Những nguyên nhân dẫn những hạn chế, khuyết điểm

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (Trang 91 - 108)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo

4.1.6. Những nguyên nhân dẫn những hạn chế, khuyết điểm

- Nguyên nhân bên ngoài

Hiện nay, ngành bánh kẹo Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất quy mơ cơng nghiệp, khoảng 1.000 cơ sở sản xuất nhỏ và một số cơng ty nhập khẩu từ nước ngồi đang tham gia vào thị trường bánh kẹo. Các doanh nghiệp trong nước có tên tuổi như: Kinh Đơ; Bibica, Hải Hà, Tràng An, Hải Châu, BiscaFun, Hanobaco, Vinabico;… ước tính chiếm tới 60 – 65% thị phần;

Các doanh nghiệp nước ngoài như: Kraft (Hoa Kỳ), Meiji (Nhật Bản), Orion – Lotte (Hàn Quốc; KFC; Lotteria…đang xâm nhập mạnh thị trường Việt Nam và đang chiếm hầu hết phân khúc thị trường bánh kẹo cao cấp;

Các cơ sở sản xuất bánh kẹo thủ công tại các làng nghề truyền thống như: La Phù, Dương Liễu, Xuân Đỉnh… với thế mạnh trong việc sản xuất hàng giá rẻ, hàng nhái cũng là đối thủ cạnh tranh đối với công ty.

Bên cạnh đó, giá NVL đầu vào phụ thuộc khá nhiều vào biến động giá thế giới và chiếm 80% trong cơ cấu chi phí sản xuất, điều này khiến biên lợi nhuận của cơng ty dễ bị tác động khi có thay đổi yếu tố đầu vào. Để đảm bảo mức sinh lời, nhiệm vụ đặt ra cho các cơng ty sản xuất bánh kẹo là duy trì và gia tăng thị phần đầu ra, điều này tăng áp lực cạnh tranh trong ngành.

Ngoài ra, mức độ khác biệt giữa các sản phẩm bánh kẹo trong nước khơng cao, khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung ứng mà không phải chịu nhiều chi phí do các sản phẩm bánh kẹo của các cơng ty có độ phủ rộng khắp cả nước.

Ngành bánh kẹo vẫn tăng trưởng tuy nhiên gia tốc tăng trưởng đang chậm lại, số lượng công ty sản xuất bánh kẹo lớn, điều này khiến mức độ cạnh tranh trong mảng này ngày càng gia tăng.

Ảnh hưởng của dịch Covid khiến các ngành sản xuất bị chậm lại, công nhân viên làm việc giãn cách khiến tiến độ thường chậm hơn so với bình thường. Mặt hàng bánh kẹo khơng phải mặt hàng được tính vào mặt hàng thiết yếu nên chịu ảnh hưởng đáng kể.

Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến sự hạn chế trong phát triển công nghệ thông tin Công ty là ngành sản xuất bánh kẹo cũng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của bối cảnh chung về tình hình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam hiện nay trong điều kiện mức thu nhập của xã hội còn thấp và đội ngũ kỹ sư trình độ đại học ngành cơng nghệ thơng tin được đào tạo chính quy chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của xã hội. Một số nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ bản thân ngành sản xuất bánh kẹo là một số

Công ty nhỏ chưa đủ năng lực tài chính để đầu tư cho việc hiện đại hố cơng nghệ thơng tin của chính mình; chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin Công ty chưa cạnh tranh được với một số ngành, lĩnh vực khác nên còn thiếu và yếu về nguồn nhân lực.

- Nguyên nhân bên trong

Thứ nhất, Bộ phận kiểm soát chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của mình.

Một số lãnh đạo của Cơng ty chưa thực sự quan tâm đến cơng tác kiểm tra, kiểm sốt. Thông qua việc chưa nghiêm túc xem xét, chỉnh sửa các kiến nghị kiểm tra việc khắc phục các sai sót về thực hiện cơ chế, quy chế, xử lý kỷ luật cán bộ có sai phạm khơng đến nơi đến chốn, thực hiện qua loa đại khái, có nơi có lúc lãnh đạo bảo vệ cán bộ một cách thiếu khách quan như bao che cho cán bộ sai sót trong một số vụ việc, cịn có biểu hiện đề phịng đối với phịng kiểm sốt nội bộ. Do đó, việc kiểm tra kiểm soát chưa được thừa nhận đúng đắn

Ban giám đốc của Công ty chưa thực sự là đại diện chủ sở hữu, vai trị thực sự trong Cơng ty thuộc về Hội đồng quản trị; Ban kiểm sốt, thì hoạt động chưa hiệu quả...

Phòng ban chưa tổ chức KSNB hồn chỉnh, các thành viên của Cơng ty kiêm nhiệm cơng việc kiểm sốt phịng ban này nên một năm chỉ một vài lần xuống kiểm tra nên việc kiểm soát thường xun, tồn diện các hoạt động của phịng ban chưa được đảm bảo

Thứ hai, chưa tập trung vào vấn đề cần giải quyết là xây dựng bộ máy tổ

chức, nhân sự để kiểm sốt các hoạt động: Tài chính-Kế tốn, Pháp chế và Kinh tế- Kế hoạch,...

Chưa có sự đồng bộ, nhất quán giữa các bộ phận trong việc cung cấp số liệu cho kế toán để tiến hành việc tập hợp, phân tích chi phí và kiểm sốt phí kịp thời.

Cơng ty cịn lỏng lẻo trong cơng tác kiểm tra nội bộ: Kiểm tra nội bộ chưa nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và người kiểm tra viên còn chưa sâu sát tới từng hoạt động của Cơng ty. Thậm chí, cơng việc kiểm tra nội bộ

hầu như chỉ tồn tại trên hình thức.

4.2. Phương hướng chung để hồn thiện KSNB tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc

Thứ nhất, tiếp tục mở rộng thị trường tại các vùng kinh tế trọng điểm, các

thành phố lớn tạo thị trường rộng khắp trên cả nước, những sản phẩm được xây dựng trên nền kết cấu đồng bộ và hiện đại, tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Công ty phải tiếp tục phát huy vai trò chủ lực để tạo ra những thị trường, địa bàn phát triển có nhiều tiềm năng. Đồng thời Công ty phải tiếp tục nghiên cứu quy hoạch tại các vùng kinh tế trọng điểm, các chương trình phát triển kinh tế xã hội để tạo điều kiện cho các bộ phận trong Công ty triển khai nhiều hoạt động đầu tư với quy mô lớn hơn.

Thứ hai, tập trung các nguồn lực vào ngành nghề kinh doanh chính là sản

xuất bánh kẹo, đồng thời phát triển các ngành nghề phụ trợ có liên quan. Đối với in tem mác nhãn hiệu, đây là một trong những cách bảo vệ cho sản phẩm của mình cũng như để thúc đẩy tiêu thụ cho sản phẩm, tạo sự tin tưởng đối với khách hàng, phù hợp với từng loại sản phẩm để người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết chúng. Tem mác phải được in bằng kỹ thuật đặc biệt chống làm giả, các khách hàng có thể căn cứ vào tem bảo hành để biết rõ nguồn gốc, xuất xứ và đánh giá so sánh chất lượng sản phẩm.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị doanh nghiệp tại các xưởng sản xuất của Công ty: nâng cao chất lượng của quản trị doanh nghiệp trong đó có KSNB là nhiệm vụ trọng tâm của các bộ phận trong Cơng ty, góp phần tích cực kiểm sốt, giảm thiểu rủi ro, giúp các bộ phận trong Công ty hoạt động tăng trưởng, an tồn và hiệu quả, sớm khắc phục những khó khăn trong giai đoạn vừa qua

Rà sốt các quy chế, quy định, bổ sung các chế tài cụ thể, đủ mạnh để tăng cường hiệu lực thi hành của các quy chế, quy định quản trị. Ban hành chính sách nội bộ thực hiện trong tồn Cơng ty trong đó nêu rõ những ngun tắc quan trọng để

thực hiện nhất quán các chính sách tài chính, nhân sự, tiền lương, tiền thưởng…

4.3. Một số đề xuất giải pháp hồn thiện KSNB tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc

4.3.1. Môi trường kiểm sốt

* Hồn thiện cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của cơng ty cần được hồn thiện theo hướng bố trí đầy đủ các phịng ban chức năng, tổ chức các bộ phận riêng biệt thực hiện các chức năng cơ bản. Cơ cấu lại bộ máy quản trị và điều hành của Công ty theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp đối với công ty cổ phần, trong đó Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, HĐQT do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra, hoạt động theo hình thức đối vốn, các quyết định đưa ra dựa vào quyền biểu quyết tương ứng với số vốn góp. Ngồi các ban chức năng hiện có Cơng ty cần bổ sung thêm Ban nghiên cứu và phát triển hoạt động sản xuất. Ban nghiên cứu và phát triển hoạt động sản xuất có chức năng tham mưu giúp việc cho TGĐ trong cơng tác nghiên cứu, tìm kiếm, phát triển HĐSX mới. Bộ máy giúp việc cho HĐQT Cơng ty hiện nay vẫn cịn mỏng, chưa bố trí đủ các ban chức năng, vẫn chủ yếu sử dụng các phòng ban chức năng của Ban điều hành làm giảm đáng kể tính độc lập và hiệu quả hoạt động kiểm sốt của HĐQT.

Hồn thiện tổ chức ban kiểm sốt và bộ phận KSNB. Nhân tố quan trọng nhất phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của đơn vị, đồng thời phụ thuộc đáng kể vào nhận thức của nhà quản lý về bản chất, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của KSNB đối với hoạt động của DN. Để hoàn thành tốt chức năng đánh giá và tư vấn, KSNB phải được đảm bảo tính độc lập với các phịng, ban khác.

* Hồn thiện chính sách nhân sự

Xuất phát từ thực trạng và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới, công ty cần thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đổi mới nguồn nhân lực như sau:

Một là, rà soát sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách nhân sự.

Một trong những lỗ hổng trong công tác quản lý của một số DN là các chính sách nhân sự hiện đã lạc hậu, khơng cịn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và yêu cầu quản lý hiện nay của đơn vị nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, trong thời gian tới cần rà soát và sớm sửa đổi, bổ sung các chính sách nhân sự làm cơ sở để đơn vị tuyển dụng được nguồn lao động có chất lượng, đồng thời là động lực để người lao động phấn đấu, cống hiến cho sự phát triển của công ty.

Ban lãnh đạo đang soạn thảo và ban hành thành văn bản thống nhất bộ quy tắc ứng xử đối với toàn CBCNV trong đơn vị nói chung và CBCNV bộ phận sản xuất nói riêng, cần nhanh chóng ban hành làm kim chỉ nam để HĐSX tiến hành trôi chảy và đúng kế hoạch đề ra.

Hai là, đa dạng các hình thức đào tạo.

Bên cạnh hình thức đào tạo ngay trong cơng việc, tức là bố trí xen kẽ những người có kinh nghiệm làm việc cùng và kèm cặp những người mới cịn ít kinh nghiệm, thì cơng ty cũng cần áp dụng các hình thức đào tạo ngồi cơng việc, với các hình thức và phương pháp đào tạo như: tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; tham quan, khảo sát trong và ngoài nước; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học. Đối với lao động quản lý, cơng ty cần chú trọng hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho cơng việc hiện tại, khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức kinh tế và kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ quản lý. Đối với lao động trực tiếp sản xuất, công ty tập trung đào tạo và đào tạo lại trình độ chun mơn kỹ thuật phù hợp với thực tế công việc, nâng cao kỹ năng và ý thức an tồn lao động.

Ba là, xây dựng chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đối với nguồn nhân lực bên trong Công ty, Công ty cần rà sốt bố trí lại cơng việc cho phù hợp với khả năng của từng người, có thể giao cho họ đảm nhiệm những công việc chuyên môn kỹ thuật quan trọng hơn hoặc đề bạt, bổ nhiệm vào các chức danh quản lý cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng và tự khẳng định mình. Lãnh đạo công ty phải luôn đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân

lực hiện có và kịp thời khen thưởng xứng đáng, động viên các đề xuất có tính sáng tạo của họ, đồng thời luôn chăm lo đến đời sống tinh thần cho bản thân và gia đình họ. Trong những trường hợp đặc biệt ví dụ như điều động cán bộ đi công tác xa nhà dài hạn, Cơng ty cần có chính sách hỗ trợ về vật chất, nơi ăn ở để đảm bảo cho họ yên tâm cống hiến. Đối với nguồn nhân lực bên ngồi, cơng ty cần ban hành những cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút như: Chính sách tiền lương với quy định về tiền lương trả cho các cá nhân có trình độ lành nghề khác nhau thực hiện cùng một loại cơng việc; Bố trí cơng việc phù hợp với khả năng của họ, tạo điều kiện để họ phát huy được khả năng và quan tâm đến việc bồi dưỡng để phát triển nguồn nhân lực này; Chính sách hỗ trợ vật chất khác như hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ kinh phí đào tạo lại hoặc bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành phù hợp với công việc, hỗ trợ việc làm cho vợ (chồng) đối với những trường hợp ở xa chuyển đến nhằm tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác, phát huy được năng lực, trí tuệ và gắn bó lâu dài với Cơng ty. Ngồi ra, công ty căn cứ nhu cầu lao động hợp tác và phối hợp với các trường, các cơ sở đào tạo để đăng ký tuyển dụng lao động. Cơng ty cần có chính sách tuyển dụng đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro có kinh nghiệm, có kiến thức để có thể đánh giá và quản lý rủi ro tại đơn vị.

Bốn là, xây dựng chế độ khuyến khích vật chất.

Nhìn chung, khó có thể có một quy tắc hay một quy định cụ thể nào đó có thể đảm bảo tính khoa học của việc xây dựng chế độ khuyến khích vật chất cho người lao động ở DN được. Song, đây là cơng việc có ý nghĩa đối với q trình nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN, do vậy việc xây dựng chế độ khuyến khích vật chất là điều bắt buộc mà cơng ty phải làm. Nhân rộng kết quả của HĐSX xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và phương án chuyển xếp lương đã triển khai tại xưởng của Cơng ty. Theo đó, thang lương, bảng lương áp dụng với người lao động được xây dựng trên cơ sở đánh giá mức độ phức tạp công việc của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý. Chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang thang lương, bảng lương do đơn

vị tự xây dựng trên cơ sở chức danh và công việc người lao động đảm nhận. * Hồn thiện bộ máy kiểm sốt

Bộ máy kiểm sốt của Cơng ty hiện nay gồm kiểm soát viên do chủ sở hữu bổ nhiệm và Ban KSNB trực thuộc HĐQT.. Để hoạt động của bộ máy kiểm sốt của cơng ty thực sự hiệu quả cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, bố trí đủ nhân sự theo quy định vào ban kiểm soát, kiểm soát viên doanh nghiệp.

Hai là, nâng cao năng lực, trình độ chun mơn và tính độc lập của các thành viên trong bộ máy kiểm soát.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của bộ máy kiểm soát trong việc giám sát HĐQT, Ban Giám đốc, kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị, đặc biệt là hoạt động tài chính là do sự hạn chế về năng lực, trình độ chuyên mơn và tính độc lập của các thành viên trong bộ máy kiểm soát. Để khắc phục hạn chế về năng lực, trình độ chun mơn của các thành viên trong bộ máy kiểm sốt thì trước hết mỗi thành viên trong bộ máy kiểm sốt cần có ý thức tự trau dồi, học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn, đồng thời tham dự vào các khóa học đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sốt. Bên cạnh đó, Cơng ty cần chấm dứt tình trạng kiêm nhiệm đối với thành viên ban kiểm sốt, chấm dứt tình trạng các biên bản, báo cáo kết quả kiểm sốt của ban kiểm sốt phải thơng qua và xin ý kiến của HĐQT trước khi phát hành. Đối với các kiểm soát viên do chủ sở hữu bổ nhiệm cần kiến nghị thay đổi quy định về chế độ tiền lương, thù lao và các

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (Trang 91 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w