Kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc

131 379 2
Kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính cấp thiết của đề tài Đối với doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng và triển khai một hệ thống nội bộ vững mạnh là nền tảng để hoạt động phát triển. KSNB là mắt xích quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp, giúp thiết lập các hệ thống thủ tục, quy trình liên quan đến quản lý, tài chính, nhân lực, sản xuất kinh doanh. KSNB giúp công ty tránh được các rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh, trong quá trình hoạt động, tối giản được các phần chi phí bị thất thoát đồng thời cũng tăng độ tin cậy, tính khách quan cho các số liệu phục vụ cho công tác quản trị, tính minh bạch của báo cáo tài chính và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật cũng như quy định của công ty cũng như đảm bảo nhân viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định pháp luật, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đề ra. KSNB hoạt động hiệu quả xây dựng lòng tin đối với nhà đầu tư, cổ đông khi quyết định đầu tư vào công ty. Hiện nay với thông tin phổ biến, KSNB cũng không thực sự xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tuy vậy, KSNB trên thực tế tại Việt Nam còn là lĩnh vực non trẻ nên đang được các nhà quản lý vô cùng chú trọng và quan tâm. Tại Việt Nam, bánh kẹo vốn là loại sản phẩm là nghề sản xuất truyền thống, thủ công được phát triển từ hộ gia đình, không cần công nghệ cao. Bánh kẹo Việt Nam có nét độc đáo là rất đa dạng, mỗi địa phương có sản phẩm khác nhau, mang đậm văn hóa từng vùng miền. Mặc dù không được nằm trong nhóm các hàng hóa thiết yếu, nhưng là nhóm sản phẩm bán chạy, không thể thiếu trên thị trường. Rất nhiều doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam thành danh hiện nay đã đi lên từ hộ sản xuất gia đình. Điều này cho thấy, thị trường bánh kẹo trong nước rất hấp dẫn các nhà đầu tư và có tiềm năng phát triển ngày càng lớn bên cạnh các doanh nghiệp ngoại mới chỉ xâm nhập ở thị trường thành thị. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có quy mô lớn, khoảng 1.000 cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài. Ngành bánh kẹo tiếp tục giữ tỷ trọng lớn (40,43%) với vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của ngành công nghiệp thực phẩm. Ngành bánh kẹo luôn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Vai trò ngành sản xuất bánh kẹo ngày càng được khẳng định khi giữ tỷ trọng lớn trong ngành công nghệ thực phẩm (tăng từ 20% lên 40% trong gần 10 năm trở lại đây). Trong nhóm sản phẩm bánh kẹo thì bánh kẹo ngọt chiếm tỉ trọng một nửa thị trường, kế đó là socola (44%). Những năm qua, ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, với sản lượng hàng năm trên 150 ngàn tấn. Mức tăng trưởng doanh thu hàng năm toàn ngành bình quân đạt 10 – 12% cao hơn mức trung bình trong khu vực 3% và trung bình của thế giới là 1 – 1.5%. Tiềm năng tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường Việt Nam còn rất lớn do sức mua của người dân ngày càng tăng cao, Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ và nhận thức sức khỏe ngày càng tăng cũng đã thay đổi dần thói quen tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo chức năng và tốt cho sức khỏe. Các doanh nghiệp bánh kẹo trong ngành cũng đang không ngừng phát triển và đưa ra các dòng sản phẩm này. Các sản phẩm chức năng thường có giá cao hơn và khi nhu cầu gia tăng sẽ đem lại doanh số bán hàng giá trị cao hơn. Dân số Việt Nam đông và còn trẻ, mức tiêu thụ bánh kẹo trên đầu người chỉ hơn 2 kg/người/năm còn thấp so với mức 3 kg/người/năm của thế giới. Mặc dù có các thế mạnh trong ngành bánh kẹo, Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc cũng không tránh khỏi rủi ro trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm của công ty. Vì vậy để đảm bảo các hoạt động diễn ra hiệu quả, công ty Bảo Ngọc phải luôn coi trọng KSNB trong các chu trình hoạt động của công ty. Tổ chức KSNB tốt sẽ giúp công ty luôn tuân thủ hiến pháp và pháp luật cũng như các quy định và chính sách của Nhà nước, giúp đảm bảo an toàn tài sản, nguồn vốn cho doanh nghiệp, giúp các sản phẩm được đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, thị trường được mở rộng hơn…. Tại công ty, mặc dù KSNB cũng được chú trọng, có lộctrình thực hiện cụ thể, tuy nhiên vẫn còn nhiều những thiếu sót cần được hoàn thiện. Do đó, Công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả của KSNB để kiểm soát,lđảm bảo mọi hoạt động của mình một cách bền vững trong tương lai. Mặt khác, trên phương diện lý luận KSNB chưa có nhiều công trình nghiên cứu KSNB tại công ty sản xuất, kinh doanh để đưa ra các giải pháp, kiến nghị khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của KSNB. Dựa trên những hiểu biết về hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát và môi trường kiểm soát chung, kết hợp lý luận và thực tiễn đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của KSNB từ đó tôi đã quyết định chọn đề tài: “Kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về KSNB như: Luận văn năm 2016 của tác giả Nguyễn Thị Thu về “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi phí tại Công ty cổ phần Ông Già IKA”. Luận văn đã hệ thống được những lý luận của KSNB tạo đơn vị tuy nhiên luận văn chỉ tiếp cận được trên phương diện chi phí, chưa khái quát được toàn đơn vị. Luận văn chỉ nhấn mạnh vào vai trò KSNB chi phí sản xuất nên giải pháp không mang tính chất tổng quan cho đơn vị. Luận văn Trường Đại học Kinh tế quốc dân của tác giả Nguyễn Văn Hiệp năm 2017 về “Hoàn thiện KSNB tại công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội”. Bằng việc sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, với phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, tác giả đã đưa ra được thực trạng KSNB, ưu nhược điểm và các giải pháp để hoàn thiện KSNB cho doanh nghiệp. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra còn mang tính định hướng mà chưa đưa ra các giải pháp cụ thể. Luận văn Trường Đại học Kinh tế quốc dân của tác giả Lê Ngọc Dung năm 2017 về “Tổ chức thông tin kế toán phục vụ KSNB chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hoatech Vina”. Luận văn đã hệ thống được những lý luận về KSNB, đưa ra được thực trạng, giải pháp hoàn thiện KSNB tại đơn vị nhưng luận văn mới chỉ tiếp cận theo một phương diện KSNB chi phí sản xuất. Luận văn chỉ tập trung nhấn mạnh vai trò KSNB, chi phí sản xuất đối với doanh nghiệp và đưa ra các quan điểm để hoàn thiện trong doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử vừa và nhỏ mà không mang cái nhìn tổng thể đối với toàn bộ các bộ phận, chu trình của doanh nghiệp. Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu KSNB tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc dựa trên cách tiếp cận rộng hơn. Luận văn của tác giả Đào Thị Hiền năm 2019 về “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi phí tại Viện dinh dưỡng” đã khái quát được những lý luận về KSNB, đưa ra thực trạng và giải pháp hoàn thiện việc kiểm soát chi phí tại Viện dinh dưỡng. Tuy nhiên luận văn chỉ nhấn mạnh về chu trình mua hàng mà chưa đưa được giải pháp mang tính tổng quát cho toàn đơn vị. Luận văn thạc sĩ năm 2019 - Trường Đại học Kinh tế quốc dân của tác giả Đoàn Thị Kim Vân về “Kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Công ty cổ phần”. Luận văn cơ bản trình bày được cơ sở lý luận cần thiết để phân tích KSNB tại doanh nghiệp, khái lược ảnh hưởng của mô hình hoạt động mẹ - con đến việc thiết lập, vận hành KSNB. Trên cơ sở đó phân tích tình hình KSNB tại Công ty theo 5 yếu tố cấu thành KSNB trong đó hoạt động kiểm soát tiếp cận theo các nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB. Tuy nhiên nội dung đánh giá rủi ro mới nhận diện được các rủi ro đối với Doanh nghiệp và một số biện pháp ứng phó của Doanh nghiệp mà chưa làm rõ được quy trình đánh giá rủi ro của doanh nghiệp để ra quyết định hành động thích hợp với rủi ro, các giải pháp đề xuất chưa chi tiết. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Dung năm 2019 về “Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất Linh Trung I”, luận văn thạc sĩ trường Đại học thương mại: Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của KSNB tại các DN trong khu chế xuất Linh Trung I. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu của các chuyên gia và kế thừa các nghiên cứu khảo sát để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến KSNB. Từ đó, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và được điều chỉnh, bổ sung sau khi đã thảo luận, tham khảo ý kiến chuyên gia có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Dựa trên các tiêu chí về tính hữu hiệu của KSNB được quy định bởi COSO (2013) và những nghiên cứu thực nghiệm của Amudo & Inanga (2009), Jokipii (2010), tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo đo lường tính hữu hiệu của KSNB. Thang đo này là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 4 biến quan sát. Đối với các biến độc lập, tác giả sử dụng để đo lường mức độ tán thành của đối tượng khảo sát về ảnh hưởng của từng biến đến KSNB. Còn đối với biến phụ thuộc, tác giả căn cứ để lựa chọn mức độ phù hợp cho tính hữu hiệu chung của KSNB này thông qua đánh giá của từng cá nhân khảo sát bằng việc chọn vào giá trị tương ứng trong thang đo. Tác giả đã tiến hành khảo sát tại 25 doanh nghiệp trên tổng số 29 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu chế xuất Linh Trung I. Kết quả còn cho thấy tính hữu hiệu của KSNB chịu tác động của cả năm yếu tố là: đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Tuy nhiên, đề tài chưa xác định rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu của KSNB. Và khi mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này càng cao thì tính hữu hiệu của KSNB của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất Linh Trung I càng cao. Từ thực trạng trên, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp để nâng cao tính hữu hiệu của KSNB. Luận văn thạc sỹ năm 2020 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hường về “Kiểm soát nội bộ hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Nam Liên”. Tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, tổng hợp phân tích theo COSO 2013 để chỉ rõ lý luận kiểm soát nội bộ áp dụng trong Công ty Cổ phần Nam Liên. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung phân tích kiểm soát nội bộ trong hoạt động sản xuất chưa có cái nhìn tổng quan trong toàn bộ doanh nghiệp nên chưa đưa ra được các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu, hiệu quả của KSNB trong toàn doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu KSNB tại các đơn vị cụ thể, phù hợp với các đặc điểm khác nhau, các lĩnh vực khác nhau của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù vậy, phạm vi nghiên cứu và đánh giá của hầu hết các công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đã công bố đều chỉ dừng lại ở một vài lĩnh vực, hoặc một chu trình hay một phần hành cụ thể trong một đơn vị mà không chỉ ra rõ các rủi ro đặc thù mà đơn vị phải ứng phó cũng như các tác động, ảnh hưởng từ loại hình doanh nghiệp tới hoạt động kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, chưa chỉ ra được các rủi ro đặc thù mà đơn vị phải đối mặt để có thể đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy.nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về “KSNB tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc”. Do đó, đề tài là độc lập không trùng tên và nội dung với các công trình khoa học đã công bố trước đây. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn mục tiêu hướng đến của luận văn này là tập trung nghiên cứu và hoàn thiện mô hình kiểm soát nội bộ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa và nhỏ. Ngoài ra, nhằm hoàn thiện hơn luận văn này, tôi đã tham khảo một số tài liệu và đề tài khác có liên quan của nhiều tác giả đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như các trang thông tin điện tử,... Qua đó tiến hành đi sâu, phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị nghiên cứu, để từ đó có những đề xuất thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định được những nội dung cơ bản của KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất - Tìm hiểu thực trạng, phân tích và đánh giá KSNB tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc. - Đánh giá các ưu nhược điểm của KSNB từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các kết quả cụ thể, nghiên cứu này trả lời cho các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Lý luận chung của KSNB và KSNB trong doanh nghiệp sản xuất gồm những nội dung gì? Câu hỏi 2: KSNB tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc thiết kế và thực hiện như thế nào? Câu hỏi 3: Để hoàn thiện KSNB, Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc cần phải có những giải pháp nào? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu KSNB tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc. - Thời gian: Các dữ liệu cũng như các tài liệu nội bộ tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Bảo Ngọc và các tài liệu khác có liên quan sử dụng trong luận văn được thu thập trong khoảng thời gian từ trước năm 2020. Luận văn tập trung nghiên cứu về quy trình kiểm soát nội bộ; những các nhân tố tác động đến KSNB của công ty. Qua đó luận văn sẽ đánh giá thực trạng, từ các tồn tại, hạn chế, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ trong công ty. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Phần lý luận nghiên cứu đề tài được hệ thống, phân tích, chọn lọc và tổng hợp từ những lý luận cơ bản về KSNB đang được giảng dạy tại các trường đại học, các tài liệu được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng và bài giảng của giảng viên, các luận án, luận văn và các công trình, bài viết… về nghiên cứu KSNB trong doanh nghiệp của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Phần thực trạng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc, tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp và tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích. Dữ liệu được thu thập gồm: - Dữ liệu thứ cấp: là thu thập những dữ liệu được thu thập cho mục đích khác để sử dụng lại cho nghiên cứu của mình, cụ thể nguồn thu thập dữ liệu như: Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như: Luật doanh nghiệp, luật kế toán, chuẩn mực kế toán, Luật thương mại… Các đề tài, công trình nghiên cứu, bài báo, hội thảo, tài liệu giáo trình có liên quan đến KSNB. Các văn bản hướng dẫn từng nghiệp vụ cụ thể, chính sách nhân sự, quy chế lao động, bộ tiêu chuẩn chất lượng hay các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên; các Quyết định tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc; kế hoạch sản xuất;… - Dữ liệu sơ cấp: là thu thập các dữ liệu trực tiếp, thu thập lần đầu từ đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra của tác giả. Phương pháp thu thập dữ liệu: - Phương pháp quan sát: Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc tác giả tìm hiểu và nắm được các dữ liệu cơ bản về đơn vị như: Lịch sử hình thành và phát triển, mô hình tổ chức, cách thức hoạt động… Tác giả đã quan sát điều tra quy trình hạch toán kế toán, quan sát quy trình kiểm kê, quy trình sản xuất sản phẩm, quan sát điều tra danh mục công việc của kế toán, danh mục chứng từ kế toán, quan sát việc lập kế hoạch cho từng bộ phận cụ thể… Do vậy việc sử dụng phương pháp quan sát giúp tác giả đã tổng quan được các dữ liệu tại đơn vị. - Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, phỏng vấn các lãnh đạo, trưởng bộ phận công ty, các nhân viên trong công ty. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu thu thập được, luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu và kiểm tra, phân tích tài liệu cụ thể: + Tác giả chỉ ra những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được dựa vào lý thuyết của COSO nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động KSNB của doanh nghiệp; + Phương pháp phân tích được áp dụng là phương pháp định tính và định lượng. Tác giả tiến hành phân tích dữ liệu nhằm hiểu bản chất vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở số liệu, dữ liệu đã phân tích tác giả tổng hợp lại thành một hệ thống để thấy được mối quan hệ của chúng trong hệ thống đánh giá thực hiện công việc để từ đó hiểu sâu hơn về vấn đề tác giả đang nghiên cứu. Phương pháp trình bày kết quả: + Trình bày bằng Word, Excel + Các lưu đồ, bảng biểu, quy trình 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Về mặt lý luận: Luận văn đã chỉ rõ được những lý luận chung về KSNB tại doanh nghiệp sản xuất dựa theo báo cáo của COSO. Về mặt thực tiễn: Luận văn khắc họa rõ nét toàn cảnh về thực trạng về KSNB trong Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc. Đồng thời luận văn cũng tiến hành làm rõ những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc có ảnh hưởng đến KSNB. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả hoạt động của KSNB tại đơn vị để giúp đơn vị không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và quản trị được rủi ro trong quá trình hoạt động. 1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được chia thành 04 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB trong doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng KSNB Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc. Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các kiến nghị, giải pháp và kết luận.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -*** - NGUYỄN ĐẶNG HUYỀN TRANG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT BẢO NGỌC Chuyên ngành: Kế toán, kiểm tốn phân tích Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN “Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Trung Tuấn HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn cơng trình nghiên cứu tôi, kết nghiên cứu chưa công bố nghiên cứu khác Số liệu sử dụng luận văn trung thực hợp lệ Tôi xin chịu trách nhiệm đề tài nghiên cứu NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN Nguyễn Đặng Huyền Trang LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS Trần Trung Tuấn trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ suốt thời gian qua để tơi hồn thành luận văn Sau 02 năm học tập nghiên cứu chương trình đào tạo Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; đến nay, giao đề tài làm luận văn thạc sĩ: “Kiểm soát nội Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc” Để hoàn thành Luận văn bậc cao học, nỗ lực thân cịn có giúp đỡ tận tình tập thể thầy, giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, Thầy, Cô giáo Khoa kế tốn, kiểm tốn phân tích giảng dạy nhiệt tình tạo điều kiện tốt cho học viên cao học hồn thành Luận văn Thạc sỹ Tơi xin trân trọng cảm ơn tồn thể cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc dành thời gian quý báu để trả lời vấn cung cấp thơng tin để tơi thực luận văn Do thời gian vốn kiến thức hạn chế, luận văn tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, tơi mong nhận bảo, góp ý q thầy cơ, bạn đọc để tơi nâng cao kiến thức thân, phục vụ tốt cho công tác sau Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng năm 2021 Học viên thực Nguyễn Đặng Huyền Trang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết đề tài 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 1.5 Đối tượng phạm vi nghiên cứu .1 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 1.6 Phương pháp nghiên cứu .1 1.7 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu .1 1.8 Kết cấu đề tài nghiên cứu .1 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Những khái quát chung KSNB .1 2.1.1 Lịch sử phát triển lý luận KSNB 2.1.2 Khái niệm kiểm soát nội 2.1.3 Những hạn chế vốn có KSNB 2.2 Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội .1 2.2.1 Môi trường kiểm soát 2.2.2 Đánh giá rủi ro 2.2.3 Hoạt động kiểm soát 2.2.4 Thông tin truyền thông 2.2.5 Giám sát KẾT LUẬN CHƯƠNG CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT BẢO NGỌC 3.1 Khái quát chung Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc 3.1.1 Giới thiệu Công ty 3.1.2 Lịch sử hình thành phát triển 3.1.3 Cơ cấu tổ chức Công ty .1 3.1.4 Ngành nghề kinh doanh Công ty .1 3.1.5 Tầm nhìn sứ mệnh, mục tiêu phát triển Công ty 3.2 Thực trạng kiểm sốt nội Cơng ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc 3.2.1 Mơi trường kiểm sốt Cơng ty 3.2.2 Đánh giá rủi ro Công ty 3.2.3 Hoạt động kiểm soát Công ty .1 3.2.4 Hệ thống thông tin truyền thông Công ty .1 3.2.5 Hoạt động giám sát Công ty .1 KẾT LUẬN CHƯƠNG CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 4.1 Đánh giá kiểm soát nội Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc 4.1.1 Mơi trường kiểm sốt 4.1.2 Đánh giá rủi ro 4.1.3 Hoạt động kiểm soát 4.1.4 Thông tin truyền thông 4.1.5 Hoạt động giám sát 4.1.6 Những nguyên nhân dẫn hạn chế, khuyết điểm 4.2 Phương hướng chung để hoàn thiện KSNB Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc 4.3 Một số đề xuất giải pháp hồn thiện KSNB Cơng ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc 4.3.1 Môi trường kiểm soát 4.3.2 Đánh giá rủi ro 4.3.3 Hoạt động kiểm soát 4.3.4 Thông tin truyền thông 4.3.5 Giám sát 4.4 Kết luận chương KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO .1 PHỤ LỤC SỐ 01 PHỤ LỤC SỐ 02 PHỤ LỤC SỐ 03 PHỤ LỤC SỐ 04 PHỤ LỤC SỐ 05 PHỤ LỤC SỐ 06 PHỤ LỤC SỐ 07 PHỤ LỤC SỐ 08 PHỤ LỤC SỐ 09 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHỤ LỤC SỐ 04 Phiếu Nhập Kho PHỤ LỤC SỐ 05 Hóa đơn GTGT PHỤ LỤC SỐ 06 Hợp đồng mua bán PHỤ LỤC SỐ 07 Phiếu đề nghị toán chuyển khoản Mẫu số: 05-TT Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (Ban hành theo TT số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Bộ trưởng BTC) GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN BẰNG CHUYỂN KHOẢN Ngày 25 tháng 03 năm 2020 Kính gửi: Ơng Lê Đức Thuấn - Giám đốc cơng ty Họ tên người tốn: Lê Thanh Hằng Bộ phận (hoặc địa chỉ): Phòng sản xuất Nội dung tốn: Tạm ứng chi phí mua bột vani Đơn vị thụ hưởng: Công ty Cổ phần ABC Số tài khoản: 01288888000*** Tại ngân hàng: BIDV – chi nhánh Hà Nội Số tiền: 200.000.000 đồng (Viết chữ: Hai trăm triệu đồng chẵn) (Kèm theo: 03 chứng từ gốc) Người đề nghị tốn Phịng kế tốn Người duyệt PHỤ LỤC SỐ 08 Phiếu đề nghị toán tiền mặt Mẫu số: 05-TT Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (Ban hành theo TT số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Bộ trưởng BTC) GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TỐN Ngày 31 tháng 12 năm 2020 Kính gửi: Ban lãnh đạo Công ty Họ tên người đề nghị tốn: Đồn Văn Tâm Nội dung tốn: Chi phí vận chuyển bột mì từ nhà cung cấp kho Số tiền: 10.505.000 đồng (Viết chữ: Mười triệu, năm trăm linh năm nghìn đồng chẵn) (Kèm theo: 05 Chứng từ gốc) Người đề nghị toán Kế toán trưởng Tổng Giám đốc PHỤ LỤC SỐ 09 Phiếu Chi ... TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT BẢO NGỌC 3.1 Khái quát chung Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc 3.1.1 Giới thiệu Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc. .. ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc Bảng 1.4 Tỷ lệ tính lương làm thêm Cơng ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất. .. lập Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc Akito với thương hiệu bánh Bảo Ngọc hoạt động tên đến tháng 02 năm 2017 Công ty tiếp tục đổi tên Công ty thành Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc

Ngày đăng: 17/07/2022, 11:52

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Một số sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản Xuất Bảo Ngọc (Nguồn: banhbaongoc.vn) - Kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc

Hình 1.1..

Một số sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản Xuất Bảo Ngọc (Nguồn: banhbaongoc.vn) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 1.3. Bảng đăng ký làm thêm Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc - Kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc

Bảng 1.3..

Bảng đăng ký làm thêm Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc Xem tại trang 56 của tài liệu.

Mục lục

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    1.5.1. Đối tượng nghiên cứu

    1.5.2. Phạm vi nghiên cứu

    CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

    2.1.1. Lịch sử phát triển của các lý luận về KSNB

    2.1.2. Khái niệm về kiểm soát nội bộ

    2.1.3. Những hạn chế vốn có của KSNB

    2.2.1. Môi trường kiểm soát

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan