Quản trị rủi ro tác nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai (Trang 74 - 75)

- Trong hệ thống NHTM Việt Nam, Vietcombank là ngân hàng mạnh nhất trong TTQT hiện nay Do đó, là chi nhánh của Vietcombank, của Vietcombank Đồng Na

3.2.2.5 Quản trị rủi ro tác nghiệp

"Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ

các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá...". [10]

Đối với VCB Đồng Nai cũng vậy, không phải tất cả các phương thức thanh toán

đều an toàn tuyệt đối và dù chuyên nghiệp đến đâu thì rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu không có sự thận trọng trong hoạt động tác nghiệp hoặc những rủi ro có thể xảy ra do pháp luật hay những điểm không rõ ràng trong các hợp đồng XNK, điều này sẽ gây ra những thiệt hại cho Chi nhánh không chỉ về vật chất mà còn cả uy tín. Do đó, VCB Đồng Nai cần:

- Xây dựng ý thức về quản trị rủi ro tác nghiệp từ nhân viên cho đến cán bộ lãnh

đạo. Trong nghiệp vụ TTQT, cần được đào tạo thường xuyên, luôn trang bị kiến thức mới và tham gia vào quá trình tự xác định nguyên nhân, biện pháp giải quyết các rủi ro tác nghiệp xảy ra.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện công việc nghiệp vụ trước và sau khi tan sở nhằm phát hiện và giảm bớt tổn thất nếu có rủi ro xảy ra.

- Hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra do các yếu tố bên trong như do con người hay do quy trình thực hiện công việc có sai sót bằng cách tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực cao, đạo đức tốt, quy trình nghiệp vụ phải được rà soát thường xuyên, hệ

thống thông tin cần được bảo mật cẩn thận…

- Nâng cao chất lượng thẩm định về tư cách pháp nhân, hợp đồng, giá trị L/C, mức chiết khấu phù hợp, các mối quan hệ của doanh nghiệp trên thị trường với các tổ

chức tín dụng khác để đảm bảo việc lý quỹ không có rủi ro.

Hiệu quả mang lại nếu áp dụng giải pháp:

Xây dựng được ban quản trị giỏi cho Chi nhánh. Đội ngũ làm công tác quản lý P.TTQT sẽ có thể nâng cao hiệu quả công việc của phòng qua cách quản lý và sắp xếp công việc khoa học. Đồng thời, nhân viên phòng có thể phát huy hết năng lực cá nhânn do được sắp xếp đúng năng lực chuyên môn. Hạn chế được những rủi ro không mong muốn trong quá trình giao dịch thanh toán không những cho doanh nghiệp mà còn cho cả ngân hàng, nâng cao uy tín, chất lượng TTQT, hạn chế số vụ

khiếu nại do cán bộ TTQT gây ra.

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP ngoại thươngchi nhánh đồng nai (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)