn để hạn chế các rủi ro không mong muốn mà rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro được quan tâm hàng đầu. Một lý do nữa đó là khi mà nền kinh tế còn đang chậm chạp phục hồi thì nhu cầu đầu tư của dân cư cũng không lớn, do đó người ta sẽ có xu hướng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn để hưởng một mức lãi suất cao hơn.

Maritime Bank cũng đã chi tiết đối tượng khách hàng gửi tiền ở thuyết minh BCTC, chúng ta có thể thấy dòng tiền từ cá nhân vẫn là nguồn vốn lớn của ngân hàng. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính ổn định của nguồn vốn khi mà tập quán, thói quen tiêu dùng, đầu tư nhỏ lẻ đã ăn sâu vào mỗi người dân Việt Nam. Vì thế ngân hàng cần dự trữ một lượng tiền mặt đủ lớn và phù hợp để đề phòng các tình huống có thể xảy ra dẫn đến mất khả năng thanh khoản.

c. Mức độ phù hợp của nguồn vốn huy động và tài sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 triệu đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng

Ngắn hạn 10.612.503 10.409.771 21.534.024 19.333.623 Trung hạn 6.145.927 6.916.905 6.318.668 6.248.244 Dài hạn 10.605.907 11.616.954 9.900.247 6.247.668 TỔNG 27.364.337 28.943.630 37.752.939 31.829.535

Bảng 4: Phân tích dư nợ theo thời gian.

BCTC không phân tích các khoản cho vay theo thời gian theo các mốc: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tuy nhiên, dựa vào phân loại các khoản tiền gửi, ta có thể thấy nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng đang ngày càng ổn định, đảm bảo được khả năng thanh khoản cho ngân hàng khi có nhu cầu về thanh khoản. Nhưng nhìn vào các con số ở bảng trên chúng ta cũng cần lưu ý, khi mà có vẻ như lượng cho vay dài hạn của ngân hàng đang tăng lên đáng kể và các khoản cho vay ngắn hạn thì ngược lại. Nếu nguồn vốn huy động được không đủ kỳ hạn và không đủ ổn định thì khả năng phải chịu rủi ro về thanh khoản là rất lớn. Ngân hàng không thể chỉ nhìn vào lợi nhuận lớn trước mắt khi cho vay dài hạn mà không quan tâm đến tài sản của mình. Có lẽ ở khoản mục này thì Maritime Bank nên xem xét lại để có chính sách cho vay hợp lý hơn.

d. Mức độ đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo khả năng chi trả và các quy định khác của NHNN.

Tỷ lệ thanh khoản theo quy định của NHNN như sau:

- Tỷ lệ thanh khoản tối thiểu giữa các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu niêm yết và tổng nợ phải trả là 15%.

Nhận xét: Maritime Bank đã duy trì một tỷ lệ các tài sản có tính thanh khoản cao trên nợ phải trả rất lớn, đảm bảo khả năng chi trả khi có sự việc ngoài ý muốn xảy ra, tránh rơi vào tình trạng mất thanh khoản, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Có thể trong tình hình hiện nay, ngân hàng nào cũng cẩn thận hơn về nguồn vốn của mình. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể hơi lớn, dẫn đến chi phí tăng cao, ngân hàng nên tính toán lại để dự trữ cho mình lượng tài sản này với tỷ lệ hợp lý hơn.

- Tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả trong vòng 7 ngày làm việc kế tiếp bằng 1.

*Nhận xét: BCTC năm 2013 chỉ ra rằng Maritime Bank đã duy trì tốt tỷ lệ giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả trong vòng 7 ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, qua các số liệu công bố trên BCTC, chúng ta có thể khẳng định rằng, NHTM Maritime Bank đã chấp hành tốt các quy định của NHNN về đảm bảo khả năng thanh khoản.

Một phần của tài liệu DỰA VÀO MÔ HÌNH CAMELS PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI MARITIME BANK VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG (Trang 39 - 47)